What's new

[Chia sẻ] Venice - Florence - Rome, tháng 5/2010

Đầu tiên em xin cảm ơn các bác Chitto, Danngoc vì các thông tin bổ ích qua các topic trong box Châu âu. Chính là qua những bài viết của các bác đã làm tăng quyết tâm của em cho chuyến đi này.

Năm nay nhân kỷ niệm 10 năm ngày cưới, tụi em quyết định làm 1 chuyến du hí Italy. Lúc đầu em tính đi Hy lạp và Italy nhưng sau một hồi nâng lên đặt xuống, em quyết định chỉ đi Italy thôi cho nó tập trung, Hy lạp sẽ để năm sau (hay một số năm sau, hehe). Lên Phượt đọc các bài viết về Italy, nghiên cứu lịch trình, tham khảo các nguồn khác như tripadvisor và lonely planet, tụi em quyết định đi theo hành trình Venice - Florence - Rome - Paris.

Mọi thứ thu xếp xong xuôi, 2 nhóc tỳ phân bổ cho ông bà ngoại phụ trách một nửa thời gian, ông bà nội nửa còn lại, 2 vợ chồng hăm hở lên đường. Chuyến bay đi Paris khởi hành vào buổi đêm, còn khá nhiều chỗ trống. Theo kinh nghiệm, tụi em lên máy bay gần như muộn nhất, vào đến khoang là mắt láo liên xem còn hàng ghế nào chưa có người là mình phi vào ngồi ghế giữa luôn và từ lúc đó thì hồi hộp chờ máy bay đóng cửa. Nếu không có khách nào vào ngồi cùng là thở phào nhẹ nhõm. Lần này thật may mắn, cả hai vợ chồng đều chiếm được cho mình mỗi người 3 ghế trống, nâng tay vịn lên là cũng thành 1 cái giường nhỏ, quá tiện nghi cho một chuyến bay dài.

Xuống Paris lúc 7h sau hơn 12 tiếng bay, tụi em ngồi chờ gần tiếp 3 tiếng để bay đi Venice trên Air France. Lúc gần tới Venice, qua cửa sổ máy bay có thể nhìn thấy trùng điệp các ngọn núi tuyết phủ trắng xóa, cảnh tượng đẹp không máy ảnh nào tả nổi nên em quyết định không chụp, bác nào tính đi hành trình giống em thì nhớ đăng ký chỗ ngồi cửa sổ để chiêm ngưỡng cảnh này nhé.

11h30, máy bay đáp xuống sân bay Marco Polo. Từ sân bay em mua 2 vé xe bus của hãng ATVO về trung tâm Venice, mỗi vé mất 3 đồng bạc, đi khoảng 15 phút là tới quảng trường Pizzale Roma. Tại đây muốn di chuyển tiếp thì chỉ có đi thuyền, ca nô hay đi bộ thôi. Phương tiện phổ biến nhất tất nhiên là vaporreto hay còn gọi là water bus(nó hoạt động y chang xe bus thông thường, cũng theo tuyến, theo giờ và cũng dừng trả khách, đón khách đúng nơi quy định. Chỉ khác là một cái trên bộ, một cái trên nước thôi). Em làm 2 vé 72h vì em ở đây 3 đêm, mỗi vé hình như 26 đồng thì phải, tính ra đi 4 chuyến là hòa vốn (vì mỗi vé đơn là 6.5Eur, đắt lòi mắt). Vé có giá trị 72h từ lúc validate đầu tiên(tại các bến đỗ có những máy đọc vé, chỉ cần dí cái vé vào đó là xong). Bác nào muốn tra lộ trình, giờ giấc thì vào đây tham khảo http://www.actv.it/en , rất hay và tiện lợi. Tuy nhiên cũng vì quá tin vào tính chính xác của nó nên em cũng bị ăn đòn, cái này em sẽ kể sau.

Cái B&B em ở nằm ở bến Arsenale, gần cuối hành trình, theo tính toán thì đi tuyến số 1 là nhanh nhất, mất 26' nhưng em chọn tuyến 41, mất 46 ' vì tuyến này chạy dọc theo Grand Canal. Đằng nào cũng phải đi hết cái Grand Canal này một lần nên nhân tiện phải về ks thì đi luôn cho xong 1 việc :D

Venice đúng là thành phố độc nhất vô nhị, riêng cái ý tưởng xây thành phố trên biển cũng đã điên rồi, mà rốt cục ý tưởng đó lại được thực hiện thành công thì còn điên hơn nữa. Đây là một quảng cáo của Diesel treo tại Venice, đối diện nhà ga Santa Lucia, lúc đầu em không hiểu nghĩa lắm nhưng ngẫm kỹ thì nó vô cùng phù hợp với Venice.

img_0652.jpg


Một số ảnh em chụp trên đường về khách sạn, dọc theo kênh lớn. Đây là 1 cầu tàu, một bến tàu có thể có nhiều cầu tàu thế này, mỗi cầu đi theo 1 tuyến nhất định.

