What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh 4 đảo lớn Nhật Bản trong 14 ngày

Lần đầu tới Nhật Bản là tháng 9 - 2005, việc đi lại còn bỡ ngỡ. Lần này, nhờ mua được JR Railpass cho người nước ngoài giá chỉ 45.000 yen (450 USD) cho phép đi trên bất cứ tuyến JR nào trong 14 ngày, hai vợ chồng tui đã lang thang Nhật Bản từ 18-3 tới 31-3 (14 ngày), lần này đi dọc từ Nam lên Bắc để ngắm sakura, qua các địa điểm: Fukuoka, Kumamoto, Nagasaki, Aso, Kokura (đảo Kyushu), Kochi (đảo Shikoku), Okayama, Kyoto, Kanazawa, Tokyo, Yokohama, Sendai (đảo Honshu), Hakudate, Sapporo, Abashiri, Shari, Utoro và Toya (đảo Hokkaido), sẽ dần dần kể ra trong topic này.
 
Công viên Nara (Nara Koen) là một công viên rộng ở trung tâm Nara, xây dựng vào năm 1880. Nơi đây chứa hầu hết những thắng cảnh của Nara như Chùa Tôdaiji, Đền Kasuga Taisha, Chùa Kofukuji và Bảo tàng Quốc gia Nara, một bảo tàng tập trung vô số những sưu tập về nghệ thuật Phật giáo. Đây cũng là nơi ở của hàng trăm con hươu hoang dã tự do lang thang. Theo Thần đạo Shinto, hươu được xem là sứ giả của các thần linh, do đó những con hươu ở Nara đã trở thành biểu tượng của thành phố và thậm chí được đăng kí để thành Tài sản Quốc gia. Lũ hươu được tự do lang thang khắp công viên, có lẽ cũng nhờ phân của chúng gồm nhiều hạt nhỏ như đầu ngón tay, khô và không dính bết, không hôi lắm và được các nhân viên liên tục quét dọn.

Lọai đặc sản bánh trái nổi tiếng nhất của Nara là shika-senbei, được bày bán khắp mỗi góc phố và tại mọi dãy bán đồ lưu niệm. Tuy nhiên xin bạn đừng thử ăn bánh, shika-senbei có nghĩa là bánh xốp bột gạo dành cho hươu ăn ! (shika là con hươu, senbei hay ôsenbệ là lọai bánh xốp bột gạo đặc sản của Nhật). Một số con hươu đã đạt tới trình độ điêu luyện, tức biết quỳ xuống để xin bánh của khách du lịch! Hươu Nara chạy khắp nơi theo du khách để đòi ăn ôsenbệ, đôi khi lộng hành quá mức, quấy nhiễu mọi người, làm bọn trẻ con khóc tóang và các cô gái hét vang vì sợ.

Ngòai bánh ôsenbệ, có một món đặc sản địa phương khác là Kakino hazushi, tức sushi cuốn lá hồng, vốn có nguồn gốc từ vùng Yoshino lân cận. Yamato-cha là một đặc sản khác của Nhật, tức là nước trà xanh, vị hơi chát, uống mát rất đã khát trong cái nóng của mùa hè tháng Chín ở Nhật. Tại Nhật, tôi thấy thứ nước trà này, đóng vào chai nhựa 500 ml như nước ngọt, còn phổ biến hơn cả Coca Cola.

NGUỒN GỐC TÊN GỌI NARA

Có một huyền thọai phố phường về nguồn gốc tên gọi của thành phố “Nara” rất phổ biến đối với người dân Triều Tiên, cho rằng từ “Nara” xuất phát từ cách phát âm tương tự của từ “quốc gia” trong tiếng Triều Tiên. Tuy nhiên, điều này thiếu thuyết phục do đấy là một từ trong tiếng Triều Tiên hiện đại và ít có căn cứ lịch sử nào để biết được ngôn ngữ cổ Baekje thực tế ra sao vào thời kỳ Nara được hình thành. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử và ngữ văn đều cho rằng tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Nhật "nadaraka" (なだらか), vốn có nghĩa là một vùng đất bằng phẳng.
 
Công trình đầu tiên là CHÙA KOFUKU-JI (CỔ PHÚC TỰ - 興福寺)

Kiến trúc đặc sắc thứ ba của kinh đô Nara là chùa Kofuku-ji, một Di sản Văn hóa Thế giới. Chùa Kofuku-ji là một trong Thất Đại tự của Nara, đã được viết tới trong tác phẩm bất hủ “Truyện Genji” của nữ sĩ Murasaki. Kofuku-ji là chùa bản tộc của thị tộc đầy quyền lực Fujiwara và là một trong những ngôi chùa hàng đầu của tông phái Hosso. Cùng với việc thiết lập kinh đô mới tại Heijo-kyo (Nara) vào năm Wado thứ ba (710 SCN), chùa Umayasaka (xây năm 669 SCN) được chuyển từ Asuka ở Kyoto tới chỗ mới và đổi tên thành Kofuku-ji. Theo dòng thời gian, chùa đã từng 5 lần bị hỏa họan thiêu rụi và cũng 5 lần được xây lại ngay sau đó. Ngôi chùa ngày nay là bản sao chính xác của nguyên gốc, được xây lại vào năm 1426.

