What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Từ sau chùa Hoa Yên, có hai con đường lên núi. Đường bên trái lên chùa Vân Tiêu, rồi tiếp tục lên An Kỳ Sinh, đường này dốc hơn; đường bên phải qua chùa Một Mái, chùa Bảo Sái rồi cũng lên An Kỳ Sinh, thì đỡ hơn một chút. Giữa Bảo Sái và Vân Tiêu thông với nhau. Theo lời khuyên của ông chủ nhà, tôi leo theo lối bên phải.

Đi một đoạn, gặp một nếp nhà nằm nép vào vách núi. Vì vách núi nhô ra nên nếp nhà chỉ cần một phần mái bên ngoài, chênh vênh trên mép đá rất hẹp. Đây là chùa Một Mái, tương truyền nơi xưa kia Trần Nhân Tông đọc sách. Ngay lúc này mà nơi đây cũng rất u tịch, thì thuở xa xưa còn tĩnh lặng đến thế nào.

picture.php
 
Last edited:
Gọi là chùa, vì trong nếp nhà chênh vênh đó có đủ tượng Tam thế Phật, Thích Ca, Di Đà, Quán Âm, tượng Đức ông, tượng Tổ sư,..., lại có một quả chuông nhỏ treo sát mái.

Một hõm nước ngay trong nhà lúc nào cũng tràn đầy, một chiếc gáo nhỏ cho người ghé thăm rửa mặt, hoặc kẻ hành hương uống lấy. Nước chảy từ khe đá ra liên tục, tràn qua thành rồi chảy ra cửa nhà. Người tu hành xưa kia có thể thiền định ở đây mà không ngại ai quấy rầy, cũng không lo thiếu nước uống.

picture.php
 
Last edited:
Em mạn phép bác Chitto cho em theo sau Yên Tử của bác.
Qua vườn Tháp Tổ, leo dốc Dây Diều, chúng tôi lên tới chùa Hoa Yên. Chùa ở độ cao 534 mét so với mực nước biển, tọa lạc trên triền núi nhô ra tựa trán Rồng. Trước đây, Hoa Yên có tên là Vân Yên, Chùa Chính, Chùa Cả, Chùa Yên Tử... Vua Lê Thánh Tông lên vãng cảnh chùa, thấy cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp: Trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa giăng trước cửa... bèn đổi Vân Yên thành Hoa Yên.
Cây đại cổ thụ 700 năm tuổi trước cửa chùa Hoa Yên

DSC_4142s.jpg




Kiến trúc độc đáo , nét đặc trưng chùa thời Trần được trùng tu tôn tạo lại.

DSC_4136s.jpg




Sau chùa Cả Hoa Yên có hai đường lên núi: Một đường đi lên chùa Vân Tiêu. Đường sang chùa Một Mái qua sân Tháp

DSC_4146s.jpg
 
Từ chùa Một Mái cũng có hai đường. Một đường đi ngang tiếp sẽ đến am Hoa, am Dược là nơi xưa vua Trần làm thuốc, một đường leo lên đến chùa Bảo Sái rồi lên tiếp.

Dự định của tôi là lên chùa Đồng trong chiều, nên sẽ để hai am cho ngày hôm sau. Cuối cùng vẫn không đi được. Trong chuyến này tôi vẫn chưa qua được hết những điểm đã định đi. Thôi thì để lại cho những lần sau nữa. Tham nhiều quá có khi chẳng được như ý.

Từ Một Mái lên chùa Bảo Sái cũng không dễ. Đường dốc hơn so với đoạn lên Hoa Yên nhiều. Giờ đường đã được làm tốt và chắc chắn rồi, lại khô ráo nên cũng thuận lợi, tuy rằng bắt đầu mệt nhanh.

Chùa Bảo Sái là do sư Bảo Sái, một đệ tử của Điều Ngự lập ra. Chùa được lập nơi đây ở vị trí rất cheo leo, nhưng có một mạch nước ở phía sau, đảm bảo cho việc tu hành thời gian dài trên núi mà không sợ khát. Giờ thì nguồn nước lại mang một ý nghĩa khác rồi.

