What's new

[Chia sẻ] Thông tin về thành lũy cổ ở Việt Nam

1-12 Thành Cổ Lũy

Di chỉ khảo cổ học Cổ Luỹ được phát hiện trên một đồi đất bazan dài 2 km thuộc xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Di chỉ là một toà thành cổ toạ lạc ở bờ bắc sông Bến Hải. Nhân dân gọi toà thành với các tên khác nhau như: Thành Hồ, Luỹ Chiêm Thành.

1-12.jpg


Thành được đắp bằng đất, gồm 2 vòng thành; vòng trong là Thành Nội, hình vuông mỗi cạnh từ 120 – 150m, phía trong còn các địa danh như Cồn Kha, Cồn Mạn… và gạch vỡ, mủn. Thành ngoài lợi dụng địa hình tự nhiên, còn rõ vết tích ở các hướng tây, nam và bắc. Trong khu vực Cổ Luỹ thu được nhiều bình, vỏ sành có nắp, một số tiền đồng. Có thể đây là toà thành là di tích có niên đại vào thời Trần – Lê.
 
Re: Thành Đồ Bàn.
Xin phép minh họa 1 vài điểm của thành Đồ Bàn/Hoàng Đế/Bình Định bằng hình ảnh.

1 đoạn phía Bắc còn sót lại của Tử Cấm Thành:

attachment.php


1 đoạn Tử Cấm Thành phía Đông Nam:

attachment.php


Mộ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (?):

attachment.php

(Có giả thuyết cho rằng, ngôi mộ hình chữ nhật là mộ của người giám mã của Võ Tánh chứ không phải mộ của Ngô Tùng Châu)

Một trong 3 con sư tử đá trong khuôn viên lăng Võ Tánh. Con này nằm nơi cột cờ phía trước lăng, có dáng vẻ khác với 2 con sư tử đá còn lại nằm nơi hậu liêu, đứng chầu hai bên lầu bát giác:

attachment.php


Hai con voi đá, dấu tích của nghệ thuật điêu khắc Champa, đứng cách cổng lăng Võ Tánh khoảng 500m về phía Nam, nơi được cho là cổng thành Đồ Bàn:

attachment.php


Voi đực (?) - theo cách gọi người dân trong xóm.

attachment.php


Voi cái (?) - theo cách gọi của người dân trong xóm.

Tháp Cánh Tiên:

attachment.php



P/S 2: bác tungvk1781 bảo xung quanh thành Đồ Bàn hiện còn tồn tại 8 tháp Chăm. Em lần mò chỉ tìm được 7 cụm tháp bao gồm:
Tháp Đôi (Hưng Thạnh) - 2 tháp
Bánh Ít (tháp Bạc) - 4 tháp
Phú Lốc (tháp Vàng) - 1 tháp
Bình Lâm - 1 tháp
Cánh Tiên (tháp Đồng) - 1 tháp
Dương Long (An Chánh, tháp Ngà) - 3 tháp
Thủ Thiện - 1 tháp.
Tổng cộng 7 cụm với 13 tháp còn tồn tại, không kể các phế tích. Nếu còn tháp thứ 8 thì nhờ bác chỉ hộ, em mò tới bằng được!
Không còn nút "thank" nên đành dùng lời để lần nữa cảm ơn bác tungvk1781 đã có những tư liệu thật quý giá cho anh em tham khảo. Trông đợi những bài viết tiếp theo của bác!
 
