What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Đường Tùng, những thân tùng cổ 7 - 8 trăm năm tuổi mốc thếch, lộ ra sắc đỏ.

Thẳng phía trước là một cây thông rất to và cao, rất dễ nhận ra bởi dáng vươn thẳng tắp của nó, chứ không vặn vẹo như cây tùng cổ.

picture.php

Với tôi, đi đường Tùng thấy thật ít mệt, đơn giản bởi cứ ba bước lại nghỉ 1 lần để... chụp ảnh, thảo nào chả thoải mái !?

Với đoạn đường dưới, cứ phải cố, phải cố bước, cố nhấc chân sao cho đều đặn, để vượt qua các chặng đường. Còn đến đây, có lẽ mọi người ai cũng cho phép mình đi thật chậm, dừng thật lâu, nhìn thật kỹ, hít thở thật thỏa.

Đây là những chứng nhân sống về quá khứ uy linh của ngọn núi này. Những cây tùng này đã từng chứng kiến đời tu hành của vị vua nổi tiếng được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng (Hoàng đế giác ngộ, điều khiển và cai trị tất cả).


picture.php
 
Last edited:
Người ta đã kể nhiều về đoạn đường tùng này. Nào là người tập khí công khi luyện ở đây có thể bị dính người vào gốc tùng không gỡ ra được; nào là lâm tặc đã từng đốn hạ một cây cổ tùng, xẻ ra nhưng khúc cây lăn xuống đè chết mấy con trâu, đưa con trâu nào đến kéo là chết con đó, nên không dám chặt nữa...

Những chuyện đó thực hư đến mức nào không dám chắc, có điều đi trên con đường này, trên ngọn núi này, dù phải leo bộ nhưng thú vị.

Những cây cổ tùng quanh Yên Tử, theo thống kê còn chưa đầy 300 cây, việc nhân giống rất khó khăn, gần như không thể. Hơn nữa cây lớn chậm, hơn 700 năm mà vẫn chưa to lắm. Trên đường có những cây tùng rất lớn, thân rất to bên cạnh những cây nhỏ hơn, chứng tỏ có tuổi thọ khác nhau. Nếu những cây nhỏ trên 700 năm tuổi thì cây lớn phải hơn nghìn tuổi, và như vậy những cây đại thụ đã mọc ở đó trước khi vua Trần lên núi. Vua Trần và các đệ tử chỉ chiết và trồng thêm những cây khác để tạo thành một đoạn đường rợp bóng...


picture.php
 
Last edited:
@ Bác Chitto, dù chưa thấy ảnh nhưng nội dung topic rất tuyệt, rất hay, rất xứng tấm. Phượt thế này mới là Phượt chứ. Cái tâm chia sẻ với mọi người của bác thật đáng trân trọng.
 
Cảm ơn bác Chitto. Bài viết của bác rất súc tích, đầy đủ. Mình xin phụ họa bức ảnh dính tý cây Tùng ở Yên Tử.

DSC_4147s.jpg

Có gì không phải thì mình xóa đi.
 
Đi hết con đường Tùng, cũng là nơi đường Tùng và đường Trúc gặp nhau, có một khoảnh đất bằng phẳng gọi là Hòn Ngọc. Cái tên này không rõ từ đâu ra.

"Hòn Ngọc" là một khu tháp mộ có khoảng chục ngôi. Một số ngôi còn đứng vững, một số chỉ còn lại là những đống đá. Có lẽ tháp cũ đổ sụp, người đời sau không dựng lại được nên xếp đá quây tròn, hoặc ngôi mộ được dựng sơ sài chỉ có thế.

Nguyên xưa kia đây là chỗ cuối cùng có thể ngồi kiệu lên. Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên núi tu hành rồi, mỗi lần vua Trần Anh Tông lên thăm cha, chỉ có thể ngồi kiệu đến đây là phải dừng. Con dốc đi tiếp vì thế gọi là dốc Hạ Kiệu.

