What's new

[Chia sẻ] Trekking in Himalayas

Hành trình này chúng tôi đã thực hiện từ cách đây tròn nửa năm. Nửa năm qua, chẳng quá ngắn cũng chẳng quá dài, đủ để quên những thứ cần quên, và không bao giờ đủ để xóa nhòa những ký ức cần nhớ.

Những ngày cuối tháng 3, nằm trên giường bệnh và nhìn về phía ô cửa sổ, nơi những mầm xanh khẽ đu đưa trong gió, tôi gặp lại chính mình trong những ngày dài rong ruổi trên vùng thánh địa của núi non - nóc nhà của thế giới. Cũng là tôi một ngày xưa cũ, trên một chiếc giường đơn độc nơi căn phòng tối, nhìn xa xăm về những dãy núi phủ trắng tuyết và ứa nước mắt vì cơ thể yếu đuối trì trệ khiến cho giấc mơ không thành hiện thực.

Himalayas - cái tên đã trở thành tượng đài với những kẻ ưa trek, leo trèo và phiêu lưu mạo hiểm. Đối với tôi, ấy là giấc mơ lớn trong đời. Từ lâu tôi đã mơ được đặt chân lên vùng đất bất tử của những ngọn núi cao nhất thế giới, cảm nhận dư vị của biết bao huyền thoại đã đến và đi, và được trải lòng mình với tất cả sự khoáng đạt bao la của núi non đất trời.

Để tôi cảm thấy là chính tôi nhất, tự do nhất, đối lập nhất, điên rồ nhất và cũng yếu mềm nhất.


Trên đường trek đến Chukkung

dsc0728i.jpg



Me in front of a stone house

dsc0751z.jpg
 
Hội chứng độ cao

Bệnh độ cao, hay thường được gọi là hội chứng độ cao (Acute Mountain Sickness - AMS) là tình trạng xảy ra phổ biến với cơ thể khi lên tới độ cao từ 2500m trở lên, với những triệu chứng và hậu quả từ nhẹ tới nặng, tùy thể trạng và sự thích nghi của mỗi người. Rất khó để nói rằng ai đó sẽ bị/ không bị hội chứng độ cao, kể cả những người đã lên tới những độ cao tương tự, thậm chí cao hơn trước đó. Cách tốt nhất là chuẩn bị 1 thể lực thật tốt, sức khỏe đảm bảo, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ.

Có 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng của các triệu chứng bệnh độ cao:

1. Các triệu chứng AMS nhẹ --> Không cần quá lo lắng

Bất cứ ai cũng sẽ trải nghiệm một số hoặc tất cả triệu chứng sau:

- Đôi lúc mất ngủ.
- Cần ngủ nhiều hơn bình thường (thường 10 tiếng hoặc hơn)
- Thỉnh thoảng mất cảm giác ngon miệng.
- Có những giấc mơ sống động, hoang dã đặc biệt ở độ cao khoảng 2500-3800 m
- Thở dốc nhiều lần
- Thường xuyên phải dừng lại nghỉ ngơi và thở gấp nhiều lần (đặc biệt là trên 3500m)
- Sổ mũi.
- Tăng số lần tiểu tiện (thực ra đây là một dấu hiệu tốt)
- Chóng mặt nhẹ

2. Các triệu chứng AMS vừa --> Tránh hoặc không lên cao hơn.

- Đau đầu nhẹ
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Cảm giác cơ thể yếu hơn
- Thường xuyên mất ngủ.
- Ho khan
- Mệt mỏi kéo dài, đôi khi thấy kiệt sức
- Mất cảm giác ngon miệng
- Sổ mũi
- Khó thở

Nếu bạn bị các dấu hiệu AMS dạng vừa, bạn có thể:

- Nếu ở trên đường trek/ hike: Dừng lại nghỉ ngơi, uống nhiều nước
- Nếu ở trong nhà rồi: Nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, uống nhiều nước, cố gắng ăn cho có chất, tránh ngủ vào ban ngày. Có thể uống thêm thuốc (Diamox là phổ biến nhất) nếu cần.
- Nếu triệu chứng ko có dấu hiệu thuyên giảm, nên hạ độ cao và ở lại đó 1 thời gian (khoảng 1 ngày) xem thế nào, nếu thấy ok thì có thể đi lên tiếp. Nếu vẫn xấu thì nên đi xuống nữa.