Last edited:
Re: Thành Đồ Bàn.
attachment.php


Voi đực (?) - theo cách gọi người dân trong xóm.

attachment.php


Voi cái (?) - theo cách gọi của người dân trong xóm.
P/S 1: ảnh minh họa tháp Cánh Tiên trong bài viết của bác tungvk1781 thật ra là ảnh của 3/4 tháp của cụm tháp Bánh Ít.
P/S 2: bác tungvk1781 bảo xung quanh thành Đồ Bàn hiện còn tồn tại 8 tháp Chăm. Em lần mò chỉ tìm được 7 cụm tháp bao gồm:
Tháp Đôi (Hưng Thạnh) - 2 tháp
Bánh Ít (tháp Bạc) - 4 tháp
Phú Lốc (tháp Vàng) - 1 tháp
Bình Lâm - 1 tháp
Cánh Tiên (tháp Đồng) - 1 tháp
Dương Long (An Chánh, tháp Ngà) - 3 tháp
Thủ Thiện - 1 tháp.
Tổng cộng 7 cụm với 13 tháp còn tồn tại, không kể các phế tích. Nếu còn tháp thứ 8 thì nhờ bác chỉ hộ, em mò tới bằng được!
Không còn nút "thank" nên đành dùng lời để lần nữa cảm ơn bác tungvk1781 đã có những tư liệu thật quý giá cho anh em tham khảo. Trông đợi những bài viết tiếp theo của bác!

Cảm ơn bạn. Còn 1 tháp nữa nằm trên núi Bà ở huyện Phù Cát, tháp này mới phát hiện năm 1997 nhưng rất tiếc hiện giờ chỉ còn nền tháp. Đây là ngọn tháp xây ở độ cao cao nhất Đông Nam Á (600m so với mực nước biển).

Hai tượng voi được các nghệ nhân Chăm Pa thể hiện dưới dạng tượng tròn, kích thước tương đối lớn, nhìn rất giống voi thật. Một con cao 1,8m, dài 2,1 m, tư thế đứng linh hoạt, trán trang trí vương miện hình cánh hoa nhọn kết dải; cổ đeo yếm rộng, có hai vòng lục lạc trang trí; vòi voi như đang thực hiện một động tác quấn lấy cọng sen ở dưới đất. Con thứ hai cao 1,9m, dài 2,2 m, trong tư thế đứng chân trước phía trái hơi đưa lên như nâng đỡ vòi cùng nhổ một gốc cây gì đó ở dưới mặt đất; hai tai vểnh ra, tạo dáng toàn thân một khối tròn khỏe mạnh như đang vươn về phía trước. Ngực con voi thứ hai này tuy không đeo yếm nhưng cũng có những băng trang trí hình ô trám, trong lồng cánh hoa. Voi thứ hai cao và to hơn, có u nổi gồ ghề, biểu hiện là voi đực.

Nhìn bề ngoài cũng thấy voi đực to lớn, khỏe mạnh còn voi cái được trang trí nhìn nữ tính hơn nhỉ. :D

Bạn tìm hiểu thông tin thêm nhé. Thank.
 
Last edited:
1-13 Sri Banoy (Thành Thị Nại)

Thành Thị Nại , còn có tên gọi khác là thành Bình Lâm, Sri Banoy là một thành cổ nằm ở bên bờ Đầm Thị Nại, đóng vai trò là tiền đồn trấn giữ cho kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Chăm Pa.

Dựa theo các thư tịch cổ và các khảo cổ được phát hiện, Thành Thị Nại là tòa thành nằm trên địa bàn thuộc các thôn: Bình Lâm, Bình Nga Đông, Bình Nga Tây và Bình Trung, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Di tích còn lại cho thấy thành được xây dựng trên một dồi đất cao nằm kẹp giữa hai phân lưu phía hạ nguồn của sông Côn là sông Cầu Đun và sông Gò Tháp, phía bắc là sông Đập Đá.

1-13-1.jpg


Di tích còn lại cho thấy thành được xây dựng trên một doi đất cao nằm kẹp giữa hai phân lưu phía hạ nguồn của sông Kôn là sông Cầu Đun và Sông Gò Tháp. Thành có cấu trúc hình chữ nhật, chiều dài chạy theo hướng Đông-Tây đo được 1.300m, chiều rộng hơn 600m.

