What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu nhưng kiến trúc Bạch Cung tiêu biểu cho lối xây thượng thu hạ thách độc đáo mang màu sắc Tây Tạng, những tường xây bằng đá phiến trát đất sét trắng nghiêng vào bên trong chứ không thẳng đứng, mỗi tầng lầu là các cửa sổ lớn và ban công phủ vải bạt đen, trên mái vòm vuông vức sử dụng màu đỏ và màu vàng để trang trí. Tổng hoà 3 màu sắc trắng, đỏ, vàng tượng trưng cho hoà bình, quyền lực, và sự viên mãn. Chỉ tiếc từ cánh cổng này trở vào trong cho đến khi ra cửa sau của Hồng Cung đều cấm chụp ảnh, người viết chỉ chụp lén được vài tấm khi đi thăm quan bên trong và ở đoạn mái nối liền 2 cung:

IMG_3912.jpg


IMG_3914.jpg


IMG_3910.jpg


IMG_3913.jpg


IMG_3915.jpg


IMG_3918.jpg


IMG_3920.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

... Như bị lường gạt, các đoàn khách đi lướt qua các gian điện thờ, ngắm nhìn các pho tượng và tranh tường trong chớp mắt, chưa kịp hiểu mình đang ở đâu thì đã bước tới cửa sau của Hồng Cung:

IMG_3923.jpg


IMG_3922.jpg


Ra đến ngoài cửa sau của Hồng Cung, khách du lịch ai cũng thấy hụt hẫng! Nội cung chiến thành vĩ đại của người Tạng đó sao? cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma chỉ là nhiêu đó? Có lẽ do chủ ý của Trung Quốc làm khách thăm quan không ai chiêm ngưỡng được vẻ đẹp quý báu thực sự của Potala: hàng người này đến hàng người khác xô đẩy luồn lách trong những hành lang nhỏ tối om om; giọng hướng dẫn viên oang oang vẳng vào từng góc nhỏ; những căn phòng đóng cửa, những ổ khoá im lìm, camera bí mật bố trí ở tất cả các cửa ra vào; ánh sáng vàng vọt le lói trên cao không đủ soi tỏ bệ thờ, những pho tượng nghìn tuổi được khoá sau những hàng rào gỗ cao quá đầu người, những tấm thangka và tranh tường khuất sau lưới sắt, những mandala 3D cất trong tủ kính mờ, những câu kinh Phạn-Tạng cuộn thành từng gói nằm phủ bụi trên kệ; những tấm biển chú thích sơ sài dưới chân những Stupa vàng ròng cực lớn ... Người ta không cảm thấy được sự thâm nghiêm và cao quý của nơi đây, cái hồn xưa cũ của Potala dường như đi vắng!

Người viết may mắn trong lúc sắp rời khỏi Hồng Cung đã kịp mua cuốn sách The Potala của Unesco, ấn bản 1993 giá 160RMB, dành riêng để giới thiệu về cung. Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala! sau khi mua, cuốn sách được đóng một triện màu đỏ 3 thứ tiếng Anh-Tạng-Trung: A Souvenir of the Potala Palace ^^ Sách dày 165 trang, tất cả đều in màu chụp lại toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của Potala, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung, những Stupa chính cùng các pho tượng Phật quý giá cất bên trong cung, kiến trúc mái vòm kinh điển của cung ... Đây là 1 tài liệu tham khảo cực kỳ quý giá để khách phương xa hiểu được những giá trị văn hoá và thấy hết vẻ đẹp mà cung Potala sở hữu. Xin được giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh chụp lại từ sách, những hình ảnh này hầu như chưa xuất hiện trên mạng, và kể cả có đi thăm Potala ngày nay chắc cũng khó lòng mà mục kích được:

- Bên trái là cổng tiền sảnh Bạch Cung, bên phải là cổng tiền sảnh Hồng Cung:
P1010142.jpg


- Hành lang nội cung sơn son thếp vàng, trên tường là những thangka hoạ hình Đạt Lai Lạt Ma:
P1010135.jpg