3. Các triệu chứng AMS nặng --> Hạ độ cao ngay

Nếu bị 1 (hoặc 1 vài) trong các triệu chứng sau thì cần hạ độ cao ngay. Như mình chắc có ông bà tổ tiên phù hộ nên trộm vía ko sao chứ nghĩ lại cũng hãi quá

- Đau đầu nặng, dai dẳng
- Nôn mửa
- Triệu chứng Ataxia (mất phối hợp, không có khả năng để bước đi trong một đường thẳng) --> cái này thì mình ko bị
- Mất ý thức (không có khả năng ý thức hoặc hiểu hướng dẫn) --> cái này mình cũng ko bị
- Tâm thần nhầm lẫn hoặc ảo giác --> bị dạng nhẹ
- Có âm thanh chất lỏng trong phổi --> ko bị
- Liên tục ho, chảy nước mắt --> ko bị
- Khó thở.
- Thở nhanh hoặc cảm giác khó thở kể cả lúc nghỉ ngơi.
- Ho ra chất lỏng trong suốt, màu hồng đờm hoặc máu (một dấu hiệu rất xấu) --> ko bị
- Rất mệt mỏi
- Nhịp tim cao (trên 130 nhịp đập mỗi phút)

Có hai biến chứng rất nguy hiểm của bệnh độ cao mức độ nặng: HACE và HAPE. HACE và HAPE thường xảy ra với các độ cao trên 6000m, xảy ra phổ biến nhất và chết cũng nhanh nhất nếu bị ở độ cao trên 7000m

High Altitude Cerebral Edema (HACE) - Biến chứng phù não: Xảy ra khi lượng chất lỏng tích tụ ngày càng nhiều quanh não, làm phù não. Trong hầu hết các trường hợp bị HACE, người bệnh đều trải qua 5 dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng AMS dạng 2 (vừa) và 3 (nặng) nêu trên. Sau đó nếu không hạ độ cao kịp thời, người bệnh sẽ hôn mê và rất dễ dàng dẫn đến cái chết trong vòng 12 giờ từ khi khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên những triệu chứng này thông thường mất 1-2 ngày để phát triển nên cũng khá khó dự đoán.

High Altitude Pulmonary Edema (HAPE) - Biến chứng phù phổi: Xảy ra khi lượng chất lỏng tích tụ trong phổi ở mức cao. HAPE đầu tiên thường kèm với sốt nhẹ, tiếp theo đó là các triệu chứng như liệt kê ở mục 3. phía trên. Nếu không được cấp oxy với lượng lớn (bình oxy, nằm trong các túi oxy) và hạ độ cao thì có thể dẫn đến hôn mê. Một khi bị hôn mê rồi thì rất dễ chết và chết cũng rất nhanh.
 
Chuyến đi nhớ đời ah , cám ơn bài viết rất hay !và nhiều thông tin hấp dẫn
mình cũng đã trekking trên cung đường này, nhưng chỉ đi tới namche bazzar thôi , vì không chuẩn bị nhiều và không nhiều thời gian.
Lần sau mình sẽ đi tiếp tục đi xa hơn chút, ( chỉ là refresh lại mình thôi )
 
Hội chứng độ cao (tiếp)

1. Chuẩn bị đến nơi có độ cao trên 3000m:

Chuẩn bị thể lực và sức khỏe tốt là điều tối quan trọng trước khi bắt đầu hành trình đến những nơi có độ cao trên 3000m. Khi bị ốm đau gì ở những độ cao này thường rất khó khỏi, và càng lên cao thì bệnh sẽ càng nặng thêm. Một số hoạt động nên thực hiện trước chuyến đi ít nhất 1 tháng:

