What's new

[Chia sẻ] Trekking in Himalayas

Hành trình này chúng tôi đã thực hiện từ cách đây tròn nửa năm. Nửa năm qua, chẳng quá ngắn cũng chẳng quá dài, đủ để quên những thứ cần quên, và không bao giờ đủ để xóa nhòa những ký ức cần nhớ.

Những ngày cuối tháng 3, nằm trên giường bệnh và nhìn về phía ô cửa sổ, nơi những mầm xanh khẽ đu đưa trong gió, tôi gặp lại chính mình trong những ngày dài rong ruổi trên vùng thánh địa của núi non - nóc nhà của thế giới. Cũng là tôi một ngày xưa cũ, trên một chiếc giường đơn độc nơi căn phòng tối, nhìn xa xăm về những dãy núi phủ trắng tuyết và ứa nước mắt vì cơ thể yếu đuối trì trệ khiến cho giấc mơ không thành hiện thực.

Himalayas - cái tên đã trở thành tượng đài với những kẻ ưa trek, leo trèo và phiêu lưu mạo hiểm. Đối với tôi, ấy là giấc mơ lớn trong đời. Từ lâu tôi đã mơ được đặt chân lên vùng đất bất tử của những ngọn núi cao nhất thế giới, cảm nhận dư vị của biết bao huyền thoại đã đến và đi, và được trải lòng mình với tất cả sự khoáng đạt bao la của núi non đất trời.

Để tôi cảm thấy là chính tôi nhất, tự do nhất, đối lập nhất, điên rồ nhất và cũng yếu mềm nhất.


Trên đường trek đến Chukkung

dsc0728i.jpg



Me in front of a stone house

dsc0751z.jpg
 
Trải nghiệm thật là tuyệt vời, bạn dẫn dắt cảm xúc của người đọc rất tốt, khi thì hào hứng sôi động, lúc lại trầm hẳn xuống, ví dụ như lúc đến cái nghĩa địa bằng đá chẳng hạn. Cái ảnh mà bạn chụp 1 người bằng tuổi mình, dù xa xa nhưng mình vẫn nhìn thấy 1 nụ cười trong bức ảnh đó :)
Thật đáng để người ta phải suy ngẫm.
Chuyến đi có vẻ không được trọn vẹn lắm khi mà bạn lại phải dừng lại giữa chừng, và khi lên đến đỉnh lại không chụp được cái ảnh nào. Tuy nhiên nếu xét ở góc độ khác thì lại là 1 sự thành công rất lớn, những món quà tinh thần mà bạn có được trong cuộc hành trình này :x

Cũng như nhiều bạn khác, mỉnh rất nể cái ý chí của bạn. Đúng như bạn nói, leo núi như vậy, sức khỏe chỉ là 1 phần, cái chính là ý chí của ta như thế nào. Nếu tâm lý không được tốt, thì không mệt cũng trở thành mệt, đã mệt lại càng mệt hơn.

Hy vọng 1 ngày nào đó mình cũng sẽ được đặt chân đến nơi đây, và vượt qua cả cái đỉnh Ama Dablam nữa (c)(c)(c)
 
@Hoàng Phi Hồng: Hy vọng 1 ngày không xa bạn sẽ là người VN đầu tiên đặt chân lên Ama Dablam :).

Đúng như bạn nói, khi trekking hay hiking thì leo bằng ý chí nhiều hơn. Trên đường đi mình gặp 2-3 nhóm những người Nhật Bản rất già (cả ông lão lẫn bà lão, trong đó bà lão nhiều hơn ông :D), phải trên dưới 70 tuổi, song ý chí và nghị lực của họ thì đáng cho con cháu phải ngưỡng mộ. Họ đi chậm rãi, đều đặn, cả đoàn cứ lầm lũi như 1 đàn kiến từ từ trek lên cao. Vẫn biết Nhật Bản vốn là 1 đất nước cực kỳ hâm mộ các món leo trèo dã ngoại, song mình cũng vẫn bất ngờ khi bắt gặp trên thực tế như vậy. Sau này nói chuyện với bạn guide mới biết ngoài tiếng Anh ra, thì hầu hết guide ở đây đều biết thêm ít nhiều tiếng Nhật để phục vụ cho lượng khách đông đảo đến từ Nhật Bản.