Chùa đã được trùng tu bằng gỗ

picture.php
 
Từ Bảo Sái đi lên một đoạn nữa rồi nhìn ra, núi non mênh mông

picture.php


picture.php

Cuối cùng cũng hết chặng đường dốc nhất. Đến nơi hai con đường: đường Bảo Sái và đường Vân Tiêu chụm lại gặp nhau nơi bờ vách đá. Lúc này chiều cũng đã xuống, mây mù bắt đầu dâng lên bao phủ cả núi non.

picture.php
 
Last edited:
Và đây cũng là nơi đang lộn xộn nhộn nhạo nhất của đỉnh Yên Tử.

Đầu tiên là tượng An Kỳ Sinh, vị đạo sĩ trong truyền thuyết có từ hai nghìn năm trước, hóa đá đứng sừng sững giữa đỉnh núi này.

Nếu thời xưa, xung quanh chỉ có đá bằng và mây núi, thì quả khối đá tự nhiên đứng thẳng này sẽ rất lạ lùng, vì nó vượt lên trên tất cả các tảng đá khác. Thế nhưng từ mấy chục năm nay, cái trạm phát sóng an ninh đặt ngay cạnh đã khiến khối đá trở nên vô duyên và xấu xí. Và gần đây, các khu nhà ở của công nhân cũng đang vây quanh chỗ này, khiến nó càng luộm thuộm hơn nữa.

picture.php
 
Last edited:
Rất đông công nhân đang ở đây. Và một đống sắt thép, thạch cao nổi lên trên núi.

Đây là khuôn đúc pho tượng Phật Hoàng sẽ được dựng ở đây. Tượng bằng đồng, sẽ cao hơn chục mét, nặng trăm tấn.

Từ hơn năm trước đã có cuộc thi thiết kế mẫu tượng giữa các điêu khắc gia tầm cỡ... Việt Nam. Kết quả là cho ra 7 mẫu tượng rất là thê thảm, cổ lỗ. Cuối cùng thì người ta đã có một quyết định khôn ngoan nhất: Đó là lấy mẫu chính bức tượng bằng đá trong tháp Huệ Quang từ 700 năm trước. Khỏi cần phải thi thố, khỏi cần các loại văn bản trình bày văn hoa, lập luận dài dòng của các điêu khắc gia tầm cỡ quốc gia !!!

Tượng này sẽ khác tượng đá trong tháp ở chỗ là ngồi trên tòa sen, hiện giờ đang công đoạn làm khuôn đất sét. Theo kế hoạch là trước tháng 10 sang năm phải xong.

Hi vọng đức Phật hoàng sẽ không bị rút ruột quá nhiều để đến nỗi rỉ chảy xanh lè, và rồi kéo theo mấy vị đại gia vào tù như tượng Điện Biên Phủ.

picture.php

Trên đó một đoạn là công trường san nền cho bệ tượng. Thấy lao động thủ công quá. Hic.

picture.php
 
Last edited:
Nhìn bức ảnh chụp tượng An Kỳ Sinh của Chitto thấy cảnh vật tiêu điều quá, mấy tấm lợp xanh xanh đỏ đỏ, rồi cả cái thùng gỗ mới xuất hiện nữa, chắc để tiền công đức. Cuối năm 2007 mình đi thì như thế này

2859637070081756469S600x600Q85.jpg


Nhân đây, mình muốn hỏi liệu Chitto có biết lý do gì (về lịch sử) mà tượng Phật Hoàng lại đặt ở nơi này không? Hay chỉ đơn thuần là quyết định của Hội đồng trị sự Phật giáo và UBND tỉnh?
Con đường từ An Kỳ Sinh lên Chùa Đồng cứ như hiện nay là rất đẹp, các phiến đá lớn để tự nhiên thành đường đi tạo nên một nét rất riêng cho Yên Tử. Nhìn công trường xây dựng ngổn ngang, đào xới tan nát thật tiếc

2906741280081756469S600x600Q85.jpg
 
... lý do gì (về lịch sử) mà tượng Phật Hoàng lại đặt ở nơi này không? Hay chỉ đơn thuần là quyết định của Hội đồng trị sự Phật giáo và UBND tỉnh? ...