Tháp Gojunoto (ngôi tháp năm tầng) của chùa Koufuku-ji chính là biểu tượng của Nara. Tháp cao 50 m, theo phong cách tháp Trung Hoa, là ngôi tháp cao thứ hai Nhật Bản, chỉ đứng sau tháp chùa Toji ở Kyoto. Tháp này cũng đả được xếp hạng di sản quốc gia. Ngôi tháp gốc vốn được xây trong thời Tenpyo nhưng qua năm tháng nó bị hủy họai bởi nhiều yếu tố. Ngôi tháp ngày nay được xây trong thời Muromachi. Do ngôi tháp năm tầng có thể trông thấy được từ mọi hướng, nó thường được dùng để điểm mốc cho mọi người khỏi lạc đường, trong đó góc nhìn từ hồ Sarusawa là đẹp nhất.
 
IMG_0612_resize.jpg

Đông Kim Điện, bên trong có tượng Yakushi Nyorai - Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (Bhaisajyaguru). Pho tượng được Thiên hòang Shomu đặt vào trong điện vào năm 726 để cầu mong Hòang hậu Gensho mau khỏi bệnh. Bức tượng đã được tu sửa lại vào lần gần đây nhất là năm 1415.


IMG_0615_resize.jpg



IMG_0646_resize.jpg

Tháp Gojunoto

IMG_0619_resize.jpg

Bắt gặp một cặp người Việt đi qua, chào hỏi thì biết họ sống ở Kyoto. Vẻ ngoài chẳng khác gì người Nhật.
 
Kể từ khi Chùa Kôfuku-ji được đặt dưới sự bảo trợ của thị tộc Fujiwara, việc xây dựng các điện của nó đều được điều hành bởi các hòang đế và nữ hòang, khiến Kôfuku-ji có thể tiếp tục phát triển ảnh hưởng của mình dưới sự điều hành trực tiếp của triều đình. Sau thời kỳ Heian, rất nhiều công trình của chùa đã bị thiêu cháy. Tuy nhiên, với sự phục hồi của thị tộc Fujiwara, những công trình ấy đã mau chóng được xây dựng lại cùng thời kỳ. Ở đỉnh cao quyền lực của thị tộc Fujiwara, chùa gồm tổng cộng trên 150 công trình. Theo như “Truyện Heike”, các thầy tu-chiến binh của Kofukuji đã liên kết với hòang tử Takakura để chống lại nhà Taira. Vào năm 1180, lãnh chúa Taira Kiyomori gửi một đại diện tới đàm phán với các thầy tu. Tuy nhiên, các nhà sư này đã bắt lấy 60 cận vệ của ông ta, chặt đầu họ rồi đem treo rải dọc bờ hồ Sarusawa. Sự sỉ nhục này đã trực tiếp dẫn tới việc Nara bị tấn công và đốt cháy. Ngày nay, chỉ còn 6 công trình trong số đó là tồn tại. Bốn trong số đó đã được công nhận là Di sản Quốc gia.

IMG_0623_resize.jpg



IMG_0627_resize.jpg

Nam Bát giác điện (Nanendo-den). Được xây dựng lần đầu năm 813 và công trình đang tồn tại hiện nay là bản sửa chữa của năm 1789.

IMG_0632_resize.jpg

Chỗ rửa tay trước khi vào điện. Ở Nhật, tất cả những nơi linh thiêng đều có những chỗ rửa thế này để rữa tay và súc miệng (làm sạch mình) trước khi bước vào. Khát nước, mình húp ngay, mặc dù bảng ghi là nước không dùng để uống.


IMG_0640_resize.jpg

Đường xuống hồ Sarusawa

IMG_0642_resize.jpg
 
Kofuku-ji cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc kết hợp hài hòa và yên bình giữa các tôn giáo tại Nhật Bản. Năm 937, một nhà sư của Kofuku-ji đã nhìn thấy trong giấc mơ của mình vị thần Shinto của đền Kasuga, xuất hiện dưới vẻ ngòai của một vị Phật. Vị thần yêu cần được trở thành người bảo hộ cho chùa, và tới năm 947, sự hợp nhất giữa đền Kasuga và chùa Kofuku-ji đã hòan tất khi các nhà sư đi tới đền Kasuga để thực hiện những nghi lễ Phật giáo.