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày: chạy, đi bộ nhanh, leo cầu thang, chống đẩy, đứng lên ngồi xuống, yoga vv..
- Đeo khẩu trang chạy. Mình biết 1 số người thực hiện việc này và họ sau đó thích nghi độ cao cực tốt
- Ăn uống ngủ nghỉ điều độ, giữ cơ thể khỏe mạnh
- Đi kiểm tra sức khỏe xem có vấn đề gì thì cần chữa khỏi trước khi đi: cẩn thận các bệnh như viêm ruột thừa, tim mạch, loãng xương, viêm phế quản, huyết áp cao/ thấp... Có thể đến các trung tâm thể dục thể thao để đo tình trạng cơ thể mình và bổ sung những thứ cần thiết. Ví dụ trước khi đi mình có đến California Fitness center và đo các chỉ số như lượng nước trong cơ thể (phải tập với việc uống nhiều nước), lượng cơ ở tay, chân (phải ăn thêm nhiều thức ăn tạo cơ), mỡ máu vv
- Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết, chocolate, phomai, vitamin tổng hợp

2. Phòng tránh AMS

- Quá trình thích nghi độ cao từ từ là cách tốt nhất để ứng phó với AMS, nhằm giúp cơ thể dần dần quen với sự thay đổi về áp suất không khí ở nơi có lượng không khí loãng.
- Thực hành nguyên tắc "leo cao ngủ thấp", thay đổi độ cao từ từ, tránh leo quá nhanh
- Uống nhiều nước (ít nhất 4lit/ ngày) --> rất quan trọng
- Ăn khẩu phần ăn nhiều năng lượng, trong đó cần 70% thành phần là carbonhydrate
- Tránh ngủ vào ban ngày, thay vào đó hãy hoạt động nhẹ nhàng
- Không dùng các đồ uống có cồn và chất kích thích, kể cả thuốc ngủ
- Nếu bạn bay từ độ cao thấp lên độ cao trên 3000m, trong vòng 24h đầu tiên tránh các hoạt động quá sức. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi đi lại nhẹ nhàng (tránh ngủ ban ngày)

3. Đối phó với AMS


Hạ độ cao là cách tốt nhất để trị bệnh độ cao

- Nếu triệu chứng nhẹ, hãy thêm ngày thích nghi độ cao và xem tình hình thế nào, nếu thấy khá hơn thì tiếp tục
- Nếu triệu chứng nặng và không có dấu hiệu đỡ, hạ độ cao ngay và xem tình hình, nếu sau 1 ngày ko đỡ tiếp tục hạ độ cao
- Sử dụng bình oxy, thuốc chống bệnh độ cao (phổ biến nhất là Diamox), thuốc đau đầu
- Uống nhiều nước
- Còn 1 số loại thuốc nặng hơn thì mình cũng ko rõ lắm. Ngoài ra thì đối với những ca nặng ko có điều kiện đưa xuống nhanh người ta sẽ cho vào những cái túi oxy to (gamow bag), trong đó áp suất không khí được điều chỉnh về mức gần như bình thường.

Người bị bệnh sẽ nằm trong cái túi thế này

gamowbag2.jpg


Trên đây là những điều mình biết về AMS. Nếu có thông tin gì chưa chính xác hoặc cần bổ sung mời các bạn góp ý giùm nhé.
 
Trước kia tưởng tượng trong em về dãy Hymalaya là đỉnh núi lạnh lẽo, ngạo nghễ giữa trời, chỉ nhìn thấy đã muốn chồn chân, mỏi gối.
Nhưng khi đọc thread này của chị Rosy thật sự là thấy cực kỳ thích những thung lũng thanh bình với blue sky và white cloud nhởn nhơ tạo nên 1 phong cảnh kỳ vì, cực kỳ khoáng đạt.

