What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Trần Nhân Tông có lẽ là vị vua có nhiều tôn hiệu nhất trong số các vua Việt Nam.

Khi làm vua và Thái thượng hoàng Thánh Tông vẫn còn (20 đến 32 tuổi), thì hiệu là Hiếu hoàng

Sau đó được tôn là: Pháp thiên Ngự cực Anh liệt Vũ thánh Minh nhân Hoàng đế.

Đến khi truyền ngôi cho con về làm Thái thượng hoàng (từ năm 35 tuổi) thì được tôn là: Hiển Nghiêu Quang thánh Thái thượng Hoàng đế

Khi đi tu thì tự xưng là: Hương Vân đầu đà, rồi Trúc Lâm đầu đà, các đồ đệ tôn là Trúc Lâm đại sĩ, .

Khi mất, thì triều đình tôn Miếu hiệu là: Nhân Tông hoàng đế

Và thụy hiệu hoàng gia là: Pháp thiên Sùng đạo Ứng thế Hóa dân Long từ Hiển hiệu Thánh văn Thần vũ Nguyên minh Diệu hiếu Hoàng đế

Thụy hiệu tôn trong cửa Phật là: Đại thánh Trần triều Trúc Lâm Đầu đà Tĩnh tuệ Giác hoàng Điều ngự Tổ Phật.

Trong tông phái Thiền thì gọi là: Thánh tổ Đại pháp Thiền sư Trúc Lâm Đại tôn giả.

Đời sau gọi ngắn gọn là Phật Hoàng, hay Điều Ngự Giác hoàng, hay Trúc Lâm Sơ tổ
 
Last edited:
Những cành đại vươn từ ngoài vào như ôm lấy ngọn tháp Tổ

picture.php


picture.php
 
Last edited:
Quanh Tháp Huệ Quang là cả một khu vườn tháp mộ với hơn bốn mươi ngọn tháp của các vị sư đã từng tu ở Yên Tử từ đời Trần đến đời Lê. Các ngọn tháp có ngọn nhỏ bé đơn sơ, có ngọn cao to đẹp đẽ đan xen, tạo thành một quần thể hoàn chỉnh.

Một bà cụ ngày ngày cắt cỏ dọn cây chăm sóc cho các ngọn tháp cổ

picture.php

Sau tháp Huệ Quang, các bậc thang dẫn lên chùa Hoa Yên.

Hai bên lối đi là các cây cổ tùng, và hai cây thông rất lớn cao vượt lên. Tán của cây thông này nghiêng che cả một khoảng rộng, rất dễ nhận ra từ xa.

picture.php
 
Last edited:
Từ trên nhìn xuống khu tháp Huệ Quang.

Từ sau Tháp Tổ, con đường lát gạch hoa chanh có hai hàng tháp mộ nhỏ đứng đối xứng ngay ngắn. Con đường này còn một số viên gạch đất nung từ đời Trần, những viên hỏng đã được thay thế.

Hai bên con đường này còn có hai ao tròn, là hai mắt rồng. Như thế khu tháp nằm ở chỗ linh địa miệng rồng.

Hai con rồng đá hai bên dốc mới được làm, là sản phẩm của những người thợ đá Ninh Vân - Ninh Bình. Phải mất một năm mới hoàn thành hai con rồng này và vận chuyển lên đây.

picture.php
 
Last edited:
Em xin góp với bác Chitto mấy hình ảnh về Vườn Tháp Tổ trên Yên Tử

Em lên Yên Tử vào đầu mùa xuân, nhưng cây cối vẫn chưa đâm chồi nảy lộc đẹp như trong ảnh bác Chitto.

Vườn Tháp tổ bao gồm sáu mươi hai ngôi tháp

DSC_4117s.jpg



Mỗi tháp mang một dáng vẻ riêng.

DSC_4105s.jpg
 
... Yên Tử vào đầu mùa xuân, nhưng cây cối vẫn chưa đâm chồi nảy lộc ...

Cây đại khi không có lá có vẻ đẹp rất riêng đấy chứ bác. Cái dáng khúc khuỷu chằng chịt cành của nó vươn lên trời rất đẹp.

Bác đi mùa xuân mà được ngày trời xanh mây trắng nắng vàng thế thì tuyệt quá rồi còn gì. Tôi thấy thường vào mùa xuân nhiều mây mù mịt, ẩm ướt dễ bị cảnh xám xịt mờ mịt. Tôi đi vừa rồi vào hè mà lên đến đỉnh cũng mù mịt cả, nên dự định hoàng hôn và bình minh phá sản tung tóe.
 
