What's new

[Chia sẻ] Thông tin về thành lũy cổ ở Việt Nam

2 - Thành lũy Việt Nam trước thời Nguyễn

2-1 : Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

2-1-1.jpg


Từ khi dựng nước, các vua Hùng đã xây dựng kinh đô tại Bạch hạc, Việt Trì. Đến đời Thục Phán dời Bạch Hạc xuôi dòng chọn vùng đất, gò đồi vây bọc ở trại Phong Khê quận Vũ Ninh (nay là Cổ Loa) để đóng đô. Trong công cuộc định đô này, Thục Phán phải bỏ rất nhiều công sức như việc chuyển dân đến để xây thành đắp lũy.

Thành rộng hơn ngàn trượng, như hình con ốc nên gọi Loa Thành, lại có tên là Tư Long. Thành cứ đắp xong lại sụt. Vua lấy làm lo, bèn sai khấn trời đất và thần linh sông núi rồi hưng công xây lại. Vòng thành chạy dài hàng chục km, đắp xoáy nhiều tầng. Chân thành cao tới hàng chục thước. Đồ sộ như vậy, nên thời Đường, người ta gọi là thành Côn Luân.

Với số dân it ỏi, công việc đắp thành thật quá sức. Người ta tưởng như có thần phù giúp, nên có truyền thuyết: Năm 255 TCN, An Dương Vương đang băn khoăn cứ xây thành xong lại đổ. Trong lúc ấy, có người xuất hiện - chỉ tay vào cổng thành nói: Thành này xây bao giờ mới xong? Vua gặng hỏi tại sao, người ấy đủng đỉnh trả lời: "Hãy đợi Giang sứ đến thì biết!". Nói xong, người ấy từ biệt đi ngay.

Sáng sớm hôm sau, Vua ra cổng thành thì thấy nổi lên một con rùa vàng tự xưng là Giang sứ và nói được tiếng người. Vua sai đặt Giang sứ vào chiếc mâm vàng để trước điện để giúp việc. Sau đó, Giang sứ giúp vua trị được yêu quái ở núi Thất Diệu (núi Sái). Từ đó, thành Cổ Loa xây đến đâu được đến đấy. Thành xây xong Giang sứ tặng cho Vua chiếc móng của mình để Vua chế nỏ thần chống giặc.

Vị thần kia là ai - nếu không phải là Huyền Thiền Thượng đế Đăng Ma Thiên Tôn. Còn Giang sứ là thần Kim Quy - một bộ tướng của Huyền Thiên Thượng Đế.

Hiện nay, ở núi Thất Diệu phía bắc thành Cổ Loa vẫn còn ngôi quán thờ Huyền Thiên. Quán ấy có tên "Huyền Thiên Đại Quán". Trong quán có tượng Huyền Thiên, tượng rùa và rắn giống như tượng thờ ở Trấn Vũ quán bên hồ Tây, Hà Nội.

Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Vị trí địa lý

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.

2-1-2.jpg


Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.

Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Cấu trúc Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.

2-1-3.jpg


Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác.

Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.

+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy".

Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu.

Đó chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có một tảng đá là tượng Mỵ Châu.

Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu cũng áo gấm khăn hoa mà linh hồn oan khuất, gợi lên trong lòng những thương cảm. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Ngay trước cửa am gắn một bia đá nhỏ khắc mấy câu thơ:

Đường ốc quanh quanh tới Cổ thành
Cây đa thiên cổ dáng còn thanh
Hồng hồng mũ ngọc. Người đâu vắng
Lạnh lạnh gươm thần. Đá vẫn xanh
Kẻ Việt người Tần khôn vẹn nghĩa
Khối tình chữ hiếu khó toàn danh
Ôi! Hồn ngọc tĩnh giờ lai láng
Làm khách đang yêu bước chẳng đành.


2-1-4.jpg


Từ am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong còn có chùa Bảo Sơn với nhiều tượng Phật hết sức sinh động với các tư thế, vẻ mặt khác nhau.

Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Đền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần.

Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần.

Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.

+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch, vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi.

Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.

Xét về mặt quân sự, thành Cổ Loa có các lợi thế:

- Quy mô lớn vào bậc nhất Đông Nam Á. Trải qua thời gian, chỗ cao nhất của thành hiện nay từ 7-8m, trung bình 3-4m. Chỗ rộng nhất của thành tới 50m, trung bình 20m. Niên đại của thành cách ngày nay tới hơn 2.200 năm.

- Địa thế vùng đồi già, cao so với đồng bằng xung quanh, nên dễ quan sát, lợi thế về quân sự.

- Các cửa thành bố trí so le, đường đi lối lại quanh co, gấp khúc, nhiều gò, đống, lũy, lạch nước rất thuận lợi cho việc phục kích khi giặc vào thành.

- Hào nước xung quanh vừa là chiến tuyến, vừa tạo điều kiện cho quân thủy và quân bộ phối hợp đánh địch. Bởi thế mạnh truyền thông của quân ta là thiện chiến và thủy binh sông nước.

- Vòng thành rộng Bắc hẹp Nam. Cửa Nam là đô hội, Bắc là bố phòng, thể hiện sự quan tâm xác đáng của người xưa.

- Các gò hỏa hồi của thành vừa có tác dụng báo hiệu canh giữ vừa tạo cho thành không có "tử giác".
 
Last edited:
Giá trị của thành Cổ Loa

Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu.

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.

Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa thời An Dương Vương.

Di vật khảo cổ

Trên khu vực thành Cổ Loa, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, tiền đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung và trống đồng Cổ Loa từ thời An Dương Vương.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện được di tích nơi cư trú đã tồn tại trước khi xây dựng thành Cổ Loa thuộc buổi đầu thời đại đồ sắt.

Những phát hiện về khảo cổ những mũi tên đồng Cổ Loa cho thấy nhiều điều thú vị về người Việt cổ.
Khi phân tích, bằng những phương pháp vật lý hiện đại, những mũi tên cùng những hiện vật lưu trữ ở Viện Khảo cổ Hà Nội - tương tự như những cổ vật trên các hình ảnh chụp từ Bảo tàng Viện Lịch sử và Triển lãm tư nhân Vân - Hồ - nhờ sự ân cần của GS Hà Văn Tấn, thấy những mũi tên có chứa những thành phần kim loại tương tự như thành phần các trống đồng thời Đông Sơn, kể cả trống đồng Ngọc Lũ.

Những nguyên tố chính tìm được là đồng, chì, thiếc. Nhất là không có kẽm. Những kết quả tương tự cũng tìm thấy trong những vòng chân nữ tướng đào được trong những vùng lân cận, khác hẳn với các gương đồng, phần nhiều chỉ chứa nhiều nguyên tố đồng.

Khi so sánh tỉ mỉ với kết quả phân tích nguyên tố kể cả các nguyên tố phụ mà thành phần bé hơn một phần trăm những mũi tên đồng với các hiện vật và quặng trong các vùng địa dư khác nhau thì thấy rằng tên đồng là những sản phẩm bản địa.

Riêng trong các mũi tên đồng, còn tìm thấy nguyên tố sắt. Sự có mặt của sắt trong các mũi tên chứng tỏ rằng người Việt cổ đã biết luyện kim chứa một nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy trên 1.500oC. Mục đích của họ chú ý làm cho có những mũi tên cứng mạnh, dễ xuyên sâu vào mục tiêu. Kỹ thuật luyện kim thời Việt cổ đã được thế giới chú ý từ một thế kỷ nay nếu chúng ta căn cứ trên những bài họ đăng trên các tạp chí chuyên môn.

Kỹ thuật luyện kim tân tiến trong thời Việt cổ còn tìm thấy trong những chiếc dao găm nữ tướng mà các phương pháp phân tích vật lý đã tìm ra nguyên tố titan. Người Việt cổ có lẽ chưa biết đích xác nguyên tố này nhưng nghệ nhân luyện kim đã gặp biết quặng chứa nguyên tố gì đó mà hai mươi thế kỷ sau này gọi là titan, sẽ đem lại một hợp kim cứng và nhẹ, thích ứng cho bàn tay người nữ tướng.

Đứng trước sự kiện kỹ thuật ấy, chúng ta không thể nào không kính phục và ngưỡng mộ tư duy và trình độ kỹ thuật của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ.

Số lượng lớn các mũi tên đồng tìm được lại cho phép chúng ta khẳng định rằng ở thời Việt cổ vùng Cổ Loa đã có một lực lượng quân sự được phân thành đoàn tiểu xạ gồm nhiều tay nỏ, nếu ta lại căn cứ trên những lẫy nỏ Cổ Loa mà các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy gần đây.

