What's new

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar

Về đã hơn tuần, việc nhà thu xếp tạm ổn, con xế cũng đã 'thanh toán' được vài phần hỏng hoc`, chỉ còn chờ thợ dứt điểm được cái đồng hồ công tơ mét nữa là ok (do đồng hồ kilomet hư, nhảy gãy kim). Vậy thì bây giờ mình sẽ tính đến việc 'kể chuyện ngày xưa' về một chuyến đi kỳ lạ, chả theo lịch trình chỉnh chu nào cả...

Địa danh đã qua trong chuyến đi: Vạn Giã - Tu Bông - Đầm Môn - Sơn Đừng - đèo Cổ Mã - hòn Dom - Đại Lãnh - đèo Cả - Vũng Rô - bãi Môn - Mũi Nậy - Ninh Thọ - Ninh Diêm - Ninh Phước - Ninh Vân - đèo Rọ Tượng - Vĩnh Lương - Nha Trang - Hòn Bà - bãi Dài - đèo Cù Hin - Khánh Vĩnh - đèo Hòn Giao - K'Long K'Lanh - Đà Lạt - Liên Nghĩa - Di Linh - Bảo Lộc - ĐạM'ri - Đoàn Kết - Tà Pứa - Mêpu - Võ Xu - Đức Tài - Giaray - Long Khánh - Dầu Giây...

DSCN2588.jpg


Thật ra, chuyến này bọn mình đã dự tính từ hồi mới chân ướt chân ráo về trong lần đi 'Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang Hòn Hồng'. Về là tính liền, tính rồi dây dưa mãi - không phải do tiền, cũng chả phải do việc mà chỉ do tại... ông Trời cứ cho mưa mãi. Vậy là túi treo xe, hành lý đã sẳn sàng nhưng tha hồ ám bụi, thậm chí đồ đạc lủ khủ còn muốn mọc đầy mộc nhĩ lên kia, he he...

23h36, xe Quang Hạnh dừng lại cho khách nghỉ chân tại Phan Thiết:

DSCN2362.jpg


Đến tận những ngày tốt trời sau cơn bão số 7 thì bọn mình... bay đột biến! Gọi là 'đột biến' vì đặt vé qua điện thoại buổi sáng thì 16h10 chiều chạy ra bến xe Miền Đông. Xe khởi hành 18h30 (thật tế là trễ hơn 15 phút) nhưng phải ra sớm vì ngại kẹt xe tại Hàng Xanh, phần khác cũng do nhà xe cần mình đến trước để đưa chiếc Win100 vô hầm trước, dành chỗ cho hàng hóa theo sau.

35k một dĩa mỳ xào hải sản - các nơi nghỉ mà nhà xe thường ghé vào không có nơi nào rẻ cả. Được cái mực nang và tôm nơi này khá chất lượng, nhiều. Buộc phải ăn đêm do buổi ăn chiều quá sớm vì trước khi ra bến xe - vậy nên đêm đói lòng:

DSCN2360.jpg


Vé xe Quang Hạnh TP HCM - Vạn Giã là 200k/người, cước chiếc xe bằng giá xe tay ga: 300k - hơi chát nhưng đành phải chịu, con ngựa sắt già này mà không có kèm theo thì thôi ở nhà sướng hơn.
Vừa đi vừa nghe nhà xe hối thúc, đến cổng bến xe thì thở phào: mới 17h. Vào quầy mua vé, vào cổng mua vé bốc vác xe (20k), đến lúc gặp nhà xe thì anh tài xế nói "anh cứ mua vé 6k của xe chở hàng vô là được rồi, mua vé bốc vác phải kêu tụi nó, lại... phí tiền''. He he, phí thật: nhân viên BXMĐ đến - rút sạch xăng (dù xe mình chỉ còn nửa lít), tháo bánh trước, tháo luôn ốc dàn nhún sau...

