tungvk1781
Phượt thủ
Di tích kiến trúc thời Lê sơ cũng tìm thấy phổ biến trong khu di tích khảo cổ học, có phần chồng lên thời Lý, Trần, có phần phá huỷ một số kiến trúc thời trước. Nhiều ao hồ và ngự hà được khơi đào. Hình như qui hoạch Cấm thành trải qua một số thay đổi quan trong. Nhiều di tích kiến trúc, cống thoát nước, giếng nước đã được tìm thấy cùng với những loại gạch vồ, ngói mũi sen, ngói thanh lưu ly (màu xanh), hoàng lưu ly (màu vàng)... của thời Lê sơ phân bổ trên hầu khắp diện tích khu di tích.
Bát có "Trường lạc cung" và "Giếng nước"
Những di tích thời Mạc và Lê trung hưng có phần mờ nhạt hơn và bị phá huỷ nhiều vì những biến động chính trị thế kỷ 18 và sự phá huỷ Cấm thành để xây dựng thành Vauban đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, thời kỳ này vẫn để lại một số di tích kiến trúc và di vật.
Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu gồm thời tiền Thăng Long từ thế 7 - 9 và thời Thăng Long với vai trò kinh đô của nước Đại Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18.
Sang thế kỷ 19, trong khu thành cổ Hà Nội, di tích trong lòng đất chỉ mới thăm dò bước đầu qua mấy hố khai quật nhỏ ở Đoan Môn, Hậu Lâu và Cửa Bắc, nhưng những di tích trên mặt đất lại tiếp nối lịch sử của trung tâm Thăng Long-Hà Nội cho đến nay. Đó là di tích nền điện Kính Thiên, Đoan Môn của Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ; Kỳ Đài, Cửa Bắc của thành Hà Nội, Hành cung với tường bao quanh hình chữ nhật mở 8 cửa của nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19.
Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp và thành cổ Hà Nội là khu vực quân sự của Pháp. Trong khu vực này, người Pháp đã xây dựng một số kiến trúc mới trong đó có toà nhà xây trên nền điện Kính Thiên làm Sở chỉ huy pháo binh. Từ năm 1954 đến năm 2004, khu vực thành cổ Hà Nội là Tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm cả bộ phận di tích khảo cổ học phát lộ trong lòng đất và bộ phận di tích trên mặt đất trong thành cổ Hà Nội, trải dài lịch sử 13 thế kỷ của cơ quan quyền lực, trong đó có gần 10 thế kỷ của Cấm thành Thăng Long và trục trung tâm của thành Hà Nội.
Giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích là bề dày lịch sử của một trung tâm chính trị, trung tâm quyền lực mà cho đến nay vẫn giữ vai trò trung tâm của nước Việt Nam hiện đại, vẫn nằm trong Trung tâm chính trị Ba Đình của thủ đô Hà Nội.
Trên thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Trung tâm hội tụ và kết tinh các giá trị văn hoá dân tộc
Trong thời kỳ giữ vai trò kinh thành, Khu di tích trung tâm của Hoàng thành Thăng Long mà thực chất là một bộ phận của Cấm thành, là trung tâm quyền lực, trung tâm chính trị và văn hoá của quốc gia.
Các kiến trúc ở đây là những cung điện, lầu gác qui mô lớn và được xây dựng bằng những vật liêu cao cấp nhất với bàn tay lao động của những người thợ lành nghề của đất kinh kỳ và tuyển mộ từ khắp mọi miền của đất nước. Các di tích kiến trúc đã chồng xếp, đan xen lên nhau qua các thời kỳ từ vương triều Lý, qua Trần đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.
