What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Mình cũng có chú ý đến những bức tranh trên tường mà bạn Codet nói ở Tashilunpo. Quả là đẹp thật, mình thấy những bức tranh này giống như là cố ý vẽ như vậy, chứ không phải bị phai mờ theo năm tháng. Toàn bộ bức tường màu đen, chỉ có phần đầu, cổ và một phần ngực được lộ ra là màu vàng. Mình cứ đứng ngắm mãi mê hoặc. Chỉ có điều là những bức tranh này nằm trong Monk Hall, cũng không được chụp ảnh. Thôi đành ghi vào trí nhớ vậy...
 
Ngày 11: Taer Monastery

Sáng ngày 11 chúng tôi dậy không vội vã, hôm nay là ngày cuối trên chuyến hành trình ghé thăm cao nguyên :) Sau khi ăn sáng, cả đoàn rời khách sạn để đi thăm tu viện Hoàng Giáo lớn nhất Thanh Hải: Taer Monastery, nằm ở thị trấn Hoàng Trung (Huangzhong) cách Tây Ninh 26km về phía tây nam. Trời Thanh Hải hôm nay vẫn nhiều mây, không khí se se lạnh tựa như đầu thu! Xe bon bon chạy, cô hướng dẫn viên du lịch người gốc Thành Đô say sưa kể truyện về mảnh đất Thanh Hải và địa danh mà chúng tôi sắp ghé thăm ...

1. Lan man lúc chạy xe:

Phật giáo Đại thừa Mật tông Tây Tạng sở dĩ đạt được những thành tựu rực rỡ như ngày nay là trải qua quá trình tôi luyện hun đúc chọn lọc nghìn đời mỗi khi nhắc đến người ta không thể quên những cái tên huyền thoại theo dòng thời gian. Trong đó nổi bật lên 1 nhà cải cách lỗi lạc, người đã có công xiển dương Phật giáo, hợp nhất Tăng chúng, vạch lại con đường tu học nghiêm cẩn, để từ đó xây dựng tông giáo lớn nhất cao nguyên Thanh-Tạng. Không ai khác chính là đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa), sư tổ của phái Cách Lỗ (Gelugpa Sect). Người đời sau đến thăm Tây Tạng thường ghé những tu viện lớn như Cách Đăng (Ganden Monastery), Sắc Nhạ (Sera Monastery), Triết Phong (Deprung Monastery), Trát Thập Luân Bố (Tashilhunpo); những nơi này luôn có các gian điện thờ vinh danh ông. Bài viết hôm nay xin đưa bạn đọc xuôi ngàn cây số về lại 1 tu viện khác xa xôi hơn nằm trong vùng Thanh Hải, tu viện Tháp Nhĩ (Taer Monastery), để tìm hiểu về một giai đoạn khác của cuộc đời Tông Khách Ba - những tháng năm niên thiếu.

Đại sư Tông Khách Ba sinh năm 1357 ở vùng Tông Khách, Thanh Hải, Tây Tạng và được tin là hoá thân của trí huệ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri); khi đó nhắm vào thời nhà Nguyên <1271-1368> đang chiếm quan nội, còn Phật giáo Tây Tạng đang trong giai đoạn kết thân chính trị với hoàng tộc. Lúc đản sinh ngài Tông Khách Ba cũng có nhiều truyện dị thường được chép lại. Trong lúc đậu thai 9 tháng, rất nhiều điềm lành xuất hiện trong nhà và quanh vùng. Ngày 28/10/1357, khi hư không thanh tịnh an lành thì ngài hạ sanh, tướng mạo lọt lòng đã an nhiên phi phàm, dự báo sau này sẽ có cơ duyên hộ trì Phật pháp làm lợi chúng sinh.

Đoạn nhau thai mẹ ngài đem chôn xuống đất, từ đó mọc lên một tàng cây lớn xum xuê 10 nghìn lá mà mỗi lá đều có chữ Văn Thù, nên người quanh vùng đều rất kính trọng gọi đó là cây Cổ Lai Chiên Đàn (tức là cây có trăm ngàn tượng Phật). Hàng năm mùa thu lá rụng, người hành hương đến đây đều nhặt lá cây đem về. Du khách ngày nay đến Thanh Hải thăm tu viện Taer cũng sẽ gặp cây này trong khuôn viên. Tương truyền con số 10 nghìn lá của cây Chiên Đàn chính là khởi nguồn của việc làm 10,000 lần nghi lễ Ngũ thể nhập địa của Tăng chúng và người mộ đạo sau này :)