Water bus
img_0111.jpg


Còn đây là cano và thuyền của dân địa phương

img_0117.jpg


Thực phẩm, đồ dùng cũng được chuyên chở bằng phương tiện thủy thế này
img_0129.jpg


Đây là cầu Calatrava (Ponte di Calatrava), đặt theo tên của kiến trúc sư người Tây Ban Nha thiết kế cầu này là Santiago Calatrava. Đây là cầu duy nhất bắc qua kênh lớn(Grand Canal) được xây dựng trong vòng 75 năm qua, mang phong cách hiện đại với kính và sắt thép, khá đối lập với các cầu còn lại của Venice.
img_0116.jpg
 
@Chiakinguyen: em đổi vé không mất phí, chỉ mất thời gian thôi. Nhưng vụ nhỡ tàu Venice chỉ là chuyện nhỏ so với việc nhỡ máy bay ở Rome của em ạ, ặc ặc.

@Chitto: bác nói đúng quá. Chi tiết thì rất đẹp nhưng tổng thể thì quá phức tạp đi. Dẫu vậy, nếu có dịp đi lần nữa thì em vẫn sẽ quay lại, với một cảm xúc khác.

Ngưỡng mộ bác HungGal quá! Không bít 10 năm sau em có được như Bác bi giờ không (_ _!)
Bác ơi, 2012 là tận thế rồi, làm gì còn cửa tới 10 năm sau. Tranh thủ mà đi chơi đi :D
 
Các phòng tiếp theo được gọi là các phòng Raphael, mặc dù không phải toàn bộ do Raphael trang trí. Đây là lãnh địa của các giáo hoàng thời Phục hưng, là nơi ở, làm việc và thờ phụng. Các giáo hoàng thuê toàn nghệ sỹ hàng đầu, phần lớn từ Florence đến vẽ trần, tường. Kết hợp các motif cổ điển với thiên chúa giáo.

Phòng Constantine, phòng đầu tiên trong các phòng Raphael.

Vào tối ngày 27.10 năm 312, Constantine đang chuẩn bị cho trận đánh lớn. Ông chợt nhìn thấy trên trời một biểu tượng chữ thập cùng dòng chữ "Ngươi sẽ chiến thắng với biểu tượng này". Ông cho binh lính làm và khắc biểu tượng này vào khiên.
.
img_1407_resize.jpg

.
img_1407_crop.jpg


Ngày hôm sau, quân đội của ông giành chiến thắng. Tranh mô tả Constantine với vương miện trên đầu đang cưỡi ngựa đạp lên quân địch, phía trên trời là các thiên thần của Chúa đang trợ giúp
.
img_1411_resize.jpg

.
img_1411_crop.jpg
 
Trước đó, Constantine vốn thờ các thần linh nhưng sau trận đánh trên, ông chuyển sang thờ Chúa. Tranh này mô tả cảnh Constantine được làm lễ rửa tội.
.
img_1409_resize.jpg

.
img_1409_crop.jpg


Trần nhà mô tả việc Kito giáo lên ngôi dưới sự bảo trợ của Constantine. Cây thánh giá nằm trang trọng trên một bệ tượng, nằm dưới đất là các mảnh vỡ của 1 vị thần mà trước kia đã từng đứng ở vị trí của cây thánh giá đó.
.
img_1404_resize.jpg

.
img_1405_crop.jpg
 
Em thì nghĩ đây là thần mặt trời Apollo. Constantine vốn là người theo chủ nghĩa độc thần và ông gắn bó với thần mặt trời. Các đồng tiền thời đó cũng có hình mặt trời. Thực ra sự giác ngộ Kito giáo của ông cũng mất chút thời gian chứ không phải ngay lập tức. Đến sau năm 320 thì hình thần mặt trời mới không còn được đúc trên tiền của ông nữa. Với công lao to lớn của mình với Kito giáo, ông được gọi là "Tông đồ thứ 13"
 
Cũng có lý, nhưng theo thần thoại Hy Lạp thì Hermes và Apollon vốn có chút ân oán cá nhân với nhau, kể từ khi Hermes nghịch ăn trộm gân chân của Apollon làm dây đàn (em không nhớ chính xác). Hơn nữa, nếu bác ở vị trí như hoàng đế Constantine, chắc cũng không nỡ cắt đứt quan hệ với vị thần bảo trợ xưa cũ!