Nhà xe dừng tại điểm cuối ngay trước bến xe Vạn Giã, khách trên xe bấy giờ chỉ còn chục ngoe vì đã xuống dần trước đó. Tài và lơ lôi ẻm Win của mình xuống rồi ráp lại những phần đã tháo - dĩ nhiên là không thiếu 'trái khế'. Chào tạm biệt xong, mình ra quốc lộ gần đó đổ xăng đầy bình rồi trở vào Lê Hồng Phong, rẽ đường Nguyễn Huệ tìm nơi điểm tâm sáng.
Ảnh là xe bò trên đường Nguyễn Huệ - Vạn Giã:


DSCN2366.jpg


Bố khỉ, liệu pa có cần tháo luôn cái ghi đông ra nữa không (kiếng trước sau mình đã tháo hết rồi)? Không à, vậy thì đưa vào hầm. Nhưng nói trước, anh mà làm mất cái 'trái khế' của công tờ mét xe là tui 'đào mồ rủa xả', không hề buông tha đâu đấy nhé, chỉ vì cái 'trái khế' này khó tìm mua hàng zin...
Lần sau sẽ mua vé 6k: lơ và tài xế sẽ lo chuyện bốc xế vào hầm. Trong thật tế thì họ (nhà xe) cũng không thích bọn nhân viên bến xe rớ mó vào chuyện của họ - một kinh nghiệm nhỏ cho sau này.

Cơm tấm 15k/dĩa, cà phê 5k. Hàng ven đường bán cho người trong xóm nên giá bèo, cũng ngon - ngon với hai kẻ phượt xa...:

DSCN2364.jpg


Trễ 15 phút do chờ khách... rồi thì chiếc xe giường nằm Quang Hạnh từ từ chạy ra khỏi bến, theo QL13 qua cầu Bình Triệu rồi thẳng tiến đi QL1A. Trời tối sẫm và... mưa! Mưa Sàigòn Biên Hòa gì đó cũng không ngại do đích mình đến tận ngoài kia, xa lắm.
Thông thả rồi mới ngắm nghía chiếc xe: may mắn là bọn mình chọn đúng chiếc xe rất mới, chạy êm, máy lạnh vũ bão... và phía sau cùng còn có toilet: sạch bong và bóng lộn, tha hồ nốc chai giải khát sướng cả miệng mồm!

No lòng rồi thì lên đường: bọn mình vẫn theo đường Nguyễn Huệ để chạy thẳng đi Tu Bông. Đúng lúc này, chiếc xe bắt đầu phát ra tiếng rít kỳ lạ... Gì vậy cà?
Tiếng động phát ra ngay đồng hồ công tơ mét, cái tiếng rít thật khó chịu!


IMG_7103.jpg


Mình ghé tạm vào chỗ sửa xe đối diện chú bò kéo xe này, lòng nghĩ nhà xe có sai lầm gì trong trong việc lắp lại bánh trước?
Anh thợ tháo bánh trước, xem cáp và trái khế - tất cả đều ổn nên lắp lại. Mình kêu anh chạy thử một vòng: lúc này thì ẻm Win không kêu nữa - anh cho là chiếc đồng hồ trục trặc, sau này về nên thay. Vậy là tán phét một hồi, trả anh 5k rồi bọn này lại đi.


IMG_7106.jpg


Bài đã post trong Phuot:

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Last edited:
Tạm chưa ghé vịnh Vũng Rô (nơi gắn liền với chiến công huyền thoại của những con tàu không số), mình vẫn chạy thẳng đi Bãi Môn, Mũi Nậy. Đoạn này chạy cắt ngang qua khu rừng cấm phía Bắc đèo Cả là rừng Suối Trai và gò Thì Thùng, nơi ghi lại chứng tích chiến trường của nhân dân Phú Yên.

Bắt đầu vào đoạn đường cắt ngang khu rừng cấm đèo Cả:

IMG_7429.jpg


Rừng cấm Bắc đèo Cả thuộc xã Hòa Xuân Nam và Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về phía Nam. Đây được coi là điểm du lịch sinh thái và leo núi lý tưởng của tỉnh Phú Yên.
Khu rừng cấm Bắc đèo Cả có hệ động thực vật phong phú. Theo thống kê của ngành Kiểm lâm, khu rừng cấm Bắc Đèo Cả với diện tích tự nhiên khoảng 8.780ha đang bảo tồn hàng trăm loài động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu và quí hiếm.