Lên 17 tuổi, năm 1373, Tông Khách Ba rời quê nhà để vào Lạp Sát (Lhasa) tu học, từ đó mở đầu giai đoạn ngài bắt đầu lãnh giáo những tinh hoa của tông phái Phật giáo Tây Tạng khi đó gồm cả Ninh Mã (Nyingma Sect), Ca Nhĩ Cư (Kagyupa Sect), và Tát Ca (Sakya Sect). Mẹ ngài khi cuối đời có viết thư nhắn gọi Tông Khách Ba về, nhưng vì đường xá xa cách, lại vướng việc học và truyền đạo mà ngài không về được. Tông Khách Ba đã hoạ hình mình trong tranh rồi gửi về cho mẹ an tâm. Đồng thời trong thư gửi mẹ, ngài viết: "... con nay ở xa không về được quê nhà, xin mẹ dựng cho con 1 bảo tháp, thân không về được nhưng lòng hướng về ...". Gia đình ông y lời đã cho xây 1 stupa ngay cạnh khuôn viên tán cây Chiên Đàn. Mẹ ông mất mà không kịp gặp mặt con, cũng chưa kịp nhìn thấy những thành tựu lớn lao mà con trai bà dùng cả cuộc đời mình gây dựng được cho Phật giáo Tây Tạng. Còn đại sư cũng viên tịch vào năm 1419. Đúng 200 năm sau ngày sinh của Tông Khách Ba, năm 1557, chúng giáo tăng ni đệ tử môn đồ của Hoàng Giáo do con trai bà kiến lập uống nước nhớ nguồn đã trở lại Thanh Hải, dựng lên trên nền đất cũ một tu viện lớn bao bọc ngoài stupa xưa. Đó chính là tu viện Tháp Nhĩ (Taer Monastery), 1 trong 6 ngôi đại tùng lâm quan trọng của Cách Lỗ tông trên toàn Tây Tạng. Tên tu viện theo tiếng Tạng có nghĩa là stupa có trước, tu viện xây sau, độc đáo duy nhất khác hẳn phong cách mọi tu viện khác (thường xây tu viện xong mới dựng các stupa bên trong). Ngoài ra do sự tích cây 10,000 lá trong tu viện mà nơi đây còn có tên là Thập Vạn Phật (Kumbum Monastery).

Nhiều trăm năm sau, du khách đến Thanh Hải vẫn được nghe kể lại câu chuyện xúc động này, lại được đưa vào khuôn viên tu viện để xem cây Chiên Đàn (vẫn xanh tốt cho đến ngày nay) và chiêm bái stupa cổ mà mẹ Tông Khách Ba đã cho dựng để gửi gắm tấm lòng của người con xa xứ, càng thêm ngưỡng mộ bề dày văn hoá tâm linh của người Tạng trải bao thế hệ vẫn rực rỡ mê đắm vượt trên thách thức của thời gian :)
 
Ngày 11: Taer Monastery

2. Tu viện Tháp Nhĩ:

Câu chuyện trên tham khảo nguồn từ Đại tạng kinh Việt Nam, Vạn Phật Đảnh và dựa theo lời kể của hướng dẫn viên du lịch ở Thanh Hải mà chắp bút chép ghi; mọi sơ sót ngoài ý muốn mong được bạn đọc lượng thứ. Lan man kể cũng đã dài, xin gửi bạn đọc vài hình ảnh của tu viện này.

Cổng vào chánh Đông của tu viện Taer Monastery:

IMG_4893.jpg


IMG_4894.jpg


Bước vào khuôn viên tu viện, du khách có thể dễ dàng nhận ra sự pha trộn phong cách Hán-Tạng rõ rệt trong bố cục và màu sắc toàn viện.

IMG_4896.jpg


IMG_4897.jpg


Từ giữa sân lớn của tu viện có thể thấy trước mặt là tháp mái vàng của Hộ Pháp Điện (Dharma Protector Temple):

IMG_4899.jpg


Đối diện Hộ Pháp Điện là cửa vào lớn của tu viện, nhưng không thấy du khách qua lại, có lẽ đang trong quá trình tu sửa. Đây cũng là chỗ mua vé để vào thăm các điện thờ trong khuôn viên Taer Monastery. Vé vào cửa in đẹp và bên trong là đĩa CD loại nhỏ chứa các thông tin giới thiệu về tu viện ^^

IMG_4902.jpg
 
Ngày 11: Taer Monastery

Phía bên phải của sân là Như Lai Bát Tháp (8 Great Stupas) linh thiêng của người Tạng. Người hành hương đến đây đều bái lạy các stupa này trước khi đi vào thăm các khu điện:

IMG_4917.jpg


IMG_4912.jpg


Đây là 1 quần thể đầy đủ cả 8 stupa trong tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng kể lại những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni). Chắc hẳn bạn đọc còn nhớ, một trong những kiến thúc stupa quen thuộc này (tháp muôn cửa - stupa of many doors) đã được người Tạng áp dụng tài tình để dựng lên cả 1 tháp lớn giữa trấn Gyantse vùng Tsang và cũng có tên là Thập Vạn Phật tháp (Kumbum, Palkhor Chode Monastery)