Những lẫy nỏ này tinh vi và bé hơn những nỏ tìm thấy ở các vùng thượng du, nơi các đồng bào tộc Mường hay nhiều tộc khác cư trú. Thời đó ở Bắc phương người ta hay dùng cung trong lúc người tộc Việt hay dùng nỏ.

Phải chăng những tay nỏ này rất thiện xạ, vì họ đã gây ra trong đối phương ấn tượng hãi hùng, như những nỏ thần, mà nỏ Kim Quy chỉ là một huyền tượng. Cách bắn nỏ tài ba đã tồn tại qua nhiều thế kỷ trong vùng Cổ Loa, có khi dùng trong quân đội chính triều, có khi trong những lực lượng đối lập, như ta đã biết, hơn mười thế kỷ sau An Dương Vương, vua Ngô Xương Văn - một trong hai vua anh em đồng kế vị Ngô Quyền, đã chết năm 965 sau Công nguyên, vì một mũi tên, cũng gần Cổ Loa, kinh đô thời ấy.

Những lẫy nỏ Cổ Loa tìm được cũng bằng hợp kim đồng. Khi bật - một lần lẫy chỉ phát một mũi tên. Tuy những lẫy nỏ này không phải từ nỏ của An Dương Vương nhưng cũng giúp làm sáng tỏ được huyền thoại nỏ thần.

Truyền thuyết về 'Độc nhãn long'

Nhiều cuộc khai quật đã được tiến hành nhưng chưa có lời giải đáp cho hiện tượng cùng một địa hình mà hai hố đất gần nhau ở Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) một có nước một không, nên niềm tin về con mắt của “độc long nhãn” trong truyền thuyết xưa càng được củng cố.

Từ lúc được phát hiện tới nay, hai hố vẫn được cho là mắt rồng ở thành Cổ Loa (Đông Anh (Hà Nội), một vẫn đầy ắp nước bất kể mùa hạn hay mùa khô, một luôn khô cạn ngay cả những hôm trời mưa như trút.

Cuộc tranh hùng của 9 con rồng

“Hai mắt rồng” nằm ở khu vực đền Thượng - nơi tẩm cung của Thục phán An Dương Vương của Khu di tích Cổ Loa. Nhìn từ trên cao, đền Thượng dường như được đặt giữa trán rồng, phía trước có hai hố mắt, miệng là hồ bán nguyệt há ngậm viên ngọc - giếng nước nằm trong lòng hồ này.

Truyền thuyết xưa kể rằng, thời An Dương Vương đã có một cuộc tranh hùng dữ dội của 9 con rồng - Cửu long tranh châu (chín con rồng tranh một hòn ngọc). Đây cũng chính là tiền thân của truyền thuyết về "độc nhãn long".

Truyện rằng, khi An Dương Vương lệnh cho các thầy địa lý tìm khắp cõi Âu Lạc xem đâu có thế đất thịnh vượng để dựng kinh đô. Sau hàng tháng trời tìm kiếm, các thầy báo về có một nơi được coi là đỉnh của vùng tam giác châu thổ sông Hồng, là vị trí đắc địa bởi từ đây, có thể khống chế một vùng rộng lớn cả đồng bằng lẫn sơn địa. Đó chính là Cổ Loa. Khi quyết định rời đô từ Phong Châu (Lâm Thao - Phú Thọ) về, đoàn thuyền của vua chứng kiến cảnh chín con rồng quần thảo một hòn ngọc lớn. Vua cho đấy là điểm lành nên chọn đúng nơi mà chín con rồng quần thảo để xây chính điện - đền Thượng bây giờ.

Trong cuộc giao long, một con rồng khỏe nhất chiếm lĩnh được hòn ngọc và ngậm vào mồm. Nhưng nó cũng bị hỏng một mắt sau cuộc chiến đó. Cũng có lời kể rằng, chính An Dương Vương đã dùng bảo kiếm của mình chọc thủng mắt rồng để quy phục bản tính hung dữ của nó. Sau đó, vua cho dựng chính điện trên đầu rồng.

Kỳ lạ con mắt phải

Thành Cổ Loa vốn tọa lạc trên nền địa chất khô và cứng vì thế phải đào sâu xuống khoảng 30-40m mới có nước. Thế nhưng, ở hai hố mắt trước cửa đền Thượng, với độ sâu chừng 2m, hố bên phải luôn đầy ắp nước là hiện tượng rất lạ.

Trước đây, Ban quan lý khu di tích thành Cổ Loa cũng vài ba lần tiến hành việc nạo vét lòng hồ bán nguyệt và hố đất bên phải nhưng không thực hiện được bởi khi đào được vài chục phân đất gặp ngay một mạch nước ở giữa giếng ngọc phun lên dữ dội.

Lý giải hiện tượng này, nhiều người đã đưa ra giả thuyết, người xưa khi xây dựng đền đã dựa vào địa thế địa hình thực tế. Việc tạo hai hố mắt trong khuôn viên của đền Thượng cũng tương tự. Hai hố mắt đó là có sẵn, chỉ việc khoét tạo hình cho hai hố đó cân xứng. Việc hố bên phải có nước, còn hố bên trái không có cũng rất tự nhiên, không hề có bàn tay can thiệp của con người.

Lại có người cho rằng, có thể những thợ xây dựng đền xưa đã áp dụng một công nghệ nào đó để tạo, dẫn và cân bằng mực nước trong hố mắt phải với mực nước bên hồ bán nguyệt phía trước cửa đền… Tuy nhiên, những giả thuyết này vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Truyền thuyết về “rồng một mắt” càng có căn cứ khi gần đây các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản phối hợp tiến hành khai quật hố mắt bên phải, phát hiện một khối hình cầu màu đỏ giống quả cầu mây. Khối hình cầu này có đáy, tường bao quanh khum vào bên trong, có lỗ thông ra hai bên, phía trong “mắt” phải rồng có một lò nung nhỏ ở chính giữa. Niên đại của “con ngươi” mắt rồng đến nay chưa được xác định. Lạ kỳ hơn là dù đào sâu xuống bên dưới thì đoàn khảo cổ cũng không tìm được bất kỳ mạch nước hay “công nghệ” dẫn nước nào vào bên trong con mắt này.
 
2-1 Thành Đại La

2-2-1.jpg


Thành Ðại La là một kiến trúc vĩ đại, có đầu tiên ở trên đất này. La thành không phải là một tên riêng, chỉ có nghĩa là một bức thành lớn bao quanh một bức thành nhỏ ở bên trong. La thành có từ đời nhà Ðường bên Trung Quốc, những căn cứ đã chiếm được đều đắp hai lần thành, thành ngoài gọi là La thành.

Suốt cả thời kỳ Bắc thuộc, bọn vua quan phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta, đều đóng căn cứ địa ở mấy nơi bên tả ngạn sông Hồng, như Liên Lâu (Tiên Du, Bắc Ninh), rồi đến Long Biên (phía Bắc sông Ðuống).

Ðến đời Ðường, thường có quân Chà Và ở ngoài bể tràn vào và quân Nam Chiếu ở mạn Vân Nam tràn xuống, kéo đến vây đánh phủ Ðô hộ; hơn nữa nhân dân không chịu nổi sự áp bức bóc lột của bọn xâm lược, cũng thường nổi lên chống đánh.

Mậu Dần (618), Thái thú Giao Châu là Khâu Hòa “đắp thành nhỏ bên trong vòng quanh 900 bước để chống giữ quân Trường Châu.” Cứ theo quy định mỗi bộ là 6 thước, mỗi thước là 3cm thì thành nhỏ này có chu vi là 1.674m.

Năm Đinh Mùi (767), quân Côn Lôn và Chà Và đến đánh Châu Thành. Kinh lược sứ là Trương Bá Nghi cầu cứu với Đô úy Châu Vũ Định là Cao Chính Bình đánh tan quân Côn Lôn và Chà Và ở Chu Diên. Trương Bá Nghi đắp lại La Thành.

Năm Tân Mùi (791), Triệu Xương nhà Đường sang làm Đô hộ. Xương đắp thêm La Thành cho kiên cố hơn.

Năm Quý Mùi (803), đô đốc Bùi Thái sai san phẳng Câu địa thành ở trong thành, hợp làm một thành.

Năm Mậu Tý (808), Trương Chu làm đô hộ Giao Châu đắp thêm thành Đại La, đóng 300 chiếc thuyền dài, mỗi chiếc thuyền có 25 người chiến thủ, 23 người tay chèo, thuyền chèo ngược xuôi, đi nhanh như gió.

