What's new

[Chia sẻ] Tứ Xuyên mùa này lá ... không đỏ

Cửu Trại Câu, thắng cảnh rực rỡ mà vắng bóng khách Tây mùa này. Lang thang nhiều tôi nghiệm thấy "chỗ nào Tây đi nhiều chắc chắn là hấp dẫn, chỗ nào không thấy Tây đi thì nên xem lại". Thế nên tôi đi Cửu Trại Câu đầu tháng 8 là thất sách. Mùa này lá không đỏ, thậm chí cũng chưa ngả vàng. Nước thì không xanh, núi cũng chẳng thấy tuyết. Đồ ăn thức uống ngay bữa đầu tiên ở Nam Ninh tôi đã không thể đụng đũa, thậm chí ngửi mùi cũng muốn mệt mỏi. Văn hóa của dân Trung Quốc thì tuyệt chẳng thấy gì cuốn hútị.

Vậy nhưng...

Tôi đã thấy làn bụi nước trắng mờ nảy lăn tăn trên mặt hồ Gấu Trúc giữa trận mưa nặng hạt, đã được chứng kiến cơn gió thổi tung các hạt bụi nước ấy và cuốn thành cơn lốc bụi nước huyền ảo lướt nhanh trên mặt hồ xanh bạc.... Phải chăng tôi đã gặp may, và Tổ du hý đãi kẻ khù khờ này? Và biết bao điều thú vị khác mà may thay tôi chợt nhận ra.
 
Ông Chitto không thông cảm gì cho mình cả... Phải nói là mình đi không đúng mùa thu đã là thiệt thòi lớn, nhìn hình các bạn chụp đẹp mình tủi thân, và cũng không thể đi lê la như mấy lần trước đi balô nên chuyện mình lần này nhìn lại chán thật. Giá có dịp nào lê la cùng các ông Chitto hay Yilka cho mấy ông biết tay. :))

Mỗi mùa lại một cảm nhận bác danngoc ơi, đoàn đi mùa lá đỏ có sự trải nghiệm của họ, bác đi mùa lá xanh thì cũng vẫn có trải nghiệm riêng mà ít đoàn đi TX có được. Mong bác vẫn tiếp tục chia sẻ hành trình của mình cho mọi người theo dõi tiếp nhé.

Cụng với bác cốc beer và tiếp tục đợi bài của bác (beer)
 
Tui đợi bác Chit post xong vì muốn tham khảo một số thông tin mà do không biết tiếng Trung và không rành văn hóa TQ nên tui không nắm rõ. Sau đó tui xin post tiếp nhé bác.
 
@Danngoc: tôi theo dõi bài của bác từ hồi đi Nhật. Năm ngoái tôi cũng đi CTC, Ngamy sơn, Lạc Sơn... nhưng trước khi đi tôi đã nhắm vào những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11 nên mới có lá vàng lá đỏ. Đợt tôi đi còn gặp cả tuyết ở Hoàng Long.
Thực sự là sau đợt đi này tôi bắt đầu thấy ngại đi TQ. Có lẽ vì mình cũng đã đi TQ một số lần rồi, và lại đi nhiều nước khác nữa nên hay bị so sánh. Tôi không thể ăn nổi các món ăn TQ, nhất là cái mùi vị của Tứ xuyên. Nó cay và có mùi cực khó chịu. Thế còn các khó chịu khác như khu vệ sinh.... thì cực hình.
Thôi, còn nhiều nơi khác để đi bác ạ
 
Tôi không thể ăn nổi các món ăn TQ, nhất là cái mùi vị của Tứ xuyên. Nó cay và có mùi cực khó chịu.

Hì, nhiều bác kêu ca món ăn các bạn Tàu nhỉ. Có vẻ tớ là người dễ ăn uống, nên tuy không thấy ngon như vùng Vân Nam, nhưng thức ăn của Tứ Xuyên cũng được đấy chứ.

Nếu nói cay, không biết các bác ăn lẩu cay Tứ Xuyên thứ thiệt chưa. Bọn tớ vào nhà hàng lẩu nấm ở Thành Đô, gọi lẩu cay. Nồi bên cạnh lấy muôi múc từ nước lẩu ra được đúng một bát ôtô đầy toàn ớt và hạt tiêu, một bát con dầu điều nữa. Thế mà nồi bên tớ vẫn đánh chén được. Vị cay của Tứ Xuyên thực ra lại không cay xót xa như ớt nhà mình, mà là cay ở đầu môi và đầu lưỡi, chứ không ăn vào xé họng kiểu ớt tươi. Vì thế mà tớ chịu được.