IMG_4915.jpg


IMG_4907.jpg


Nhác trông màu sắc tô điểm trên stupa có thể nhận thấy các tháp này đều được sơn sửa lại thường xuyên:

IMG_4914.jpg


IMG_4906.jpg


Phía xa là cổng vào chánh Tây của tu viện nằm ngay dưới khối 3 stupa trắng, giờ là bãi đậu xe riêng của khách đến thăm tu viện:

IMG_4972.jpg
 
Ngày 11: Taer Monastery

Theo đường xi măng sạch sẽ, chúng tôi bắt đầu đi vào khu điện đầu tiên: Hộ Pháp Điện, nơi có mural và tượng thờ của các vị Thiên Vương và hộ pháp nhà Phật. Điện này còn được biết đến với tên Tiểu Kim Ngoã Điện (Lesser Hall of Golden Roof):

IMG_4900.jpg


IMG_4739.jpg


Ở cửa vào mỗi điện là máy đọc thẻ, du khách dùng chính vé vào cửa để đưa qua máy quét trước khi vào, phương thức này khá hiện đại và là lần đầu tiên chúng tôi gặp khi đi du lịch Tây Tạng :D Việc chụp ảnh bên trong mỗi toà điện của tu viện Taer bị cấm rất ngặt nên hầu như ít ai có ảnh chụp kiến trúc bên trong của mỗi điện (>_<). Trên bốn phía tường bao của Tiểu Kim Ngoã Điện có treo rất nhiều đầu bò, linh dương, ngựa trắng được bảo quản tốt theo thời gian, không rõ bí quyết nhồi thú của người Tạng như thế nào mà các con vật này nhìn đều thật và sống động!

IMG_4920.jpg


IMG_4747.jpg


Ra khỏi Tiểu Kim Ngoã Điện là đường sang khu điện thứ hai, nơi thờ phụng mẹ của ngài Tông Khách Ba mà người hành hương tìm đến để bày tỏ lòng thành kính. Trên đường du khách sẽ bắt gặp stupa Niết bàn (Stupa of Nirvana) - stupa duy nhất trong Như Lai Bát Tháp không có 4 tầng Tứ diệu đế ở đáy, tượng trưng cho sự viên mãn tu thành chánh quả:

IMG_4921.jpg


IMG_4742.jpg


Du khách tranh thủ chụp ảnh với kinh luân đồng lớn ngay dưới chân stupa:

IMG_4926.jpg
 
Ngày 11: Taer Monastery

Bên trong khu điện thứ 2, chúng tôi bắt gặp tảng đá dựng ngay giữa vườn, tương truyền là phiến đá mà mẹ đại sư Tông Khách Ba thường dựa vào khi có mang ngài. Trên phiến đá bóng nhẫy dính chi chít các đồng tiền xu và tiền giấy của khách thập phương, hỏi ra mới biết người dân nơi đây đã bôi rất nhiều mỡ bò Yak lên đá, nhờ thế mà tiền cúng có thể dính vào được :D

IMG_4927.jpg


Vì không được chụp ảnh, chúng tôi bái lạy các tượng thờ rồi nhanh chóng ra khỏi điện, điểm đến tiếp theo là Đại Kim Ngoã Điện (Great Hall of Golden Roof). Một vài hình ảnh khi đi bộ trong tu viện:

IMG_4775.jpg


IMG_4767.jpg


Khi đi qua khu học viện của Taer Monastery, chúng tôi bắt gặp những nhà sư còn rất trẻ trong màu áo tu đỏ thắm với túi da, điện thoại, giày tây ... Được biết có tổng cộng 4 học viện lớn: Hiển Tông học viện, Mật tông học viện, Thời luân học viện, và Y học viện nằm rải rác trong khuôn viên:

IMG_4933.jpg


IMG_4932.jpg


IMG_4929.jpg
 
Ngày 11: Taer Monastery

Bánh xe Pháp (Dharma Whee) và cặp hươu vàng chính giữa nóc điện:

IMG_4939.jpg


IMG_4943.jpg


IMG_4945.jpg


Bên trong Đại Kinh Đường khá tối nhưng du khách vẫn cảm nhận được sự hoành tráng toát lên từ bốn phía điện, trên các kệ là hàng nghìn tượng Phật nhỏ soi sáng bởi 1000 ngọn đèn mỡ bò Yak đặt dọc theo tường thờ phụng mỗi vị. Chính giữa điện là bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) lớn, bên cạnh là tượng thờ của Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 9 và thứ 11 - một nét tương đồng với tu viện Tashilhunpo ở Shigatse! Ra khỏi Đại Kinh Đường, du khách sẽ theo cửa hông để đi sang các khu điện đằng sau:

IMG_4762.jpg


IMG_4948.jpg


Phía sau Đại Kinh Đường là quần thể quan trọng nhất của tu viện Tháp Nhĩ bao gồm 4 khu vực: Bếp lớn (The Great Kitchens) bên trong có 3 vạc đồng để nấu ăn cho Tăng chúng -- gian này không mở cửa cho du khách tham quan, điện thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni), điện thờ Phật tương lai Di Lặc Bồ Tát (Future Buddha Maitreya), và quan trọng nhất chính là Đại Kim Ngoã Điện (Great Hall of the Golden Roof) ^^ 4 khu này quần tụ xung quanh cây Cổ Lai Chiên Đàn nằm ngay trước Đại Kim Ngoã Điện. Du khách ai cũng thích thú không gian rực rỡ của khu vực này nhưng đáng tiếc không ai được chụp ảnh :(

IMG_4949.jpg


IMG_4950.jpg
 
Ngày 11: Taer Monastery

Cây Cổ Lai Chiên Đàn vẫn xanh um giữa sân và được quây bảo vệ bởi hàng rào gỗ thấp, người Tây Tạng làm lễ bái lạy ở đây rất đông. Dọc theo các bức tường trong khuôn viên là những chiếc kinh luân cổ kích thước to như người thật quay trên những giá gỗ đen nhánh bóng nhẫy dấu tay. Phía trên nóc Đại Kim Ngoã Điện là mái vàng rực rỡ, bên trong điện là stupa mà mẹ Tông Khách Ba đã xây cho ngài năm xưa. Qua thời gian được trùng tu nâng cấp, tháp nay phủ bạc cao đến 11m. Bước vào trong điện, chúng tôi trật tự dò từng bước đến dưới chân stupa để ngẩng đầu chiêm bái Phật tích quý giá nhất Thanh Hải, trong đầu vẫn ngân nga câu nói của người khai tông lập phái Hoàng Mạo Giáo viết thư gửi mẹ ... "thân không về được, nhưng lòng hướng về" ... vậy mà đã hơn 500 năm rồi đấy! Cầm lòng không chụp ảnh, chúng tôi rời khỏi Đại Kim Ngoã Điện, tiếp tục con đường leo ngược dốc của tu viện Taer đi sang khu tiếp theo.

IMG_4947.jpg


IMG_4952.jpg


Tuy xây dọc theo sườn núi, tu viện Taer không quá dốc, đường đá rộng rãi và thoải mái, chính phủ Trung Quốc chắc đã đổ vào đây rất nhiều tiền để tôn tạo và quy hoạch qua nhiều thời kỳ:

IMG_4935.jpg


IMG_4961.jpg


Khu điện cuối cùng chúng tôi ghé thăm thực ra là gian trưng bày độc đáo chỉ có ở Thanh Hải: tượng làm bằng bơ bò Yak (Hall of Butter Sculptures), vốn là 1 nghệ thuật tự hào của các nghệ nhân tăng sĩ trong tu viện Taer nổi danh toàn vùng Thanh-Tạng từ thế kỷ 16 đến nay:

IMG_4955.jpg


IMG_4953.jpg
 
Ngày 11: Taer Monastery

Được biết các nghệ nhân này đều phải bỏ ra nhiều tháng công sức để nhào nặn và làm thành các bức tượng để kịp tham dự Tibetan Butter Sculpture Festival (diễn ra trung tuần tháng 2 hàng năm) và tuỳ theo chủ đề của mỗi năm mà sẽ có những tượng hay bức hoạ dạng lớn được làm, ví dụ làm tượng đại sư Tông Khách Ba, tượng Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, hay câu chuyện Văn Thành công chúa vào Tây Tạng ... Chủ đề năm nay là Phật tương lai Di Lặc (Future Buddha Maitreya). Vì không được chụp ảnh trong gian điện nên mượn tạm 1 tấm trên mạng để bạn đọc hình dung rõ ràng hơn về công phu và tầm vóc các bức tượng làm hoàn toàn từ bơ bò Yak với độ chinh xác và tinh tế bất ngờ:

yak_butter_sculpture.jpg


Ngay phía sau bức tượng này sẽ là bức tượng đã tham gia dự thi năm ngoái :D cả 2 bức tượng đều đươc đặt trong lồng kính giữ lạnh khi chúng tôi đến thăm, để chống chọi với cái nắng ngày hè có thể làm chảy các tác phẩm.

Rời khỏi Sculpture Hall, chúng tôi theo con dốc thoải trở ra ngoài cổng, tranh thủ ghi lại những khoảng khắc trước khi rời tu viện Tháp Nhĩ:

IMG_4951.jpg


IMG_4957.jpg


IMG_4959.jpg


IMG_4960.jpg


IMG_4967.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,424
Bài viết
1,175,776
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top