What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Từ chân núi, con đường dẫn thẳng vào Suối Giải Oan.

Ai đến Yên Tử chắc hẳn cũng được nghe cái sự tích rằng khi xưa vua Trần lên đây tu hành, các cung nữ xin đi theo nhưng không được chấp nhận, đã gieo mình xuống suối tự vẫn, vua thương xót nên lập chùa ngay đó để siêu thoát vong hồn các cung nữ, nên gọi là chùa Giải Oan, và suối cũng gọi là suối Giải Oan luôn.

Tuy nhiên, ai đến cũng dễ nhận thấy dòng suối nhỏ thế thì làm sao gieo mình xuống mà chết đuối được. Với ngọn núi này, thì dù 700 năm trước, suối cũng không thể lớn được. Bên cạnh đó còn truyền thuyết các cung nữ ra Bình Khê và Nam Mẫu sinh sống, lấy chồng sinh con..., do đó chuyện có nhiều nàng chết đuối ở đây mang tính truyền thuyết nhiều hơn.


Trước kia để qua suối phải đi trên các hòn đá, giờ đã được bắc cầu đá vững chắc to đẹp rồi. Các công trình đá dựng gần đây đều bằng đá xanh Thanh Hóa, và thợ Ninh Bình tạo tác.

picture.php
 
Last edited:
Hình ảnh dòng nước Giải Oan, chùa Giải Oan không chỉ gặp ở Yên Tử mà còn gặp ở chùa Hương, nước trong động Bái Đính,... Đây có lẽ là một ước nguyện tâm tư của người dân, người hành hương hơn là ý tưởng của một vị vua. Trong suy nghĩ của tôi, tên gọi và truyền thuyết giải oan ở Yên Tử là do người dân đặt ra. Ngôi chùa có thể có từ xưa, nhưng là chùa am ở chân núi đánh dấu chỗ bắt đầu leo, và đời sau gán tên Giải Oan vào đây.

Phải chăng người Việt ta xưa kia có quá nhiều oan khuất, oan khiên trong cuộc sống, nên khi nương nhờ vào cõi Phật đều tạo ra dòng nước Giải Oan, hi vọng dùng nước rửa đi hết những oan ức của mình, mà không ai có thể giúp giải cho được?

Mỗi khi nghe đến tên dòng nước Giải Oan, tôi đều như cảm thấy sự yếu ớt, chịu đựng của những con người đến đây.

Chùa Giải Oan thấp thoáng sau tán cây

picture.php
 
Last edited:
Cái tên Yên Tử có từ đâu? Có hai thuyết về địa danh này.

Thuyết thứ nhất cho rằng tên xuất phát từ An Kỳ Sinh, một vị đạo sĩ tu tiên sống thời Tần Thủy Hoàng bên Tàu. Tần Thủy Hoàng biết ông là bậc chân nhân thần tiên nên mời đến làm thuốc trường sinh cho mình, nhưng ông bỏ trốn đi, vân du khắp thiên hạ. Đến dãy núi đẹp này, ông dừng lại, và rồi người ta thấy một cột đá hình người đứng chơ vơ trên đỉnh núi, cho rằng ông đã hóa đá. Còn tiếng Hán Việt thì chữ An và Yên là hai cách đọc của cùng một chữ An. (Ngoài ra Yên còn có nghĩa là khói, thì không phải chữ này). Vì thế dãy núi được gọi là Yên Tử, với chữ Tử là để tỏ lòng kính trọng giống như Khổng Tử, Lão Tử,..., hoặc từ tên chùa Yên Tự chệch ra.

Như thế, cái tên Yên Tử đã có từ rất xa xưa.

Thuyết thứ hai nói rằng tên Yên Tử do vua Trần Nhân Tông khi lên núi tu hành, nhìn về phía nam có núi Yên Phụ (An Phụ), là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu nên nói đại ý rằng: Ngài là bậc tổ phụ nên núi gọi là Yên Phụ, nay con cháu ở đây chỉ được gọi là Yên Tử thôi...

(An Sinh vương Trần Liễu, cha của Hưng Đạo vương Trần Hưng Đạo, là anh ruột của Trần Thái Tông, mà Trần Thái Tông là ông nội Trần Nhân Tông, nên An Sinh vương là bậc ông. An Sinh hay Yên Sinh là tên cả vùng đất bao gồm từ núi Yên Tử đến núi Yên Phụ).