Nhật Bản là nước có người phụ nữ đầu tiên trên thế giới summit Everest vào năm 1975 (bà Junko Tabei), cũng là quốc gia có người già nhất summit Everest khi 71 tuổi - ông Katsusuke Yanagisawa. Ông Katsusuke đã phá vỡ kỷ lục của người đồng hương trước đó, ông Yuichiro Muira, summit Everest năm 2003 khi 70 tuổi. Ngoài ra thì năm nào cũng có vài đoàn expedition của Nhật chinh phục Everest và hàng chục đoàn chinh phục các đỉnh cao khác trong vùng. Thế mới biết thế nào là ý chí của người Nhật!

Ngoài Nhật thì Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và gần đây nhất là lượng khách ngày càng tăng từ Trung Quốc là những quốc gia Châu Á xuất hiện nhiều nhất ở khu vực này.

---

Xin đính chính lại là vào năm 2008, ông Min Bahadur Sherchan người Nepal đã vượt qua cụ già người Nhật để trở thành người nhiều tuổi nhất (76) lên đỉnh.
 
Last edited:
Ngày 10 (tiếp)

Bạn Dil :). Bạn Dil xấp xỉ tuổi chúng tôi nên cũng hợp chuyện. Ngoài ra thì bạn rất chu đáo, quan tâm và hơi shy :D

dsc07591w.jpg

Các bạn porters gặp trên đường

dsc07681n.jpg
 
Vậy à, thế chắc mình mơ cao xa quá rồi. Tuy nhiên thì tính mình là như vậy đấy, chuyên môn làm theo ý mình và làm những việc người khác không hoặc chưa dám làm. Thành công hay không thì chưa thấy nhưng cảm thấy không hề nuối tiếc. Đi phượt như thế này chẳng phải cũng vì 1 cái lý do sâu xa là tuổi già có cái để kể lại cho con cháu sao, về những thứ mình đã làm được, những nơi mình đã đặt chân quan, chứ không phải kể về những điều mình phải hối tiếc :D.

Có điều kiện nhất định mình sẽ đi, chắc chắn là như thế ^^.
 
Hình ảnh quen thuộc của những người porter với giỏ đồ cao ngất ngưởng. Cách họ thồ hàng giống như những người dân tộc ở vùng núi VN: chằng dây qua trán. Khi nghỉ, họ dùng 1 khúc gỗ hình chữ T đặt xuống phía dưới giỏ hàng


dsc07771n.jpg
 
Ngày 10 (tiếp)

Tea-house nghỉ chân ăn trưa trên đường trek đến Lobuche. A view to die for :)

dsc0778lv.jpg


Bên trong tea-house. Ở bất cứ tea house hoặc guest house nào dọc đường trek từ Lukla đến đây cũng bắt gặp chi chít những bức ảnh, logo, decal của các đoàn leo núi đã đi qua và từng dừng chân ở lại. Có những cái được thiết kế cầu kỳ và rất đẹp mắt. Chúng tôi cũng thủ sẵn lá cờ Việt Nam định chăng lên nhưng rồi nghĩ, để sau khi đi EBC về đã.

Trong tấm hình dưới những bức ảnh, logo, decal ở mảng tường phía bên phải

dsc0781ss.jpg
 
Ngày 10 (tiếp) - Nghĩa địa

Từ chỗ nghỉ trưa, chúng tôi phải trek lên 1 con dốc rất cao để lên đỉnh đồi, sau đó quãng đường mới thoai thoải đến Lobuche. Trông thì ngắn và đơn giản, xong con dốc ấy cũng lấy mất của chúng tôi cả tiếng phờ phạc bò lên. Trên đỉnh, gió thổi hun hút, mây đã chăng gần kín bầu trời, hàng chục dải cờ phướn đủ màu sắc bay phần phật. Dil nói với tôi đây là nghĩa địa tưởng niệm những người đã thiệt mạng khi leo núi trong vùng, chủ yếu là Everest.

Đẩy là nơi tôi đã nói đến ở đầu topic này, nơi đã để lại cho tôi những ấn tượng và những sự ám ảnh mạnh mẽ.