Đường Phước Tân - Bãi Ngà có vài đoạn hư hỏng nhưng đều được vá cẩn thận:

IMG_7435.jpg


Rừng có những cây gỗ quý và đặc trưng như chò, trâm, dẻ, cà ná, cẩm, thị. Động vật có các loài thú như trĩ sao, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gấu chó, tê tê, báo hoa, nhím, khỉ, sóc và nhiều loài chim.

Mép trái được vá có màu đậm hơn nhưng vẫn láng o, hai bên rừng núi bạt ngàn:

IMG_7438.jpg


Nằm trong địa phận rừng cấm Bắc đèo Cả còn có ngọn núi Đá Bia cao 706m, là địa điểm khá lý tưởng cho loại hình du lịch thể thao leo núi.

Du khách có thể leo lên đỉnh núi Đá Bia theo lối mòn dài khoảng 2,2km. Từ trên đỉnh núi, du khách sẽ nhìn thấy toàn cảnh vùng đất Phú Yên như một bức tranh sơn thủy đầy màu sắc với những đồng lúa trải dài miên man, những cánh rừng, eo biển, vịnh, đảo xanh ngút ngàn tầm mắt.

IMG_7440.jpg


Sắp đến bãi Môn rồi, phía xa xa là con đường lên đèn biển Đại Lãnh (lúc này mình chắc là đoán vậy):

IMG_7442.jpg


Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu trong lành, mát mẻ, khu rừng cấm Bắc đèo Cả đang ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn.
 
Gặp ngã 3, bọn mình rẽ phải vào Bãi Môn:

IMG_7445.jpg


Phú Yên còn có danh thắng Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh thuộc địa phận thôn Đồng Bé, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên), cách thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) khoảng 35km về phía đông nam.
Đây là nơi hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối và núi đồi. Nơi đây còn có ngọn hải đăng tỏa sáng hàng đêm giúp tàu thuyền qua lại trên biển và vào vịnh Vũng Rô.

Trước kia, bên trái có chái nhà của ông Mười. Ông giữ xe và là quán ăn cho những khách lên hải đăng hay ra tắm biển. Nay thì chái nhà trên tan tác rồi, ông dựng căn mới kiên cố hơn bên phải và vẫn kinh doanh như cũ.
Có một chiếc tắc xi đậu mé trái cùng tài xế, có lẽ chở khách lên tham quan hải đăng Mũi Điện:


DSCN2402.jpg


Du khách có thể đến Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh bằng hai cách: Từ thành phố Tuy Hòa, theo quốc lộ 1A khoảng 23km về phía đông nam hoặc từ thành phố Nha Trang, theo quốc lộ 1A khoảng 100km về phía đông bắc, du khách sẽ tới lưng chừng đèo Cả...

Cầu mũi Điện với chiều rộng 2m4 vừa được xây dựng cùng con đường xi măng dẫn lên hải đăng và mũi 'cực Đông' cũ (lúc người ta chưa so sánh với Mũi Đôi - điểm cực chính xác bây giờ). Cầu và đường giúp khách tham quan thuận tiện hơn với giá 10k/người.

Cầu có cây ngáng ngang, có khóa - tránh cho các xe chạy thẳng vào. Phía dốc trên vừa là đường (chắc dành cho nhân viên hải đăng), còn hai mép bên là bậc thang bộ hành:


IMG_7447.jpg


Định đẩy xe vào nhà ông Mười để gửi nhưng 'nửa kia' không thuận. Theo ý kiến nhiều người đi trước: có khen lẫn chê... nhưng lời phê phán mà mình nhớ nhất là vụ một đoàn đến nơi, gởi xe, đặt bữa và theo lối mòn lên hải đăng. Ông liền kêu con đi theo, đến khi nhóm bạn này về thì tính cả tiền 'dẫn đường' và linh tinh nhiều thứ khác...
Vứt xe đại ở đó thì không ngại mất xế, chỉ ngại... 'khủng bố' và 'bốc hơi' bộ vá - ống bơm đạp (do sẽ có người 'không ưa). Vậy thì một mình đi vô trong, hướng về phía biển.


