What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh 4 đảo lớn Nhật Bản trong 14 ngày

Lần đầu tới Nhật Bản là tháng 9 - 2005, việc đi lại còn bỡ ngỡ. Lần này, nhờ mua được JR Railpass cho người nước ngoài giá chỉ 45.000 yen (450 USD) cho phép đi trên bất cứ tuyến JR nào trong 14 ngày, hai vợ chồng tui đã lang thang Nhật Bản từ 18-3 tới 31-3 (14 ngày), lần này đi dọc từ Nam lên Bắc để ngắm sakura, qua các địa điểm: Fukuoka, Kumamoto, Nagasaki, Aso, Kokura (đảo Kyushu), Kochi (đảo Shikoku), Okayama, Kyoto, Kanazawa, Tokyo, Yokohama, Sendai (đảo Honshu), Hakudate, Sapporo, Abashiri, Shari, Utoro và Toya (đảo Hokkaido), sẽ dần dần kể ra trong topic này.
 
8h, tỉnh giấc. Đi tiếp lên dốc. Đường hai bên vách đá, giống như lối lên Chùa Hạ ở Tản Viên, Ba Vì vậy.

Đột nhiên, cả hai thấy mình xuất hiện ngay chân một ngôi chùa cổ tuyệt đẹp.
Chùa Daishoin.

IMG_0951_resize.jpg



IMG_0954_resize.jpg



IMG_0953_resize.jpg
 
Chùa Daishoin là một trong những ngôi chùa Shingon có tiếng tăm và uy tín nhất ở miền Tây Nhật Bản. Vào thế kỷ 12, Thiên hòang Toba đã đặt cho mình một nhà nguyện trong chùa này. Chùa đã có mối quan hệ rất chặt chẽ với Hòang gia cho tới tận thế kỷ 19. Thiên hòang Meiji (Minh Trị) đã đem lại vinh dự cho chùa khi từng nghỉ chân tại đây năm 1885. Chùa cũng có liên hệ rất khăng khít với Đền thờ Thần đạo Itsukushima trên đảo Miyajima. Thật đáng tiếc, vào năm 1888, ngôi chùa này bị thiêu hủy hòan tòan do hỏa họan, ngọai trừ Điện Daishido. Những công trình của chùa hiện nay chỉ là bản dựng lại các kiến trúc trước kia.


IMG_0955_resize.jpg



IMG_0957_resize.jpg

Jizo Bosatsu (Địa Tạng bồ tát) là vị bồ tát nhận sự phó thác của Phật Thích Ca rằng từ sau khi Người nhập niết bàn cho tới khi Phật Di Lặc xuất thế, Jizo phải sống trong thế giới không có Đức Phật và giáo hóa lục đạo cho chúng sinh. Theo truyền thuyết trong dân gian, khi trẻ em chết đi sẽ trở thành Jizo Bosatsu. Jizo luôn được mô tả là một nhà sư đang cầm trong tay ngọc châu, tích trượng và thường được đặt bên vệ đường. Trong một số trường hợp, Jizo còn chòang yếm và vải đỏ trẻ em. Cha mẹ nào mất con thường quan tâm chăm sóc Jizo, như thể đấy là con cái họ.


IMG_0960_resize.jpg
 
Last edited:
Lang thang vãn cảnh chùa đẹp tuyệt vời. Không thể tả hết cảm giác thư thái, nhẹ nhõm thoát phàm, mặc cho mưa rơi lất phất. Lâu lâu lại gặp một hồ nước, tiểu cảnh với cá vàng bơi lội, hay tháp, hay điện đẹp tuyệt.

Chùa Daishoin vốn nổi tiếng với hàng ngàn điêu khắc, tượng đá và gỗ.