Dấu tích thành còn rõ nhất ở mặt Bắc. tại đây tường thành chạy dọc theo sông Gò Tháp, dựa vào sông làm hào chắn tự nhiên. Vết tích còn lại là một dải gạch đổ dài trên 200m, trên đó còn một đoạn tường khá nguyên vẹn. Tuy đoạn tường còn sót lại chỉ dài gần 4m, cao 1,2m nhưng cũng đủ để hình dung về cấu trúc và kỹ thuật xây thành. Phần ngoài tường thành được bao bọc bằng gạch có kích thước lớn (0,36m x 0,20m x 0,07m), xây khít vào nhau, giật cấp từ dưới lên giống như kỹ thuật xây các tháp. Bề mặt phía trên tường rộng 0,8m. Bên trong phần gạch ốp, tường được đắp lèn đất rất chắc bằng đất trộn gạch vụn.

Tường thành phía Nam chạy dọc theo sông Cầu Đun. Dấu vết còn lại là một dải đất cao có bề mặt rộng tới 15-20m. Cấu tạo bên trong của dải đất này giống như phần đất đắp phía trong của bức tường thành phía Bắc. Rất có thể phần gạch ốp đã bị lấy đi để xây dựng các công trình khác.

Vết tích mặt thành phía Đông là một dải đất cao với hàng loạt các gò đống nối tiếp nhau, trên đó gạch xây dựng còn vương vãi ngổn ngang. Phía bên ngoài tường thành còn rõ dấu tích một con hào phòng thủ rộng đến 30m, nối thông hai con sông Gò Tháp và Cầu Đun. Rất có thể ở mặt thành này vào thời kỳ chống quân Nguyên-Mông, người Chămpa đã gia cố thành bằng một hàng rào gỗ.

Tường thành phía Tây chỉ còn lại dấu vết trên một dải đất trộn lẫn gạch vỡ lèn cứng rộng khoảng 4-6m.

Đất trong thành hiện nay đã biến thành ruộng. Khi canh tác dân địa phương thường gặp các vỉa gạch Chàm và mảnh ngói vỡ. Đặc biệt, rải rác ở khắp nơi còn có nhiều gò, đống như gò Nhang, gò Miếu, gò Đôi, gò Hời… Rất có khả năng đó là nền móng của các công trình kiến trúc xưa trong thành.
Trong quần thể kiến trúc liên quan đến thành Thị Nại, còn rõ nhất là một ngôi tháp nằm ở phía Đông thành là tháp Bình Lâm.

Theo Nguyên sử ghi chép lại thì vào thế kỷ 13 khi đạo quân Toa Đô tiến vào đây, thành được làm bằng gỗ.

Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là Ying-yai Sheng-lan - Doanh Nhai Thắng Lãm, thì thành Thị Nại thời kỳ này được miêu tả:

Ở về phía đông bắc tính từ kinh đô, có một hải cảng mang tên Tân Châu Cảng. Trên bờ họ có dựng một tháp cao bằng đá tạo thành một thắng tích. Tàu thuyền mọi nơi đến đây với mục đích thả neo và ra khơi. Trên bờ có một đồn, được gọi bởi các ngoại nhân là She pi-nai (Sri Banoy), họ có hai thủ lĩnh phụ trách đồn này, và bên trong đồn có khoảng năm mươi hay sáu mươi gia đình ngoại nhân sinh sống, để bảo vệ cho bến tàu.

Thành Thị Nại với vị trí là tiền đồn bảo vệ cho kinh đô Đồ Bàn của Cham Pa, nên các trận đánh từ bên ngoài vào thường bắt đầu ở đây. Trận đầu tiên được sử sách nói tới là trận đánh với quân Nguyên-Mông do Toa Đô chỉ huy, trước sức mạnh của quân Nguyên Mông, thành bị hạ và người Chăm đã rút lui về kinh đô Đồ Bàn.