Hình dung vào những ngày xa xưa của bảy trăm năm trước, mỗi lần có người lên thăm, Trúc Lâm đầu đà đều bắt quân lính, người hầu, cờ quạt võng lọng... phải dừng lại nơi đây. Kể cả vua, thì cũng phải tự trèo lên núi.


picture.php
 
Last edited:
Thời Trần, Hòn Ngọc chỉ là bãi trống. Đến đời Lê, tháp mộ các vị sư từng tu hành ở đây mới được dựng tại khu đất này. Trên Yên Tử có cả trăm ngôi tháp mộ dựng từ đời Trần đến mãi về sau.

Trần Nhân Tông không phải vị vua đầu tiên lên đây. Trước ngài 63 năm, ông nội của ngài là Trần Thái Tông cũng đã lên đây định đi tu, nhưng với sự thuyết phục của Phù Vân Quốc sư và ông chú gian hùng Thái sư Trần Thủ Độ, ông lại quay về Thăng Long.

(Trần Thừa có em gái là Trần Thị Dung, và em họ là Trần Thủ Độ.
Trần Thừa có 2 con trai là Trần LiễuTrần Cảnh. Trần Thị Dung lấy vua Lý Huệ Tông sinh hai con gái là Công chúa Thuận ThiênChiêu Thánh. Con gái nhỏ Chiêu Thánh được truyền ngôi tức Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ bày mưu cho Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và truyền ngôi, chuyển từ Lý sang Trần.

Đồng thời Trần Liễu cũng lấy Thuận Thiên. Tức là hai anh em trai lấy hai chị em gái, mà cũng lại là con bác lấy con cô ruột.

Trần Cảnh sau được tôn là Thái Tông, Trần Thừa là Trần Thái Tổ, vị Thái Tổ duy nhất không ở ngôi vua. Trần Liễu chỉ được phong An Sinh Vương, giận nhưng không làm gì được.

Từ khi lấy nhau năm 7 tuổi đến 19 tuổi mà Chiêu Thánh không sinh được con, trong khi Thuận Thiên đã có 1 con trai rồi, và lại đang có thai 3 tháng với Trần Liễu, nên Thủ Độ quyết đem cô chị Thuận Thiên đang là vợ anh lại ép làm vợ vua em Trần Cảnh, và phế bỏ Chiêu Thánh đi. Bởi thế Trần Liễu càng tức giận nổi loạn, mà Trần Cảnh cũng ghê sợ cái mưu ấy mà bỏ lên Yên Tử đòi đi tu

Trong đời Trần, hôn nhân cận huyết trong nội bộ hoàng tộc có đến hơn 30 trường hợp, nên sử sách cho là loạn luân cũng không phải không có lý)
.


Dốc Hạ Kiệu

picture.php
 
Last edited:
Đoạn dốc tiếp theo rất to rộng, được làm lan can đá hai bên khá cầu kỳ. Nếu để ý sẽ thấy lan can được tạo thành với hai yếu tố: mây và trúc, là hai đặc điểm của Yên Tử: cảnh quan với mây bao phủ, và trường phái thiền Trúc Lâm

picture.php
 
Last edited:
Tháp Huệ Quang

Leo hết con dốc đá, mảnh đất thiêng liêng từ 700 năm qua hiện ra: Mộ tháp Huệ Quang.

Vua Trần Nhân Tông từ khi còn là Thái tử đã muốn đi tu, nhưng vua cha Thánh Tông nhường ngôi cho năm 20 tuổi, và ngài ở ngôi 15 năm. Đến năm 35 tuổi thì nhường ngôi cho con làm Thái thượng hoàng, rồi vào trong vùng Vũ Lâm ở Ninh Bình xuống tóc đi tu. Sau 5 năm tu ở Ninh Bình, năm 40 tuổi ngài lên núi Yên Tử, lấy hiệu Trúc Lâm đầu đà, lập ra Thiền phái Trúc Lâm, rồi viên tịch ở đây năm 50 tuổi, đó là năm 1308.

Vua con Trần Anh Tông hỏa táng di thể Trúc Lâm đầu đà. Một phần đem về táng ở lăng Quy Đức cùng các mộ tổ tại phủ Hưng Long (Thái Bình ngày nay), một phần thì xây tháp ngay tại Yên Tử để thờ, tức là Tháp Huệ Quang.