Búp bê Daruma, một con lật đật không chân tay và không có mắt. Vào dịp năm mới, người Nhật mua một con Daruma, tự lập ra cho mình một mục tiêu trong năm, và rồi vẽ lên một con mắt. Nếu trong năm đó họ hòan tòan được mục tiêu này, họ sẽ vẽ nốt vào con mắt còn lại. Khi năm cũ kết thúc, theo lệ người ta sẽ mang con Daruma tới chùa và đốt nó đi.
IMG_0961_resize.jpg
 
Ngôi điện chính của chùa. Trước điện có bày rất nhiều thẻ cầu lộc, thẻ xăm và ngói. Ngói được bán để khách ghi lời cầu của mình lên, sau đó sẽ dùng để lợp chùa, như một hình thức cúng công quả. Trước khi bước lên điện, phải bỏ ô lại và cởi giày dép để ngòai. Chồng vào trong chụp ảnh một hồi, khi quay ra thì thấy vợ tay cầm một quẻ xăm, hớn hở: em lấy được quẻ "đại cát". Để em mua thêm quẻ cho anh. À, cái này chỉ "cát" thôi, mà người Nhật lại thích thế này hơn, vì họ cho rằng cái gì tới đỉnh điểm rồi thì bắt đầu xuống, nên chỉ cầu vừa vừa thôi. Nếu gặp quẻ xấu thì buộc cành cây cho gió thổi đi.

Tanuki, lòai chồn núi có phép biến hình thành những vật sống hoặc bất động. Do lòai tanuki (chồn núi) thật sự hay sống trong rừng núi, lòai tanuki theo thần thọai thường biến thành thầy tu hoặc ấm trà để trêu đùa các thợ săn và tiều phu. Chúng cũng rất thích sake, nên thường được mô tả là đeo một bình rượu sake trên tay và chiếc mũ rơm sau lưng. Các nhà hàng ở Nhật luôn đặt tượng tanuki phía trước sân để cầu phước.
 
IMG_0964_resize.jpg

Bên trong điện chính


IMG_0968_resize.jpg



IMG_0969_resize.jpg

Bên trong đại điện của chùa có một vòng tròn mandala khổng lồ vẽ bằng cát màu, mô tả dáng vẻ thiêng liêng của Kannon Bosatsu (Quan Âm Bồ Tát), biểu tượng của lòng từ bi. Vòng tròn cát này được các nhà sư đến từ Tây Tạng thực hiện.
 
IMG_0970_resize.jpg



IMG_0974_resize.jpg



IMG_0976_resize.jpg



IMG_0978_resize.jpg

Tengu, vật không thể thiếu của những núi thiêng: Tengu (Thiên cẩu), với đôi cánh và cái mũi dài, được xem là nắm giữ những quyền lực siêu nhiên kể từ thời cổ đại. Có nhiều huyền thoại và truyền thuyết khác nhau về Tengu được sáng tạo ra, khiến chúng rất được tôn thờ. Tengu là một vật không thể thiếu ở những nơi thiêng liêng trên núi cao. Trong đêm khuya, ta thường nghe thấy tiếng mõ gỗ lách cách đâu đó trên triền núi. Mọi người bảo rằng đó chính là Tengu, con yêu mũi dài, đang gõ chúng. Thật thú vị là câu chuyện về chiếc mũi dài của Tengu rất giống với chuyện chiếc mũi của bé gỗ Pinocchio. Nếu tengu làm được nhiều điều tốt, chúng sẽ được đầu thai làm con người.
 
Lang thang vãn cảnh chùa đẹp tuyệt vời. Không thể tả hết cảm giác thư thái, nhẹ nhõm thoát phàm, mặc cho mưa rơi lất phất. Lâu lâu lại gặp một hồ nước, tiểu cảnh với cá vàng bơi lội, hay tháp, hay điện đẹp tuyệt.


IMG_0981_resize.jpg

Trong một hang đục sâu vào núi đá, có hàng trăm ngọn đèn và các tượng phật bằng đá.

