What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh 4 đảo lớn Nhật Bản trong 14 ngày

Lần đầu tới Nhật Bản là tháng 9 - 2005, việc đi lại còn bỡ ngỡ. Lần này, nhờ mua được JR Railpass cho người nước ngoài giá chỉ 45.000 yen (450 USD) cho phép đi trên bất cứ tuyến JR nào trong 14 ngày, hai vợ chồng tui đã lang thang Nhật Bản từ 18-3 tới 31-3 (14 ngày), lần này đi dọc từ Nam lên Bắc để ngắm sakura, qua các địa điểm: Fukuoka, Kumamoto, Nagasaki, Aso, Kokura (đảo Kyushu), Kochi (đảo Shikoku), Okayama, Kyoto, Kanazawa, Tokyo, Yokohama, Sendai (đảo Honshu), Hakudate, Sapporo, Abashiri, Shari, Utoro và Toya (đảo Hokkaido), sẽ dần dần kể ra trong topic này.
 
Vẫn chưa hết, theo yêu cầu của Shinozaki, ông chủ quán sốt sắng lấy ra một chén cơm, một bát trứng gà tươi, hành hoa xắt nhỏ, khéo léo trút gọn vào nồi lẩu, khuấy đều. Thế là đã có món cá nóc thứ ba, gần giống một món cháo cá. Giáo sư Shinozaki nở nụ cười thú vị khi thấy tôi thưởng thức say mê món ăn độc đáo này. Cùng nâng chén tạc thù, tôi thấy hình như tiếng Nhật cũng không quá khó hiểu và khó học như trước kia…


IMG_0404_resize.jpg



IMG_0405_resize.jpg

Chiếc túi nhỏ trên lưng ghế để bỏ tiền tip.


Trong thời gian rong chơi khắp Nhật Bản, tôi đã được nếm một số đặc sản của Nhật bản như món kem trà xanh ở Nara, món ramen (mì nước kiểu Nhật) ở Kyoto, tempưra (thịt và rau củ tẩm bột rán) hay món bánh chiên Okonomiyaki của Osaka. Tuy nhiên, lần ăn cá nóc đó quả là một kinh nghiệm khó quên, độc đáo, ngon miệng và thú vị, góp thêm màu sắc cho chuyến du ngọan dài ngày.
 
Đúng là cá nóc (fugu) với cá voi có lẽ là 2 món cá đắt nhất ở Nhật. Bình thường mình cũng chẳng bao giờ dám gọi món này nếu không phải là được chiêu đãi.

Có những hàng chuyên về cá nóc, mà đẹp nhất là những đĩa sashimi, những lát cá mỏng tinh tang, xếp như những cánh hoa. Vì cá xắt mỏng, lại trong, nhìn rõ hoa văn của đĩa bên dưới, nên người Nhật luôn có loại đĩa trang trí hoa văn phù hợp dành riêng cho món sashimi cá nóc, đẹp lắm. Lần đó mình cũng là đc đi theo vào hàng chuyên cá nóc, lúc thanh toán cũng ngó trộm, 4 vạn Yên (400$/người) - lè lưỡi, thà cho mình 400 còn hơn.

Cá nóc có nọc độc, nên đầu bếp chế biến cá nóc ở Nhật phải có bằng cấp riêng, nhưng thỉnh thoảng vẫn có người chết vì ngộ độc (Nhật còn thế nữa là). Cách đây mấy năm có cái bác diễn viên kabuki rất nổi tiếng của Nhật, si mê món này, đi học có bằng chế biến hẳn hoi, toàn tự làm tự chén, cũng chết vì cá nóc.
 
Phụ nữ Nhật ăn mặc đẹp và đa dạng. Tuy vậy giới trẻ chịu ảnh hưởng lớn của các nhân vật trong truyện tranh manga và phim ảnh: đã gặp những cô gái để tóc, mặc quần áo y hệt nhưng nhân vật ma qúai dị dạng trong manga. Tuy vậy trong tất cả rất sinh động. Mỗi cá nhân dù sang hèn giàu nghèo đều có thể thể hiện rõ ràng tính cách, cái tôi của mình qua trang phục, nổi bật khác biệt. Điều này phần nào cho thấy mỗi cá nhân có tiếng nói rõ ràng hơn, tự do hơn trong xã hội. Sự tự do thể hiện này hoàn toàn chưa thể có ở VN do điều kiện kinh tế và trình độ xã hội.