Theo thuyết này thì tên Yên Tử mới có từ đời Trần.

Về lý thì tên Yên Tử có thể có từ lâu hơn đời Trần, vì sơn môn Yên Tử do Thiền sư Hiện Quang lập ra đã có từ trước thời Trần Thái Tông, mà Trần Nhân Tông kế thừa làm tổ thứ sáu.

Tuy nhiên, cá nhân tôi thích thuyết thứ hai hơn, vì nó là của Việt Nam, không liên quan đến ông đạo sĩ Tàu nào hết. Yên Sinh - Yên Phụ - Yên Tử trở thành một mạch nối oai hùng của đời Trần, đẹp đẽ hơn chứ !
 
Địa đồ vùng đất Yên Sinh, thuộc trấn Hải Đông xưa kia.

Dãy Yên Tử sừng sững chắn phía Đông Bắc, mà tâm điểm là chùa Hoa Yên. Dải Yên Phụ thấp nhỏ nằm ở phía Nam, mà đỉnh là đền Cao, nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu.

Phía Tây là đất Chí Linh là linh địa, gắn với Lục Đầu giang, nơi có bến Bình Than. Đây cũng là nơi Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn lập phủ, sau này là đền Kiếp Bạc thờ ngài. Hai bên có hai ngọn núi là Côn Sơn và Phượng Hoàng. Núi Côn Sơn gắn với các vị công thần Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, núi Phượng Hoàng ghi danh Văn thánh Chu Văn An.

Đất Yên Sinh - Chí Linh này là vùng đất thiêng liêng. Sau đời Trần Nhân Tông, các lăng mộ vua Trần được đưa về vùng An Sinh nằm giữa Yên Tử và Kiếp Bạc để táng. Nơi đây vẫn còn dấu tích mộ các vua từ Trần Anh Tông trở đi.


picture.php
 
Last edited:
Bên cạnh chùa Giải Oan, con đường chia làm hai. Một phía dẫn đến cáp treo, đường kia leo bộ lên núi. Khu nhà ở bến cáp treo được làm mới khá là hoành tráng, hầu như ai đến đây cũng chụp ảnh chỗ này, với chữ Phúc to tướng chính giữa, đồng thời cũng là sân khấu để trình diễn.

Cáp treo này đang dừng hoạt động, nên chỉ còn con đường đi bộ. Con đường này xưa tôi đã từng lên mấy lần, nhưng khi đang không chuẩn bị tinh thần để leo, thì những bậc đá với con dốc dài không phải là điều dễ chịu lắm. Từ chân Giải Oan lên đến chùa Hoa Yên chỉ có 1600 mét, bậc đá cũng đã được làm cẩn thận rồi, đường đi tốt hơn nhiều so với trước kia.

Cái ba lô giờ mới thấy nặng trên lưng, đi được một lúc phải dừng lại nghỉ. Nhưng cũng không nghỉ yên được, bởi muỗi rừng bay ra rất nhiều, vo ve bên tai liên tục, giục người ta phải đứng dậy mà bước đi tiếp. Ngày thường, lại buổi chiều rồi nên các hàng quán cũng chỉ còn thưa thớt, vài người ngồi trong quán mời vọng ra uể oải.

Bên cạnh tôi, những người gánh đồ lặng lẽ đi, mồ hôi đầm đìa. Họ đi ziczac, không nhanh, mỗi bậc thang bước đến 2 - 3 bước, để bước nhỏ và không phải cố quá nhiều. Mỗi người gánh hoặc vác vài chục cân..

picture.php
 
Last edited:
Đi được gần 2/3, thì con đường chia làm đôi. Bên phải là đường Tùng nổi tiếng của Yên Tử, bên trái gọi là đường Trúc.

Đường Trúc thì mới được tu sửa, bậc đá ngay ngắn rộng rãi. Theo tôi nhớ thì hồi trước không có đường này, nhưng cũng không dám chắc mình nhớ đúng hay không.