IMG_0985_resize.jpg



IMG_0986_resize.jpg



Lang thang vãn cảnh chùa, chợt bên tai tôi vang lên tiếng trống da dồn dập và tiếng tụng kinh sang sảng. Một hòa thượng già đang hành lễ, mọi người xung quanh quỳ khấn rất thành tín, ô dù và giày dép đều dựng ở ngòai thềm. Thì ra ở đây người ta không gõ mõ, rung chuông đồng mà gõ trống da. Tiếng trống rất đặc trưng, âm trầm mà không đáng sợ, lúc dồn dập nhưng không kích động, lúc lại nhẹ nhàng khoan thai, tác động mạnh tới tâm thức, tự nhiên làm ta suy nghĩ miên man. Không khí buổi lễ thiêng liêng nhưng không nặng nề, nghiêm trang nhưng không trấn áp, sự thiêng liêng có được do thiên nhiên hòanh tráng hùng vĩ, hài hòa với kiến trúc tráng lệ nhưng thanh nhã, hài hòa với tinh thần và tính cách độc đáo của người Nhật Bản, tạo nên một cảm xúc thật kỳ diệu khó diễn tả thành lời.

Tôi ghé mua một con Daruma làm kỷ niệm. Người bán, một anh chàng hộ pháp, lúc đầu tưởng như thô kệch, nhưng thật ra vô cùng lịch sự nhã nhặn, nhắc chúng tôi rằng đang sắp có bão, cần hết sức cẩn thận. Cả hai vào dãy nhà phụ xin đi vệ sinh. Tôi hỏi xin nước uống, được cô nhân viên mời uống nước trà thanh nhiệt mát lạnh. Nhân tiện, tôi mở cả 3 vỏ chai PET đem theo, rót đầy. Cô nhân viên thấy vậy, chìa tay giúp tôi rót thêm nước. Thái độ của họ vừa trí thức, vừa độ lượng nhân từ.

Thật tiếc là không có nhiều thời gian để ở lại. Cảnh vật quá đẹp nhưng lòng phàm còn nặng lắm.

IMG_0988_resize.jpg
 
Xuống núi. Đi lang thang giữa những con phố vắng teo. Mọi người vẫn chưa đi làm, các cửa hàng đóng cửa, có lẽ do chuẩn bị đón bão Nabi. Chợt gặp một bác lớn tuổi chạy vụt lên trước, tay cầm tờ giấy trắng. Thì ra bác tới ngay ngôi nhà đằng kia, phúng tang một thanh niên vừa mất. Tang gia không ồn ào, không rườm rà, không tụ tập đông người. Chồng lặng lẽ kéo vợ đi tiếp.

Đã xuống đoạn đường bằng phẳng. Lại gặp khá nhiều tanuki. Nhìn thấy một đoạn hàng rào rất đẹp, đằng sau có dàn hoa tím biếc lạ thường, nhìn kỹ thì là một vườn hoa công cộng


IMG_0990_resize.jpg

Dòng chữ tiếng Anh: "Vườn hoa này mở cửa công cộng. Đây là lối vào. Xin mời vào và tự do đi dạo không thu phí. Xin hãy cẩn thận với lũ hươu!" . Dòng chữ trên tấm bảng nhỏ: "Xin không chặt phá"

Cả hai mở cửa bước vào. Vườn không có nhiều loại hoa lắm, nhưng chăm chút cẩn thận. Bộ bàn ghế ở giữa đã được úp mặt xuống đất để tránh bão, nền đất quét tước sạch sẽ. Cuối vườn là một miếu thờ Thần đạo nhỏ, chăm chút nhang đèn.

Không có gì đặc biệt, cả hai bước ra sau khi ngắm kỹ đám hoa tím.

Trời lại mưa lâm thâm.

Nói thêm về tiếng Anh của người Nhật: xưa nay tôi vẫn nghe nhiều người có bằng cấp nói về chuyện kém Anh văn của người Nhật. Theo họ thì người Nhật không thèm học tiếng Anh, hoặc không cần học tiếng Anh vì tự tôn dân tộc. Sau khi đi Nhật, tôi nhận thấy thực tế hoàn toàn khác. Thậm chí người Nhật học tiếng Anh nhiều không kém gì VN, nếu không nói là hơn. Có điều do dùng Hán tự lâu đời, và việc phát âm tiếng Châu Âu với người Nhật là quá khó, nên họ học khó khăn. Tuy vậy, họ rất chăm chỉ và chịu khó học, rất ham thích ngoại ngữ. Và rất có thể nhiều người nắm giỏi ngữ pháp và từ vựng.
 