Năm 824, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đóng ở thành ngày nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thày xem đất bảo rằng: sức ông không đắp nổi thành lớn, độ 50 năm nữa về sau tất có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Trung, Cao Biền đắp La Thành đúng như lời ấy).

Năm Mậu Dần (858), Vương Thức làm Kinh lược Giao Châu. Thức là người có tài lược, đến phủ sai trồng cây táo làm hàng rào, bên ngoài đào hào sâu để thoát nước trong thành, bên ngoài hào trồng tre gai, giặc không thể xâm phạm được.

Ðến năm 866, nhà Ðường đổi An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân, sai Cao Biền sang làm Tiết độ sứ. Cao Biền là một tướng có nhiều tài lược và mưu trí, đã dùng nhiều thủ đoạn để loè nạt dân chúng, như việc phá những thác ngầm ở dọc sông: đêm đến, hắn cho đục đá đặt thuốc nổ, làm nổ tung những thác ấy, rồi nói phao lên là vì trời giúp vua Ðường sai thiên lôi xuống phá thác, làm cho nhân dân sợ hãi.

Muốn củng cố thêm căn cứ thống trị, Cao Biền cho đắp lại thành Ðại La, bốn mặt dài hơn 1.982 trượng linh 5 thước, cao 2 trượng linh 6 thước. Muốn ngăn ngừa không cho nước sông Tô, sông Hồng tràn vào phủ trị, Cao Biền lại cho đắp một đường đê bao bọc ở ngoại thành, dài hơn 2.125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng, dày 2 trượng, trong thành cho nhân dân làm nhà ở hơn bốn chục vạn nóc. Ðường đê bao ngoài thành gọi là Ðại La thành, cũng gọi là Ngoại La thành.

Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian ta vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như nói Cao Biền thấy ở đất Giao Châu ta có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.

Vì vậy, ở nông thôn, làng nào có nhiều giếng khơi, người ta vẫn nói đó là giếng do Cao Biền đào ra. Lại như, mỗi khi thấy người nào yếu sức, tay chân cử động run rẩy, thường vẫn nói câu đã gần thành tục ngữ: "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non".

Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh" nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc một trăm lần thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hoá thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững.

Lại còn chuyện nói Cao Biền đắp La thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở; một đêm Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo cho Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Ðền thờ ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm.

Từ năm 939, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, nước ta bắt đầu độc lập tự chủ, nhưng đời Ngô Vương Quyền lại đóng đô ở Cổ Loa, hai đời Ðinh, Lê thì đóng đô ở Hoa Lư, thành Ðại La trở nên hoang phế. Mãi đến năm 1010, Lý Thái Tổ mới dời kinh đô đến đó, nhưng lại đắp một thành khác nhỏ hẹp hơn gọi là thành Thăng Long.

Nền cũ của thành Ðại La, phần lớn không còn lại dấu vết, chỉ còn nhận thấy những khoảng từ Thanh Nhàn (giáp Thanh Trì) đi lên cửa ô Cầu Dền sang ô Chợ Dừa, rồi thẳng đến ô Cầu Giấy, ngược lên đến làng Bưởi. Năm kia, ta đã cho theo dấu cũ ấy, sửa chữa lại nhiều nơi, đắp cao lên làm thành thân đê, đề phòng nạn lụt. Còn phần đê La Thành về phía sông Hồng, từ đời Lý đã nhập vào với đê Cơ Xá, và từ đời Trần đã nhập vào với đê Quai Vạc, chuyên ngăn nước sông Hồng.

Ðê Ðại La thành này khi còn động lực giữ việc chống nước lụt cho nội thành, thường bị sạt lở. Năm 1243, đời vua Thái Tôn nhà Trần, nước sông Hồng lên to quá, phá vỡ một đoạn thân thành, làm cho nội thành bị ngập lụt. Cũng từ đó, các đời vua Trần mới nghĩ đến việc đắp đê quai vạc suốt từ đầu nguồn trở xuống cho đến miền bể, dọc hai bên bờ sông Hồng.

Bài thơ "Ðiếu cổ La thành" của nhà thơ Tế Xuyên, đời cuối Lê đã mai mỉa dã tâm xâm lược của Cao Biền, tốn công, nhọc lòng đắp nên thành ấy, kết cục bọn phong kiến thống trị Trung Quốc đều phải diệt vong. Sau chiến công trên sông Bạch Ðằng năm 939, nước ta hoàn toàn tự chủ. Bài thơ đại ý như sau:

"Ðại La thành tốn công xây,
Cao Biền tưởng chiếm đất này dài lâu.
Nào ngờ mấy chục năm sau,
Vùi quân xâm lược dòng sâu Bạch Ðằng"
 
Phần này thuộc về thành cổ Champa, nhưng không thể chèn lên trước được, nên mình tạm post vào đây.

1- Thành Sông Lũy

Thành Sông Lũy nằm ở khu vực đồng bằng tiếp giáp với đồi núi về phía tây. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thành thuộc làng Giang Tây, xã Vĩnh An, huyện Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận (ngày nay là thôn 2, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình).

1-18-1.jpg


Thành nằm bên hữu ngạn con Sông Lũy, đây là con sông mà khi xây dựng thành, các nhà địa lý và kỹ thuật quân sự của người Chăm xưa đã lựa chọn địa bàn rất kỹ, sử dụng điều kiện địa lý tự nhiên sẵn có của con sông để bảo vệ mặt bắc của thành. Vì thế người Việt gọi tên là thành Sông Lũy. Tên gọi chính thức của thành không rõ ràng. Theo H. Parmentier, cuối thế kỷ XIX khi đến đây khảo sát đã chỉ định tên thành là Bal Battinon hay Ban Hanơn.

Thiết kế nguyên thủy và cấu trúc của thành là một hình tứ giác khá cân; mặt đông và tây gần như chính hướng, mặt bắc và nam trẹo hiện rõ rệt mà chúng ta không hiểu được lý do, và cũng không biết ngụ ý của những nhà thiết kế thành vì mục đích quân sự ở thời điểm bấy giờ. Thành lũy được đắp bằng đất, đá và sỏi. Đây thực chất là một pháo đài quân sự kiên cố, một lâu đài phong kiến của người Chăm tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Qua hơn 500 năm tồn tại, thành Sông Lũy đã bị hủy hoại hư hại quá nhiều, một số đoạn tường thành gần như bị sạt lở hoàn toàn, chỉ còn lại nhiều đoạn thành đứt quãng lộ các lớp đất đá lởm chởm bên trong. Do đó khó có thể hình dung ra cấu trúc của thành. Hiện nay ở mặt tây và nam ở khoảng giữa còn khá rõ dấu vết nổi lên của hai mũi bờ thành đất nhô ra 20 m về hướng tây, đây có thể là các cửa thành và chứng tỏ thành được đặc biệt chú ý bố phòng ở các cửa ra vào. Thành lũy có bốn cạnh không đều nhau, các mặt đông và tây nằm đúng hướng, còn mặt bắc và nam hơi chệch nhiều. Ở mặt tây nam còn lại dấu vết của những lũy pháo đài làm bằng những ụ đất đắp lẫn sỏi cao từ 6 - 7m. Bên kia Sông Lũy cũng còn lại những bức thành tương đối rộng. Thành có quy mô lớn, kỹ thuật xây dựng rất khoa học và vững chắc.

Các góc cạnh uốn cong hình cánh cung nên đứng trên cao nhìn ta sẽ thấy thành Lũy có hình tròn. Từ bờ thành mặt tây kéo dài từ bắc sang nam đến bờ thành bắc có chiều dài 910 m, đường kính giữa bờ thành tây sang giữa bờ thành đông là 950 m. Diện tích thành gần 10 km2, đây là thành tương đối lớn của vương quốc Champa. Hiện nay tòa thành cổ Sông Lũy đã và đang bị mở đường giao thông vì cuộc sống dân sinh, đã cắt đứt thành cổ ra nhiều đoạn.

Nội thành hiện nay tập trung dân cư khá đông đúc và là nơi đóng trụ sở UBND xã Sông Lũy. Vì vậy, thành nội của thành Sông Lũy hiện nay không còn lại các dấu vết trước đây của người Chăm.

Vòng đai nằm trên bề mặt Sông Lũy với mục đích là để chống đỡ mặt tiền hướng bắc và có tên từ địa bàn thực tế đó (Sông Lũy tức là sông của thành lũy). Con sông này chỉ là dòng suối dài có bờ rãnh cao bao quanh và chia ra nhiều đập ngăn tự nhiên bằng đá sỏi về mùa khô. Nhưng về mùa mưa, nước từ rừng đổ về ngày một lớn dần thì nó là dòng nước chảy xiết và là sự chống đỡ phòng ngự rất chắc chắn của thiên nhiên, khiến cho đối phương không dám tấn công vào hướng này.

