What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 11: Taer Monastery

Tạm biệt tu viện Tháp Nhĩ và câu chuyện về tuổi thơ của đại sư Tông Khách Ba, chúng tôi ai cũng tấm tắc vì đã có dịp hiểu thêm những điểm độc đáo của vùng Thanh Hải mà trước giờ ít nghe nhắc đến :) Ra đến cổng chánh Đông tu viện, chúng tôi tranh thủ đi dạo nhâm nhi món khoai nướng trước khi theo xe nhắm hướng sân bay trực chỉ:

IMG_4974.jpg


IMG_4976.jpg


IMG_4727.jpg


IMG_4977.jpg


Từ sân bay Tây Ninh, chúng tôi đáp chuyến bay chiều đi Thành Đô và ngay trong đêm đó bay ra khỏi Tứ Xuyên, tạm biệt Trung Hoa và cũng là kết thúc chuyến đi khám phá phía Tây lần này :) Ngồi trên máy bay chúng tôi vẫn còn ngâm ngợi mãi, nhìn biểu tượng in trên tờ tiền 50 RMB mà không khỏi bâng khuâng về 1 miền đất vừa thật gần không thể tách rời vừa xa xôi như là ảo mộng ...

IMG_4779.jpg


Chuyến bay đêm ai cũng đã say ngủ, nhưng tôi biết có những đôi mắt vẫn mở chong chong nhìn đèn tín hiệu chớp ngoài cánh máy bay trong mây mù giữa lưng chừng trời, hay bởi lòng vẫn còn đau đáu về những điều tuyệt diệu được thấy qua ở phía dưới kia ... cao vài nghìn mét trên mặt nước biển, xa trong dãy Hi Mã Lạp Sơn, sâu giữa những hồ nước lớn và rừng cây ... một bức tranh Phật giáo tuyệt luân toàn cảnh vẫn trường tồn qua không thời gian ... Bài viết ngày 11 đến đây là kết thúc, xin hẹn bạn đọc trong bài cuối - Khúc vĩ thanh Tây Tạng.
 
ởu tu viện Taer Monastery, "cấm ngặt ko cho chụp ảnh" tức là ko có vụ đóng phí - chụp hả anh :(

IMG_4926.jpg


Thế mà sao 2 bác này hồn nhiên giơ máy chụp thế nhỉ, chắc vì là người Trung Quốc nên đc ưu tiên ;))
 
@ j2s: ah không em, nó cấm chụp ảnh sau khi bước vào trong điện hay gian thờ thôi, chứ đi ngoài thì vẫn đc chụp :D a cũng cố gắng chụp nhiều, nhưng tuyệt ko chụp đc cái nào bên trong :( cũng ko có chỗ để mà nộp tiền xin chụp ảnh luôn, có vẻ vùng này giàu nên 'chê' tiền của dân du lịch :(
 
Mình chờ mãi để được xem cây "Cổ Lai Chiên Đàn" ra thế nào, có ấn tượng lắm không thì Yilka lại.. không được chụp hình . Đau khổ lắm thay !!! (Đúng là ... còn ham muốn nên mới sinh khổ :) )

Một câu hỏi về vấn đề tu trì, chỉ do mình tò mò : Qua các hình ảnh, mình có cảm tưởng là Phật giáo Tây Tạng chỉ có tu tăng, không có tu ni .. có đúng thế không ? Nếu đúng, lý do là tại sao ??
 
Mình chờ mãi để được xem cây "Cổ Lai Chiên Đàn" ra thế nào, có ấn tượng lắm không thì Yilka lại.. không được chụp hình . Đau khổ lắm thay !!! (Đúng là ... còn ham muốn nên mới sinh khổ :) )

Một câu hỏi về vấn đề tu trì, chỉ do mình tò mò : Qua các hình ảnh, mình có cảm tưởng là Phật giáo Tây Tạng chỉ có tu tăng, không có tu ni .. có đúng thế không ? Nếu đúng, lý do là tại sao ??

Cây này nói sao nhỉ, khá là to đấy bạn, ko quá cao, cành lá xum xuê, cứ tưởng tượng nó giống mấy cây đa đầu làng quê VN là dễ nhất :D lá cây xanh um, xung quanh các bạn TQ rào 1 hàng rào gỗ thấp để bảo vệ, vì bị cấm chụp ảnh nên mình ko ho he đc gì :(