Trên đỉnh dốc này tọa lạc ngôi chùa núi quan trọng nhất của Yên Tử: Chùa Hoa Yên.

Cuối đời Lý, Thiền sư Hiện Quang lên Yên Tử tu hành ở đây, tranh tre vách lá, gọi là chùa Phù Vân (nổi trong mây) hay Vân Yên (mây khói). Truyền qua đến đời thứ sáu, chín mươi năm sau thì chính là Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân Tông, chùa mới được mở rộng và xây dựng thêm nhiều công trình. Đến thời vua Lê Thánh Tông, gần hai trăm năm sau nữa thì đổi tên là Hoa Yên (hoa khói).

Thực ra chùa cổ đã không còn, đời sau trùng tu dựng lại nhiều lần. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu chưa đến chục năm nay. Ngôi chùa cũ ọp ẹp mục nát đã được thay hoàn toàn bằng tòa ngang dãy dọc. Những đồ cổ nhất có lẽ là bộ tượng Tam tổ trong hậu đường, và tấm bia hậu chơ vơ giữa sân.

Đây chính là nơi tôi có nhiều kỷ niệm cũ nhất...

picture.php


 
Last edited:
Trước kia lên đây chỉ có nếp chùa nhỏ với một gian nhà lớn dành cho khách ở bên phải, một gian nhỏ cho người tu hành và bếp ở bên trái, đơn sơ lắm.

Hồi đó chúng tôi phải khuân vác tất cả các thứ từ dưới chân núi lên khá vất vả: gạo, rau, thực phẩm, gia vị, nước uống, nến thắp. Nhà chùa cho mượn bếp với nồi xoong, bát đũa, củi, nước. Nước nhà chùa là lấy từ trên núi. Tại các con suối trên cao, đắp bờ ngăn lại thành một cái bể nhỏ rồi có đường dẫn xuống. Nước trong núi đó dùng để tắm giặt, còn nước ăn thì lấy nước mưa. Nước lạnh buốt...

Giờ thì hai khu nhà khách và nhà bếp đều đã thay đổi hết rồi.

Và bên phải chùa, lui xuống một quãng là một dãy nhà nghỉ được dựng kiên cố 2 tầng, có sức chứa được đến hơn nghìn người. Xa hai bên là hai nhà cáp treo đi xuống bến và đi lên đỉnh.

Chùa Hoa Yên khác xưa nhiều quá.

picture.php
 
Last edited:
Từ chùa Hoa Yên nhìn ra, một ngôi tháp cổ dưới tán cổ tùng, xa hơn là mạch núi trập trùng.

Tại trước sân chùa Hoa Yên có hai cây đại cổ thụ gốc rất lớn, tuổi trên 700 năm, vẫn còn lác đác hoa thơm dịu mùi thiền. Tiếc rằng hiện giờ khi làm lan can đá cho chùa đã che bớt một phần góc nhìn xuống hai cây đại đó.

picture.php
 
Last edited:
Khi tôi đến, cả khu nhà nghỉ không có khách nào. Chỉ có những người dân chủ nhà đang bận bịu với cuộc sống nơi căn bếp, vòi nước, hoặc thong thả dạo trên sân chùa. Lấy một chỗ nghỉ bình dân, tức là một chỗ nằm trên cái sàn rộng mênh mông của căn nhà đầu tiên sát núi, tôi vứt cái ba lô lúc này đã thấy nặng trên vai xuống.

Ngôi nhà được xây để làm thành một sàn rộng thênh thang trải đầy chiếu, mặt sau quay ra thung lũng núi phía cáp treo. Chỗ này có thể nằm được hàng chục người trong mùa lễ hội. Ông chủ nhà bảo nếu thích có thể lấy phòng riêng, nhưng mà chỉ có mỗi mình, thì riêng hay chung có khác gì nhau. Ngoài ông chủ nhà ra cũng không còn ai trong nhà nữa cả. Trên tầng hai cũng có sàn ngủ rộng nữa. Ông chủ nhà bảo vào mùa đông khách có thể hai trăm người ngủ ở đây cũng được.

Mây chiều phủ bóng dần trên chùa Hoa Yên. Lại sửa soạn để leo tiếp.

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,194
Bài viết
1,174,250
Members
191,990
Latest member
Satpalda
Back
Top