Sau hàng trăm năm tồn tại không được trông nom, trong tình trạng hoang phế, ngày nay các pháo đài đã bị mưa nắng bào mòn dần, không nhìn thấy chính xác một pháo đài nào nữa, mà chỉ gồm những bờ đất dốc lẫn đá cuội. Một số đoạn thành đã bị người dân đào lấn vào sâu, tận dụng xây nhà cửa. Một số đoạn khác bị đào sâu xuống đến ngang mặt đất trước lúc xây thành để làm đường giao thông.
 
2-3 Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Chiếu dời đô.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong nạn 12 sứ quân, xây dựng nền thống nhất quốc gia. Năm sau, năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư. Thực ra Hoa Lư thuở đó tuy giao thông thủy bộ cũng thuận lợi nhưng chưa phải là 1 trung tâm kinh tế hoặc văn hóa lớn. Mới đó là 1 vùng núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc phòng giữ, tự vệ về mặt quân sự hơn là hoạt động kinh tế. Và Đinh Bộ Lĩnh đã chọn nơi ấy làm kinh đô.

Triều Đinh rồi triều Lê sau 50 năm xây dựng chính quyền đã củng cố vững vàng chế độ trung ương tập quyền, ổn định được đời sống chính trị. Nền kinh tế bước đầu phát triển. Do không bị xáo trộn về chiến tranh nên sản xuất nông nghiệp được mở rộng (nhà nước cũng khuyến khích nghề nông, vua Lê Đại Hành từng đích thân đi cày ruộng tịch điền ở núi Đọi và núi Bàn Hải). Các nghề thủ công cổ truyền như nghề gốm, nghề dệt, nghề đúc đồng cũng phát triển. Nhiều công trình đào kênh, khai sông để mở mang về giao thông đường thủy - và cả để tưới nước, tiêu nước cho đồng ruộng – được tiến hành, nhờ đó thuyền bè qua lại giữa khoảng lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam được thuận tiện. Những con đường bộ cũng được mở thêm, bồi đắp và trên những trục chính có đặt hệ thống trạm dịch. Các con đường thủy bộ ấy thực sự đã tạo điều kiện cho mở rộng thêm mối giao lưu kinh tế trong nước. Cho nên có thể nói rằng sang đời Lý (tức từ năm 1009) công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập. Không thể tiếp tục đặt kinh đô, đầu não của quốc gia ở vùng núi non hiểm trở nên mùa đông năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua thì mùa thu năm sau ông đã quyết định dời kinh đô về thành Đại La. Ông ban bố một bài chiếu gọi là “Chiếu dời đô” (thiên đô chiếu).

2-3-1.jpg


Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) là một đoạn văn được Ngô Sỹ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong Đại việt sử ký toàn thư, đoạn văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội).

Bản chữ Hán:

昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億万世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚 延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。百姓耗損。万物失宜。朕甚痛之。不得不徙。

况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

Bản phiên âm Hán-Việt:

Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?


Bản dịch tiếng Việt:

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?


(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
 
Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ

Sử Toàn thư có ghi: “Mùa thu tháng bảy năm canh Tuất (1010) vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, dó đó đổi gọi là thành Thăng Long”.

Như thế thì lần dời đô của vua Lý đã đi theo đường thủy và đi vào cuối mùa hè. Chọn lộ trình và thời điểm như vậy hẳn là ông lợi dụng mùa nước lên để không lo bị mắc cạn, cũng như lợi dụng mùa gió nồm để buồm được no gió, đỡ nhiều công chèo chống.

Nhưng, ông và xa giá hoàng tộc, quan quân, tóm lại là bốc cả một triều đình ra Bắc theo những nẻo đường nào? Đành là đường thủy nhưng sông nước ra sao? Gần đây trên báo chí và một số cuộc hội thảo đã tững có những ý kiến về vấn đề này. Có một điều mọi người nhất trí là chắc chắn đoàn thuyền ngự phải từ Thành Ngoại ra sông Hoàng Long rồi ra sông Đáy, cụ thể là tới ngã ba Gián Khẩu.

2-3-2-1.jpg


Tới đây mới nảy sinh những ý kiến khác nhau về lộ trình dời đô. Có 4 giả thuyết:

1. Theo đường biển:

Một vài người nếu ý kiến là để phô trương thanh thế, đoàn thuyền ngự sẽ từ ngã ba Gián Khẩu đi xuôi ra cửa sông Đáy từ cửa Đại Ác (sau đổi ra là Đại An) rồi men theo bờ biển ngược qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), đi dọc bờ biển Hải Hậu, Giao Thủy tới cửa Ba Lạt rồi vào sông Hồng ngược lên Đại La.

2. Theo đường sông 1:

Một vài người đề xuất ý kiến là từ ngã ba Gián Khẩu, đoàn thuyền ngự cũng xuôi dòng Đáy, nhưng đến Độc Bộ tức chỗ giao nhau giữa sông Đáy và Sông Vị Hoàng (còn gọi là sông Nam Định hoặc sông Đào) thì đi vào sông này, ngược lên nơi này là thành phố Nam Định rồi ra sông Hồng để lên Đại La.

3. Theo đường sông 2:

Có người lại nêu là từ Gián Khẩu thuyền ngự đi ngược lên tới nơi nay là Phủ Lý (chỗ sông Đáy gặp sông Nhuệ) rồi theo sông Nhuệ mà ngược lên vùng Hà Liễu (Thường Tín) thì rẽ vào sông Tô Lịch để lên Đại La.

4. Theo đường sông 3:

Là giả thuyết của tác giả, đề xuất lộ trình như sau: Gián Khẩu – Phủ Lý rẽ vào sông Châu, ra sông Hồng ở nơi nay là xã Tắc Giang rồi ngược lên Đại La.

Dưới đây sẽ bàn về các giả thuyết trên.

1. Theo đường biển:
nếu theo đường này thì lộ trình sẽ đòi hỏi rất nhiều ngày vì như vậy là coi như đi trọng một đường vòng thúng, lại đầy nguy hiểm, thiếu an toàn, ai tính được những bất ngờ có thể gây tai nạn trên biển nhất là mùa mưa tháng 7. Một vị vua sáng suốt, định liệu công việc như thần thì không bao giờ lại lãng phí thời gian và phiêu lưu mạo hiểm như vậy. Vả lại đi dọc vùng hạ bạn tiêu sơ và ven biển thì có gì mà phô trương.

2. Theo đường sông xuôi xuống Độc Bộ rồi rẽ sang sông Đào ra Nam Định
thì vẫn là đi vòng, nhất là dường như sông Đào sớm lắm cũng mới được đào vào đời Trần. Song dù thời Lý đã có sông này thì đường vẫn là quá dài, hành trình cũng kéo dài, bất lợi về hậu cần và ảnh hưởng đến tính an toàn của chuyến đi. Ngoài ra, lại là mùa nước lên, gió nồm thổi mạnh, rất gây khó khăn cho đoàn thuyền từ Gián Khẩu đến Độc Bộ, theo độ đo ngày nay dài tới 20 km, chèo bơi ngược gió cùng phải trọn một ngày trời.

