What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Nhìn vào kiến trúc tu viện có 4 toà lớn, đi từ trái sang phải: toà tháp cao nhất bên trái tường đỏ mái vàng là điện thờ Di Lặc Bồ Tát (Maitreya Temple hay Jamkhang Chenmo), sau đó là điện Sisum Namgyel mái vàng có lăng mộ của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, toà tiếp theo là toà Kundun Lhakhang là khu lăng mộ của Ban Thiền Lạt Ma thứ 4, và toà cuối cùng bên phải là Tashi Langyar lưu giữ lăng mộ của Ban Thiền Lạt Ma từ thứ 5 đến thứ 9. Bên phải toà Tashi Langyar có thể nhận ra bức tường trắng lớn (Thangka Wall) là nơi treo các thangka khổng lồ vào các dịp lễ hội. Phía trước điện Tashi Langyar là khu Kelsang Temple Complex có sân lớn (Great Courtyard) bao bọc bởi các bức tường với mural hoạ hình 1000 Phật Thích Ca trong các tư thế ấn khác nhau:

IMG_4050.jpg


Phía sau toàn bộ tu viện là con đường kora trên sườn đồi treo vô vàn những chiếc kinh luân bằng đồng:

IMG_4083.jpg


Từ năm 1980, Tashilhunpo chính thức mở cửa đón khách tham quan và được xếp hạng khu du lịch AAAA cấp quốc gia:

IMG_4274.jpg


Một vài hình ảnh những ngõ nhỏ bên trong tu viện:

IMG_4279.jpg


IMG_4278.jpg


IMG_4280.jpg


IMG_4282.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Kiến trúc các khu nhà khá giống nhau với tường đá vôi trắng, cửa sổ và cửa chính viền đen, hiên nhỏ phủ vải trắng, mái bằng màu đỏ sậm. Các khu nhà này là nơi sinh hoạt của Tăng ni và có vẻ không mở cửa cho tham quan:

IMG_4286.jpg


IMG_4288.jpg


IMG_4293.jpg


IMG_4298.jpg


3 stupa lớn nhìn thấy khi đi bộ trong tu viện:

IMG_4299.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Toà tháp màu đỏ du khách sẽ gặp đầu tiên là điện Jamkhang Chenmo thờ Phật tương lai (Future Buddha) Di Lặc Bồ Tát (Maitreya) như đã có dịp giới thiệu với bạn đọc trong Ngày 5 phần Văn vật Phật giáo Tây Tạng

IMG_4301.jpg


IMG_4303.jpg


Bên trong điện là tượng Phật Di Lặc ở tư thế ngồi được đúc vào năm 1914 bởi Ban Thiền Lạt Ma thứ 9; bức tượng này là tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới: cao 26m, đúc từ 150,000kg đồng và sử dụng hơn 300kg vàng để mạ, riêng mỗi ngón chân của tượng đã dài hơn 1m! Sở dĩ có chi tiết này vì du khách khi bước vào điện sẽ gần như choáng ngợp bởi tầm vóc đồ sộ của tượng, khi bắt đầu đi quanh chân tượng thì nhìn rõ nhất chính là các ngón chân của Ngài :D Bốn phía điện là các tranh tường trang trí hoạ hình Phật Di Lặc đang thiền định trên nền màu đỏ rực rỡ.

IMG_4305.jpg


IMG_4306.jpg


IMG_4307.jpg


IMG_4308.jpg


Điện Jamkhang Chenmo đang được lát xi măng lại ở sân ngoài, khách du lịch đều bu lại quanh sân vì thu hút bởi quang cảnh lao động của người dân địa phương: nhóm nhân công chia ra 2 đội đứng ở cánh phải và cánh trái, mỗi đội sẽ lần lượt hát trước và tay sẽ theo nhịp dậm chày nện đất, sau một điệu hát sẽ đến đội bên kia. Cứ thế họ nhịp nhàng san đập khoảng sân bêtông sân trước điện. Quang cảnh này chắc là sẽ luôn gặp khi người Tạng xây cất nhà cửa, đồ rằng bài hát của họ cũng là các câu kinh đã được phổ ra thành nhịp ^^
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Đặc điểm chung của các điện thờ trong tu viện Tashilhunpo là cấm ngặt chụp ảnh, biển báo phạt đề rõ phía ngoài: 1800RMB cho máy ảnh, 2500RMB cho máy quay nên tất cả không ai dám ho he gì :D Sau khi tham quan Jamkhang Chenmo, chúng tôi trở ra và đi bộ tiếp trong Tashilhunpo:

IMG_4314.jpg


IMG_4316.jpg


IMG_4317.jpg


Con đường giữa những bức tường đỏ đưa du khách đến toà điện lớn thứ 2 của tu viện: Sisum Namgyel, bên trong là lăng mộ của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 viên tịch vào năm 1989. Stupa này được làm từ 615kg vàng ròng, trang trí thêm 868 viên đá quý và hơn 240,000 viên ngọc - một trong những stupa vàng cực kỳ quý giá của Tây Tạng. Nhìn phía ngoài toà nhà, du khách sẽ thấy mái đồng mạ vàng rực rỡ của Sisum Namgyel:

IMG_4321.jpg


IMG_4320.jpg


IMG_4327.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Trang trí trên mái là những biểu tượng của Phật giáo tinh xảo và cũng không kém phần phô trương như tượng vàng chim thần Gruda, bánh xe Pháp luân 8 trục bằng vàng có 2 con hươu hai bên, hay cờ chiến thắng Dhvaja cực lớn đúc bằng đồng treo các chuông nhỏ:

IMG_4323.jpg


IMG_4324.jpg


IMG_4325.jpg


Toà điện thứ 3 trong Tashilhunpo mà chúng tôi vào tham quan là Kundun Lhakhang - khu lăng mộ của Ban Thiền Lạt Ma thứ 4, một trong những Ban Thiền Lạt Ma trứ danh nhất của Tây Tạng bởi ông chính là thầy dạy của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 vĩ đại Lobsang Gyatso. Stupa của Ban Thiền đời thứ 4 là stupa đầu tiên được dựng trong tu viện Tashilhunpo năm 1662 và hoàn toàn không bị hư hại gì sau Cách mạng Văn hoá. Hình ảnh trước cửa điện:

IMG_4332.jpg


Nếu để ý kĩ bức mural ngay cửa vào của Kundun Lhakhang sẽ thấy 8 tiểu đồng này tay đều cầm 8 biểu tượng cát tường của Phật giáo (Ashtamangala, hay 8 Auspicious symbols of Buddhism):

IMG_4334.jpg


Tám biểu tượng này lần lượt là:
- [1] Umbrella (Parasol): Dù lọng - tượng trưng cho phẩm cách cao thượng, không tổn hại.
- [2] Two goldfish: Song ngư - tượng trưng cho sự chuyển luân tự do và hạnh phúc
- [3] Conch shell: Tù và - tượng trưng cho những lời truyền dạy tuyệt luân của Đức Phật
- [4] Lotus: Hoa sen - tượng trưng cho sự tinh khiết, đứng trên mọi uế tạp của trần tục
- [5] Treasure Vase (Urn): Bình thánh thủy - tượng trưng cho sự đầy đủ về sức khoẻ, trường thọ, giàu sang, thịnh vượng, và trí tuệ
- [6] Victory banner (Dhvaja): Lá cờ cuộn - tượng trưng cho sự chiến thắng
- [7] Endless Knot: Nút trường cửu - tượng trưng cho sự kết nối của mọi vật
- [8] Dharma Wheel: bánh xe Pháp luân - tượng trưng cho sự xiển dương không ngừng của Phật pháp

Trên các bức tường đỏ của điện Kundun Lhakhang cũng có vẽ 8 biểu tượng này:

IMG_4339.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Một chi tiết thú vị nữa mà người viết tình cờ khám phá ra khi ngắm nhìn mái của các điện thờ trong Tashilhunpo: toà điện đầu tiên Jamkhang Chenmo là mái bằng không có đầu cong nhô ra ngoài; toà điện thứ 2 Sisum Namgyel có mái đôi, mái thượng trang trí đầu rồng và mái hạ trang trí đầu bút lông sắc nhọn; còn mái đôi của toà điện thứ 3 Kundun Lhakhang ngược lại, mái thượng trang trí đầu bút lông và mái hạ trang trí đầu rồng nhô ra ngoài :D Đây có thể dùng làm cách nhận dạng sau khi đã đi thăm Tashilhunpo về và chụp rất nhiều ảnh, cần phân biệt giữa các toà điện với nhau:

IMG_4336.jpg


IMG_4344.jpg


IMG_4338.jpg


Rời khỏi khu lăng mộ của Ban Thiền Lạt Ma thứ 4, chúng tôi lại theo con đường vách đỏ đi tiếp, không quên xoay ống kính hướng về những sắc màu Phật giáo rất thú vị xung quanh:

IMG_4348.jpg


IMG_4354.jpg


IMG_4352.jpg


Tình cờ trong tích tắc khi quay lại nhìn mái điện Sisum Namgyel, lọt vào khuôn hình là một nhà sư đang đăm chiêu tựa lưng vào cờ chiến thắng Dhvaja trong cái nắng gay gắt cuối ngày trước giờ tu viện đóng cửa:

IMG_4350.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Xuyên qua 1 con đường hầm nhỏ và tối, du khách sẽ đến được toà điện lớn thứ 4 của tu viện: Tashi Langyar, nơi có lăng mộ của các Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 5 đến thứ 9. Toà điện này đã từng bị phá huỷ trong Cách mạng Văn hoá, và được Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 cho xây lại năm 1989:

IMG_4359.jpg


IMG_4363.jpg


IMG_4361.jpg


Phía trước Tashi Langyar là khu điện Kelsang (Kelsang Temple Complex), khu điện này bao gồm khám thờ Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni), Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara), và Đa La (Tara); nhưng bắt mắt hơn cả chính là khu sân chung (Great Courtyard) nằm chính giữa:

IMG_4370.jpg


IMG_4079.jpg


IMG_4376.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Được biết đây là khu vực sân dành cho các Lạt Ma trẻ tu học và tranh luận về giáo pháp; khác với các khu vực sân khác thường ở vườn cây như tu viện Sera hay tu viện Deprung (Lhasa), khu vực sân này bố trí quy củ hơn:

IMG_4372.jpg


IMG_4380.jpg


IMG_4378.jpg


IMG_4374.jpg


IMG_4365.jpg


IMG_4364.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Bao quanh sân là các bức tường rực rỡ sắc đỏ với các bức tranh tường hình Phật Thích Ca Mâu Ni pha trộn phong cách Tây Tạng với thời nhà Minh và nhà Đường của Trung Hoa, vì thế mà các mural trở nên sống động và đa dạng hơn:

IMG_4367.jpg


IMG_4371.jpg


IMG_4381.jpg


Tổng cộng có 1000 hoạ hình của Phật Thích Ca với các ấn (mudra) khác nhau, xen kẽ là 8 biểu tượng cát tường. Ấn Phật giáo là những cử chỉ bằng tay đặc biệt mang những dấu hiệu của Phật tính khác nhau. Ngoài Thủ ấn (các ấn nơi tay) còn có các Khế ấn là những tư thế khác khi cầm ngọc hay tọa thiền ... Một số Thủ ấn chính thường gặp: Ấn thiền, Ấn giáo hoá, Ấn chuyển pháp, Ấn xúc địa, Ấn vô uý, Ấn tối thượng bồ đề, Ấn trí huệ vô thượng, Ấn hiệp chưởng ... Bạn đọc có hứng thú tìm hiểu về Ấn Phật giáo có thể xem thêm minh hoạ ở đây: Explaination of Mudras