Trận đánh kế tiếp trong lịch sử được nhắc đến là trận chiến với Đại Việt thời vua Trần Duệ Tông và sau này là vua Lê Thánh Tông. Trong trận đánh với vua Trần Duệ Tông, người Chiêm đã giành thắng lợi tại đây, tuy nhiên đến trận đánh với vua Lê Thánh Tông vào năm 1471 sau này thị thành Thị Nại bị hạ, và cùng với kinh đô Đồ Bàn thành Thị Nại cũng chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi Đại Việt chiến thắng.
 
1-14 Thành Thuận Châu

Thành Thuận Châu còn gọi là thành Vệ Nghĩa. Đây là một toà thành được xây dựng vào đời nhà Trần (1225 – 1400). Vết tích thành Thuận Châu được tìm thấy vào năm 1981 tại thôn Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

1-14-1.jpg


Thành gắn liền với các địa danh có liên quan như: Xứ Thành, Cồn Thành, Vùng Thành, Miếu Thành.
Thành Thuận Châu là tên gọi để chỉ một trung tâm chính trị - lỵ sở của một châu: châu Ô thời Chăm trước thế kỷ XIV, châu Thuận từ thế kỷ XV-XVI và một huyện: huyện Thuận Xương, Vũ Xương, Đăng Xương một thời sôi động dưới các thế kỷ XVI-XVIII mà chính nó đã để lại những ký ức gắn bó như là máu thịt đối với những người dân vùng đồng bằng Triệu Phong ngày nay

Thành Thuận Châu là một toà thành cổ có cấu trúc hình chữ nhật, dài 600m, rộng 500m, cao 2m. Các luỹ đất ở bốn mặt cấu tạo bằng đất được kè đá củ đậu, đá cuội nằm lẫn giữa những lớp gạch xếp, các công trình được xây bằng gạch. Nghệ thuật xây thành là sử dụng triệt để những gì vốn có của tự nhiên, nhất là các con hói, nhánh sông, để phát triển lên một trình độ hoàn thiện. Phía ngoài thành là hào làm thành sông chảy ra sông Thạch Hãn. Do nhiều biến đổi khách quan, thành đã bị tàn phá nặng nề, hiện nay chỉ còn lại những vết tích cũ trong thành.

Trong hai thế kỷ XIV và XV, thành Thuận Châu được người Việt sử dụng để trở thành lỵ sở của một huyện: huyện Thuận Xương (Vũ Xương). Thủ phủ Thuận Châu chấm dứt vai trò của mình kể từ khi Nguyễn Hoàng xây dựng dinh thự nhà chúa ở Ái Tử (1558) và chính thức hoang phế từ cuối thế kỷ XVIII.
 
1-15-1 Thành Hồ

Thành Hồ còn được gọi là thành An Nghiệp, án ngữ phía bắc sông Đà Rằng, thuộc xã An Nghiệp, huyện Tuy Hòa (nay thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, Phú Yên). Tuy hiện thành chỉ còn là phế tích, nhưng đây từng là vị thế hiểm yếu về quân sự chính trị của vương quốc Chăm Pa.

1-15-1.jpg


Từ sau cuộc chinh phạt của vua Lê Thánh Tông năm 1471, với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, nhà vua đã cho cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông đến chân đèo Cả lập nên một quốc gia riêng gọi là Hoa Anh, cử một hào trưởng địa phương làm Hoa Anh vương; lấy phần đất thượng nguyên phía tây quốc gia này lập thêm nước Nam Bàn, xem đây là vùng đệm ngăn cách Đại Việt với Chăm Pa từ miền núi sâu ra tận biển.

1-15-2.jpg


Tuy nhiên, các vua Chăm Pa liên tiếp đem quân đánh phá cả Hoa Anh lẫn Nam Bàn, tái chiếm lại vùng đệm này, đồng thời ngưng trệ hẳn mọi hoạt động xây dựng đền tháp trên toàn bộ vương quốc để dốc sức dựng lên một thành lũy kiên cố, chống trả có hiệu quả nhằm bảo vệ phần lãnh thổ ít ỏi còn lại ở phía nam.