Tôi nhận ra ngay ngôi mộ của Scott Fisher, một tên tuổi lớn trong làng leo núi quốc tế, mất tại Everest trong thảm họa tồi tệ nhất xảy ra ở đây vào ngày 10 tháng 5 năm 1996 khiến 8 người thiệt mạng chỉ trong vài ngày. Câu chuyện về thảm họa năm 1996 này đã được ghi lại khá chi tiết trong cuốn Into thin air của Jon Krakauer và The Climb của Anatoli Boukreev. Scott và một tên tuổi rất được kính trọng khác, Rob Hall, người cũng thiệt mạng là hai leader của hai đoàn expedition trong thời gian đó. Lẽ ra họ có thể giữ được mạng sống của mình nếu như không nhất quyết ở lại trợ giúp những người leo yếu hơn đang chống chọi với cơn bão. Họ ra đi như những anh hùng, song từ đó người ta dường như nhận ra hơn bao giờ hết quy luật khắc nghiệt nơi đây, nơi không có chỗ cho sự nhân từ. Về sau, có những chuyện tương tự xảy ra, ví dụ như trong loạt phim tài liệu Everest - Beyond the limit của kênh Discovery, rất nhiều người đã bị chỉ trích khi đi qua một người đang ngồi trên đường, vẫn còn thoi thóp sống nhưng không ai làm gì để cứu anh ta. Tính đạo đức của việc leo núi đã được bàn cãi gay gắt trong thời gian dài mà chưa có hồi ngã ngũ. Tôi vẫn nhớ khi ông trưởng đoàn Russell gọi điện cho gia đình người leo núi xấu số đã mất ngay sau đêm bị bỏ mặc lại đó, nói rằng đoàn của ông ấy không thể làm được gì hơn bởi không thể đưa anh ta xuống được do tình trạng anh ta rất tệ, người bố đã trả lời: "năm sau chúng tôi sẽ đưa cái xác xuống, và gửi nó đến nhà ông".

dsc0791c.jpg

Dil chỉ cho tôi một ngôi mộ khác, của một người Sherpa rất được kính trọng. Một quãng đời đầy tự hào, nhưng kết cục thật buồn...Những người Sherpa mới chính là những người anh hùng thật sự và thầm lặng nhất sau mỗi thành công chinh phục Everest. Họ là người mang những khối lượng đồ đạc nặng nhất (có thể lên tới 100kg/ngươi), set up lều trại, nấu nướng, phục vụ ăn uống, dẫn đường. Trước mỗi mùa leo, họ còn là những người đầu tiên đi "mở đường", fix dây suốt dọc đường lên đỉnh. Còn đa số những người đi leo, sẽ chỉ việc vác xác của mình lên theo sau những sự hỗ trợ đó.

dsc08071e.jpg


LATE BABU CHIRI SHERPA

Babu Chiri Sherpa was born on June 22, 1965 in Taksindu, Solukhumbu. At the very young age of 13 he started his career as climber. By the age of 36 he had summit Everest 10 times (twice in two weeks), spent on unprecendented 21 hours on the summit without the aid of auxiliary oxygen and become the fastest climbers of the world highest peak by climbing it in 16 hours 56 mins, thus creating two unique world records of Everest.

On Sunday 29th April 2001, while on his way to summit of Mt. Everest for the 11th times, he fell into a 200ft deep crevasse, this extraordinary climber left this world.

May his soul rest in peace and his dream be fulfilled

His world records are:
1. Summit twice in two weeks in Spring 1995
2. Spend 21 hours on the summit without oxygen on Spring 1999
3. Fastest summit of Everest in 16 hours 56 mins in Spring 2000.


Babu Chiri Sherpa sinh ngày 22/6/1965 tại Taksindu, Solu khumbu. Ông bắt đầu sự nghiệp leo núi khi còn rất trẻ, chỉ mới 13 tuổi. Khi 36 tuổi, ông đã lên đỉnh Everest 10 lần (trong đó 2 lần trong vòng 2 tuần), ở lại trên đỉnh 21 tiếng không cần sự hỗ trợ của oxy và trở thành người leo Everest nhanh nhất chỉ với 16 tiếng 56 phút...

Vào chủ nhật, ngày 29/4/2001, trong hành trình chinh phục Everest lần thứ 11, ông đã rơi xuống 1 khe băng sâu 200ft và qua đời...

(tạm dịch)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,016
Members
191,979
Latest member
78winrip
Back
Top