DSCN2400.jpg


Đoạn đường láng nhựa vào được tầm trăm mét thì mất tăm...

DSCN2403.jpg
 
Du khách có thể đến Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh bằng hai cách: Từ thành phố Tuy Hòa, theo quốc lộ 1A khoảng 23km về phía đông nam hoặc từ thành phố Nha Trang, theo quốc lộ 1A khoảng 100km về phía đông bắc, du khách sẽ tới lưng chừng đèo Cả.
Tiếp tục theo con đường Phước Tân – bãi Ngà và xuyên qua những rừng dừa bạt ngàn khoảng 12km, sẽ đến Mũi Đại Lãnh. Mũi Đại Lãnh được tạo ra nhờ dãy núi Đại Lãnh – một nhánh của dãy Trường Sơn, đâm ra biển Đông.

Thì ra con đường nhựa rộng lớn bị lở mất sạch: thiên nhiên thật dữ đội!

DSCN2404.jpg


Mình đi theo dòng suối nước ngọt gợn sóng lăng tăng chảy thẳng ra biển. Con suối này bắt nguồn từ rừng cấm đèo Cả, nước trong veo... chảy êm đềm.

DSCN2405.jpg


Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên là Varella phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19. Varella đã nhận thấy vai trò quan trọng của Mũi Đại Lãnh trên hải đồ quốc tế. Chính vì vậy, trên bản đồ cũ nó được gọi là Cap Varella (Mũi Varella). Điểm đặc biệt của Mũi Đại Lãnh là trông nó như một ngọn núi lại như một hòn đảo vì có một con suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền nhưng thực chất nó lại liền đất liền.

Dòng nước vặn vẹo uốn khúc lúc to lúc bé, điểm xuyến với các bờ cỏ xanh rì...

DSCN2406.jpg


Có lẽ sau khi vùng vẫy dưới biển, du khách có thể tắm lại nước ngọt tại nơi đây để giũ bỏ vị mặn. Vậy nhưng mình cho rằng biển bãi Môn sẽ lợ chứ không quá mặn do hòa trộn một phần nước ngọt rồi.

DSCN2407.jpg


Phong cảnh ở núi Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam.
Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể hiện hình tượng núi Đại Lãnh vào Tuyên đỉnh – một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong đại nội Kinh thành Huế (Thừa Thiên – Huế). Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên soạn.

Và biển bãi Môn đây, trên đỉnh núi đá nhô ra biển là hải đăng Đại Lãnh:

DSCN2410.jpg


Người dân địa phương còn gọi Mũi Đại Lãnh là Mũi Điện, vì trên đỉnh có ngọn hải đăng cao khoảng 26m, ở độ cao hơn 100m so với mặt nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý.

Còn đây là phía trái bãi biển: bãi cát vàng sáng, sạch và lài - một chốn vùng vẫy thật lý tưởng.
Trên vách núi còn dấu tích các vạt đá: đây là do xe ủi dọn đá lở từ núi trong mùa mưa bão vừa qua:


DSCN2409.jpg


Biển vắng lặng, không bóng người ngoài mình cùng những dấu chân cũng của chính mình.
Tiếc là không có phương tiện gì liên lạc để gọi 'nửa kia' ra đây cùng ngắm sự thú vị của biển này.
À, hướng ra ngược gió nên cứ chúi đầu mà đi - bàn chân bạt ra chống chọi với gió: giờ trông lại những bước chân trông như lối bước kiểu chữ bát, thật xí, he he...


DSCN2412.jpg
 
Người dân địa phương còn gọi Mũi Đại Lãnh là Mũi Điện, vì trên đỉnh có ngọn hải đăng cao khoảng 26m, ở độ cao hơn 100m so với mặt nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý.
Ngọn hải đăng có hình trụ tròn với đường kính trung bình gần 5m, bên trong trụ được lắp đặt 108 bậc cầu thang xoắn ốc bằng gỗ lên tận đỉnh. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có niên đại trên 100 năm trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại nước ta.