Chùa Kofuku-ji mau chóng trở thành một trung tâm quan trọng để nghiên cứu Phật giáo, đào tạo ra rất nhiều cao tăng. Cùng với sự suy tàn của thị tộc Fujiwara, Kofuku-ji cũng đi xuống. Sau Cải cách Minh Trị (1868), chùa phải sáp nhập với Học viện Chân ngôn tông (Shingon).
 
Mua kem trà xanh, một thứ kem đặc biệt của Nhật Bản. Vị chan chát.

Đi dọc Nara koen để tới chùa Todaiji.

IMG_0656_resize.jpg



Hươu ngày càng nhiều theo mật độ dày đặc của du khách.



CHÙA TÔDAI-JI ("ĐÔNG ĐẠI TỰ” - 東大寺), DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Todai-ji, một quần thể chùa Phật, được xây từ năm 743 và hòan thành năm 751, trong một vùng chia thành 64 khu thuộc phần phía Đông của Nara. Đây chính là thời điểm ảnh hưởng của Phật giáo đang ở đỉnh cao, giữ vai trò quốc đạo. Chùa trở thành một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng bậc nhất, đồng thời là một thắng cảnh tuyệt vời của Nhật Bản.
 
MBTODAIJI.jpg

Todaiji nhìn từ vệ tinh


Trong thời kỳ Tempyo, nhân dân phải chịu đựng rất nhiều thiên tai và dịch bệnh. Năm 685, Thiên hòang Temmu hạ chỉ rằng mọi gia đình trên khắp đất nước đều phải lập trong nhà một bàn thờ Phật. Người kế vị ông, Thiên hòang Shomu, còn đi xa hơn nữa. Ngài đã hạ chỉ rằng mỗi tỉnh của Nhật đều phải xây dựng một ngôi chùa chính để đòan kết thống nhất tòan quốc. Hai năm sau, năm 743, ngài ra lệnh cho xây dựng chùa Todai-ji, ngôi chùa trung tâm của tòan cõi Nhật Bản, cầu kỳ lộng lẫy và đồ sộ nhất. Đồng thời, ngài ban hành một sắc lệnh theo đó người dân phải đúc ra một pho tượng Phật, với niềm tin sâu sắc rằng quyền năng của Đức Phật có thể che chở cho mọi người. Phải chăng, bản thân cái tên Đông Đại Tự đã thể hiện tham vọng của Thiên hòang, muốn xây dựng một trung tâm Phật giáo tại phía Đông sánh ngang cùng Tây Tạng?

IMG_0662_resize.jpg

Nandaimon (Nam Đại Môn) của Todai-ji (Đông Đại Tự). Xây dựng từ năm 1199 theo đúng hình dáng như ngày nay. Cổng có 18 cột chống, mỗi chiếc cao 20 m với đường kính hơn 1m.

IMG_0664_resize.jpg

Tượng gỗ Hộ pháp Nio (Thần sét hộ pháp) đứng hai bên của Nandaimon (Nam Đại môn). Mỗi tượng có chiều cao gần 8 mét, tuổi thọ trên 800 năm, được tạc khắc bởi người thợ chạm gỗ bậc thầy Unkei. [Chiếc lưới thép phía trước là để ngăn chim và dơi]. Tượng được ghép bởi 3.115 mảnh gỗ.
 
Theo truyền thuyết, có đến 420.000 người cúng tiền và 2.180.000 người tham gia xây dựng chùa. Bản thân bức tượng Đại Phật là do một nghệ sĩ đến từ vương quốc Baekje, Triều Tiên, thiết kế. Con số người tham gia xây chùa tương đương gần một nửa dân số Nhật Bản thời kỳ đó, có lẽ là đã quá phóng đại. Theo những tính tóan ngày nay, quá trình xây dựng Todai-ji cần đến 1.665.000 ngày công, vẫn là một số hết sức khổng lồ.

Bức tượng Daibutsu (Đại Phật) – bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới – nằm trong một công trình làm hòan tòan bằng gỗ - Daibutsu-den (Đại Phật Điện). Trong khuôn viên chùa, trải dài 1 cây số theo suốt trục Bắc-Nam và Đông-Tây tính từ Đại Phật điện là hàng lọat công trình khác, gồm các điện và kho báu, trong đó có bảy công trình là Di sản Quốc gia. Là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất Nhật Bản, Todaiji cũng sở hữu vô số báu vật văn hóa với hơn 20 pho tượng Phật và tác phẩm nghệ thuật được xếp lọai Di sản Quốc gia. Quần thể nguyên gốc bao gồm cả hai ngôi tháp bảy tầng cao 100 m, có lẽ là ngôi tháp cao nhất thế giới thời kỳ đó. Những ngôi tháp này ngày nay đều đã bị động đất phá hủy hòan tòan.