NGÀY THỨ BA Ở NHẬT : 02/09/2005

từ Osaka đi Himeji va Kobe


Trên đường ra ga JR, tôi đã gặp những con Tanuki (xin đọc là tanưki) đầu tiên. Đây là con chồn núi thần thoại của Nhật, có từ thời văn hóa shinto nên hơi phồn thực (để ý phần hạ bộ)

IMG_0420_resize.jpg
 
Osaka là một thành phố hiện đại. Tôi cảm giác nó giống hệt như Thượng Hải năm 2001: đường phố, cây cối, kiến trúc, con người tất bật. Trái lại, Himeji là một thành phố nhỏ. Trục chính của thành phố nối thẳng từ ga tàu điện JR tới Himeji-jo (lâu đài Himeji). Himeji còn nổi tiếng với các vườn cảnh tuyệt đẹp. Himeji. Từ ga JR nối thẳng tới lâu đài Himeji bằng một trục đại lộ rất đẹp. Cạnh đó (song song) là một phố đi bộ mua sắm rất lớn có mái vòm và điều hòa không khí. Hàng loạt cửa hàng hai bên. Hai vợ chồng ghé vào một siêu thị nhỏ để mua thức ăn cho ngày.

IMG_0460_resize.jpg


IMG_0461_resize.jpg
 
LÂU ĐÀI HIMEJI – DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Himeji, là một cảnh biển công nghiệp với dân số 470.000, nằm trong biển Nội Hải, cách Kobe khỏang 40 kilômét về phía tây. Từ Osaka, chúng tôi đi tàu điện JR khỏang 2h là đã tới nhà ga Himeji. Do là một cảng biển công nghiệp, rất nhiều khách du lịch đã chọn đường biển làm đường tiếp cận tham quan thành phố. Do thế, không lạ khi tại đây tôi đã gặp và làm quen với khá nhiều thanh niên Hàn Quốc vừa xuống tàu thủy đã xách ba lô tới thẳng lâu đài. Tọa lạc trên đồi Himeyama, cách nhà ga Himeji 10 phút đi bộ về phía bắc, lâu đài trông thật tuyệt đẹp dưới mọi góc nhìn, trong bất cứ mùa nào trong năm và giờ đây, nó còn được chiếu sang trong đêm.

Với những (donjon) lầu gác lợp ngói, tháp canh, cổng, những bức tường đất, những chân tường và ram dốc đá, những con kênh và nền đất, lâu đài Himeji là một ví dụ tuyệt vời của lọai hình kiến trúc lâu đài của Nhật Bản, gắn liền với thời kỳ Mạc Phủ đầy những cuộc chiến tranh đẫm máu, những ám sát nổi tiếng và những âm mưu đen tối, gắn liền với những lãnh chúa (daimyo), những geisha và những thích khách (ninja) nổi tiếng nhất.

IMG_0484_resize.jpg



Biểu tượng của thành phố Himeji là một con hạc trắng đang bay trên nền xanh lá mạ. Chiếc đầu nhấc cao của nó thể hiện tiềm năng vô tận của thành phố, thân mình tròn thể hiện hòa bình và đôi cánh giang dài thể hiện cho sự tiến bộ. Hầu như thành phố nào của Nhật cũng có một hình ảnh biểu tượng, gắn liền với lịch sử, thiên nhiên hay con người. Những bức tường trắng của nó khi nhìn xuyên giữa những rặng thong trông tựa như vô số những con hạc trắng đang đậu trên cây. Bề ngòai của lâu đài với những donjon (tháp chính) và tháp canh phủ thạch cao trắng làm ta liên tưởng tới hình ảnh nên thơ của một con hạc trắng đang cất cánh bay lên, vì thế mà có tên gọi là Lâu đài Hạc trắng. Cũng như mọi lâu đài Nhật khác, lâu đài này xây bằng gỗ (tổng cộng khỏang 36 tấn) và được phủ thạch cao trắng bên ngòai để chống cháy và chống thấm. Thật thú vị là lâu đài chưa hề phải chịu hỏa họan hay bị công phá qua biết bao thế kỷ tồn tại

IMG_0509_resize.jpg
 
Những cổng và tường bao xoắn ốc như mê cung của lâu đài được thiết kế một cách tài tình để làm rối trí binh lính đối phương. Bước vào cổng chính, ta có cảm giác dường như đang rời xa khỏi lâu đài. Càng tiến về phía tháp chính, ta càng thấy nó rời ra xa. Thậm chí ngay cả tháp chính (donjon), với bộ mái ngói có đầu hồi tuyệt đẹp, cũng được thiết kế đề lừa gạt đối phương. Từ bên ngòai, có vẻ như nó có năm tầng, nhưng thật ra nó có tới sáu tầng cộng thêm một tầng hầm.