Thành Hồ có mặt trong tình thế mới xuất hiện mang tính giằng co quyết liệt này tại bờ bắc vùng hạ lưu sông Ba, nơi có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, không chỉ hiểm yếu về mặt quân sự mà cả thế đứng về chính trị và tiềm năng kinh tế.

Thành Hồ, được đự đoán có niên đại vào khoảng thế kỷ XIV-XV. Đầu thế kỷ XX, nhà khoa học người pháp H. Partmentier đã tiến hành khảo tả khu thành này. Thế nhưng, những ghi chép của ông về thành Hồ còn khá sơ sài và nhiều chỗ không chính xác. Thành Hồ nằm vào khoảng cây số 13-14 trên đường liên tỉnh số 7 từ thị xã Tuy Hòa đi Phú Bổn (nay là Krông Pa). Vị trí thành Hồ là nơi tiếp giáp giữa núi rừng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Đà Rằng (sông Ba) bao la, màu mỡ. Tuy bị thiên nhiên bào mòn, bị thực dân Pháp lấy gạch đi làm công trình thủy lợi đồng cam… Thành Hồ hiện nay vẫn còn sừng sững nổi lên giữa vùng đồng bằng như những con đê lớn.

Thành có bình đồ hình chữ nhật, cao 3 - 5m, rộng 15 - 25m, bốn chòi canh ở bốn góc. Tường thành phía nam chạy dọc theo sông Đà Rằng, dài 825m, đã bị nước sông xói lở. Tường thành phía đông dài 732m, tường phía tây dài 940m, phía bắc dài 738m.

Bên trong vòng thành có một bức tường thành thứ năm chạy theo hướng bắc - nam, song song và cách tường thành phía đông 700m, chia khu thành làm hai phần đông và tây. Khu tây là thành nội, hẹp nhưng cao hơn thành ngoại phía đông, có mỏm sân cờ rộng 34 x 34m, cao 10m. Song song về phía ngoài và cách tường thành phía tây 28m, còn có một bức tường chắn thứ sáu, xây trên sườn núi như một lá chắn, dài 360m, gọi là thành chắn.

Thành Hồ có tất cả 8 cửa ra vào, rộng từ 6 - 14m, ngoài và trong thành có dấu vết những hào nước và ba hồ lớn. Mỗi phía thành có mở 2 cửa ra vào, gọi là cửa sinh và cửa tử. Cửa sinh dành để quân lính di chuyển hằng ngày, không có gì nguy hiểm nhưng lại được canh gác cẩn mật. Trái lại, cửa tử canh gác sơ sài.

1-15-3.jpg


Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đem quân tiến vào Hoa Anh tấn công thành Hồ, tướng tiên phong là Cao Các mắc mưu lọt vào cửa tử nên bị tử nạn, cũng nhờ đó Lương Văn Chánh khám phá ra bí mật bố phòng của quân Chăm, thúc tướng sĩ xông vào các cửa sinh và triệt hạ được thành. Vua Chăm Pa là Pô Át (1553 - 1579) có lẽ đã chết trong thời điểm này.
Trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Chăm Pa vẫn tiếp tục phản công hòng chiếm lại vị trí hiểm yếu đã mất này, song không còn cơ hội để thực hiện.

Vua Po Nít (1603 - 1613) phải từ bỏ Hoa Anh rút vào phía nam đèo Cả. Năm 1611, phủ Phú Yên xuất hiện tên trên địa bạ hành chính thuộc danh mục "đất mới mở" của chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong. Một cột mốc quan trọng được đánh dấu tại đây trong công cuộc mở đất hướng về phương nam của dân tộc.
 
Một kho tài liệu quý giá, bác mô đó học ngành xã hội có thể chọn đề tài Thành Cổ làm đồ án tốt nghiệp được ấy chứ. Cám ơn các bác.
 
Bác có tài liệu Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa không. Mới được công nhận di sản UNESCO đó.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,266
Members
192,409
Latest member
bancadoithuongday
Back
Top