Ngôi Đại Phật Điện nguyên bản được hòan thành năm 751, có chiều cao 48m, kích thước mặt bằng 50m x 88m (7 nhịp theo hướng Bắc-Nam và 11 gian theo hướng Đông-Tây). Lần xây dựng sửa chữa gần nhất của Đại Phật Điện là vào năm 1709, trông vẫn rất ấn tượng với hình dáng giống như nguyên bản ban đầu, có bề ngang thu ngắn bớt một phần ba so với bản gốc. Ngày nay, điện có chiều cao 48 mét, mặt bằng chữ nhật 56m x 50m, là công trình gỗ lớn nhất thế giới. Đây là một ví dụ rất cụ thể của những ngôi chùa vĩ đại mang tính biểu tượng xuất hiện vào thời Nara với kích thước và kinh phí xây dựng khổng lồ được xây trong lòng thành phố. Dù có kích thước đồ sộ như vậy, người ta vẫn cho rằng Đại Phật Điện còn chưa đủ rộng để chứa pho tượng. Bên trong ngôi điện ngày nay, khách tham quan phải rất chật vật khi tìm khỏang rộng cần thiết để ngắm nhìn được tòan bộ pho tượng.

Quần thể bao gồm không chỉ Đại Phật Điện, mà còn cả hai ngôi tháp 7 tầng, một giảng viện và khu tịnh xá. Một dãy hồi lang bao quanh Đại Phật Điện tương tự như thiết kế mặt bằng của quần thể chùa Horyu-ji nổi tiếng. Tòan bộ quần thể đối xứng đăng đối trải dài theo trục Bắc – Nam, đi qua Nam Đại Môn (Nandaimon), Trung Môn (Chumon), Đại Phật Điện (Daibutsu-den) và giảng viện. Rất nhiều công trình lịch sử, bao gồm Shôsô-in (Kho báu Hòang gia) – nơi chứa kho bảo vật của Thiên hòang Shomu, cũng nằm cạnh khuôn viên ngôi chùa khổng lồ này.
 
IMG_0680_resize.jpg



IMG_0683_resize.jpg



IMG_0686_resize.jpg

Tượng Phật niết tịnh bằng gỗ.


IMG_0693_resize.jpg

Tượng Đại Phật được đúc vào năm 749 và hòan thành năm 751, tiêu thụ hết tòan bộ sản lượng đồng của nước Nhật sản xuất ra trong suốt nhiều năm trời và khiến nền kinh tế đất nước gần như sụp đổ. Một đại lễ được tổ chức vào năm sau đó, khi những con ngươi mắt được vẽ lên pho tượng Đại Phật. Pho tượng sau đó được sửa chữa và đúc lại nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau như động đất làm hư hại, hay do chùa phải xây lại sau khi bị hai lần hỏa họan do khói lửa chiến tranh vào những năm 1180 và 1567; thậm chí đã có lần đầu tượng bị gãy rời xuống đất. Chiếc bệ tượng còn lại ngày nay có niên đại từ thế kỷ thứ 8, trong khi các phần phía trên, bao gồm cả chiếc đầu, thực ra phần lớn đã được đúc lại vào nửa sau của thế kỷ 12. Tai họa cũng đã từng giáng xuống ngôi điện lớn, nhất là do khói lửa của chiến tranh. Sau lần ngôi điện bị cháy vào nửa sau của thế kỷ 16, tượng Đại Phật đã phải đứng ngòai trời trong suốt một thế kỷ cho tới năm 1692, khi ngôi điện Đại Phật như ta thấy ngày nay được xây.

Kích thước của tượng Đại Phật
Tổng chiều dài thân : 30 mét
Chiều cao tượng ngồi : 15 mét
Chiều cao tính cả phần bệ tượng : 17 mét
Phần đầu cao : 5.33 mét
Mắt : 1.02 mét
Mũi : 0.5 mét
Tai : 2.54 mét
Dựa theo thư tịch cổ, tượng gồm 40 phần ghép, đúc từ 443 tấn đồng, 7,560 kg sáp ong tinh khiết (để hàn), 440 kg vàng ròng và 198 kg thủy ngân. Tượng Phật có bộ tóc khá độc đáo, trông tực như những vòng xoắn ốc, bao gồm 966 hình cầu có đường kính 18 cm và nhô cao khỏi đầu 30 cm. Tạo thành vòng hào quang bao quanh phía trên đầu tượng là những tượng Quan Âm Bồ Tát mạ vàng rực rỡ.

IMG_0697_resize.jpg


IMG_0700_resize.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,332
Bài viết
1,175,255
Members
192,051
Latest member
paraditech
Back
Top