IMG_4373.jpg


IMG_4366.jpg


IMG_4387.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 2)

Rời khỏi sân của Kelsang Complex, chúng tôi trở lại sân trước của tu viện Tashilhunpo. Đoạn đường ra khỏi tu viện:

IMG_4085.jpg


IMG_4394.jpg


Trong ảnh phía xa là bức tường Thangka có chiều cao tương đương với toà nhà 9 tầng, được xây dựng năm 1468 đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 1; vào các dịp ngày 14, 15, và 16 tháng 5 hàng năm (lịch Tây Tạng), bức Thangka khổng lồ sẽ được treo ở đây thu hút hàng vạn người hành hương đến Tashilhunpo để chiêm bái:

IMG_4392.jpg


Ấn tượng của người viết về Tashilhunpo không nhiều, tuy là nơi Ban Thiền Lạt Ma sinh sống và có các lăng mộ của các đời Ban Thiền Lạt Ma đời trước nhưng Tashilhunpo hoàn toàn không quá hoành tráng như tưởng tượng, việc chụp ảnh cũng bị cấm chặt hơn các nơi khác. Tuy nhiên nếu để ý kĩ, những dấu ấn Phật giáo Đại thừa Mật tông thể hiện bên trong Tashilhunpo rất rõ ràng :) So với những quần thể lớn như cung điện Potala khi du khách không đủ thời gian và tâm trí để quan sát và ghi nhận những chấm phá độc đáo trong kiến trúc cũng như văn vật trên đường du ngoạn thì ở Tashilhunpo hoàn toàn có thể chậm rãi mà khám phá hết. Không khí bên trong tu viện rất trang nghiêm, những khu nhà tường trắng cửa đen và các toà điện tường đỏ mái vàng trăm năm qua đã lưu giữ vô vàn những giá trị văn hoá kết tinh bởi mỗi đời Lạt Ma Tây Tạng. Không phải tự nhiên mà tu viện này trở thành điểm đến hấp dẫn và gần như bắt buộc mỗi khi thăm thú vùng Tsang, đặc biệt cho những ai muốn hiểu thêm về Phật giáo và xã hội Tây Tạng xưa và nay ^^

Đoàn chúng tôi lên xe rời khỏi quần thể tu viện lúc đồng hồ đã chỉ sang 5.30 chiều, ai cũng gần như kiệt sức sau 1 ngày dài di chuyển từ Lhasa đến Shigatse, trên đường đã dừng lại ở hồ Yamdrok-tso, vượt đèo Karola để ngắm đỉnh băng Nojin Kangtsang Glacier, ghé trấn Gyantse để khám phá tháp Thập Vạn Phật Kumbum Stupa, sau là vào tu viện Tashilhunpo ở Shigatse. Điểm dừng cuối cùng trong ngày là Everest Friendship Hotel (địa chỉ: No.12 Deqingpozhang Road, Shigatse), tên cũ là Qomolongma Friendship Hotel. Điều thú vị duy nhất về hotel này là bảng giá! theo Lonely Planet - Tibet thì nhà nghỉ này thuộc loại rẻ và giá bình dân (100RMB-400RMB), nhưng nếu đến trực tiếp nhìn thì không khỏi giật mình: phòng dorm giá chỉ 45RMB còn phòng thường giá trên 2000RMB, riêng phòng sang giá trên 5000RMB :D chắc là cố ý trêu đùa du khách!

Everest_Shigatse.jpg


IMG_4089-1.jpg


Bài viết ngày 6 đến đây là kết thúc. Sau bữa ăn tối dở tệ, đêm buông xuống trên Shigatse, thành phố này trở nên tĩnh mịch hơn cả trấn Bayi hay thủ phủ Lhasa tuy thời tiết về đêm không quá lạnh. Ngày mai trong bài viết thứ 7, người viết sẽ rời Shigatse quay lại Lhasa, buổi chiều đi thăm tu viện Sera và buổi tối đi ngoạn cảnh Potala cung giữa nền trời đêm ^^
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top