3. Theo đường sông, ra tới Phủ Lý rồi theo sông Nhuệ, rẽ vào sông Tô lên Đại La. Như vậy thì không phải đi vòng về phía nam như hai giả thuyết trên, song trong thực tế khó có thể là con đường sông cho một đoàn thuyền ngự dời đô, vua quan, hoàng tộc, binh sĩ… phải có tới hàng trăm chiếc thuyền là ít. Vì sông Nhuệ cho tới nay vẫn là con sông nhỏ lại có nhiều khúc quanh co, ngay ngày nay vẫn còn có những đoạn cong vòng thúng ở Viên Hoàng (Phú Xuyên), ở Liễu Viên (Thường Tín)… Cách đây ngàn năm hẳn nhiều vòng cong hơn, sau này theo thời gian với hiện tượng cướp dòng, sông mới tạm thẳng như hiện nay. Và cả sông Tô Lịch cũng vậy, thuở xưa có nhiều khúc uốn, sau mới có việc cướp dòng, dòng cũ thành ra các hồ Linh Đàm (Thanh Trì), Thượng Thanh (Thanh Oai). Ấy vậy mà nay sông Tô Lịch vẫn còn nhiều khúc cong nhất là đoạn sắp đổ vào sông Nhuệ như từ Quang Liệt vòng xuống Ngọc Hồi rồi làm một hình vòng thúng qua Thọ Am, Nội Am (Thanh Trì) đến Duyên Trường (Thường Tín) lại bẻ quặt ngang sang Nhị Châu rồi lại làm một đường vòng thúng xuống Hà Liễu.
Nêu vài ý kiến để nói rằng dòng Nhuệ và dòng Tô đến nay còn quanh co khuát khúc như thế huống chi ngàn năm xưa, các dòng chưa kịp cướp các khúc cong (như sông Hồng đã cướp khúc cong Hồ Khẩu, để rớt lại Hồ Tây). Và nếu cơ bản hơn là thuở xưa, ít ra là thế kỉ này, Lịch Đào Nguyên-một học giả Trung Quốc khoảng 515 – 526 đã soạn một sách riêng về sông ngòi của Trung Quốc và các “thuộc địa” trong đó có Việt Nam, tên là Thủy kinh chú. Thực ra ở sách này Lịch Đào Nguyên làm việc chú giải bộ Thủy Kinh do Tạng Khảm soạn từ đời Hán. Thủy Kinh chú 40 tập thì ở tập 37 tác giả chú giải về sông Diệp Du – tức sông Hồng với 5 nhánh chính, tất nhiên gọi bằng các tên như sông phía Bắc, sông phía Tả, sông giữa, sông Dài… May có học giả Đào Duy Anh đã nghiên cứu, so sánh các sách kim cổ Đông Tây và tìm ra đó là các sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Đuống, sông Hồng và sông Đáy. Không có sông Nhuệ. Tức là khi đó sông Nhuệ chưa đáng kể hoặc mới chỉ là những đoạn ngắn chưa nối liền với nhau.

4. Cho nên chúng tôi cho rằng lộ trình dời đô của Lý Công Uẩn phải là sông Đáy – sông Châu – sông Hồng rồi kết thúc là sông Tô. Đó là một lộ trình ngắn nhất, an toàn nhất.

Ngày ấy, kinh thành Hoa Lư có 2 khu vực Thành Ngoại ở phía Đông, nay gồm các làng Yên Thượng, Yên Hạ, Yên Thành; Thành Nội ở phía Tây nay là làng Chi Phong. Con ngòi Sào Khê quanh co lượn khúc nối kinh thành với sông Hoàng Long. Thực ra Hoa Lư không chỉ là 1 căn cứ bộ binh mà còn là một căn cứ thủy quân. Có thể là đoàn thuyền vua Lý xuất phát ngay ở khu Thành Ngoại, ở chính tại ghềnh Tháp nơi từ thuở vua Đinh lính thủy thường tập trận. Theo dòng Sào Khê ra sông Hoàng Long chỉ cần khoảng thời gian ăn xong một miếng trầu (tất nhiên ngày đó Sào Khê và Hoàng Long chưa cạn và hẹp như ngày nay). Bến sông đó sau có chợ nên được gọi là bến chợ Trường Yên. Tương truyền vào thời mà Hoa Lư còn là kinh đô thì bến này khá đông vui, quanh bến có những địa điểm mà tên gọi sau này cũng thấy có ở Thăng Long: Cầu Dền, Đình Ngang, chùa Một Cột…


Từ bến sông Hoàng Long, thuyền trở lại xuôi về Đông, tới ngã ba Gián Khẩu – chỗ sông Hoàng Long hòa nước vào sông Đáy – thì thuyền đi vào Đáy và ngược dòng lên hướng Bắc. Tháng 7 âm lịch, gió nồm nên đi ngược cũng không khó khăn gì. Tới chỗ nay là thị xã Phủ Lý thì là ngã ba sông Châu.
 
Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ

Sử Toàn thư có ghi: “Mùa thu tháng bảy năm canh Tuất (1010) vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, dó đó đổi gọi là thành Thăng Long”.

Như thế thì lần dời đô của vua Lý đã đi theo đường thủy và đi vào cuối mùa hè. Chọn lộ trình và thời điểm như vậy hẳn là ông lợi dụng mùa nước lên để không lo bị mắc cạn, cũng như lợi dụng mùa gió nồm để buồm được no gió, đỡ nhiều công chèo chống.

Nhưng, ông và xa giá hoàng tộc, quan quân, tóm lại là bốc cả một triều đình ra Bắc theo những nẻo đường nào? Đành là đường thủy nhưng sông nước ra sao? Gần đây trên báo chí và một số cuộc hội thảo đã tững có những ý kiến về vấn đề này. Có một điều mọi người nhất trí là chắc chắn đoàn thuyền ngự phải từ Thành Ngoại ra sông Hoàng Long rồi ra sông Đáy, cụ thể là tới ngã ba Gián Khẩu.

2-3-2-1.jpg


Tới đây mới nảy sinh những ý kiến khác nhau về lộ trình dời đô. Có 4 giả thuyết:

1. Theo đường biển:

Một vài người nếu ý kiến là để phô trương thanh thế, đoàn thuyền ngự sẽ từ ngã ba Gián Khẩu đi xuôi ra cửa sông Đáy từ cửa Đại Ác (sau đổi ra là Đại An) rồi men theo bờ biển ngược qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), đi dọc bờ biển Hải Hậu, Giao Thủy tới cửa Ba Lạt rồi vào sông Hồng ngược lên Đại La.

2-3-3.jpg


2. Theo đường sông 1:

Một vài người đề xuất ý kiến là từ ngã ba Gián Khẩu, đoàn thuyền ngự cũng xuôi dòng Đáy, nhưng đến Độc Bộ tức chỗ giao nhau giữa sông Đáy và Sông Vị Hoàng (còn gọi là sông Nam Định hoặc sông Đào) thì đi vào sông này, ngược lên nơi này là thành phố Nam Định rồi ra sông Hồng để lên Đại La.

2-3-4.jpg


3. Theo đường sông 2:

Có người lại nêu là từ Gián Khẩu thuyền ngự đi ngược lên tới nơi nay là Phủ Lý (chỗ sông Đáy gặp sông Nhuệ) rồi theo sông Nhuệ mà ngược lên vùng Hà Liễu (Thường Tín) thì rẽ vào sông Tô Lịch để lên Đại La.

2-3-5.jpg


4. Theo đường sông 3:

Là giả thuyết của tác giả, đề xuất lộ trình như sau: Gián Khẩu – Phủ Lý rẽ vào sông Châu, ra sông Hồng ở nơi nay là xã Tắc Giang rồi ngược lên Đại La.

2-3-6.jpg


Dưới đây sẽ bàn về các giả thuyết trên.

1. Theo đường biển: nếu theo đường này thì lộ trình sẽ đòi hỏi rất nhiều ngày vì như vậy là coi như đi trọng một đường vòng thúng, lại đầy nguy hiểm, thiếu an toàn, ai tính được những bất ngờ có thể gây tai nạn trên biển nhất là mùa mưa tháng 7. Một vị vua sáng suốt, định liệu công việc như thần thì không bao giờ lại lãng phí thời gian và phiêu lưu mạo hiểm như vậy. Vả lại đi dọc vùng hạ bạn tiêu sơ và ven biển thì có gì mà phô trương.

2. Theo đường sông xuôi xuống Độc Bộ rồi rẽ sang sông Đào ra Nam Định
thì vẫn là đi vòng, nhất là dường như sông Đào sớm lắm cũng mới được đào vào đời Trần. Song dù thời Lý đã có sông này thì đường vẫn là quá dài, hành trình cũng kéo dài, bất lợi về hậu cần và ảnh hưởng đến tính an toàn của chuyến đi. Ngoài ra, lại là mùa nước lên, gió nồm thổi mạnh, rất gây khó khăn cho đoàn thuyền từ Gián Khẩu đến Độc Bộ, theo độ đo ngày nay dài tới 20 km, chèo bơi ngược gió cùng phải trọn một ngày trời.

