What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Tôi không biết chắc lý do chọn nơi đây để đặt tượng, nhưng theo tôi, cũng có tính hợp lý nhất định:

- Về vị thế, nơi này rất cao. Từ đây có thể nhìn ra toàn bộ ba phía, tầm nhìn bao quát rộng.

- Và có thể có một ý nữa, theo ý cá nhân tôi: Đó là hàng nghìn năm nay dân ta thờ cúng An Kỳ Sinh là một người Tàu trên vị trí cao này, ông này xét ra chẳng có tí tì ti liên quan, công đức gì với dân ta cả, lại còn thuộc về Đạo giáo chứ không phải Phật giáo, thế mà nghiễm nghiên đứng ở cao thế hưởng phúc, lại còn ở cao hơn tất cả các ngôi chùa thờ Phật.

Tượng Phật Hoàng không thể để thấp hơn ông ta được, do đó dựng tượng Trần Nhân Tông ở đây, có thể coi như tượng An Kỳ Sinh là một dạng "hộ pháp", cũng hay vậy.

:), vị thế cao thì đúng rồi. Nhưng cao hơn nữa cho lên hẳn bãi đá sát chân chùa Đồng có khi lại vững chãi hơn nhỉ.
Còn về chuyện tượng Phật Hoàng ko thể thấp hơn tượng An Kỳ Sinh, trên An Kỳ Sinh vẫn còn chùa Đồng mà. Bác Chitto cứ cho rằng bức tượng đá đó là một vị hộ pháp trước chùa Đồng cũng được nhỉ, không phải băn khoăn rằng tượng đó người Tàu hay người Việt nữa :)
Hôm lên Yên Tử, Chitto có thấy trưng bày phối cảnh khu vực đó sau khi tượng Phật Hoàng hoàn thành không? Mình tìm trên mạng xem thế nào mà chưa ra, quả thật không hình dung nổi con đường từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng sau này sẽ thế nào nữa. Có lẽ hoài cổ quá, nhưng cứ mong Yên Tử mãi trầm mặc u tịch như mười mấy năm về trước
 
Một cái biển rất thô kệch.

Mây mù bao phủ. Tôi đi có một mình, và buổi chiều không có ai lên nữa, nên con đường leo lên giờ chỉ ta với ta, cảm giác cô tịch nhưng cũng thích thú. Đúng là đi vào cõi phù vân.

picture.php
 
Last edited:
Đường khúc khuỷu với những tảng đá xô nghiêng. Nơi này cao trên nghìn mét rồi, không có các cây to, mà toàn các cây bụi nhỏ xen kẽ vào giữa các khối đá.

Từ chỗ này, không chụp ảnh nữa, mà thong thả đi, cảm nhận không gian nơi đây. Đôi lúc mây loãng ra, thấy mặt trời tròn như cái đĩa ở ngay bên cạnh, một vành tròn trăng trắng, có thể nhìn thẳng vào đó mà không sợ chói mắt.

(Nói thế mới nhớ ngày mai có Nhật thực, ở Hà Nội có thể ngắm được Nhật thực một phần lúc 7 - 8 giờ sáng).

picture.php
 
Last edited:
Ngang qua tảng đá được gọi là Bia phật, một tảng đá phẳng dẹt dựng đứng tự nhiên, trên đó có khắc chữ Phật, dừng nghỉ một chút. Và rồi chùa Đồng cũng đã đến, lặng lẽ, vắng vẻ.

picture.php
 
Last edited:
Công trình bằng đồng này đã tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí, truyền thông. Một số bài của các tác giả mắc bệnh AQ còn tâng bốc là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất thế giới này nọ, nghĩ vừa buồn cười vừa buồn. Nó cũng chỉ là một công trình kỹ thuật, mỹ thuật bằng tiền của, công sức con người, với hỗ trợ của máy móc mà thôi, và vì mới dựng, nên tính tâm linh thiêng liêng hội tụ có lẽ còn ít.

Gọi là chùa cho to, thực ra có tính chất một cái am đặt tượng thờ. Trong am có tượng Phật lớn ngồi trên, bên dưới ba tượng Trúc Lâm tam tổ nhỏ hơn đặt dưới. Trước kia người ta định chỉ mở cửa của cái am đồng này trong mấy ngày Phật đản và Giỗ tổ Trúc Lâm, nhưng giờ đây thì mở suốt. Trong một số bức ảnh chụp bên trong còn thấy có người chui vào tận bên trong nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật, thật là thời u mê tượng pháp.