Nói chung các món ở Tứ Xuyên tớ ăn được. Đặc biệt có măng tươi, nấm tươi.
 
Zhang Daqian rất chú tâm vào việc học hỏi các tác phẩm cổ đại thông qua quá trình sao chép. Ông nhấn mạnh "Hãy học tâm trí tiền bối trước khi sao chép tác phẩm của tiền bối". (Zhang Daqian trong Talk with Liu Lishang. Disiple in HighWind Studio)

Đối với cách thức sao chép, ông viết: "Sao chép tức là quan sát kỹ lưỡng nét bút, kỹ thuật dùng mực và màu, và sự bố cục. Sau đó là thấu hiểu, lĩnh hội và nhập tâm để đạt tới trình độ có thể thuật lại được chúng. Sử dụng thuần thục kỹ thuật của người xưa thông qua sao chép và thực sự tiếp thu được những gì ta học từ người xưa". (Zhang Daqian trong Talk with His Friends)


Nguyên bản lại được tái hiện

Zhang Daqian viết trong Tại các hang động Đôn Hoàng: "Hai phần ba các bức bích họa ở Đôn Hoàng đã bị biến màu. Số còn lại là loại mới vẽ. Những phần được vẽ bằng thần sa và màu bột đã chuyển sang màu đen. Sẽ hoàn toàn sai nếu ngày nay ta sao chép tất cả những màu da là màu đen. Những phần được vẽ bằng bột khoáng azurite (ôxít đồng, có màu xanh da trời - danngoc) và bột đá trông vẫn còn mới. Nhưng không được trộn bột với màu đá và thần sa, nếu không nó sẽ hóa màu đen".

Phương pháp sao chép được Zhang Daqian dùng là nhìn thấu qua vẻ bề ngoài và khôi phục tình trạng ban đầu dựa trên việc phân tích màu sắc của bức bích họa. Cố gắng tối đa để phỏng đoán vẻ ban đầu của những phần đã bị biến màu hay hư hại. Mục đích là học được cách tạo mẫu, dùng màu và nét bút theo phương pháp của người xưa.
 
IMG_0254.jpg

Chân dung cúng dường của phu nhân Cao Yijin

Sau khi nhà Đường sụp đổ, Cao Yijin nắm lấy Shazhou. Họ Cao cai trị Đôn Hoàng trong hơn 140 năm. Bức chân dung này của bà vợ người Ganzhou Uighur của Cao Yijin.

@danngoc: Xem ra kỹ thuật gắn nốt ruồi giả không hẳn mãi đến thời Louis XIV mới có, mà đã có từ thế kỷ 8 chăng?
 
IMG_0256.jpg

Jingbian (Kinh bản) - Cuối đời Đường - nội dung kể về trận đánh giữa Raudraksa với Sariputra
Chép năm 1941-1943, trên cuộn vải

Raudrakod là con quỷ giỏi tà thuật và chuyên làm điều ác. Chuyện kể như sau: Xuda, tể tướng vương quốc Shewei, đã xây một tịnh xá trong vườn của hoàng tử để mời Thích Ca Mầu Ni đến thuyết pháp. Sáu đạo sư (đại diện cho sáu tôn phái không phải Phật giáo cùng thời với Thích Ca Mầu Ni) nghe thấy tin này và cho Raudraksa đến giao chiến với Sariputra (A Di Đà), đệ tử cả của Thích Ca Mầu Ni, với sự ủng hộ của nhà vua. Sau sáu hiệp, Sariputra thắng. Phe kháng Phật thua và đồng thuận quy y Phật pháp. Trên bức tranh, Sariputra ở bên trái còn Raudraksa bên phải.
Những bức họa Phật giáo nội dung thể hiện chiến thắng nổi trội của Phật giáo là tiêu biểu cho các bích họa Đôn Hoàng vào đời Tàn Đường. Bản sao ở trên khôi phục lại cảnh chung và vô số các chi tiết, nhìn thật sinh động và thú vị.