Về mặt lịch sử, thì việc vua Trần Nhân Tông có lên đến đỉnh này chắc là có, nhưng không có di tích gì về điều này. Chùa Đồng trên đỉnh có từ đời Lê. Như thế trong suốt nhiều năm, chỉ có tượng An Kỳ Sinh ở đây thôi.

Tôi không biết chắc lý do chọn nơi đây để đặt tượng, nhưng theo tôi, cũng có tính hợp lý nhất định:

- Xét trong tổng thể ngọn núi, nếu muốn đặt một pho tượng lớn tầm cỡ như thế, cùng với hệ thống bệ, hương án, chỗ đứng chiêm ngưỡng... thì vị trí này mới đủ rộng.

- Các chỗ khác khả dĩ có tạm đủ rộng thì đều có các chùa cổ. Nếu dựng tượng ở đó chắc chắn sẽ phá hủy di tích.

- Về vị thế, nơi này rất cao. Từ đây có thể nhìn ra toàn bộ ba phía, tầm nhìn bao quát rộng.

- Và có thể có một ý nữa, theo ý cá nhân tôi: Đó là hàng nghìn năm nay dân ta thờ cúng An Kỳ Sinh là một người Tàu trên vị trí cao này, ông này xét ra chẳng có tí tì ti liên quan, công đức gì với dân ta cả, lại còn thuộc về Đạo giáo chứ không phải Phật giáo, thế mà nghiễm nghiên đứng ở cao thế hưởng phúc, lại còn ở cao hơn tất cả các ngôi chùa thờ Phật.

Tượng Phật Hoàng không thể để thấp hơn ông ta được, do đó dựng tượng Trần Nhân Tông ở đây, có thể coi như tượng An Kỳ Sinh là một dạng "hộ pháp", cũng hay vậy.
 
An Kỳ Sinh, vị đạo sĩ trong truyền thuyết có từ hai nghìn năm trước, hóa đá đứng sừng sững giữa đỉnh núi này.

Topic này hay quá. Cho tớ xen ngang một tí.

Tớ đi Yên Tử 2 lần, đều đã lâu lắm rồi, khoảng chục năm trước, mà ngày xưa toàn chụp máy phim nên bây giờ cũng chẳng biết thất lạc đi đâu.

Tớ nhớ nếu đứng nhìn vào chùa Hoa Yên, lối bên phải lên chùa Đồng, lối bên trái đi rất hoang vu khoảng hơn nửa km lên xuống trong rừng sẽ gặp một cái thác nước (thác Ngọc?) rất đẹp vì nằm giữa núi rừng vắng lặng rậm rạp. Lúc tớ đi đến đó là buổi chiều tối, vì nghỉ đêm tại Hoa Yên nên tò mò đi chơi một mình mà gặp, rất lấy làm thích thú.

An Kì Sinh thực thực hư hư chứ không hoàn toàn là truyền thuyết. Tớ nhớ chắc chắc trong sử kí Tư Mã Thiên có vài chữ nói về nhân vật này, đại ý là An Kì Sinh là học trò của "Hà Thượng Nhân" (?), rồi ông ta dạy đạo tiếp cho mọi người.

Xét cho cùng, việc người/ vật hóa đá và tục lệ thờ các tảng đá có hình dáng kì lạ, có vẻ là một tín ngưỡng phổ biến của người Việt, có mặt trong rất nhiều các câu chuyện cổ và trong các nơi thờ cúng hiện nay. Nó cũng là một cách thức tốt để bảo vệ và tỏ sự kính trọng tới những tạo hóa thiên nhiên của người xưa (không phải ngày nay, với ví dụ về nàng Tô Thị:( )
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,069
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top