Một mình giữa sóng biển giạt dào, mình bấm tấm ảnh nữa rồi xoay người trở vô. Phải chi cứ 'lỳ đòn' gửi xe, chắc hai đứa sẽ ở đây đến chập tối mới về.
Thiên nhiên đẹp quá!


DSCN2414.jpg


Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng vào năm 1890 với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển và vào vịnh Vũng Rô. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng và đến năm 1961, nó được chính quyền Sài Gòn trước đây khôi phục hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ngọn hải đăng hoạt động chưa được bao lâu thì phải tạm dừng bởi Mũi Đại Lãnh nằm trong khu vực căn cứ Miền Đông của cách mạng, là hành lang đón các con tàu không số...

Đường ra phẻ hơn do xuôi gió, vậy là chân bước nhanh...:

DSCN2416.jpg


Để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế trên biển của cách mạng vào Vũng Rô, Mỹ đã ném bom dày đặc vào núi rừng khu vực vịnh Vũng Rô, phá hủy cả trạm hải đăng. Tháng 8/1996, Nhà nước đã cho sửa chữa, tu bổ và ngọn hải đăng chính thức hoạt động trở lại vào năm 1997.

Mé núi, dòng suối nước ngọt vẫn lặng lờ chảy. Có tiếng kêu của loài vật nào đó cứ chiu chích trong kia...
Trên triền núi, thấp thoáng bóng con đường mới dẫn lên hải đăng - Năm trước thì đường này vẫn còn là lối mòn... và là một trong hai lối lên đỉnh.


DSCN2417.jpg


Mặt đường nhựa phía trên kia. Nhìn kỹ: thì ra con đường bị cuốn phăng do dòng lũ từ mé núi bên phải đổ xuống:

DSCN2418.jpg
 
Dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn. Đây là một bãi biển vẫn còn khá hoang sơ, có hình vầng trăng khuyết với đường bờ biển dài khoảng 400m, độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước trong vắt như pha lê. Ở phía tây của Bãi Môn có một con suối nước ngọt. Sau khi len lỏi qua nhiều vách đá và khu rừng nguyên sinh Bắc Đèo Cả, con suối này chảy ngang qua bãi tắm rồi đổ ra đại dương mênh mông.

Mình trèo lên mặt đường và hướng trở ra phía ngoài. Nhiều đoạn, mặt nhựa đường bị cát cùng cỏ dại lấp đầy.

DSCN2419.jpg


Sự phối hợp tinh tế giữa thiên nhiên và con người tại Mũi Đại Lãnh – Bãi Môn đã tạo nên một quần thể danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp được nhiều tạp chí trong nước và quốc tế biết đến, thực sự là tài sản quý giá của tỉnh Phú Yên.
Tháng 8/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 67/2008/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng danh lam thắng cảnh Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh (Mũi Điện) là di tích cấp Quốc gia.

Gác chắn ngang: cái này chắc chắn "Made in ông Mười". Có vẻ như đây là 'vùng đất của ông', nếu không chặn lại - xe cứ chạy ra tận bãi biển thì khoản thu nhập từ việc giữ xe và linh tinh lặt vặt khác sẽ... thất thu?
Mình không thích cái chuyện ép buộc này, biển không là tài sản riêng của ai cả, biển là tài sản của tổ quốc và nhân dân!


DSCN2422.jpg


Một đôi lúc trời chuyển mây đen vẫn vũ, vậy nhưng không có mưa. Đây là điều may mắn:

IMG_7450.jpg


'Nửa kia' vẫn chờ bên đầu cầu tựa như 'hòn vọng phu'. Chiều về nhanh, bóng nắng đã sắp khuất sau các triền núi.
Chuẩn bị về thì thấy người đàn ông chở con chạy vào (có lẽ người địa phương). Anh ta cua sát mép rìa chắn 'Made in ông Mười' và chạy tít vô trong, hướng biển. Vậy là sau này: mình cũng sẽ như vậy chứ không gửi xe nếu không cần thiết. Không tiếc ít tiền: mớ quà bà xã mang theo tặng trẻ em dân tộc còn đáng giá hơn mấy chục lần phần tiền gởi xe nhưng chi phải xác đáng.