Hy vọng 1 ngày gần đây nhất em có thể thực hiện được tour mountain climbing này .
 
Trước kia tưởng tượng trong em về dãy Hymalaya là đỉnh núi lạnh lẽo, ngạo nghễ giữa trời, chỉ nhìn thấy đã muốn chồn chân, mỏi gối.
Nhưng khi đọc thread này của chị Rosy thật sự là thấy cực kỳ thích những thung lũng thanh bình với blue sky và white cloud nhởn nhơ tạo nên 1 phong cảnh kỳ vì, cực kỳ khoáng đạt.

Hy vọng 1 ngày gần đây nhất em có thể thực hiện được tour mountain climbing này .

Chúc em chuyến đi sớm thành hiện thực nhé :)
 
Mùa leo 2012

Có lẽ mùa trek và leo núi năm 2012 không mở ra những khởi đầu tốt đẹp tại Nepal. Vừa đọc được tin một số đoàn Everest expedition năm nay đã hủy bỏ giữa chừng hành trình của mình do những biến đổi bất thường của thời tiết được dự đoán sẽ gây nguy hiểm lớn cho những người leo. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng rõ rệt đến nơi này. Mới đầu tháng 5 thôi nhưng đã rất nóng, mưa nhiều, 1 số khu vực quanh base camp đã hình thành nên các hồ nhỏ (điều này thường xảy ra vào đầu tháng 6 mọi năm). Khí hậu nóng cũng làm băng tan nhanh, những mảng băng treo trên các vách núi rất dễ rơi xuống (1 số đã rơi) hoặc những khe băng có nguy cơ cao nứt ra trên đường leo, đặc biệt trong khu vực thác băng Khumbu. Việc ít băng tuyết trên đỉnh cũng sẽ gây nguy hiểm lớn cho người leo vì dễ gây trơn trượt khi leo trên đá bằng crampons.

Dưới đây là cảnh báo của Apa Sherpa - người hiện giữ kỷ lục về việc summit Everest 20 lần - về hiện tượng nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng của nó đến việc leo Everest vào năm 2010 và đến năm 2012 này, nó đã bắt đầu gây những hậu quả rõ ràng:

http://www.telegraph.co.uk/earth/en...ng-Mount-Everest-more-dangerous-to-climb.html

Ngoài ra, hôm trước vừa đọc được tin 1 máy bay loại nhỏ (giống loại mình đã bay đến Lukla) vừa đâm vào sườn đồi ở Jomsom - nơi dân tình thường bắt đầu cho chuyến trek rất thịnh hành xung quanh dãy Annapurna.

Nhắc đến chuyện đi lại ở Nepal thì cũng ghê ghê. Ở Nepal, phương tiện giao thông nào trông cũng cũ cũ, xọc xạch. Đến Kathmandu, thủ đô và là thành phố phát triển nhất Nepal, 1 loạt xe ô tô không biết từ đời nào, nhiều cái thậm chí ko có cửa kính, cửa hai bên kêu lọc xọc chạy đầy đường, hiếm hoi lắm mới thấy 1-2 cái xe đời mới. Còn đến sân bay Tribuvan, mình cũng có cảm giác mọi máy bay của họ cũng cũ cũ như vậy. Không chỉ thường xuyên trễ giờ, thỉnh thoảng các bạn máy bay làm hành khách thót hết cả tim.

Trên chuyến bay của mình từ Kathmandu về Bangkok của hãng Nepal Airlines, đi đến nửa đường cơ trưởng đột nhiên e hèm thông báo với các bạn rằng tôi rất tiếc báo với các quý vị máy bay của chúng ta đang gặp trục trặc kỹ thuật, mặc dù chúng tôi đã cố gắng xử lý nhưng chúng ta sẽ phải bay về lại Kathmandu để sửa chữa, mong quý vị thông cảm và giữ bình tĩnh.