3. Theo đường sông, ra tới Phủ Lý rồi theo sông Nhuệ, rẽ vào sông Tô lên Đại La. Như vậy thì không phải đi vòng về phía nam như hai giả thuyết trên, song trong thực tế khó có thể là con đường sông cho một đoàn thuyền ngự dời đô, vua quan, hoàng tộc, binh sĩ… phải có tới hàng trăm chiếc thuyền là ít. Vì sông Nhuệ cho tới nay vẫn là con sông nhỏ lại có nhiều khúc quanh co, ngay ngày nay vẫn còn có những đoạn cong vòng thúng ở Viên Hoàng (Phú Xuyên), ở Liễu Viên (Thường Tín)… Cách đây ngàn năm hẳn nhiều vòng cong hơn, sau này theo thời gian với hiện tượng cướp dòng, sông mới tạm thẳng như hiện nay. Và cả sông Tô Lịch cũng vậy, thuở xưa có nhiều khúc uốn, sau mới có việc cướp dòng, dòng cũ thành ra các hồ Linh Đàm (Thanh Trì), Thượng Thanh (Thanh Oai). Ấy vậy mà nay sông Tô Lịch vẫn còn nhiều khúc cong nhất là đoạn sắp đổ vào sông Nhuệ như từ Quang Liệt vòng xuống Ngọc Hồi rồi làm một hình vòng thúng qua Thọ Am, Nội Am (Thanh Trì) đến Duyên Trường (Thường Tín) lại bẻ quặt ngang sang Nhị Châu rồi lại làm một đường vòng thúng xuống Hà Liễu.
Nêu vài ý kiến để nói rằng dòng Nhuệ và dòng Tô đến nay còn quanh co khuát khúc như thế huống chi ngàn năm xưa, các dòng chưa kịp cướp các khúc cong (như sông Hồng đã cướp khúc cong Hồ Khẩu, để rớt lại Hồ Tây). Và nếu cơ bản hơn là thuở xưa, ít ra là thế kỉ này, Lịch Đào Nguyên-một học giả Trung Quốc khoảng 515 – 526 đã soạn một sách riêng về sông ngòi của Trung Quốc và các “thuộc địa” trong đó có Việt Nam, tên là Thủy kinh chú. Thực ra ở sách này Lịch Đào Nguyên làm việc chú giải bộ Thủy Kinh do Tạng Khảm soạn từ đời Hán. Thủy Kinh chú 40 tập thì ở tập 37 tác giả chú giải về sông Diệp Du – tức sông Hồng với 5 nhánh chính, tất nhiên gọi bằng các tên như sông phía Bắc, sông phía Tả, sông giữa, sông Dài… May có học giả Đào Duy Anh đã nghiên cứu, so sánh các sách kim cổ Đông Tây và tìm ra đó là các sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Đuống, sông Hồng và sông Đáy. Không có sông Nhuệ. Tức là khi đó sông Nhuệ chưa đáng kể hoặc mới chỉ là những đoạn ngắn chưa nối liền với nhau.

4. Cho nên chúng tôi cho rằng lộ trình dời đô của Lý Công Uẩn phải là sông Đáy – sông Châu – sông Hồng rồi kết thúc là sông Tô. Đó là một lộ trình ngắn nhất, an toàn nhất.

Ngày ấy, kinh thành Hoa Lư có 2 khu vực Thành Ngoại ở phía Đông, nay gồm các làng Yên Thượng, Yên Hạ, Yên Thành; Thành Nội ở phía Tây nay là làng Chi Phong. Con ngòi Sào Khê quanh co lượn khúc nối kinh thành với sông Hoàng Long. Thực ra Hoa Lư không chỉ là 1 căn cứ bộ binh mà còn là một căn cứ thủy quân. Có thể là đoàn thuyền vua Lý xuất phát ngay ở khu Thành Ngoại, ở chính tại ghềnh Tháp nơi từ thuở vua Đinh lính thủy thường tập trận. Theo dòng Sào Khê ra sông Hoàng Long chỉ cần khoảng thời gian ăn xong một miếng trầu (tất nhiên ngày đó Sào Khê và Hoàng Long chưa cạn và hẹp như ngày nay). Bến sông đó sau có chợ nên được gọi là bến chợ Trường Yên. Tương truyền vào thời mà Hoa Lư còn là kinh đô thì bến này khá đông vui, quanh bến có những địa điểm mà tên gọi sau này cũng thấy có ở Thăng Long: Cầu Dền, Đình Ngang, chùa Một Cột…

2-3-7.jpg


2-3-8.jpg
 
Từ bến sông Hoàng Long, thuyền trở lại xuôi về Đông, tới ngã ba Gián Khẩu – chỗ sông Hoàng Long hòa nước vào sông Đáy – thì thuyền đi vào Đáy và ngược dòng lên hướng Bắc. Tháng 7 âm lịch, gió nồm nên đi ngược cũng không khó khăn gì. Tới chỗ nay là thị xã Phủ Lý thì là ngã ba sông Châu.

2-3-9.jpg


Thực ra thì đây phải là khu vực ngã tư sông, bởi sông Đáy từ vùng chùa Hương chảy về thì đón nước sông Nhuệ từ phía cầu Giẽ xuôi hòa nhập vào, đồng thời tách ra nhánh Châu Giang. Nước sông Châu là sông Đáy, sông Nhuệ cung ứng. (Đây là viết theo mục “sông Châu” trong phần “Hà Nội” của sách Đại Nam nhất thống chi. Song cũng sách này ở mục “sông Nhị” lại nói sông Nhị đến Yên Lệnh tách ra một nhánh tức sông Châu. Như thế thì sông Châu nhận nước sông Hông. Vấn đề này cần tìm hiểu thêm). Kể ra thì từ đây cũng có thể theo Sông Nhuệ lên Đại La, nhưng như đã nói ở trên, sông Nhuệ nhỏ hơn sông Hồng, làm giảm tốc độ lộ trình. Sông Hồng thì rộng rãi và thẳng tắp mà cả sông Châu thuở đó cũng khá rộng cho nên theo sông Châu ra sông Hồng là hợp lẽ. Đoàn thuyền ngự đến ngã tư này đã đi vào sông Châu.

2-3-10.jpg


Chỗ ngã tư này là nơi giáp ranh 3 đơn vị hành chính: phường Lương Khánh Thiện của thị xã Phủ Lý, Thôn Ba của xã Phù Vân (huyện Kim Bảng) và xóm Bắc Sơn của xã Châu Sơn (cũng của huỵen Kim Bảng). Châu Giang thì nay là con sông đang thoi thóp thở vì nó không còn có thể gặp sông Hồng được. Trước đây thì sông Châu là một sông cũng khá lớn, nay cứ quan sát những vạt ruộng 2 bên bờ sông sẽ thấy những nơi thấp chính là một phần của dòng sông thời xưa, nhất là xem hai triền đê ở hai bên bờ sông thì cách nhau khá xa, đủ chứng tỏ là có thời lòng sông Châu khá rộng. Sông chảy về phía Đông, đổ ra sông Hồng, nhưng không chỉ một nhánh. Từ Phủ Lý đến nơi giáp ranh xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên) và xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục) thì sông Châu đúng là chỉ một nhánh. Nhưng từ đây sông tách làm 2: một nhánh chảy ngược lên phía Bắc tới nơi giáp ranh hai xã Yên Nam và Trác Văn (Duy Tiên) thì quặt sang Đông, đổ vào sông Hồng ở chỗ nay là xóm Tắc Giang, thôn Lỗ Hà, Xã Chuyên Ngoại, làm ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Duy Tiên – Lý Nhân; một nhánh từ xã Bĩnh Nghĩa chảy xuôi về Đông Nam làm ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân để rồi đổ ra sông Hồng ở xã Hòa Hậu (Lý Nhân). Nay nhánh sông phía bên trên đã bị con đê mới đắp thời Pháp thuộc chặn lại. Song chỗ cửa sông cũ (chỗ gặp sông Hồng) còn khá mênh mông.

2-3-111.jpg


Ở nhánh dưới thì cũng xây cống với trạm bơm Hữu Bị. Do vậy, sông Châu không ra tới sông Hồng được nữa. Nhưng cách đây nghìn năm thì sự thông thương trên sông là tất nhiên. Và thuyền nhà Lý đã theo sông Châu Giang ra sông Hồng có thể theo 1 trong 2 nhánh nói trên.

2-3-12.jpg


2-3-13.jpg


Thực ra sông Châu là một huyết mạch quan trọng, tính theo sông Đáy đây là con sông đầu tiên nối sông Đáy với sông Hồng. Cũng theo Toàn thư năm 987, vua Lê Đại Hành đi cày tịch điền ở núi Đọi thì rõ ràng là ông phải đi thuyền theo sông Đáy – sông Châu.

Năm 1044 khi Lý Thái Tông đi đánh Chiêm cũng từ Thăng Long ra cửa sông Đáy để ra biển vào Nam. Khi về ông có qua Hoa Lư và có ngủ đêm lại ở hành cung Lý Nhân. Như vậy hành trình của ông cũng là theo sông Đáy, sông Châu ra sông Hồng để lên

Từ đó có thể hiểu là thời Tiền Lê và thời Lý, dòng sông Châu là nẻo qua lại quen thuộc giữa Hoa Lư và Đại La – Thăng Long.

