tungvk1781
Phượt thủ
1-5 Simhapura
Simhapura hay Sinhapura, (đô thị Sư tử) là kinh đô của Chăm Pa thời kỳ Lâm Ấp tại vị trí mà ngày nay là làng Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Mặc dù Lâm Ấp được thành lập từ năm 192 sau công nguyên, nhưng không để lại bất cứ bia ký nào cũng như các sử sách Trung Quốc nói tới về kinh đô của người Chăm. Mãi tới thời vua Bhadravarman (Phạm Hồ Đạt) trị vì từ (380-413), sách Thủy kinh chú của Trung Quốc mới ghi chép về kinh thành của người Chăm. Dựa theo các ghi chép này và các khảo cổ khai quật, các nhà nghiên cứu cho rằng kinh đô của Lâm Ấp nằm một trong hai nơi là Thành phố Huế hoặc vùng Trà Kiệu, Quảng Nam. Tuy nhiên dựa theo miêu tả của Thủy kinh chú về cuộc tấn công của Đàn Hòa Chi - thứ sử Giao Châu vào kinh đô Lâm Ấp năm 446, các học giả nghiên về hướng đặt kinh đô thời kỳ Phạn Hồ Đạt ở Huế với tên gọi là Điển Xung.
Sau các cuộc tấn công từ Giao Châu bởi các thứ sử Ôn Phóng Chi, Giao Tuấn, kinh đô Kandapurpura bị phá hủy. Lâm Ấp chuyển đô vào khu vực Trà Kiệu lập kinh đô mới với tên gọi Simhapura vào khoảng cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5, cuộc tấn công kế tiếp từ Giao Châu bởi tướng Lưu Phương năm 605, Lưu Phương đã phá hủy kinh đô Simhapura, vua Sambhuvarman (Phạm Chí) bỏ thành chạy ra biển, nhà Tùy chia Lâm Ấp thành ba châu là Đảng Châu, Nông Châu, Xung Châu, cai quản Lâm Ấp và đặt trị sở tại Simhapura. Tuy nhiên 10 năm sau đó Phạm Chí đã giành lại được Lâm Ấp khi nhà Tùy suy yếu
Vương triều Lâm Ấp kết thúc sự tồn tại của mình vào khoảng năm 749 và sau đó là các cuộc tranh chấp dẫn tới trung tâm hành chính - tôn giáo của Chăm Pa chuyển vào miền Nam nới kinh đô mới là Virapura của vương triều Hoàn Vương. Mặc dù hơn 100 năm sau, trung tâm hành chính - tôn giáo lại dịch chuyển ra bắc gần Trà Kiệu nhưng các vua của vương triều Indrapura đã không đặt quốc đô tại vị trí kinh đô cũ Simhapura nữa mà đặt tại khu vực mà ngày nay là làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình cách vị trí kinh đô cũ về phía nam khoảng 60km.
Simharura nằm gần thánh địa Mỹ Sơn, mặc dù từ trước đó Mỹ Sơn đã được người Chăm sử dụng làm thánh địa, nhưng mãi tới khi kinh đô chuyển về nam gần đó thì họ mới đẩy mạnh việc xây dựng đền tháp thờ phụng các vị thần của Ấn Độ giáo.
Theo sách Tùy thư, Lưu Phương truyện nói về cuộc tấn công Simhapura năm 605: Phương sang sông đến Khu Túc, vượt qua sáu dặm, trước sau gặp giặc, mỗi lần đánh nhau đều bắt được giặc. Quân tiến đến sông Đại Duyên, quân giặc giữ chỗ hiểm, Phương lại đánh phá được. Qua cột đồng Mã Viện đi về phía nam 8 ngày, đến quốc đô Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp là Phạn Chí bỏ thành chạy ra bể, Phương thu được miếu chủ ngôi vàng, phá hư cung thất của Lâm Ấp, khắc đá ghi công rồi về..
Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm ra được các di chỉ và di tích tại khu vực Trà Kiệu, Mỹ Sơn sau 13 thế kỷ bỏ phế và từ đây giới khoa học đã dần làm sáng tỏ về kinh đô Simhapura - thánh địa Mỹ Sơn trong thời kỳ Lâm Ấp.