- Mái cung Potala toát lên sự oai nghiêm quyền lực:
P1010136.jpg


- Ảnh là đỉnh mái vàng (Golden Dome) của Stupa lớn chứa thi hài Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, xây năm 1936. Kiến trúc mái vòm Potala được trang trí đầu chim thần garuda, bên dưới mái là kết cấu ngàm đỡ nhiều tầng vô cùng chắc chắn, đảm bảo vòm chịu được chấn động và gió lớn:
P1010137.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

- Ngoài tượng thân của 13 vị Đạt Lai Lạt Ma giữ bên trong cung, Potala còn có tượng vua Songtsen Gampo và các quan đại thần Thổ Phồn:
P1010145.jpg


- Tượng Đức Phật Thích Ca (Shakyamuni) bằng vàng ròng tạc song song với tượng Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc từ thế kỷ 17:
P1010141.jpg


- Tượng đồng của Phật A Di Đà (Amitabha hay Amitayus):
P1010149.jpg


- Và tất nhiên không thể thiếu được tượng bạc của đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) là người sáng lập Hoàng Mạo Giáo (Gelugpa Sect) tạc từ thế kỷ 17:
P1010146.jpg


- Bức tượng quan trọng nhất trong cung Potala: Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) được mang vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7:
P1010138.jpg


- Stupa Tomb của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 Thubtan Gyatso: cao 12.97m, rộng 7.83m, làm từ 18,870 lượng vàng ròng, bên trong có chứa cả di hài của Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây chỉ là 1 trong hàng chục Stupa bằng vàng ròng được lưu giữ trong cung Potala:
P1010153.jpg


- Trong 4 bậc của Stupa tượng trưng cho Tứ Diệu Đế (có dịp điểm qua với bạn đọc ở bài trước), người Tạng trang trí bằng kim cương, đá quý, hồng ngọc, lục ngọc; mỗi viên có kích thước lớn và đều là tài sản vô giá:
P1010171.jpg
 
- Những Mandala 3D độc nhất vô nhị bằng đồng được đúc cách đây hàng trăm năm:
P1010152.jpg


P1010151.jpg


- Thangka cổ kể lại lễ hội năm 1695 sau khi cung Hồng Cung được xây dựng xong:
P1010157.jpg


- Thangka cổ hoạ hình Đạt Lai Lạt Ma thứ 1 và thứ 3 - tác phẩm của trường phái Menthang:
P1010156.jpg


- Thangka vẽ từ thời nhà Đường cũng thuộc trường phái Menthang:
P1010158.jpg


- Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri) qua bút pháp của trường phái Khen-tse từ thế kỷ 17:
P1010161.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

- Các báu vật khác trong cung: giáo huấn của Phật viết bằng tiếng Phạn trên giấy cọ (palm tree leaves):
P1010163.jpg


- Khèn làm bằng vàng của người Tạng để thổi báo hiệu giờ nghỉ khi tụng kinh:
P1010164.jpg


- Những pho sách cổ nhất lưu giữ trong cung:
P1010165.jpg


Hy vọng vài hình ảnh trên cho bạn đọc cái nhìn chính xác hơn về những báu vật liên thành đang được bảo quản bên trong bảo tàng văn hoá Potala :) Quay trở lại với bài viết, chúng tôi men theo con đường phía sau để đi xuống. Được biết con đường này vốn dành cho các nhà sư cưỡi ngựa lên Potala, riêng Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 còn lái xe ôtô lên xuống!

IMG_3929.jpg


IMG_3938.jpg


IMG_3940.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

Khu vực công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao:

IMG_3926.jpg


IMG_3930.jpg


Cánh cổng cuối cùng của quần thể cung Potala, ra khỏi đây, chúng tôi lại bắt đầu một cuộc đi dạo mới, đó là đi hết vòng Kora lớn theo tường bao ngoài dưới chân cung điện:

IMG_3942.jpg


IMG_3948.jpg


Con đường này đẹp tuyệt vời! hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường, chốc chốc lại có người đi tra dầu bôi trơn cho từng chiếc, những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả. Ở đây, người viết gặp nhiều người Tạng hơn cả, khác với bên trong cung điện Potala đa phần là khách thập phương:

IMG_3953.jpg


IMG_3956.jpg


IMG_3960.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

IMG_3952.jpg


IMG_3955.jpg


Ngước nhìn lên có thể thấy phía sau của cung Potala:

IMG_3949.jpg


IMG_3958.jpg


Ba stupa lớn trong công viên phía sau cung Potala:

IMG_3957.jpg


Con đường Kora kết thúc cũng là lúc du khách đến bến xe buýt trước cửa cung Potala. Lúc này cả đoàn ai cũng đã thấm mệt, mọi người lên xe đi ăn trưa:

IMG_3963.jpg


IMG_3964.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

IMG_3965.jpg


IMG_3966.jpg


IMG_3968.jpg


5. Món quà Lhasa:

Sau bữa ăn trưa, chúng tôi đi thăm Bảo tàng Tây Tạng (Tibet Museum) nằm đối diện với cung điện mùa hè Norbulingka. Bảo tàng này không lớn nhưng quy tụ khá đầy đủ các thông tin giới thiệu về văn vật Tây Tạng, điểm thú vị nữa là hướng dẫn viên bảo tàng nói tiếng Anh rành rọt, còn về phần trưng bày chắc bạn đọc cũng đoán ra: đó là các phòng giới thiệu về đồ thủ công mỹ nghệ, thảm dệt, lục ngọc hồng ngọc đá quý san hô Tây Tạng, vòng đeo tay và trang sức ... nhưng thu hút người viết nhất chính là phòng trưng bày Thangka và Mandala Tây Tạng. Tuy không phải bức nào cũng là tranh cổ, giá cả thì vô cùng - từ vài trăm RMB đến vài chục nghìn RMB - nhưng phần lớn các Thangka treo ở đây đều khá đẹp và được Tăng ni trong tu viện Tây Tạng vẽ trực tiếp, tiền bán tranh sẽ được chia lại 70% cho tu viện. Vốn đam mê nghệ thuật tạo hình Tây Tạng thể hiện qua các bức tranh, người viết đã có món quà thứ hai của Lhasa - đó là bức Mandala vẽ bằng bột vàng trên nền giấy bồi đen, vài hình ảnh xin chia sẻ cùng bạn đọc:

IMG_3783.jpg


Đi từ vòng ngoài vào trong, Mandala này tạo hình nhiều lớp, mỗi lớp lại được vẽ bằng tay và đánh bột màu tỉ mỉ:

IMG_3796.jpg


IMG_3791.jpg


Chính giữa tranh là chữ Om:

IMG_3793-2.jpg
 
Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

Viền ngoài của tranh là các bánh xe Pháp Luân có 8 trục. Theo quan niệm Phật giáo Tây Tạng, bánh xe Pháp có 6 trục là biểu hiện của Lục Đạo (Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ Quỉ, Ðịa ngục), nếu 8 trục là tượng trưng cho Bát Chính Đạo - con đường giải Khổ (Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định), còn 12 trục là biểu hiện của Thập Nhị Nhân Duyên. Những bánh xe Pháp thường gặp trong Tây Tạng như bánh xe Pháp trên nóc chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple), trên nóc tu viện Sera ở Lhasa hay tu viện Tashilhunpo ở Shigatse đều là loại 8 trục:

IMG_3807-2.jpg


Trang trí ở các góc của tấm Mandala:

IMG_3809-2.jpg


IMG_3802.jpg


... Vậy là tôi đã được thoả nguyện, ước mơ bấy lâu đã thành sự thực, tôi đã có được những món quà mà chỉ tới Tây Tạng mới tìm thấy được! Trở về khách sạn mà vẫn còn lâng lâng trong dạ, Lhasa đã gần 8h tối nhưng ráng chiều vẫn dệt vàng trên những đỉnh núi, mở cửa trông ra tôi chỉ thấy cái tĩnh tại của núi xám và đặc biệt là thấy Potala cung lặng im trên đỉnh đồi phía xa.

IMG_3812.jpg


IMG_3777.jpg


IMG_3778-2.jpg


Chắc phải lâu lắm nữa tôi mới có dịp đứng ngắm Potala như thế này. Chưa thấy ai viết tặng Potala mấy vần thơ, tôi xin mượn ý thơ trong Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan sẽ hợp tâm trạng hơn:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ...

