What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Cứ thế lần theo 4 vòng kora, chúng tôi vượt qua 4 tầng của linh tháp, trên đường đi cũng gặp rất nhiều gia đình người Tạng thân thiện cũng đang tham quan và lễ bái:

IMG_4176.jpg


IMG_4185.jpg


IMG_4182.jpg


Dừng chân ở tầng 5 của tháp cũng là phần hình trụ đặc trưng cho phong cách xây dựng của Nepal, du khách có thể quan sát toàn cảnh tu viện Pelkhor Chode cũng như nhìn thấy pháo đài Gyantse Dzong phía xa và một phần thị trấn Gyantse:

IMG_4203.jpg


IMG_4206.jpg


IMG_4208.jpg


IMG_4198.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

IMG_4217.jpg


Khách du lịch ai cũng thích thú ngắm nhìn màu sắc trang trí sống động và kết cấu mái vòm thượng tầng của linh tháp có thể thấy rõ từ đây:

IMG_4218.jpg


IMG_4225.jpg


IMG_4222.jpg


Leo lên đến thượng tầng của tháp, hình ảnh đọng lại chỉ là pháo đài Gyantse Dzong phơi trong nắng cháy. Chúng tôi lần lượt trở xuống. Đến khi ra khỏi linh tháp vẫn chưa nguôi thích thú khi nhìn lại Kumbum độc đáo sau lưng:

IMG_4231.jpg


IMG_4243.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Tu viện của phái Tát Ca (Sakya Sect) là điểm dừng cuối cùng trước khi rời Pelkhor, tu viện này cũng xây theo lối lưỡng tông Hồng-Bạch giống như cung Potala. Vì tu viện không cho chụp ảnh bên trong nên chỉ có vài tấm ngoài cửa gửi bạn đọc tham khảo:

IMG_4250.jpg


IMG_4246.jpg


IMG_4245.jpg


IMG_4249.jpg


IMG_4247.jpg


IMG_4248.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Chia tay với đại tu viện Pelkhor Chode cũng là lúc chúng tôi chia tay với Gyantse, ấn tượng về trấn Giang Tử là sự nhỏ bé, đơn độc nhưng giữ vai trò huyết mạch trên cung đường U-Tsang, là hình ảnh pháo đài Dzong uy nghi trên đồi ghi lại cuộc chiến lẫm liệt của người Tạng những năm đầu thế kỷ 20, là ngọn tháp Thập Vạn Phật trải mình dưới nắng gió đã hơn 500 năm vẫn vẹn nguyên màu sắc, và đặc biệt là sự cởi mở thân thiện của người dân địa phương mà tôi tin rằng rất khó gặp bên trong những thành phố lớn của Tây Tạng ^^

IMG_4254.jpg


IMG_4255.jpg


IMG_4256.jpg


IMG_4258.jpg


Trời lúc này đã về chiều, xe lại rong ruổi gần 90 cây số nữa đưa du khách đến với thủ phủ của vùng Tsang - thành phố Shigatse, và xin hẹn trở lại với bạn đọc trong phần 2 của bài viết ngày 6 :)
 
cảm ơn anh yilka về những bài viết giá trị này ^^~ Đọc xong mới thấy Tây Tạng còn rất nhiều điều thú vị mà những phim ảnh em từng xem chưa hề nhắc đến :) Đặc biệt là những hình ảnh các tu viện, cung điện Potala em chưa từng thấy bao giờ.

Tiện thể cho em hỏi là ở Tây Tạng có cái kiểu như "xe liên tỉnh" của mình không ạ? Muốn đi từ vùng này sang vùng khác không biết có dễ dàng không ạ? Nếu có điều kiện em cũng muốn đi du lịch ta ba lô khắp Tây Tạng nhưng nhìn bảng giá thuê xe ô tô mà hãi quá
 
@ j2s: thanks e đã đọc và cổ vũ ^^ ở Tây Tạng về lý thuyết có đầy đủ các phương tiện (bus, taxi, xe cá nhân) đi đến được mọi vùng sâu xa nhất, nhưng mà ko dành cho người nước ngoài (hay ít ra là ng ko mang hộ chiếu TQ). Nói chính xác hơn là e có thể đi đc nhưng phải có tour guide đi kèm và đầy đủ permit mang theo, vì nếu đi theo những đường lớn như quốc lộ 318 xuyên suốt Tây Tạng thì sẽ liên tục bị chặn hỏi, phiền nhiễu lắm :D Mà nếu đi theo tour thì nó luôn khuyến khích mình thuê nguyên cái SUV của nó, thành ra giá cứ nhảy lên giời :D nhưng nói đi nói lại, nếu e đi theo nhóm 4 người thì giá thuê mỗi ngày vài nghìn RMB chia ra vẫn chấp nhận được. Vì thế mà gần như đường lên Tây Tạng ko mùa nào ngơi khách, viết đc câu chuyện đường nay mây trắng rồi :D

Anh đang viết tiếp các bài ngày sau, sẽ post lên trong hôm nay, hy vọng có vài hình ảnh đẹp để chia sẻ với em và các Phượt gia khác ^^
 
Chào Yilka
Bài viết của bạn thật hấp dẫn, thông tin thì đầy đủ cứ như từ điển sống về Tây Tạng vậy . Cám ơn rất nhiều . Vẫn biết sau này Yilka sẽ có một bài tổng hợp chi tiết so sánh về việc đi theo tour và đi tự túc, nhưng vì mình đang cần thông tin tham khảo hơi gấp 1 chút , Yilka có thể cho mình xin email hay trang web của Cty tour ở Sin được khg . Cám ơn nhiều nhé !
 
