What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Rộng hơn 600km2 và có hình dáng kỳ lạ, hồ Yamdrok-tso quả không hổ với cái tên là hồ San hô giữa cao nguyên; không gian hồ khoáng đạt nắng gió, chúng tôi ra sức tận hưởng cái mát rượi của hơi nước và chụp ảnh Yamdrok-tso không ngơi tay:

IMG_3851.jpg


IMG_4020.jpg


Kỳ vĩ nhất chính là hình ảnh ngọn núi tuyết Nojin Kangtsang cao 7191m sừng sững phía xa:

IMG_3847.jpg


Những đám mây khổng lồ trôi trên trời để lại những bóng râm kỳ ảo lướt qua hồ và núi:

IMG_3854.jpg


IMG_4021.jpg


IMG_4025.jpg


IMG_4024.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Cảnh hồ đẹp rực rỡ như thế nên dịch vụ chụp ảnh trên đỉnh đèo nở rộ :D khách du lịch có thể chụp với bò Yak hoặc chó Ngao Tạng với giá 10RMB:

IMG_4032.jpg


IMG_3865.jpg


Theo xe xuống đèo, chúng tôi lại được ngắm nhìn khung cảnh hồ Yamdrok-tso gần hơn nữa. Sau 15 phút chạy, xe dừng bên cạnh hồ, và chúng tôi tiến sát đến mép nước hơn:

IMG_3872.jpg


IMG_4043.jpg


Mặt nước hồ khi nhìn gần thấy gợn sóng lăn tăn; vào mùa đông hồ Yamdrok-tso sẽ đóng băng. Bên hồ là những đống đá nhỏ mà người mộ đạo xếp khi đi hành hương đến đây:

IMG_4044.jpg


IMG_4053.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Xa trông là những ngôi nhà nhỏ người Tạng bên kia hồ và tất nhiên không thể thiếu được hình ảnh núi Nojin Kangtsang tuyết phủ trên nền trời trong và hồ xanh thẫm:

IMG_4051.jpg


IMG_4056.jpg


Chúng tôi tiếp tục hành trình men theo hồ Yamdrok-tso, khung cảnh 1 bên hồ:

IMG_3885.jpg


IMG_3892.jpg


IMG_3890.jpg


Tạm biệt hồ Yamdrok-tso, xe lại gian nan vượt lên đèo Karola cao 4960m, nhưng từ đây du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng đỉnh băng vĩnh cửu của núi Nojin Kangtsang:

IMG_3942.jpg


IMG_4086.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

IMG_4063.jpg


IMG_3949.jpg


Khách du lịch ai cũng như loá mắt trước màu trắng tinh khiết phản chiếu ánh mặt trời của đỉnh Nojin Kangtsang Glacier, trời tuy nắng gắt nhưng nhiệt độ rất thấp:

IMG_3960.jpg


IMG_4065.jpg


IMG_4066.jpg


Không chống chịu được với cái lạnh thấu xương và không khí như đóng băng trong phổi, chúng tôi chụp vội vài kiểu ảnh rồi lại tiếp tục lên đường hướng đến trấn Gyantse.
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

2. Trấn Giang Tử (Gyantse):

Sau hơn 1h đồng hồ, chúng tôi đến thị trấn Gyantse - điểm dừng quan trọng trên cung đường thăm thú Tsang. Nằm ở độ cao 4000m, Gyantse tuy nhỏ nhưng đã từng đóng vai trò huyết mạch toàn vùng. Trước kia năm 1904 khi người Anh đưa quân vào Tây Tạng, thị trấn này đã trải qua cơn binh đao, vết tích còn lại là những đoạn tường phòng thủ chạy quanh toàn trấn và đặc biệt là pháo đài Gyantse Dzong trên đỉnh đồi bao quát toàn trấn:

IMG_4089.jpg


IMG_4090.jpg


IMG_4092.jpg


Cuộc chiến ở Giang Tử trấn là 1 chương ít được nhắc đến trong lịch sử Tây Tạng, người ta chỉ biết rằng người dẫn đầu quân Anh là tướng Francis Yonghusband mang theo quân đoàn thiện chiến 3000 lính Anh trang bị hiện đại đổ bộ vào Tsang năm 1904 trước khi nhắm đến Lhasa. Đây là cuộc chiến tranh trên bộ cao nhất (gần 5000m) trong lịch sử quân sự Anh, với ưu thế về vũ khí, quân đội Anh nhanh chóng chiếm giữ Gyantse và làm chủ con đường nối Tsang đi Lhasa. Vượt qua sông Nhã Lung (Yarlung Tsangpo), Yonghusband đưa quân vào chiếm đóng Lhasa, bắt người Tạng phải ký giao ước hiệp thương với người Anh cho các vùng U-Tsang. Không lâu sau, tướng Younghusband rời Tây Tạng, trước khi đi, có lẽ vì nhiều lý do mà phần nhiều là xúc động trước những gì ông được chứng kiến và ảnh hưởng niềm tin tôn giáo trong Lhasa, ông thốt lên: 'That single hour on leaving Lhasa was worth all the rest of a lifetime'. Câu chuyện này được ghi trong cuốn sách của Charles Allen: Duel in the Snows: The True Story of the Yonghusband Mission to Lhasa (nguồn dẫn chứng: Lonely Planet - Tibet).

Ngày nay pháo đài Gyantse Dzong đã được khôi phục phần nào, bên trong có bảo tàng nhỏ ghi lại cuộc chiến 1904 của thị trấn Giang Tử anh hùng. Dừng chân ở quảng trường nhỏ, chúng tôi có cơ hội ngắm nhìn kiến trục Tạng của pháo đài kỹ lưỡng hơn:

IMG_3968.jpg


IMG_4103.jpg


IMG_4104.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Cách pháo đài Gyantse Dzong chưa đầy 5 phút đi xe là địa điểm thăm quan nổi tiếng nhất trấn: tu viện Pelkhor Chode, bên trong có Thập Vạn Phật Tháp (Gyantse Kumbum) - cũng là tháp Stupa (Chorten) lớn nhất và độc đáo nhất trên cao nguyên Thanh Tạng ^^

Đường vào tu viện Pelkhor Chode Monastery (người Trung Quốc gọi địa danh này là Baiju Temple):

IMG_4259.jpg


IMG_4109.jpg


IMG_4110.jpg


IMG_4113.jpg


IMG_4111.jpg


Bước vào tu viện, du khách có thể nhìn thấy chính điện từ cửa đi thẳng vào:

IMG_4116.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Chếch bên trái chính điện là tháp Gyantse Kumbum, sau đó liền kề là tu viện nhỏ của tông Tát Ca. Đây là 1 trong những điểm đáng lưu ý làm cho Pelkhor Chode trở nên đặc biệt hơn những nơi khác: trong tổng số 15 tự viện nhỏ nằm trong khuôn viên của Pelkhor Chode thì 9 tự viện thuộc dòng Hoàng Giáo Cách Lỗ (Gelugpa Sect) và 3 tự viện thuộc dòng Hồng Giáo Tát Ca (Sakya Sect) - một sự dung hoà rất hiếm gặp trong Tây Tạng nói chung:

IMG_4253.jpg


IMG_4117.jpg


Xây năm 1418, toàn bộ đại tu viện Pelkhor Chode được bao bọc bởi tường đỏ; trong sân là 2 cây cột cuốn phướn ngũ sắc, trước chính điện treo vải bạt trắng với các dấu hiệu của Phật giáo:

IMG_4146.jpg


IMG_4124.jpg


IMG_4139.jpg


Kiến trúc nóc khá đơn giản nhưng đặc trưng cho phong cách của Phật giáo Tây Tạng:

IMG_4130.jpg


IMG_4140.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

IMG_4133.jpg


Bên trong chính điện có tượng thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đại sư Tông Khách Ba, thập lục đại La Hán (chứ không phải thập bát!), và cả những nhân sĩ của phái Tát Ca. Người Tạng sau khi vào lễ ở chánh điện đều đi sang Kumbum - điểm thu hút nhất của toàn khu Pelkhor Chode:

IMG_4121.jpg


IMG_4123.jpg


Xa trông ít ai không khỏi ngỡ ngàng bởi kiến trúc đặc sắc có thể xem như chưa từng thấy qua của Kumbum! Người Tạng tài tình đã xây dựng ngọn tháp này mô phỏng kiến trúc của Stupa khổng lồ, còn nếu đem chiếu xuống mặt phẳng thì dễ dàng nhận ra tính đối xứng tuyệt vời của tranh Mandala:

IMG_3988.jpg


IMG_4136.jpg


Chắc bạn đọc vẫn còn nhớ trong bài viết về Văn vật Phật giáo Tây Tạng có nhắc đến 8 stupa lớn (Eight Great Stupas); tháp Kumbum chính là Stupa muôn cửa (Stupa of Many Doors). Đi từ dưới lên trên là 4 tầng với các vòng kora nhỏ ứng với Tứ Diệu Đế (Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế), du khách sẽ đến được lưng chừng tháp (phần trụ tròn) - tương ứng với Ngũ Căn (Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Huệ căn) và Ngũ Lực (Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Ðịnh lực, Huệ lực), bên trong có thờ tượng Phật Thích Ca cực lớn. Theo cầu thang, du khách sẽ leo lên được 1 tầng nữa (có 4 đôi mắt Phật khép hờ nhìn ra Tứ phương). Từ đây là các bậc thang rất nhỏ hẹp và tối bên trong tháp dẫn lên trên đỉnh tháp; còn phía ngoài được trang trí theo kiểu 13 vòng màu vàng tượng trưng cho đường tới cõi Niết bàn thông qua Bát Chính Đạo. Trên cùng luôn là kiến trúc mặt trăng và mặt trời biểu thị sự minh triết soi sáng mọi vật, đến được thượng tầng tháp cũng là lúc du khách nhìn được bên dưới mái vòm của tháp Kumbum có 8 hoạ hình đầy màu sắc của các vị Bồ Tát:

IMG_4135.jpg


IMG_4142.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Không chỉ đặc sắc bởi vẻ ngoài, Gyantse Kumbum còn độc đáo bởi quy mô của nó: xây dựng xong năm 1427, tháp cao 32.4m, trên đỉnh là mái vàng, chia làm 9 tầng, 108 cửa, 77 khám thờ nhỏ; có đến 100,000 bức tranh tường (mural), mandala, và tượng Phật bên trong - vì thế tháp còn có tên gọi là Thập Vạn Phật Tự. Nếu Stupa vốn được coi là nơi gìn giữ linh hồn tương phản với các pho tượng là mô phỏng của thể xác, thì ở tháp Kumbum người ta thấy được các pho tượng được lưu giữ trong stupa lớn, rồi stupa lớn chứa nhiều stupa nhỏ, trong mandala lớn chứa nhiều mandala nhỏ, kết cấu mỗi tầng là trời tròn đất vuông liên kết bằng những vòng kora. Như thế, linh tháp Kumbum thực sự là hiện thân tinh hoa văn hoá Phật giáo Tây Tạng vô cùng thâm diệu.

IMG_4144.jpg


IMG_4143.jpg


Tháp Kumbum cho phép chụp ảnh bên trong với giá chỉ 10RMB ^^ Xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh của các khám thờ nằm trong 4 tầng lầu khi đi từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ:

IMG_4044-1.jpg


IMG_4158.jpg


IMG_4147.jpg


IMG_4153.jpg


IMG_4149.jpg
 
Ngày 6: Thăm vùng Tsang (Phần 1)

Có thể nhận ra ngoài hoạ hình và tượng của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, bên trong từng khám thờ nhỏ là tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara), Kim Cương Bồ Tát (Vajrapani), Thanh Đa La (Green Tara), Bạch Đa La (White Tara), Minh Vương, La Hán ... cùng với tranh tường màu sắc cực kỳ sống động, đôi khi rợn tóc gáy người xem:

IMG_4150.jpg


IMG_4152.jpg


IMG_4156.jpg


IMG_4187.jpg


IMG_4169.jpg


IMG_4163.jpg


IMG_4160.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top