Dân phu nhiều châu huyện và quân đội được điều về tham gia xây dựng. Thời Lý, Trần có những viên gạch ghi chữ “Vĩnh Ninh trường” là một trung tâm sản xuất gạch, ngói nổi tiếng thời Trần, có viên gạch ghi niên đại sản xuất như “Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” (năm 1057), có viên gạch ghi đơn vị hành chính đương thời như “Đại Thông độ” (Bến Đại Thông, vùng Gia Lâm, Hà Nội), “Thu Vật huyện, Thu Vật hương” (vùng Yên Bái)... Sang thời Lê sơ, tìm thấy nhiều viên gạch ghi tên các phiên hiệu quân đội đương thời như “Tráng Phong quân”, “Vũ Kỵ quân”, “Trung Nghĩa quân”, “Huyền Qua quân”, “Thần Hổ quân”...
Gạch "Đại thông độ", gạch có chữ Chăm, gạch "Vĩnh Ninh trường", gạch "Tráng phong quân"
Vật liệu xây dựng gồm các loại gạch ngói, tượng đất nung trang trí trên nóc mái và diềm mái nhà hình rồng, phượng, uyên ương, lá đề... đạt độ tinh xảo với những mô típ trang trí đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử. Dấu vết mặt bằng kiến trúc cùng các loại vật liệu xây dựng và trang trí cho phép hình dung những cung điện to lớn, thiết kế công phu, biểu thị nghệ thuật kiến trúc và tạo hình trình độ cao.
Trong số di vật có những đồ gốm sứ cao cấp với nhiều dòng men phong phú, nghệ thuật tạo dáng và trang trí tinh xảo. Đặc biệt khảo cổ học tìm thấy một số đồ dùng cung đình với những chữ “quan”, tên cung điện như “Trường Lạc cung” và nhất là đồ “ngự dụng” với hình rồng năm móng tượng trưng cho quyền uy của Hoàng đế. Khảo cổ học cũng tìm thấy khuôn đúc, đồ phế phẩm chứng tỏ có sự tồn tại những lò gốm cao cấp tại kinh thành Thăng Long.
Phân tích và so sánh, đối chiếu một số đồ gốm sứ tìm thấy ở khu di tích với những đồ gốm sứ phát hiện ở một số nước Đông Nam á, các nhà khảo cổ học đặt vấn đề có những lò gốm sứ cao cấp tại Thăng Long chuyên sản xuất cho cung đình và nhu cầu xuất khẩu vào thế kỷ 15 cùng thời với gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng.
Suốt chặng đường dài lịch sử, đặc biệt hơn 7 thế kỷ rưỡi từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18, với vai trò trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia, Khu di tích là nơi tập hợp nhiều sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị của văn hoá dân tộc.
Bát có "Trường lạc cung" và "Giếng nước"
Những di tích thời Mạc và Lê trung hưng có phần mờ nhạt hơn và bị phá huỷ nhiều vì những biến động chính trị thế kỷ 18 và sự phá huỷ Cấm thành để xây dựng thành Vauban đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, thời kỳ này vẫn để lại một số di tích kiến trúc và di vật.
Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu gồm thời tiền Thăng Long từ thế 7 - 9 và thời Thăng Long với vai trò kinh đô của nước Đại Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18.
Sang thế kỷ 19, trong khu thành cổ Hà Nội, di tích trong lòng đất chỉ mới thăm dò bước đầu qua mấy hố khai quật nhỏ ở Đoan Môn, Hậu Lâu và Cửa Bắc, nhưng những di tích trên mặt đất lại tiếp nối lịch sử của trung tâm Thăng Long-Hà Nội cho đến nay. Đó là di tích nền điện Kính Thiên, Đoan Môn của Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ; Kỳ Đài, Cửa Bắc của thành Hà Nội, Hành cung với tường bao quanh hình chữ nhật mở 8 cửa của nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19.
Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp và thành cổ Hà Nội là khu vực quân sự của Pháp. Trong khu vực này, người Pháp đã xây dựng một số kiến trúc mới trong đó có toà nhà xây trên nền điện Kính Thiên làm Sở chỉ huy pháo binh. Từ năm 1954 đến năm 2004, khu vực thành cổ Hà Nội là Tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long bao gồm cả bộ phận di tích khảo cổ học phát lộ trong lòng đất và bộ phận di tích trên mặt đất trong thành cổ Hà Nội, trải dài lịch sử 13 thế kỷ của cơ quan quyền lực, trong đó có gần 10 thế kỷ của Cấm thành Thăng Long và trục trung tâm của thành Hà Nội.
Giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích là bề dày lịch sử của một trung tâm chính trị, trung tâm quyền lực mà cho đến nay vẫn giữ vai trò trung tâm của nước Việt Nam hiện đại, vẫn nằm trong Trung tâm chính trị Ba Đình của thủ đô Hà Nội.
Trên thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Trung tâm hội tụ và kết tinh các giá trị văn hoá dân tộc
Trong thời kỳ giữ vai trò kinh thành, Khu di tích trung tâm của Hoàng thành Thăng Long mà thực chất là một bộ phận của Cấm thành, là trung tâm quyền lực, trung tâm chính trị và văn hoá của quốc gia.
Các kiến trúc ở đây là những cung điện, lầu gác qui mô lớn và được xây dựng bằng những vật liêu cao cấp nhất với bàn tay lao động của những người thợ lành nghề của đất kinh kỳ và tuyển mộ từ khắp mọi miền của đất nước. Các di tích kiến trúc đã chồng xếp, đan xen lên nhau qua các thời kỳ từ vương triều Lý, qua Trần đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.
Dân phu nhiều châu huyện và quân đội được điều về tham gia xây dựng. Thời Lý, Trần có những viên gạch ghi chữ “Vĩnh Ninh trường” là một trung tâm sản xuất gạch, ngói nổi tiếng thời Trần, có viên gạch ghi niên đại sản xuất như “Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” (năm 1057), có viên gạch ghi đơn vị hành chính đương thời như “Đại Thông độ” (Bến Đại Thông, vùng Gia Lâm, Hà Nội), “Thu Vật huyện, Thu Vật hương” (vùng Yên Bái)... Sang thời Lê sơ, tìm thấy nhiều viên gạch ghi tên các phiên hiệu quân đội đương thời như “Tráng Phong quân”, “Vũ Kỵ quân”, “Trung Nghĩa quân”, “Huyền Qua quân”, “Thần Hổ quân”...
Gạch "Đại thông độ", gạch có chữ Chăm, gạch "Vĩnh Ninh trường", gạch "Tráng phong quân"
Vật liệu xây dựng gồm các loại gạch ngói, tượng đất nung trang trí trên nóc mái và diềm mái nhà hình rồng, phượng, uyên ương, lá đề... đạt độ tinh xảo với những mô típ trang trí đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử. Dấu vết mặt bằng kiến trúc cùng các loại vật liệu xây dựng và trang trí cho phép hình dung những cung điện to lớn, thiết kế công phu, biểu thị nghệ thuật kiến trúc và tạo hình trình độ cao.
Trong số di vật có những đồ gốm sứ cao cấp với nhiều dòng men phong phú, nghệ thuật tạo dáng và trang trí tinh xảo. Đặc biệt khảo cổ học tìm thấy một số đồ dùng cung đình với những chữ “quan”, tên cung điện như “Trường Lạc cung” và nhất là đồ “ngự dụng” với hình rồng năm móng tượng trưng cho quyền uy của Hoàng đế. Khảo cổ học cũng tìm thấy khuôn đúc, đồ phế phẩm chứng tỏ có sự tồn tại những lò gốm cao cấp tại kinh thành Thăng Long.
Phân tích và so sánh, đối chiếu một số đồ gốm sứ tìm thấy ở khu di tích với những đồ gốm sứ phát hiện ở một số nước Đông Nam á, các nhà khảo cổ học đặt vấn đề có những lò gốm sứ cao cấp tại Thăng Long chuyên sản xuất cho cung đình và nhu cầu xuất khẩu vào thế kỷ 15 cùng thời với gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng.
Suốt chặng đường dài lịch sử, đặc biệt hơn 7 thế kỷ rưỡi từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 18, với vai trò trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia, Khu di tích là nơi tập hợp nhiều sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị của văn hoá dân tộc.