Chào Yilka
Bài viết của bạn thật hấp dẫn, thông tin thì đầy đủ cứ như từ điển sống về Tây Tạng vậy . Cám ơn rất nhiều . Vẫn biết sau này Yilka sẽ có một bài tổng hợp chi tiết so sánh về việc đi theo tour và đi tự túc, nhưng vì mình đang cần thông tin tham khảo hơi gấp 1 chút , Yilka có thể cho mình xin email hay trang web của Cty tour ở Sin được khg . Cám ơn nhiều nhé !

Thanks bạn HoaAnhTuong,

Cty tour đấy là: CS Travel, ở Sing, email là: [email protected] , bạn có thể cc cho ku này Michael ( [email protected] ) vì nó là đứa trực tiếp deal với mình, website của nó là: http://cstravel.com.sg/index.html nhưng thông tin thì sơ sài man rợ :D Cách tốt nhất là bạn email nó để lấy details.

Ngoài ra các bọn khác rất nổi tiếng ở Sing bạn có thể tham khảo: http://www.dynastytravel.com.sg/ hay http://www.chanbrothers.com/ hay http://www.ctc.com.sg/ , giá cả sẽ nhỉnh hơn một chút.
 
@ j2s: thanks e đã đọc và cổ vũ ^^ ở Tây Tạng về lý thuyết có đầy đủ các phương tiện (bus, taxi, xe cá nhân) đi đến được mọi vùng sâu xa nhất, nhưng mà ko dành cho người nước ngoài (hay ít ra là ng ko mang hộ chiếu TQ). Nói chính xác hơn là e có thể đi đc nhưng phải có tour guide đi kèm và đầy đủ permit mang theo, vì nếu đi theo những đường lớn như quốc lộ 318 xuyên suốt Tây Tạng thì sẽ liên tục bị chặn hỏi, phiền nhiễu lắm :D Mà nếu đi theo tour thì nó luôn khuyến khích mình thuê nguyên cái SUV của nó, thành ra giá cứ nhảy lên giời :D nhưng nói đi nói lại, nếu e đi theo nhóm 4 người thì giá thuê mỗi ngày vài nghìn RMB chia ra vẫn chấp nhận được. Vì thế mà gần như đường lên Tây Tạng ko mùa nào ngơi khách, viết đc câu chuyện đường nay mây trắng rồi :D

Anh đang viết tiếp các bài ngày sau, sẽ post lên trong hôm nay, hy vọng có vài hình ảnh đẹp để chia sẻ với em và các Phượt gia khác ^^
cảm ơn anh về những thông tin ở trên ạ. Thực ra mục đích em đi Tây Tạng chủ yếu là hành hương, thăm cách tu viện nên khó có thể đi theo tour được. Chắc phải cố gắng tự bổ túc ngôn ngữ để 1 mình ta ba lô thôi ^^~
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

3. Tu viện Tashilhunpo ở Shigatse:

Nhật Khách Tắc (Shigatse) là điểm dừng chân thứ 2 của chúng tôi trong vùng Tsang. Nằm ở độ cao trung bình 3900m so với mực nước biển, là thủ phủ của Tsang và cũng là thành phố lớn thứ 2 sau Lhasa, Shigatse giữ vai trò đặc biệt về mặt chính trị xã hội của toàn Tây Tạng. Nhắc đến Shigatse là nhắc đến đại tu viện Trát Thập Luân Bố (Tashilhunpo Monastery) - cung điện của các đời Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) người giữ vai trò quan trọng thứ hai trong cộng đồng chính-giáo Tây Tạng.

Sau khi rời trấn Giang Tử (Gyantse), xe đưa chúng tôi vượt 90km đường đến với Shigatse, khi đến nơi đã gần 4h chiều; vì không muốn nấn ná nên chúng tôi đi thăm tu viện Tashilhunpo luôn để sáng hôm sau lên đường về Lhasa. Tu viện Tashilhunpo được xây năm 1447 bởi Đạt Lai Lạt Ma thứ 1 Căn Đôn Châu Ba (Gendun Drup), môn đệ của đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa); dần dần được các đời Ban Thiền Lạt Ma thứ 4 và thứ 5 mở rộng. Tashilhunpo Monastery là 1 trong 6 đại tu viện nổi tiếng của dòng Hoàng Mạo Cách Lỗ (Gelugpa Sect), 5 đại tu viện kia là: Sắc Nhạ - Sera Monastery (Lhasa), Triết Phong - Deprung Monastery (Lhasa), Cam Đan - Ganden Monastery (Lhasa), Labrang Monastery (Gansu), và Ta'er Monastery (Qinghai). Xây dựng trên diện tích hơn 300km2, tu viện Trát Thập Luân Bố ngày nay là nơi sinh sống và tu học của khoảng 800 Lạt Ma và cũng là điểm thu hút khách du lịch ghé thăm ở trung tâm Shigatse.

Khác với dự đoán ban đầu, cổng vào tu viện nhỏ và có phần kém hoành tráng, ấn tượng chỉ là bãi đỗ xe rất to và các đoàn khách du lịch Trung Quốc đứng chen chúc dưới trời nắng để mua vé vào cửa:

IMG_4397.jpg


IMG_4264.jpg


IMG_4267.jpg


IMG_4271.jpg


IMG_4269.jpg


Bước vào Tashilhunpo là khoảng sân rất rộng, hai bên là những dãy nhà thấp, có một vài nhóm người đang dọn dẹp chuẩn bị cho sự kiện Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 sẽ từ Bắc Kinh đến Tây Tạng. Nếu người viết không nhầm, sự kiện này trùng với dịp Phật sống lên ngôi ở Tây Tạng diễn ra sau đó không lâu đầu tháng 7/2010.

IMG_4272.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top