Nhìn vào bề ngoài thì cái mũ có cánh kia vốn là của Hermes hehe. Cây trượng có 2 con rắn quấn kia cũng của Hermes. Và cả đôi giầy kia cũng của Hermes.

http://en.wikipedia.org/wiki/Hermes
 
Trước đó, Constantine vốn thờ các thần linh nhưng sau trận đánh trên, ông chuyển sang thờ Chúa. Tranh này mô tả cảnh Constantine được làm lễ rửa tội.

Cái này cũng chỉ là về sau thêm thắt cho vẻ vang thôi. Có mấy điều mà lịch sử thực tế khác với tranh vẽ.

1. Biểu tượng của Kitô giáo thời Constantine không phải hình Thập giá, mà là hình chữ X cắt với chữ (giống chữ) P, tức là hai chữ CH và R trong tiếng Hy Lạp, viết tắt của Christ; biểu tượng thứ hai là hình Con cá, vì cách gọi Chúa Giêsu trong tiếng Hy Lạp, viết tắt chữ đầu thành chữ "Cá". Hình thập giá mãi đến mấy thế kỷ sau mới trở thành biểu tượng của Kitô giáo.

2. Constantine không hẳn đưa Kitô giáo thành quốc giáo, mà là công nhận chính thức sự hợp pháp của Kitô giáo, cho Kitô giáo được ngang hàng với tôn giáo chính trong đế quốc (Đa thần giáo La mã)

3. Mãi đến khi sắp chết, Constantine mới chịu lễ rửa tội ở trên giường bệnh, trở thành giáo dân. Trước đó dù ủng hộ, nhưng ông ta vẫn không chịu làm lễ rửa tội. Lý do có thể đơn giản là do ông ta không muốn phải chịu ở dưới bất kỳ một ai, một linh mục, giám mục nào. Chỉ khi sắp chết rồi mới chấp nhận để chuẩn bị cho cõi sau của mình.
 
Theo em thì lý do Constantine chấp nhận Kito giáo là vì đế quốc La Mã lúc này đang thể hiện những dấu hiệu tan rã xuống dốc, và ông muốn mượn một đức tin mới (mang tính khoa học vào thời kỳ đó, có sức hấp dẫn với tất cả mọi tầng lớp xã hội) để thống nhất đế quốc. Thêm nữa, Constantine lên ngôi không đường đường chính chính, mà nhờ chiến thắng hoàng đế đương nhiệm Marxentius. Bởi vậy ông phải cần thêm chút màu sắc thần bí để hỗ trợ mình, giống như việc Nguyễn trãi lấy mật viết lên lá hay chuyện bà mẹ Lê Lợi uống nước từ hõm dấu bàn chân trên tảng đá mà thụ thai vậy. Nói như thế không hàm ý hạ thấp Kito giáo, sự ra đời và phát triển của nó đều do ý chí của thượng đế.

Vừa rồi 2009 Mỹ có làm phim Agora (đào chánh là người đẹp Rachel Weisz), lấy bối cảnh thành Alexandria Ai Cập thế kỷ 4 SCN, có tả lại sự kiện tranh chấp giữa những người theo tôn giáo mới là Kito giáo và những người theo các tôn giáo cũ như thờ Ammon, thờ đa thần La Mã v.v. Những người Kito giáo là kẻ gây hấn trước, sau đó bao vây hàng trăm người theo đa thần giáo vào thư viện Alexandria, rồi được sự nhắm mắt làm ngơ của cảnh sát La Mã mà xông vào vừa tàn sát vừa đốt trụi kho sách vô giá này.

@Chitto: X hình như đọc là Kh thì phải ạ? Thế mới có phát âm Khristô của Byzantine?
 
Theo em thì lý do Constantine chấp nhận Kito giáo là vì đế quốc La Mã lúc này đang thể hiện những dấu hiệu tan rã xuống dốc, và ông muốn mượn một đức tin mới

@Chitto: X hình như đọc là Kh thì phải ạ? Thế mới có phát âm Khristô của Byzantine?

Vâng, chữ này viết trong tiếng Anh là "Chi" - phát âm là "Khi", chữ P phát âm là Rho.

Biểu tượng CHR - Khi_rho - Christ

37914336.jpg


Thời gian đầu của Kitô giáo tại La mã, quyền tối cao thuộc về các vị hoàng đế La mã. Chính các hoàng đế mới là người triệu tập các công đồng, quyết định về Kinh thánh, phân chia lãnh địa cho các Giáo trưởng (Patriarch). Về sau La mã phía Tây rơi vào tay các tộc Vandas, German thì Patriarch của Rome mới nhận lấy cái quyền của hoàng đế La mã.

Danh hiệu chính thức của Giáo hoàng trong tiếng Latin là Potiff Maximus, vốn là danh hiệu của hoàng đế La mã.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,773
Bài viết
1,138,027
Members
192,685
Latest member
usatopstarit784
Back
Top