Đọc báo thấy chỉ sau khi dựng xong cái am đồng này, đã có không ít kẻ vô văn hóa đã khắc, bôi, vẽ tên mình lên các tấm đồng. Do vậy ngay bên cạnh xuất hiện cái bảng đề cấm viết vẽ lên di tích !.

Ngay bên cạnh là một nếp nhà xây để đến 3 cái két sắt rất to dán chữ "hòm công đức" với cái bàn ghi công đức lạnh ngắt. Một quả chuông, một cái khánh đồng rõ to, rõ mới nằm hai bên, và mấy hàng bán đồ linh tinh vẫn còn. Tiếng đĩa tụng nam mô nhai đi nhai lại chán ngắt làm mất cả không gian thinh lặng.

Đoạn đường tôi đi lên vắng lặng, chứ lên đến đây lại có người. Có hai anh chàng bán đồ có hẳn một cái lều tôn nằm trên mỏm đá để ngủ đêm ở đây.

Ngồi trên đỉnh núi nhìn mây bay tràn ngập qua một lúc là lạnh. Đi xuống, không muốn chụp nhiều ở đây. Có gì đó khang khác và mới mẻ quá. Có lẽ một thời gian nữa, khi màu đồng trên cái chuông, cái khánh kia xỉn đi, cái nhà công đức kia xuống cấp đi, thì đỉnh thiêng này mới lại có phong vị xưa.
 
Last edited:
Ngược theo lịch sử, thì trên đỉnh này dựng ngôi "chùa đồng" - Thiên Trúc Tự từ đời Lê trung hưng, cách đây khoảng 400 năm, là một am nhỏ thôi. Sau khoảng trăm năm thì gió bão và kẻ gian đã phá hủy chùa, chỉ còn lại nền móng.

Năm 1930, một am nhỏ bằng bê tông được dựng lên tại nền cũ. Đến năm 1993 thì Việt kiều quyên góp dựng một am bằng đồng thật bên cạnh chùa bê tông. Thế là người ta quen gọi cái am đồng mới là chùa Đồng, còn am bằng bê tông cũ hơn thì gọi là chùa Chuông, vì phía trước bày mấy cái chuông. Khi lên đây năm 1994, am đồng còn khá mới và được chạm trổ cũng rất đẹp. Vẫn còn nhớ câu nói lưu truyền về mây mù đỉnh Yên Tử: Gõ chuông ở chùa chuông một hồi thì trời mưa, gõ thêm hồi nữa thì trời tạnh. Hình ảnh hai cái am này có lẽ quen thuộc hơn với nhiều người đi Yên Tử mười mấy năm nay.

Ảnh sưu tầm trên mạng: Chùa chuông bằng bê tông năm 1930 (trên nền chùa đồng cổ đời Lê) và chùa đồng 1993. Chùa đồng mới 2008 dựng trên nền của am bê tông.
Không biết cái am đồng 1993 giờ lưu lạc nơi đâu, hay vào tay đồng nát rồi?

picture.php
 
Last edited:
Hơn 10 năm đi Yên Tử, qua bao thăng trầm trên đường lên Chùa Đồng, chứng kiến bao sự thay đổi trên Yên Tử. Từ những năm chưa có cáp treo, đường đi lên vô cùng vất vả, có những chố gần như phải bám vào cây mà đu lên, người nọ đẩy người kia lên, người lên trước kéo người lên sau, gió lùa qua khóm trúc nhỏ, thổi ù ù bên tai, ấy vậy khi lên đến Chùa Đồng bao mệt nhọc đều tan biến. Không gian tĩnh mịch mà thiêng liêng. Cả một biển mây vây quanh Yên Tử. Đánh 1 tiếng chuông để gọi gió về trên đỉnh Phù Vân để mình hòa cùng mây trời.
Giờ đây cáp treo đã lên được tới An Kỳ Sinh, đường lên đã bớt khó nhọc hơn, nhưng cảm giác bay bổng như trước kia không còn nữa.

Mọi người mườn mượp trẩy hội Xuân trên đỉnh Yên Tử - Chùa Đồng

DSC_3939s.jpg
 
Last edited:
Năm ngoái em đi lên Chùa Đồng, dọc đường đi gặp cảnh này
Caigi2copy.jpg



Caigi3copy.jpg



Caigi4copy.jpg


Thế đấy người ta rũ bỏ những gì của quá khứ 1 cách phũ phàng như vậy đó.
 
Và năm nay như thế này đây .X(X(X(

Caigi1copy.jpg


Bác Chitto trên đường đi lên Chùa Đồng có thấy cái này không ? Nó là gì vậy ..(NO)(NO)(NO)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,195
Bài viết
1,174,261
Members
191,990
Latest member
Satpalda
Back
Top