IMG_0259.jpg

Một bức họa khác


Đời sống ở Đôn Hoàng rất nghèo khó. Các họa sĩ phải mua và chở vật dụng từ vùng khác đến. Thậm chí họ phải trồng rau và nuôi vịt để cải thiện. Ông Zhang cho làm ba nhà bếp do có khác biệt trong phong tục ăn chay giữa ba dân tộc Tạng, Hồi và Hán.
Vào mùa đông Đôn Hoàng lạnh đến âm 20-30 độ C. Họ phải đi nhặt củi khô trong sa mạc trong vòng 100km quanh vùng để nấu ăn và sưởi ấm. Ông Zhang cũng phải trả tiền cho quân đội địa phươngđể bảo vệ họ khỏi lũ thổ phỉ.
Để kiếm sống tại Đôn Hoàng và nuôi gia đình mình ở Tứ Xuyên, ông Zhang phải làm việc tới tận nửa đêm và gửi hàng về bán ở Tứ Xuyên. Chuyến đi tới Đôn Hoàng làm ông tốn hết 250 kg vàng và khiến ông mang món nợ lớn. Hậu quả là ông phải bán những bức tranh cổ ông sưu tập được để trả nợ.
 
IMG_0261.jpg

Không gian trong hang động rất chật hẹp tối tăm. Màu sắc của hầu hết các tranh đều nhòe nhạt. Trong quá trình sao chép họ gặp phải rất nhiều vấn đề kỹ thuật. Ô. Zhang luôn miệng nhắc nhở mọi người không được làm hư hại hay làm hỏng tranh tường.
Họ vào hang từ sáng sớm và rời hang vào chiều tối, mặt mũi quần áo lấm đầy bụi bặm. Thường xuyên một tay cầm nến, tay kia cầm cọ vẽ, chân đứng trên thang, cúi người hay nằm sấp xuống đất, Ông Zhang thường phải quan sát và ngẫm nghĩ hàng chục lần trước khi quyết định đặt bút vẽ cái gì. Khó khăn vượt ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Như nhà văn Gao Yang đã nói: "Zhang Daqian là nhà khổ tu của nghệ thuật Đôn Hoàng. Ông có một điểm chung với Xuan Zhang (Huyền Trang), nhà sư đã sang Tây Trúc thỉnh kinh, đó là sự dũng cảm, kiên cường theo đuổi mục đích và hết lòng sùng kính nghệ thuật".

IMG_0264.jpg

Nhóm tượng sáp tả lại cảnh Zhang Daqian chép tranh.

IMG_0265.jpg

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Vẽ thời Đường. Chép lại trên cuộn vải 1941-43.

Giới hội họa choáng váng trước những phát hiện của ông

Mùa hè 1941, Zhang gửi hơn 20 bản sao về Thành Đô và nhờ một người bạn tổ chức cuộc Triển lãm nghệ thuật Chuyến hành trình của Zhang Daqian về Tây Thiên. Vào khi ấy, công chúng có quan điểm vừa ủng hộ vừa phản đối ông.
Tháng 8/1943, các bản sao được trưng bày ở Lanzhou. Nhiều người muốn mua giá cao nhưng Zhang từ chối tất.
Tháng 1/1944, cuộc triển lãm ở Thành Đô được mọi giới xã hội tán thưởng.
Tháng 5/1944, triển lãm chuyển đến Trùng Khánh và làm cả thành phố kinh ngạc.
Tháng 10/1946, triển lãm ở Thượng Hải. Giới nghệ thuật kinh ngạc. "Ấn tượng Đôn Hoàng" phổ biến khắp Trung Hoa.
Mùa xuân 1950, cuộc triển lãm được Ấn Độ mời đến và được ở đây tán thưởng. Đồng thời, Zhang Daqian tìm hiểu nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ và rút ra kết luận: "Tranh Đôn Hoàng là nghệ thuật của nhân dân trung Hoa".
Năm 1957, tác phẩm của ông được triển lãm ở Tokyo, Nhật, do Hãng tin ASAHI mời.
Zhang Daqian đi tới Đôn Hoàng và là được những điều mà người khác không làm được. Ông tìm hiểu nét nghệ thuật của "Phật giáo trang nghiêm" và sao chép hơn 270 bức bích họa trong thời gian 2 năm 7 tháng. Ông tìm lại màu sắc và bản chất của hội họa Trung Hoa trong nghệ thuật Đôn Hoàng mà sau này trở thành nguồn gốc của phong cách thi họa dùng mực tàu và màu nước. Chuyến đi tới Đôn Hoàng mang thành công tới cho Zhang Daqian và ông trở thành một bậc thầy trong cả truyền thống lẫn hiện đại.