Như vậy, sông Hoàng Long – sông Đáy – sông Châu – sông Hồng là lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ.
Nhưng đoàn thuyền ngự vào thành bằng nẻo nào? Toàn thư có ghi: “vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Thuyền tạm đỗ dưới thành”. Chi Tiết “thuyền tạm đỗ dưới thành” hóa ra lại cũng là vấn đề. Vì như vậy là đoàn thuyền ngự đỗ sát ngay dưới chân thành Đại La.

PlandeThang-longdaprslaGographiedeHng-dc1490.jpg


Mà thành Đại La không hề ở bên bờ sông Hồng, mà ở bên bờ sông Tô. Thành Đại La coi như gần trùng với vị trí thành Nhà Nguyễn sau này mà nay ai cũng biết mặt Bắc nhìn ra sông Tô (phố Quán Thánh chính là chạy dọc bờ sông Tô). Các cuộc khai quật khảo cổ học trong các năm 2002 – 2003 ở khu 18 Hoàng Diệu đã có thêm những bằng chứng là thành Đại La nằm cùng khu vực với thành Nhà Nguyễn. Vậy năm 1010 trọng đại ấy, vùa Lý đã cho thuyền từ sông Hồng rẽ vào sông Tô, đến cửa Thành Đại La thì mới lên bộ mà vào thành. Con sông Tô ngày ấy chắc chắn vẫn còn là “Sông Tô nước chảy trong ngần/ Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa”.

2-3-14.jpg


Như vậy, sông Tô đã nối dài thêm một đoạn cho lộ tình dời đô của Lý Thái Tổ.
 
Vị trí thành Thăng Long

Trên thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bản nghiên cứu đồ sộ GS sử học Phan Huy Lê được trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế: "Nhận diện giá trị Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu, so sánh 2004 - 2008". Một bản nghiên cứu rất bổ ích, rất có giá trị, đáng để bạn đọc suy ngẫm và trân trọng.

Vị trí khu di tích trong cấu trúc kinh thành Thăng Long

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và thành cổ Hà Nội. Khu di tích nằm giữa các phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn (trừ khu sẽ xây dựng Nhà Quốc hội), Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, với diện tích 18.395 m2.

Khu di tích nằm trong địa bàn trung tâm lịch sử và văn hoá của thủ đô Hà Nội. Trong khu vực này khảo cổ học đã phát hiện dấu tích cư trú sớm nhất của con người qua di tích văn hoá Phùng Nguyên tại lớp dưới của di tích đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội) có niên đại khoảng giữa thiên niên kỷ II tr.Cn, trên một gò đất cao. Trong thời đại đồ đồng và đồ sắt sớm, cùng với quá trình bồi tụ, cư dân sinh sống ngày càng đông, kinh tế phát triển, kết hợp với vị trí giao thông thuận lợi, vùng đất này sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng.

Thành Vạn Xuân, kinh đô của nhà nước độc lập do Lý Nam Đế thành lập vào thế kỷ 6, rồi phủ thành Tống Bình, phủ thành An Nam thế kỷ 7 - 9 mà tiêu biểu là thành Đại La thế kỷ 9, đều nằm trong khu vực này. Thành Đại La không những là thành luỹ quy mô lớn mà còn là một đô thị phồn thịnh bậc nhất của đất nước thời bấy giờ.

Mùa thu, tháng 7 năm Giáp Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ thành Hoa Lư (Ninh Bình) ra “thành Đại La” là “đô cũ của Cao Vương”[1] và đổi tên là thành Thăng Long. Từ đó cho đến cuối thế kỷ 18, thành Thăng Long liên tục giữ vai trò kinh đô của nước Đại Việt, tuy tên có thay đổi:

- Thành Thăng Long dưới triều Lý (1009 - 1226) từ năm 1010 cho đến đầu năm 1226, triều Trần (1226 - 1400) từ năm 1226 đến năm 1397.

- Năm 1397 đổi tên là Đông Đô vào những năm cuối triều Trần, rồi triều Hồ (1400 - 1407).

- Năm 1407 là thủ phủ của chính quyền đô hộ nhà Minh (1407 - 1427) với tên gọi là phủ thành Giao Chỉ, thường gọi là thành Đông Quan.

- Năm 1430 đổi tên là thành Đông Kinh, dưới triều Lê sơ (1428 - 1527) rồi triều Mạc (1527 - 1592), triều Lê Trung hưng (1593 - 1788). Trong thời gian này, tên Thăng Long vẫn được sử dụng và thế kỷ 17 - 18 còn có tên mang tính dân dã là Kẻ Chợ (trong tài liệu phương Tây thường phiên âm là Ca Cho).

PlandeThang-longdaprslaGographiedeHng-dc1490.jpg


Về mặt cấu trúc, kinh thành Thăng Long đã gồm ba vòng thành: vòng thành bảo vệ ngoài cùng gọi là thành Đại La hay La thành, vòng thành giữa thời Lý, Trần mang tên Long thành, Phượng thành hay Long Phượng thành và từ thế kỷ 15 thường gọi là Hoàng thành; vòng thành trong cùng thời Lý thường gọi là "vùng cấm" (Cấm trung, theo Đại Việt sử lược) hay Cấm thành (theo Đại Việt sử ký toàn thư), thời Trần là Cấm thành, thời Lê là Cấm thành hay Cung thành. Qua các thời kỳ lịch sử, La thành và Hoàng thành có nhiều thay đổi, nhất là lần mở rộng Hoàng thành về phía Tây Nam năm 1490, lần xây dựng và mở rộng Hoàng thành năm 1516, lần đắp thêm ba lớp lũy phía ngoài La thành, mở rộng lên phía Bắc bao gồm cả Hồ Tây năm 1588, lần thu hẹp La thành và Hoàng thành năm 1749, nhưng phần trung tâm phía Đông của Hoàng thành thì hầu như không thay đổi mấy. Đó là khu vực nằm khoảng giữa phố Thuốc Bắc về phía Đông, phố Phan Đình Phùng về phía Bắc, phố Nguyễn Thái Học về phía Nam và phố Sơn Tây về phía Tây.

Cấm thành nằm trong khu trung tâm phía Đông của Hoàng thành, về vị trí cũng như qui mô từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13 cũng gần như không thay đổi. Đây là nơi làm việc của triều đình và các cơ quan quyền lực trung ương, nơi thiết triều, tiếp sứ thần các nước, nơi diễn ra các nghi lễ trọng thể của quốc gia và cũng là nơi ở, nghỉ ngơi của nhà vua và hoàng gia, cung nữ.

Các cung điện, lầu gác và cả qui hoạch bên trong Cấm thành có thay đổi qua các vương triều, có những lần bị tàn phá vì chiến tranh xâm lược hay những cuộc xung đột cung đình, qui mô cũng có thay đổi ít nhiều theo xu hướng mở rộng thêm.

Sử biên niên như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư... còn ghi chép những năm xây dựng, tu sửa các cung điện, lầu gác trong Cấm thành và những năm bị tàn phá rồi phải xây dựng, kiến tạo lại.

Ngoài tư liệu chữ viết, còn có một số bản đồ cổ mà sớm nhất Bản đồ thành Đông Kinh trong tập Bản đồ Hồng Đức được vẽ năm 1490 mà hơn 10 truyền bản còn bảo tồn đến nay phần lớn mang niên đại thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Theo tư liệu bản đồ này, Cấm thành có tường thành bảo vệ và gần như hình vuông. Chính giữa Cấm thành là điện Kính Thiên, phía Bắc bên phải là điện Chí Kính, bên trái là điện Vạn Thọ (nhìn theo hướng Bắc - Nam); phía Nam có Thị Triều rồi đến Đoan Môn, Đông Trường An, Tây Trường An. Trên bản đồ chỉ vẽ cửa Nam tức Đoan Môn có ba lớp cửa và cửa Tây mở về phía Tây Bắc. Phía Đông Cấm thành có Đông Cung và Thái Miếu. Tất nhiên đấy chỉ là một số kiến trúc cung đình tiêu biểu thời Lê.

Căn cứ vào bản đồ Hồng Đức và các sử liệu chữ viết, kể cả văn bia, địa chí, thơ văn, có thể xác định một cách tương đối phạm vi của Cấm thành như sau:

- Trung tâm của Cấm thành là điện Càn Nguyên/ Thiên An/ Kính Thiên. Đây là kiến trúc quan trọng bậc nhất của vương triều, nơi thiết triều của nhà vua và cử hành các nghi lễ quốc gia tiêu biểu, ở vào vị trí trung tâm của Cấm thành và xây dựng trên núi Nùng mang ý nghĩa phong thuỷ linh thiêng. Vì vậy điện Càn Nguyên, Thiên An và Kính Thiên đều xây dựng trên một địa điểm là Núi Nùng. Nền điện Kính Thiên hiện nay do nhà Lê xây dựng năm 1428 và bậc thềm 9 bậc với lan can đá chạm rồng dựng năm 1467. Kiến trúc đã bị phá huỷ năm 1886 nhưng nền điện với bậc thềm đá vẫn còn được bảo tồn đến nay. Đấy là tâm điểm của Cấm thành.