Dựa theo dấu tích còn lại, các nhà nghiên cứu phần nào hình dung ra hình dáng và quy mô đô thành Trà Kiệu xưa. Thành có hình gần chữ nhật, chạy dài từ đông sang tây với chu vi gần 4000 mét. Hiện nay, các tường thành phía phía bắc và phía tây đã bị dân san phẳng đế làm nhà cửa. Chỉ còn các tường thành phía đông và nam còn thấy khá rõ. Tuy vậy, với những gì hiện còn chưa thể nói gì về cấu trúc của thành Trà Kiệu xưa.
Những năm gần đây các nhà khảo cổ việt nam đã liên tục đào, điều tra và đã phát hiện thêm nhiều hiện vật quý ở vùng Trà Kiệu. Năm 1990, các nhà khảo cổ ở trường đại học tổng hợp đã khai quật ở chân núi Bửu Châu (phía bắc nội thành Trà Kiệu) và đào cắt ngang qua tường thành phía nam, cách góc đông nam của toà thành chừng 200 mét. Tại điểm cắt thành, các nhà khảo cổ thấy thành cao hơn mặt ruộng 3,10 mét, chân thành rộng tới 33 mét, thành đựợc đắp bằng đá ở giữa và xây ốp gạch ở hai bên. Phần ốp gạch ở hai bên có chân móng nằm sâu khoảng 0,5 mét so với mặt ruộng, dưới chân móng được gia cố bằng một lớp đá. Toàn bộ chân móng thành rộng 6 mét, trong đó chân móng phần ốp gạch phía trong rộng 1,4 mét. Tường gạch phía ngoài còn cao 2,86 mét và càng lên cao càng rộng (ở độ cao 2,44mét, tường dày 1,9 mét). Ngoài dấu vết của thành, các nhà khảo cổ còn tìm thấy ngói, gạch, mảnh gốm…
Sư tử voi
Qua những hiện vật đã tìm thấy như hàng loạt các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp (thuộc phong cách Trà Kiệu), các bia ký và rất nhiều gốm cổ, có thể thấy kinh đô simhapura xưa của Champa là một đô thành lớn mở ra biển qua chiêm cảng.
Simhapura do linh mục Antôn Trường Thăng tưởng tượng năm 1985
Bàn chân nghìn năm trước trên viên gạch ở simhapura
Simhapura hay Sinhapura, (đô thị Sư tử) là kinh đô của Chăm Pa thời kỳ Lâm Ấp tại vị trí mà ngày nay là làng Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Mặc dù Lâm Ấp được thành lập từ năm 192 sau công nguyên, nhưng không để lại bất cứ bia ký nào cũng như các sử sách Trung Quốc nói tới về kinh đô của người Chăm. Mãi tới thời vua Bhadravarman (Phạm Hồ Đạt) trị vì từ (380-413), sách Thủy kinh chú của Trung Quốc mới ghi chép về kinh thành của người Chăm. Dựa theo các ghi chép này và các khảo cổ khai quật, các nhà nghiên cứu cho rằng kinh đô của Lâm Ấp nằm một trong hai nơi là Thành phố Huế hoặc vùng Trà Kiệu, Quảng Nam. Tuy nhiên dựa theo miêu tả của Thủy kinh chú về cuộc tấn công của Đàn Hòa Chi - thứ sử Giao Châu vào kinh đô Lâm Ấp năm 446, các học giả nghiên về hướng đặt kinh đô thời kỳ Phạn Hồ Đạt ở Huế với tên gọi là Điển Xung.
Sau các cuộc tấn công từ Giao Châu bởi các thứ sử Ôn Phóng Chi, Giao Tuấn, kinh đô Kandapurpura bị phá hủy. Lâm Ấp chuyển đô vào khu vực Trà Kiệu lập kinh đô mới với tên gọi Simhapura vào khoảng cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5, cuộc tấn công kế tiếp từ Giao Châu bởi tướng Lưu Phương năm 605, Lưu Phương đã phá hủy kinh đô Simhapura, vua Sambhuvarman (Phạm Chí) bỏ thành chạy ra biển, nhà Tùy chia Lâm Ấp thành ba châu là Đảng Châu, Nông Châu, Xung Châu, cai quản Lâm Ấp và đặt trị sở tại Simhapura. Tuy nhiên 10 năm sau đó Phạm Chí đã giành lại được Lâm Ấp khi nhà Tùy suy yếu
Vương triều Lâm Ấp kết thúc sự tồn tại của mình vào khoảng năm 749 và sau đó là các cuộc tranh chấp dẫn tới trung tâm hành chính - tôn giáo của Chăm Pa chuyển vào miền Nam nới kinh đô mới là Virapura của vương triều Hoàn Vương. Mặc dù hơn 100 năm sau, trung tâm hành chính - tôn giáo lại dịch chuyển ra bắc gần Trà Kiệu nhưng các vua của vương triều Indrapura đã không đặt quốc đô tại vị trí kinh đô cũ Simhapura nữa mà đặt tại khu vực mà ngày nay là làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình cách vị trí kinh đô cũ về phía nam khoảng 60km.