Nhận xét của danngoc: cái đánh giá nêu trên của giới hiện đại Trung Quốc có một điểm Đại Hán chủ nghĩa rất đáng nghi ngờ và phê bình: họ đánh đồng tất cả các dân tộc vùng Tây Tạng và Tứ Xuyên thành "nhân dân Trung Hoa", và nghệ thuật Tứ Xuyên trở thành nghệ thuật Trung Hoa Vĩ đại. Cá nhân tôi thấy nếu để là Nghệ thuật Đôn Hoàng hay nghệ thuật các dân tộc Tây Trung Quốc thì đúng hơn.

Sự tự ti văn hóa của người Trung Hoa nằm ở đoạn này:

Zhang Daqian nói: "Đối với giá trị nghệ thuật, chúng ta có thể nói bích họa Đôn Hoàng thể hiện nghệ thuật trung cổ phương đông và đại diện cho lịch sử 1000 năm của nghệ thuật Trung Hoa từ thời Bắc Ngụy cho tới thời Nguyên. Nói cách khác, đây là đỉnh cao của văn minh Phật giáo... Bích họa Đôn Hoàng của chúng ta có lịch sử 1000 năm sớm hơn Thời Phục hưng ở Châu Âu. Và các phát hiện hiện đại đã khá hoàn tất để có thể nói đây là một kỳ quan của văn hóa nhân loại". - Zhang Daqian, Trò chuyện về Đôn Hoàng với Jiang Zhaoshen.

Dù sao đi nữa, bọn họ (TQ) cũng không tìm được một đối tượng so sánh nào khác ngoài Châu Âu. Ta (người Việt) không phủ nhận tầm quan trọng của văn minh Trung Hoa, nhưng cứ phải gân cổ lên nói là tôi sớm hơn, tôi tuyệt vời, tôi thế này thế nọ, thay vì tự đi và tìm hiểu, dù sao cũng là một việc dễ thống khoái...

IMG_0273.jpg

Làm giấy

Giấy gạo rất thiếu ở vùng Nam Hoa do quân Nhật xâm lược mùa thu 1939. Được Zheng Boying giới thiệu, Zhang Daqian tới Jiajiang thuộc tỉnh Tứ Xuyên để nhờ các nghệ nhân làm giấy nâng cao công thức làm giấy. Họ làm nhiều thử nghiệm về sớ giấy và hoa văn trên giấy. Loại giấy truyền thống Trung Hoa mà Jiajiang mới giới thiệu có hai loại quy cách: 4 chi x 2 chi và 5 chi x 2,5 chi (danngoc không biết chi ở đây là đơn vị gì, bạn nào biết xin chỉ dạy để danngoc mở rộng kiến thức). Có in hoa văn hình đám mây ở cả hai đầu của tờ giấy và 2 chữ chìm "Giấy Tứ Xuyên" và 4 chữ "Sản xuất ở xưởng Thượng Phong" (Hán văn) rải khắp mặt giấy. Zhang Daqian đặt hàng 1 lúc 20.000 tờ giấy này với giá cao gấp 4 đến 5 lần so với bình thường.

IMG_0272.jpg



IMG_0274.jpg



IMG_0275.jpg


Tổng cộng Zhang đã vẽ hơn 200 bức Đôn Hoàng và không cho bán 1 tấm nào. Năm 1955, gia đình ông hiến tặng toàn bộ cho Bảo tàng Tứ Xuyên. Không biết có bao nhiêu bức sống sót qua CM Văn hóa.
 
Vị cay của Tứ Xuyên thực ra lại không cay xót xa như ớt nhà mình, mà là cay ở đầu môi và đầu lưỡi, chứ không ăn vào xé họng kiểu ớt tươi.

Nguyên nhân của vụ cay ở đầu môi và đầu lưỡi là do cái hạt tiêu đấy. Hình như có 2 loại hạt tiêu, đỏ và đen ??? Ăn lẩu thì là loại hạt tiêu đen, trông gần giống hạt tiêu sọ của mình. Khác với hạt tiêu VN, loại hạt tiêu này nhai một phát thấy lưỡi tê dại, mồm cũng meo méo. :)) Còn loại hạt tiêu đỏ hay được cho vào các món rau xào, người Việt mình nhai phải sẽ thấy mùi vị rất khó chịu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,146
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top