Tây Tạng đúng là hiếm (thậm chí bây giờ ko gặp) Tu ni. Mình ko rõ nguyên nhân vì sao, đồ rằng trong xã hội mẫu hệ như Tây Tạng, ng phụ nữ giữ vai trò quan trọng nhất trong gia đình, nếu mà đi tu vào chùa hết thì căng lắm :D Nhưng nói thế ko có nghĩa là ko có, bằng chứng rõ ràng nhất là những nhân vật lịch sử như Văn Thành công chúa, Ba Lợi Khố Cơ công chúa, Kim Thành công chúa đều là đệ tử Phật môn, cũng là những người mang vào Tây Tạng Phật điển quý giá; các bà có thể ko tính làm 'Tu ni' theo định nghĩa thông thường (tức là phải vào ở trong chùa hay tu viện) nhưng vẫn học đạo và hành Pháp ko thua kém ai. Còn trong thời đại mới này, bạn có thể tìm thấy tên tuổi như : Tenzin Palmo là Ni sư danh tiếng hiện vẫn còn tại thế :)
 
Một câu hỏi về vấn đề tu trì, chỉ do mình tò mò : Qua các hình ảnh, mình có cảm tưởng là Phật giáo Tây Tạng chỉ có tu tăng, không có tu ni .. có đúng thế không ? Nếu đúng, lý do là tại sao ??

Tặng hai bạn mấy bức vô tình chụp dc Sư Ni ở Tây Tạng.

attachment.php


Sư Ni đây bạn.

attachment.php


Sư cô này gặp ở Potala.

attachment.php


Đến Sera, gặp hai bóng hồng này say mê trao đổi việc học tập thì phải.

attachment.php

Khi nàng ngoảnh mặt lại...

attachment.php

Nhìn nghiêng... khá đẹp.

Chụp thẳng thì hơi sỗ, nên mình ko dám.
 
Mình cám ơn bạn Yilka và Codet nhé :)
Mình đặt câu hỏi là do tò mò khi nhận thấy hầu như tất cả hình ảnh về giới tu Phật giáo Tây tạng đều là hình ảnh «tăng sĩ» chứ chưa bao giờ riêng mình thấy ảnh của «ni cô» .
Lúc đọc wikipedia theo link của Yilka cho về sư nữ Tenzin Palmo, mình mới « ngộ » ra là có vấn đề gì ấy đối với giới « tu ni ». Lý do sâu xa tại sao (là do truyền thống ? là do quan niệm tôn giáo hay xã hội ?) thì mình chưa hiểu rõ .

Mình dịch thoát mấy đoạn có liên quan nhé :
Tenzin Palmo là một cô gái người Anh (Diane Perry) sinh tại London vào tháng 6 năm 1943. Năm 20 tuổi, cô tới Ấn độ và sau đó được qui y mang pháp danh Tenzin Palmo với tính cách shramanerika , có nghĩa là tập ni (novice nun), cấp bậc cao nhất mà theo truyền thống Tây Tạng lúc ấy người phụ nữ có thể đạt tới .
Là ni cô duy nhất sống tại Phật viện của đức lạt ma Khamtrul Rinpoche cùng với 100 tăng sinh, Tenzin Palmo kinh qua những kinh nghiệm đầu tiên về sự kỳ thị đối với ni giới khi bị hạn chế những thông tin mà bên tăng giới thì nhân được một cách thoải mái . Ham muốn học hỏi nhưng cô cảm thấy hụt hẫng vì bị bỏ ra ngoài hầu hết những sinh hoạt của tu viện do sư phân biệt « ghét phụ nữ » ở đấy . Thời gian này kéo dài 6 năm. Sau đấy, Tenzin Palmo rời Phật viện và đi về Hi mã lạp sơn thuộc Ấn, tìm một hang đá để ở đó cô bắt đầu một cuộc sống ẩn tu và nhập định kéo dài 12 năm trời ...
Năm 1988 sư nữ Tenzin Palmo ra khỏi hang ẩn tu và bắt đầu những thuyết giảng về bình đẳng quyền và cơ hội cho ni giới Phật giáo Tây Tạng cũng như đi khắp nơi để vận động tài trợ hầu lập nên một ni viện mới, theo lời khuyến khích của đức thầy lạt ma của bà .


(Như thế, theo mình hiểu, ở Tây Tạng có rất ít ni viện và biết đâu chừng các ni cô trong hình của Codet chẳng là từ tu viện của sư nữ Tenzin Palmo mà tới :) )
 
Last edited:
Mơn man theo từng lời kể của anh Yilka, cảm nhận những nơi anh đi qua từng bức ảnh, vô cùng nể anh. Không biết đến khi nào mới có điều kiện thăm đất thánh đây. Nơi em muốn đến nhất là cung Potala, nhưng giờ đi du lịch qua ảnh của anh cũng đã thỏa nguyện rồi. Cảm ơn anh Yilka vì đã lập topic này.
 
Thanks e congchuadiana, nick e hoành tráng quá, type mà hơi run tay :D

A đang viết bài cuối cùng để kết topic này :p vì nội dung hơi dài nên chưa viết xong, hy vọng trong tuần này sẽ post. E đọc mà thấy bổ ích là vui rồi, chúc e có nhiều chuyến đi đáng nhớ khác (sau lần vừa từ Sing về) :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,351
Latest member
Buyoldgmailaccountsf
Back
Top