Chưa đến Potala thì chắc tôi không hình dung được bên cạnh dáng vẻ uy nghi hoành tráng, nơi đây đang trải qua những biến động ngầm, thách thức sự tồn vong của nền văn hoá cao nguyên lâu đời. Người Tạng thường làm ra những Mandala cát rất đẹp và công phu rồi lại quét bỏ đi như một cách biểu hiện tính vô thường của hiện hữu; phải chăng những gì họ tạo dựng được hàng nghìn năm qua đang phải đối mặt với một giai đoạn mới trầm luân hơn, như 1 quy luật của tạo hoá có thịnh có suy? Nói về Potala cung, vị đáo bình sinh hận bất tiêu (đi mà chưa đến cả đời hận khôn nguôi), nhưng liệu đắc đáo hoàn lai hận khả tiêu (đến rồi khi về có thực sẽ nguôi ngoai)?

IMG_3974.jpg


Bài viết ngày 5 gồm 4 phần giới thiệu tổng quan về Phật giáo và văn vật Tây Tạng cùng hai nơi quan trọng trong Lhasa (chùa Đại Chiêu và cung Potala) đến đây là kết thúc. Khi màn đêm buông xuống trên Lhasa cũng là lúc tôi pha ly trà nóng vừa thưởng vừa đọc cuốn The Potala. Ngày mai lại là một ngày mới đầy nắng gió và tôi sẽ ở trên con đường 250 cây số nối liền Lhasa với Shigatse - thủ phủ vùng Tsang; xin hẹn bạn đọc trong bài viết ngày thứ 6 :)
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Như đã có dịp giới thiệu với bạn đọc trong bài Tổng quan về Phật giáo Tây Tạng, ngoài Hoàng Mạo Giáo - phái Cách Lỗ (Gelugpa Sect), Tây Tạng còn 3 tông giáo Hồng Mạo Giáo quan trọng khác là: phái Ninh Mã (Nyingma Sect), phái Tát Ca (Sakya Sect), và phái Ca Nhĩ Cư (Kagyupa Sect). Nếu nói vùng Kham (Bayi, Nyingchi) tiêu biểu cho phái Ninh Mã, vùng U (Lhasa) tiêu biểu cho phái Cách Lỗ, thì khi nhắc đến vùng Tsang, người ta sẽ liên tưởng đến sự pha trộn của phái Cách Lỗ và Tát Ca. Tsang giáp ranh với vùng U, từ lâu đã trở thành người anh em gắn bó mật thiết đến những biến chuyển chính trị, tôn giáo từ Lhasa nói riêng và toàn vùng U nói chung. Hành trình ngày 6 của chúng tôi vào Tsang sẽ đi qua 2 điểm dừng chân quan trọng nhất của Tsang, đó là GyantseShigatse.

stupa2.jpg


1. Vượt qua hồ Yamdrok-tso:

Sáng ngày thứ 6 như thường lệ, chúng tôi trở dậy sớm, nai nịt gọn gàng và rời Lhasa lúc 8am, trời đã sáng tỏ từ bao giờ, ngày hôm nay hứa hẹn thêm một buổi nắng vàng rực rỡ! Quả chúng tôi không lầm, con đường Lhasa - hồ Yamdroktso - Gyantse - Shigatse là 1 trong những cung đường vàng nhất trong chuyến hành trình về phương Tây này.

tour03_map.jpg


Chạy băng băng gần 2h không nghỉ vượt hơn 100 cây số theo cao tốc Hữu nghị quan (Southern Friendship Highway), xe hì hục leo đèo; độ cao trung bình 3600m của Lhasa lúc này dường như không thấm vào đâu so với núi Kampala (hơn 5000m). Từ trên cao nhìn xuống, con đường đèo quả là ngoằn nghèo ngoạn mục, những mép vực hiện ra rồi lại biến mất, mỗi lần như thế xe đã lại lên cao được vài chục mét:

IMG_3815.jpg


IMG_3823.jpg


IMG_3830.jpg


Vượt lên đỉnh Kampala, hút vào tầm mắt chúng tôi là hồ Yamdrok-tso uốn lượn dưới chân núi với màu xanh kỳ ảo như ngọc. Nằm ở độ cao 4441m, hồ Yamdrok-tso được coi là 1 trong 4 hồ thiêng nhất toàn Tây Tạng (cùng với Lhamo La-tso, Namtso và Manasarovar).

IMG_4006.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,424
Bài viết
1,175,783
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top