DSCN2424.jpg
 
Bọn mình lên xe, chạy trở ra ngã 3 rồi chạy tiếp con đường ven biển.
Khúc này, nhìn xuống phía dưới thấy cây cầu Mũi Điện và con đường dẫn lên hải đăng men theo triền núi.


DSCN2425.jpg


Chạy ngang qua một công trình gì đó, nơi người ta đang bạt núi tạo mặt bằng.

DSCN2426.jpg


Nhìn xuống thấy bãi Môn, xa hơn - trên đỉnh đồi là ngọn hải đăng Đại Lãnh cao vút. Mờ mờ ảo ảo cảnh vật từ xa trông như một lớp sương mù mỏng, mùa này như vậy đấy:

DSCN2427.jpg


Du khách đến với Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh, không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tham gia các trò chơi trên biển mà còn được thưởng thức các món hải sản biển như: tôm, cua, cá, mực, hàu…
Đặc biệt, du khách sẽ có dịp cùng những ngư dân đi săn cá chình biển – một loài cá biển rất ngon mà người dân nơi đây vẫn thường gọi là loài “thuồng luồng đại dương” và tận hưởng hai dòng nước mát ngọt – mặn đan xen.

Bà xã chộp đây, xem ra còn đẹp hơn ảnh của mình dù màu kém hơn.
Bãi Môn đẹp, đẹp như chốn thần tiên. Chỉ giảm điểm đôi chút do có người 'cát cứ', thế thôi:


IMG_7471.jpg
 
Ngã 3 với con dốc lát đá xuống thôn Bãi Ngà. Con dốc này không dưới 15° đâu...:

DSCN2399.jpg


dốc này cỡ đi sơn trà không anh?

'Vợ hai' khá là phong trần... đứng lẻ loi bên vệ đường. Chuyến này đổ xăng lia lịa, toàn là tống cho đầy bình: đường xa, lại nhiều dốc và đèo quá mà.
Gần 7 lít, tống đầy chạy mệt xỉu nhưng chỉ ngại hao tài:


IMG_7391.jpg


lúc đầu, em cũng như anh vậy, thấy đổ xăng nhiều ... hao quá, tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang 4B thì tống hết ga vào bình 2B vẫn không là cái đinh gì hết :D
 
du lịch cùng anh qua màn ảnh nhỏ, thích nhất là anh bổ sung thêm địa điểm trên wiki, rất tiện theo dõi (c)

Tàu bè của ngư dân thôn Bãi Ngà dưới kia, khung cảnh thật thanh bình.
Đoạn này rộng nhưng vẫn không được láng nhựa.


IMG_7400.jpg


Trong thôn có nhiều nhà cửa với những ánh mắt tò mò. Đường nhấp nhô lồi lõm với nhiều đoạn tả tơi...
Vị trí nơi này tại đây.
 
vậy là anh không ra mũi điện luôn hả, tiếc quá ha!!!
đường này nếu họ cho chạy 2B... "door to door"... thì quá khỏe, đi bộ thấy... xa quá, em ngại :)
 
dốc này cỡ đi sơn trà không anh?

Dốc thì không thua về độ cao nhưng vẫn còn 'xách dép' cho Sơn Trà vì dốc tại Sơn Trà dài thậm thượt chứ không ngắn như ở đây.
Vậy nhưng con đường lát bằng đá hộc trông hay hay đó chứ?

lúc đầu, em cũng như anh vậy, thấy đổ xăng nhiều ... hao quá, tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang 4B thì tống hết ga vào bình 2B vẫn không là cái đinh gì hết :D

Do bạn quen mùi 'đại bác' rồi, súng trường không si nhê :D

vậy là anh không ra mũi điện luôn hả, tiếc quá ha!!!
đường này nếu họ cho chạy 2B... "door to door"... thì quá khỏe, đi bộ thấy... xa quá, em ngại :)

Đúng vậy, đi bộ sẽ khá xa nhưng phê nhất là đường dốc - chỉ có xuống thì phẻ thôi. Có lẽ họ ngại thiên hạ chạy xe không quen, dễ té vì dốc ở đoạn đầu (khi vừa qua cầu) rất cao.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,292
Bài viết
1,174,912
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top