Thế là dân tình nhao hết cả lên. Sau đó trên đường vòng lại Kathmandu mỗi khi máy bay rung, lắc, kêu lọc xọc là cả máy bay rú lên. Mình đờ đẫn vì sợ, ngồi cầu nguyện hứa hẹn đủ kiểu với các thánh thần trời đất. Cuối cùng khi máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay Kathmandu, tất cả mọi người trên máy bay vỗ tay rần rần, huýt sáo inh ỏi. Mình chưa kịp thở phào thì hãng thông báo mời quý khách chờ 5 tiếng chúng tôi xử lý xong rồi lại mời quý vị lên đây đi tiếp.

...

Ôn lại kỉ niệm cũ 1 chút, còn thì mong rằng mọi chuyện sẽ ko tệ hơn nữa. Năm sau 2013 sẽ là kỷ niệm 60 năm ngày lần đầu tiên chinh phục thành công Everest, hứa hẹn sẽ có những hoạt động lớn để kỷ niệm.
 
Hi R0sy,

Mình đang đọc bài viết của bạn từ Kathmandu. Thèm được ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ, thèm được đặt chân trên những ngọn đồi ! Nhưng tiếc thay mình chỉ có thể nhìn từ ban công ks ở Pokhara. Và ngày mai phải bay về VN sau 4 tháng lang thang vài nước, bởi mình bị bệnh. Chẳng biết bệnh khỉ gì mà ko thể bước chân đi được, ko ngồi dậy dc, ko quay đầu đc...cố gắng lắm mới lê lết từ Pokhara đến Kathamandu để bay về VN.
Niềm tiếc nuối cộng sự tức giận về bệnh của mình cứ chạy xung loanh quanh đầu mình. Đã đến đây mà ko 1 lần trek thì ko thấy hết dc vẻ đẹp nơi đây...nhưng...rất cảm ơn bài viết và hình bạn chia sẻ ! rất đẹp !
Khi nào mình ra HN, găp gỡ nhé. Tớ cũng là gái.
Once, cảm ơn bài viết và hình ảnh nhé !
 
Hi R0sy,

Mình đang đọc bài viết của bạn từ Kathmandu. Thèm được ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ, thèm được đặt chân trên những ngọn đồi ! Nhưng tiếc thay mình chỉ có thể nhìn từ ban công ks ở Pokhara. Và ngày mai phải bay về VN sau 4 tháng lang thang vài nước, bởi mình bị bệnh. Chẳng biết bệnh khỉ gì mà ko thể bước chân đi được, ko ngồi dậy dc, ko quay đầu đc...cố gắng lắm mới lê lết từ Pokhara đến Kathamandu để bay về VN.
Niềm tiếc nuối cộng sự tức giận về bệnh của mình cứ chạy xung loanh quanh đầu mình. Đã đến đây mà ko 1 lần trek thì ko thấy hết dc vẻ đẹp nơi đây...nhưng...rất cảm ơn bài viết và hình bạn chia sẻ ! rất đẹp !
Khi nào mình ra HN, găp gỡ nhé. Tớ cũng là gái.
Once, cảm ơn bài viết và hình ảnh nhé !

Hi bạn,

Bạn nên đến bệnh viện ở Kathmandu kiểm tra xem bị sao, chứ như vậy mà đi về VN liệu có nguy hiểm không? Bệnh của bạn lạ quá, tớ cũng chưa nghe nói đến bao giờ. Núi chưa đi thì còn đấy mà, khi nào có dịp thì đi lại, nên đừng tiếc nuối nhiều, quan trọng là mình có sức khỏe í. Chúc bạn mau bình phục nhé. Khi nào ra HN thì ới tớ, cũng muốn nghe về hành trình 4 tháng của bạn.
 
Hi, đi máy bay ở Nepal thì giống như xe buýt có cánh ấy em nhỉ? Hồi hộp, thót tim và thở phào vì giờ này vẫn được ngồi đây gõ những dòng này.

Mấy tuần trước lại rơi một cái. Agni là tên một vị thần - nhưng thần cũng rớt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,158
Bài viết
1,173,991
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top