Đường Tùng là con đường cổ, bậc đá bị hỏng nhiều, chỉ còn một ít ở giữa đường. Hai bên là hàng xích tùng tương truyền do vua Trần Nhân Tông sai trồng khi tu hành nơi đây, vì thế có tuổi thọ 700 năm rồi. Đây là con đường mà người hành hương hướng đến. Nhiều người nói rằng khi đi vào con đường này bỗng thấy khỏe hẳn lên, không mệt như chặng đường dưới.

picture.php
 
Last edited:
Không rõ vào thời điểm Chitto đi Yên Tử lần đầu tiên thì đường Trúc thế nào, năm 1996 mình đến Yên Tử, khi xuống đã đi theo lối Trúc, hồi đó đường Trúc dốc và khó đi, năm 2007 quay lại Yên Tử, lúc lên đi qua đường Tùng (mình ko rõ đọc được ở đâu đó thì ko chỉ có xích tùng mà còn có thủy tùng và thanh tùng 700 năm nữa), lúc xuống lại đi bằng cáp treo nên ko có cơ hội qua đường Trúc nữa. Nếu có thể, Chitto cho một bức ảnh minh họa đường trúc bây giờ cho mình xem với :).
Cách đây 1,2 năm mình nhớ là có đọc được một bài báo nói về một đường xích tùng cổ đi thẳng sau chùa Giải Oan lên chùa Hoa Yên nữa. Đường đó ngắn hơn nhưng cũng chỉ còn khoảng hơn chục cây xích tùng, không nhiều như đường Tùng mà mọi người vẫn đi hiện nay
 
năm 1996 mình đến Yên Tử, khi xuống đã đi theo lối Trúc, .... Nếu có thể, Chitto cho một bức ảnh minh họa đường trúc bây giờ cho mình xem với :).

Thế thì đường Trúc đã có từ xưa, tôi nhớ nhầm, vì mấy lần đi lên đi xuống đều theo đường Tùng cả. Đường Tùng thì cũng không phải chỉ có xích tùng, mà rõ nhất là hai cây thông cực to ở hai đầu đường, ngoài ra cũng còn giống tùng khác, có thể nhận được qua sắc vỏ. Xích tùng thì ngoài chỗ bạc phếch ra còn có sắc đỏ trên thân.

Đường Trúc lần vừa rồi đường xuống tôi có đi. Tuy nhiên chỉ có đoạn phía trên khoảng trên chục mét là có loại trúc thân nhỏ như ngón tay, cao ngang ngực thôi, trông rất bình thường như các đám cây bụi, nên tôi không chụp. Qua đoạn chục mét đó thì lại như con đường thường, không có gì đặc biệt.

Cách đây 1,2 năm mình nhớ là có đọc được một bài báo nói về một đường xích tùng cổ đi thẳng sau chùa Giải Oan lên chùa Hoa Yên nữa. Đường đó ngắn hơn nhưng cũng chỉ còn khoảng hơn chục cây xích tùng, không nhiều như đường Tùng mà mọi người vẫn đi hiện nay

Tôi cũng đọc và nghe về con đường thẳng từ Giải Oan lên Hoa Yên, là con đường đầu tiên khi Trần Nhân Tông lên núi. Đường hiện nay đi là mở ra muộn hơn. Tuy nhiên đường cũ khó đi, mà thời gian không có nhiều, cũng như vốn không dự định leo núi, mà mục đích chính của tôi là đêm trăng, nên leo đường chính thức cũng đã mệt rồi.

Không biết các bác đã khám phá rừng Mai cổ của Yên Tử chưa, nó được xem là Vùng nguyên sản Mai vàng của Việt nam đấy ạ. Cả một rừng Mai cổ thụ nở vàng rất đẹp...

Tôi chưa biết về rừng mai này, bác có thể cho biết rõ hơn không ạ? Và mùa nào mai nở đẹp nhất? Chắc sẽ còn phải quay lại Yên Tử nhiều lần nữa, nên mọi thông tin thêm đều quý bác ạ.
 
Rẽ theo đường Tùng, bắt đầu leo lên. Con đường này gồm cả đá và những rễ cây ngoằn nghèo bò ngang làm thành bậc.

Đi vào đây, tôi lập tức nhận ra ngay là thấy khỏe hơn hẳn, sung sướng hơn. Và tôi cũng tìm ra ngay nguyên nhân cho mình. Với người khác không biết thế nào, chứ nguyên nhân tại sao đi đường tùng lại khỏe hơn thì rất đơn giản. Các bác có biết tại sao không?


Cây tùng đầu tiên của đường Tùng

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,191
Bài viết
1,174,235
Members
191,989
Latest member
mocpham
Back
Top