2-3-15.jpg
2-3-16.jpg

Nền điện Kính Thiên hiện còn (trái) và trước khi bị phá (phải)

- Đoan Môn là cửa phía Nam của Cấm thành. Tư liệu lịch sử cho biết Đoan Môn từ thời Lý, qua thời Trần đến thời Lê, vị trí không thay đổi. Di tích Đoan Môn hiện còn, qua kết quả thăm dò khảo cổ học xác nhận kiến trúc này được xây dựng thời Lê sơ (thế kỷ 15) trên nền Đoan Môn thời Lý, Trần qua dấu tích và di vật phát hiện. Đấy là cửa trong cùng về phía Nam Cấm thành.

2-3-17.jpg
2-3-18.jpg

Đoan Môn hiện nay (trái) và Đoan Môn cuối thế kỷ XIX (phải)

- Chùa Diên Hựu tức Một Cột hiện còn đã qua nhiều lần trùng tu và xây dựng lại, trong văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh do Nguyễn Công Bật soạn và khắc năm 1121 thời Lý, có đoạn chép: “hướng về vườn nổi tiếng ở Tây Cấm dựng chùa Diên Hựu” (hướng Tây Cấm chi danh viên xưởng Diên Hựu chi danh tự). Nếu hiểu “Tây Cấm” là phía Tây của “Cấm thành” hay “Cấm trung” thì chùa Một Cột ở vị trí phía Tây Cấm thành hay nói cách khác, giới hạn phía Tây của Cấm thành ở về phía Đông chùa Một Cột hiện nay.

2-3-19.jpg

Chùa Một Cột (chùa Diên Hựu)

- Khán Sơn là ngọn núi nằm ở phía ngoài gần cổng Tây Bắc của Cấm thành. Điều đó được ghi nhận qua bản đồ Đông Kinh trong Bản đồ Hồng Đức. Nhưng sau khi xây thành Hà Nội thì Khán Sơn lại nằm bên trong thành Hà Nội ở góc Tây Bắc[2]. Khán Sơn nằm ở bên trong, vào góc Tây Bắc[3] của thành Hà Nội, tức khoảng gần góc Phan Đình Phùng - Hùng Vương hiện nay.

- Tam Sơn là ba gò đất gồm hai gò tự nhiên cách nhau chừng 2 trượng (66m) và một gò đắp thêm ở giữa, chu vi hơn 30 trượng (99m). Tam Sơn trước đây nằm ở phía Bắc Cấm thành. Sang đầu thế kỷ 19 khi xây thành Hà Nội, Tam Sơn bị san bằng nhưng các tài liệu địa chí cho biết vị trí ở bên trong thành Hà Nội, về phí Bắc, gần Cửa Bắc[4].

Qua hình dạng gần hình vuông, tâm điểm là nền điện Kính Thiên, phía Nam có Đoan Môn là cổng trong và Tam Môn ở vị trí Kỳ Đài (Cột Cờ) là cổng ngoài, tường phía Tây ở về phía Đông chùa Một Cột, phía Tây Bắc giáp góc Đông Nam Phan Đình Phùng - Hùng Vương và phía Bắc gần Tam Sơn ở bên trong Cửa Bắc (Chính Bắc Môn) trên phố Phan Đình Phùng. Từ những di tích hiện còn lấy làm vật chuẩn hay chỉ giới của Cấm thành, có thể xác định được vị trí, qui mô và phạm vi tương đối của Cấm thành. Tính toán trên bản đồ số của thành phố Hà Nội hiện nay, nếu tạm coi Cấm thành có hình vuông thì mỗi cạnh là gần 700m[5].

Trên cơ sở xác định Cấm thành như trên thì khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ở về phía Tây của điện Kính Thiên khoảng 100m, hoàn toàn nằm trong phạm vi Cấm thành, chiếm một diện tích phía Tây của Cấm thành. Những di tích kiến trúc và di vật mà khảo cổ học phát hiện cũng chứng tỏ đây là khu di tích nằm trong Cấm thành qua nhiều thời kỳ lịch sử.
 
Giá trị lịch sử của khu di tích

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 - 9 thời thuộc Đường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ 18, rồi thành Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.

Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ gọi thành Đại La là “đô cũ của Cao Vương”. Đó là phủ thành An Nam do Tiết độ sứ Cao Biền xây dựng năm 866 trên cơ sở các phủ thành trước. “Thành mang tên La Thành, chu vi 1980 trượng 5 thước (6,139km), cao 2 trượng 6 thước (8,06m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (8,06m), bốn mặt xây nữ tường cao 5 thước 5 tấc (1,70m), 55 địch lâu (lầu quan sát địch), 5 môn lâu (lầu cửa), 6 ủng môn (cửa ống), 3 cửa nước, 34 đường bộ, lại đắp đê chu vi 2125 trượng 8 thước (6,589km), cao 1 trượng 5 thước (4,65m), chân đê rộng 3 trượng (9,30), lại dựng hơn 5000 gian nhà” [6]. Đấy là qui mô một toà thành khá lớn, chu vi hơn 6km tức gấp 1,5 lần so với chu vi tường thành bên trong của thành Hà Nội (4 km).

Trên diện tích 19,000m2 khai quật, khảo cổ học đã phát hiện ở tầng văn hoá lớp sâu nhất dấu tích kiến trúc và di vật thành Đại La gồm di tích bó nền, móng trụ, cống thoát nước, 3 giếng nước cùng các loại gạch, ngói màu xám, trong đó có gạch “Giang Tây quân", đầu ngói ống với những trang trí đặc trưng thời Đường. Như vậy khu di tích hoàn toàn nằm bên trong thành Đại La. Trên lớp di tích thành Đại La là lớp di tích Lý, trong đó có giếng nước Đại La bên trên có hàng gạch màu đỏ thời Lý, chứng tỏ nhà Lý đã xây dựng thành Thăng Long tại thành Đại La và lúc đầu có sự dụng một số kiến trúc của Đại La.

2-3-20.jpg
2-3-21.jpg
2-3-22.jpg

Gạch "Giang Tây quân ", Ngói ống Đại La, Giếng nước Đại La

Giai đoạn Đinh (968 - 979) - tiền Lê (980 - 1009) cũng để lại dấu tích với những đồ gốm thế kỷ 10 và loại gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” tại kinh đô Hoa Lư của hai vương triều này.

Từ khi định đô Thăng Long năm 1010, vương triều Lý để lại những dấu tích kiến trúc dày đặc nhất trên toàn bộ diện tích khu di tích khảo cổ học. Đó là những di tích kiến trúc khá lớn 3 gian, 9 gian, 13 gian với những vì kèo 3, 6, 7 hàng cột có thể xác định qua các trụ móng cột kê chân đá tảng. Khảo cổ học còn tìm thấy nhiều kiến trúc lục giác với 6 trụ móng hình tròn xung quanh và 1 trụ móng hình vuông ở giữa và 1 kiến trúc bát giác qui mô lớn. Trong tầng văn hoá Lý còn tìm thấy hệ thống thoát nước, giếng nước và nhiều vật liệu kiến trúc đặc trưng thời Lý.

2-3-23.jpg


2-3-24.jpg

Di tích kiến trúc và Di tích "Lầu lục giác"

Dấu tích kiến trúc Trần vừa có phần kế thừa, sử dụng lại một số công trình thời Lý, vừa xây dựng nhiều công trình mới, tạo nên diện mạo mới của thời Trần. Kiến trúc Trần cũng đắp nền, xây móng trụ, bó nền nhưng đường viền bó vỉa theo kiểu xếp gạch hình hoa chanh rất đặc trưng thời Trần. Giếng nước thời Trần xây bằng gạch màu đỏ theo kiểu xếp chéo xương cá. Vật liệu xây dựng như gạch, ngói, tượng đất nung với những hoa văn trang trí hình rồng, phượng, phần hoa cánh sen, hoa cúc như thời Lý nhưng phong cách có phóng khoáng hơn.

2-3-25.jpg


2-3-26.jpg

Giếng nước và Gạch có chữ "Hoàng Môn Thự"
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,228
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top