IMG_0500_resize.jpg



IMG_0514_resize.jpg



IMG_0529_resize.jpg



Lịch sử xây dựng lâu đài có thể tóm tắt như sau: Năm 1333, Norimura Akamatsu, lãnh chúa vùng Harima, xây dựng một pháo đài, và tới năm 1346, con trai của ông, Sadanori, xây thêm các khu nhà ở và công trình khác. Sau đó các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này. (Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính đã được xây vào giữa thế kỷ 16, khi Shigetaka Kuroda và con trai, Mototaka Kuroda nắm quyền trong vùng). Khi Kanbei Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã tới lâu đài này để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda, con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã tới lâu đài này để điều hành. Thu nhập hàng năm của ông là 520.000 koku gạo (1 koku là 5 giạ gạo - tức 180 lít gạo). Năm 1601, Terumasa Ikeda bắt đầu cho đào 3 con kênh quanh lâu đài và hoàn tất toàn bộ hệ thống lâu đài với 5 tầng như ngày nay vào năm 1609. Công việc này kéo dài trong chin năm trời với 25 triệu ngày công. Con kênh ngoài cùng ngày nay nằm ngay phía bắc của ga tàu JR Himeji. Sau thời Ikeda, Tadamasa Honda xây thêm một số công trình ở cánh phía Tây. Thu nhập hàng năm của ông là 150.000 koku gạo. Cái lâu đài tuyệt vời mà ta ngắm nhìn ngày nay đã được hoàn tất toàn bộ vào năm 1618. Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, gia tộc Sakakibara v.v. Cuối cùng Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc phủ) đã chấm dứt.

Đặc biệt trong lâu đài còn có một ngôi trường do lãnh chúa Sakai xây dành để giáo dục các con mình. Khi Tadaumi Sakai chuyển tới Himeji, ngôi trường cũng được chuyển theo từ Maebashi tới Himeji. Ban đầu trường được xây tại phía Bắc cổng Shosha, về sau chuyển về dựng phía trước cổng Otemon năm 1816.

Năm 1931, lâu đài Himeji được công nhận là Di sản Quốc gia, là một trong bốn lâu đài tại Nhật Bản được nhận vinh dự này. Các công trình trở thành Di sản Quốc gia và được bảo tồn gồm ngôi tháp chính, các tháp khác nhỏ hơn và các hành lang liên kết cùng 27 “yagura” (kho tên đạn, lương thực), 15 cổng và 100 mét tường. Một phần của con kênh giữa và toàn bộ con kênh trong cũng được giữ lại y nguyên như trong thời kỳ trung cổ. Nhìn chung, lâu đài Himeji là một công trình được bảo tồn tuyệt hảo và trên hết, nó là đại diện xứng đáng cho tất cả các lâu đài trên khắp Nhật Bản. Năm 1993, đây là công trình duy nhất ở Nhật được lọt vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO.
 
IMG_0547_resize.jpg

Bức tường dầu
Hầu hết tường của lâu đài đều trát thạch cao trắng. Nhưng “abura-kabe” hay bức tường dầu lại có màu nâu. Nó làm bằng đất sét và cát trộn với dầu. Nó vẫn đứng vững trong suốt hơn 400 năm. Bức ảnh trên cho ta thấy bức tường dầu màu sậm nằm giữa hai mảng tường thạch cao trắng. Chú ý chiếc cổng: nó chỉ cao 1,5m, vừa đủ để người đi qua phải cúi thấp trong tư thế không thể tự vệ.


Những chiếc cột chính
Quan sát từ bên ngoài ta thấy ngôi tháp chính có 5 tầng. Nhưng thực ra nó có 6 tầng và một sân bên trong. Tháp có 2 cây cột chính với đường kính mỗi cây lên đến 1 mét. Đế của cây cột phía đông đã được thay mới, còn của cột phía tây được thay bằng cái mới trong thời Cải cách Chiêu Hòa (Showa) (1956-1964). Cũng trong thời kỳ này, người ta đã cho gia cố lại lâu đài, nhưng vẫn giữ lại được tới 70% gỗ cũ của công trình.

Đền thờ Shinto (Thần đạo) Osakabe
Đền nằm tại tầng trên cùng của tháp chính. Nó được xây trên đỉnh của ngọn núi mà lâu đài ngày nay đang đứng. Khi người ta lên kế họach xây dựng lâu đài nơi đã có ngôi đền, họ đã di chuyển nó tới một địa điểm khác. Sau đó, họ cảm thấy đã bị Thiên nhiên trừng phạt, nên đã đặt lại ngôi đền vào trong tháp chính. Có một huyền thọai nổi tiếng kể rằng tay kiếm vĩ đại Musashi Miyamoto đã tiêu diệt những con quỷ ở đây.
IMG_0590_resize.jpg
 
IMG_0557_resize.jpg



IMG_0565_resize.jpg



IMG_0568_resize.jpg



IMG_0592_resize.jpg




Ngòai ra, Himeji còn là nơi cất giấu rất nhiều truyền thuyết và giai thọai:

Uba-ga-ishi
Khi Hideyoshi Hashiba, lãnh chúa thứ 15 của lâu đài, cho tiến hành xây lâu đài của riêng mình, một bà cụ già nghèo đã đóng góp hòn đá xây duy nhất của mình cho lãnh chúa, người đang vất vả thu gom các vật liệu trong lâu đài vì thiếu đá xây dựng. (Đây là truyền thống của Nhật: mỗi cá nhân luôn cố gắng hòan thành tốt trách nhiệm của mình và hết lòng vì người lãnh đạo – LTD). Câu chuyện mau chóng truyền đi khắp vùng và rất nhiều đá đã được người dân đưa tới tình nguyện đóng góp. Việc làm của bà đã giúp lãnh chúa mau chóng hòan thành được các bức tường đá.

Thay thế cho những viên đá thường
Nền đá của những cây cột cánh phải của Cổng “Hạ” làm bằng những viên đá của một ngôi chùa gần đấy. Khi Hideyoshi Hashiba xây lâu đài này, ông ta đã sử dụng rất nhiều những viên đá vốn là bia mộ lấy từ chùa.

Cái giếng Okiku
Lâu đài này có một câu chuyện ma nổi tiếng tên là “Banshu Sara-Yashiki”. Một lần có người hầu tên là “Okiku”, phục vụ cho lãnh chúa của lâu đài tình cờ phát hiện âm mưu của viên tổng quản thâm độc muốn giết vị lãnh chúa để lên làm chủ lâu đài. Bà ta đã cứu được viên lãnh chúa. Về sau tên tổng quản hiểu ra chính bà là người đã phá hỏng âm mưu, thế là hắn trả thù bằng cách chủ tâm ăn cắp một trong mười chiếc đĩa qúy. Bà bị tra tấn đến chết vì bị nghi mắc tội này. Và rồi tên tổng quản đã ném xác của bà xuống chiếc giếng này.

Cánh nhà Tây
Công chúa “Sen”, con gái trưởng của vị “Shogun” thứ hai trong Chính phủ Tokugawa đã lấy Tadatoki Honda, con trai lãnh chúa Tadamasa Honda. Hai người đã chung sống những ngày hạnh phúc trong cánh nhà Tây. Ngôi tháp và cái hành lang dài ngày nay giúp ta nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc của họ.
 
Ngay dưới chân lâu đài Himeji là khu vườn Himeji Koko-en, một địa điểm tham quan không thể thiếu của thành phố.

Khu vườn này được xây dựng năm 1992 để kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố Himeji.
Vườn Koko-en gồm 9 khu vườn riêng biệt, nằm trên chính khu đất cũ nơi Nishi-Oyashiki (Khu nhà cánh Tây của lãnh chúa) và các khu nhà của các samurai khác từng tồn tại. Vị trí này đã được xác nhận chính thức nhờ qua 7 cuộc khai quật khảo cổ. Giáo sư Makoto Nakamura thuộc Đại học Kyoto đã theo dõi sát sao suốt quá trình quy họach và thiết kế khu vườn này.

Cái tên “Koko-en” là từ “Koko-do”, tên của ngôi trường tỉnh thứ sáu của Nhật Bản thành lập năm 1692 tại Himeji bởi lãnh chúa cuối cùng của Himeji, lãnh chúa Sakai. Tất cả 9 khu vườn biệt lập này cho thấy tinh thần chủ chốt của thời kỳ Edo. Dưới đây là một vài trong số những gì tráng lệ nhất có ở đây. Trước hết, ta phải kể đến Oyashiki-no-niwa (nghĩa là “khu vườn trong nhà lãnh chúa”. )

Kế đến, đó là Cha-no-niwa, vườn trà, trong có một nhà trà đạo vô cùng chau chuốt tinh xảo, tại đó ta có thể thưởng thức một lễ trà đạo đúng chất cổ truyền. Kế đấy, là nhiều bức tường bùn có mái ngói, là bản sao của những bức tường cổ xưa kia từng nằm ở đây.

Tại đây cũng có Cổng Nagaya, tạo cho người xem cảm giác lịch sử đích thực về thời kỳ Edo. Hơn nữa, từ Nagare-no-hiraniwa ta có thể tận hưởng cảnh đẹp tuyệt vời của cổng chính và cánh Tây của lâu đài Himeji. Cuối cùng, tản bộ dọc khu vườn, ta có thể tận hưởng những hàng cây tuyệt đẹp cùng hoa lá bốn mùa, những ghềnh thác và lối đi lót gỗ tùng Nhật Bản.

IMG_0604_resize.jpg


IMG_0606_resize.jpg


IMG_0610_resize.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,336
Bài viết
1,175,267
Members
192,056
Latest member
Lyminhchung
Back
Top