Simharura nằm gần thánh địa Mỹ Sơn, mặc dù từ trước đó Mỹ Sơn đã được người Chăm sử dụng làm thánh địa, nhưng mãi tới khi kinh đô chuyển về nam gần đó thì họ mới đẩy mạnh việc xây dựng đền tháp thờ phụng các vị thần của Ấn Độ giáo.
Theo sách Tùy thư, Lưu Phương truyện nói về cuộc tấn công Simhapura năm 605: Phương sang sông đến Khu Túc, vượt qua sáu dặm, trước sau gặp giặc, mỗi lần đánh nhau đều bắt được giặc. Quân tiến đến sông Đại Duyên, quân giặc giữ chỗ hiểm, Phương lại đánh phá được. Qua cột đồng Mã Viện đi về phía nam 8 ngày, đến quốc đô Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp là Phạn Chí bỏ thành chạy ra bể, Phương thu được miếu chủ ngôi vàng, phá hư cung thất của Lâm Ấp, khắc đá ghi công rồi về..
Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm ra được các di chỉ và di tích tại khu vực Trà Kiệu, Mỹ Sơn sau 13 thế kỷ bỏ phế và từ đây giới khoa học đã dần làm sáng tỏ về kinh đô Simhapura - thánh địa Mỹ Sơn trong thời kỳ Lâm Ấp.
Dựa theo dấu tích còn lại, các nhà nghiên cứu phần nào hình dung ra hình dáng và quy mô đô thành Trà Kiệu xưa. Thành có hình gần chữ nhật, chạy dài từ đông sang tây với chu vi gần 4000 mét. Hiện nay, các tường thành phía phía bắc và phía tây đã bị dân san phẳng đế làm nhà cửa. Chỉ còn các tường thành phía đông và nam còn thấy khá rõ. Tuy vậy, với những gì hiện còn chưa thể nói gì về cấu trúc của thành Trà Kiệu xưa.
Những năm gần đây các nhà khảo cổ việt nam đã liên tục đào, điều tra và đã phát hiện thêm nhiều hiện vật quý ở vùng Trà Kiệu. Năm 1990, các nhà khảo cổ ở trường đại học tổng hợp đã khai quật ở chân núi Bửu Châu (phía bắc nội thành Trà Kiệu) và đào cắt ngang qua tường thành phía nam, cách góc đông nam của toà thành chừng 200 mét. Tại điểm cắt thành, các nhà khảo cổ thấy thành cao hơn mặt ruộng 3,10 mét, chân thành rộng tới 33 mét, thành đựợc đắp bằng đá ở giữa và xây ốp gạch ở hai bên. Phần ốp gạch ở hai bên có chân móng nằm sâu khoảng 0,5 mét so với mặt ruộng, dưới chân móng được gia cố bằng một lớp đá. Toàn bộ chân móng thành rộng 6 mét, trong đó chân móng phần ốp gạch phía trong rộng 1,4 mét. Tường gạch phía ngoài còn cao 2,86 mét và càng lên cao càng rộng (ở độ cao 2,44mét, tường dày 1,9 mét). Ngoài dấu vết của thành, các nhà khảo cổ còn tìm thấy ngói, gạch, mảnh gốm…
Sư tử voi
Qua những hiện vật đã tìm thấy như hàng loạt các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp (thuộc phong cách Trà Kiệu), các bia ký và rất nhiều gốm cổ, có thể thấy kinh đô simhapura xưa của Champa là một đô thành lớn mở ra biển qua chiêm cảng.
Simhapura do linh mục Antôn Trường Thăng tưởng tượng năm 1985
Bàn chân nghìn năm trước trên viên gạch ở simhapura