Tháp Huệ Quang - ánh sáng tuệ nhà Phật - xây năm 1309, đến nay là vừa tròn 700 năm. Đến đời Lê thì đổ nát, được trùng tu lại, có những thứ còn nguyên bản, có thứ tu sửa. Quanh tháp có một vòng tường gạch rất dày và chắc chắn cũng từ đời Trần được đời Lê tu sửa.

Tháp Huệ Quang sau vòng tường. Đằng sau là chùa Hoa Yên và đỉnh cao nhất Yên Tử


picture.php

(Nhiều chỗ viết đây là lăng Quy Đức là nhầm lẫn. Lăng Quy Đức - còn gọi là Đức lăng - nằm ở Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
 
Last edited:
Bước qua cửa tò vò bao quanh tháp, sân tháp hình vuông còn lát nhiều viên gạch hoa chanh đời Trần. Huệ Quang Kim tháp khá khiêm tốn đứng lặng lẽ dưới tán cây.

Đế tháp là một hình lục giác có chạm hoa văn sóng nước đặc trưng thời Lý - Trần. Tầng một tháp hình vuông, trên có chạm hơn trăm cánh hoa sen. Tầng hai là hộp đá vuông, trong có để tượng đá Điều Ngự giác hoàng. Tầng ba cũng giống thế nhưng nhỏ hơn. Phía trên là các khối đá thu nhỏ hẳn lại và trên cùng là một búp sen.

Có thể trước kia tháp còn cao hơn, nhưng các phần trên bị đổ nát. Đến đầu đời Lê trùng tu mới làm nhỏ lại, còn các tầng dưới là nguyên bản. Phía trước tháp có một cây hương đá từ đời Lê, trên đó ghi rõ "Lê triều trùng tu".


picture.php

Trong vòng tường không trồng một cây nào, nhưng bóng cây phủ kín quanh tháp, là do ba cây đại già trồng bên ngoài vươn mình vào che phủ cho tháp. Đây cũng là hình ảnh rất đẹp, rất riêng của tháp Huệ Quang.
 
Last edited:
Tượng vua Trần Nhân Tông

Chính giữa tháp là tượng Tổ Trúc Lâm: Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, được tạo tác cùng với tháp.

Pho tượng bằng đá không lớn, nhưng là tượng vua Việt Nam cổ nhất còn lại, và cũng là một trong số rất ít tượng đời Trần.

Tượng tạo hình một người ngồi thẳng, mắt mở, nhìn thẳng, hai tay để trên đùi, hai ngón tay cuối gập vào trong, chân ngồi thế bán già. Tượng khoác tấm áo phủ vai trái, để hở vai phải, tạo thành một chỗ rỗng dưới tay.

Chính vì tấm áo này mà có nhiều tranh cãi; có người cho rằng đây là tấm áo Phật giáo Nguyên thủy, trong khi Trần Nhân Tông tu theo Đại thừa phải mặc áo kín cả hai vai, nên bức tượng thể hiện cách mặc khi ngài đi thăm Chiêm Thành và mặc áo tu sĩ nguyên thủy để tỏ tình hòa hiếu. Lại có người cho rằng vào đời Lý - Trần tăng sĩ nước ta mặc áo cà sa hở vai như vậy. Tôi không nghĩ tu sĩ Đại Việt có thể mặc được áo cà sa hở vai, vì khí hậu quá lạnh giá vào mùa đông.

Dù ngay sau khi mất, ngài đã được vua sau tôn là Phật, nhưng tượng vẫn là của một vị sư, không ngồi tòa sen, đặc biệt là đôi mắt mở nhìn thẳng chứ không lim dim nhìn xuống như tượng Phật. Do trên tượng có vết bẩn, nhìn tưởng đôi mắt rất to, thực ra mắt khá nhỏ và mờ, còn vòng cung bên trên là lông mày.


picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,413
Bài viết
1,175,695
Members
192,088
Latest member
Hatdieu_HUNA
Back
Top