Đi lòng vòng vào sâu trong đảo. Gặp ở đây một xưởng đồ gỗ, chuyên để sửa chữa bảo trì các công trình cổ trên đảo. Mò đến tận một đền thần đạo cổ nhất đảo. Hôm nay hàng quán đóng cửa là vì sắp có bão.

Quay trở lại Đền Itsukushima. Du khách đã đông lên. Có Tây, có Nhật và cả một đòan Hàn Quốc. Dân Hàn ồn ào hơn dân Nhật rất nhiều. Các nhân viên ở đền mặc đồ truyền thống, rất nhiệt tình giúp đỡ du khách. Đền đang sửa chữa nên một số nơi không được vào. Một số nơi khác, là nơi thờ cúng linh thiêng nên cũng không lại gần được.


IMG_0992_resize.jpg



IMG_0994_resize.jpg



IMG_0996-2_resize.jpg



IMG_0999_resize.jpg

Sân khấu trong đền
 
IMG_1003_resize.jpg

Núi Misen


Nhân viên trong đền đang tất bật chuẩn bị phòng chống bão. Đền cũng đang trong thời gian trùng tu nên có nhiều công nhân và chuyên gia. Gặp một đoàn khách vừa Nhật, vừa Hàn Quốc, vừa Tây. Đông nhất là dân Hàn. Người Hàn du lịch cũng lịch sự nhã nhặn như người Nhật.

Có vẻ là thiếu nước uống trầm trọng. Hôm nay còn phải đi tàu 6 h về Osaka để mở box ở nhà ga lấy đồ đạc, sau đó đi tiêp 2,5h nữa tới Kyoto.

Nghỉ chân một chút, lại tiếp tục lên đường. Phải quay về bến phà cho kịp giờ lên phà. Nhưng vẫn ghé chân vào một cửa hàng lưu niệm, mua được một con tanuki bằng sứ. Phải nói con này qúy như vàng vì sau này khi tới Kyoto tìm đỏ mắt mà không thấy (họ bảo tanuki chỉ sản xuất tại một địa phương gần đó), khi tìm thấy thì bán đắt hơn nhiều, Tokyo thì khỏi nói, đắt nhất Nhật Bản. Nói chung kinh nghiệm đi Nhật thì thấy gì hay nên mua ngay, nếu không sẽ không còn dịp nữa, vả lại thường chỉ địa phương nào sản xuất mới có sản phẩm đó. Lại nữa, quan niệm về giá trị sản phẩm, dịch vụ của người Nhật rất khác thường, không như chúng ta vẫn suy nghĩ. Chuyện này tôi sẽ kể tiếp khi ta tới Kyoto.
Người bán hàng vô cùng lịch sự, tuyệt đối không có chèo kéo khách, quấy rầy khách, hay lườm ngúyt khó chịu. Họ luôn miệng nói "Xin mời", "Xin cám ơn" khi thấy khách đến gần đó. Thái độ nhẹ nhàng, rất tôn trọng khách, bất kể đó là dịch vụ gì, giá cả bao nhiêu.

Ra đến bến. Hôm qua đã mua vé khứ hồi nên giờ chỉ còn chờ phà tới là leo lên. Mọi người xếp hàng, tự động, rất trật tự. Cần nói thêm là người Nhật vô cùng thích xếp hàng, có lẽ họ ưa chuộng sự công bằng.

Chụp những bức ảnh cuối cùng về đỉnh núi Misen. Lên phà. Leo lên tầng thượng xem cho đã. Đỉnh núi mờ sương, rất đẹp. Cổng O-torii giờ còn nhỏ tí, đỏ rực trên bức nền xám xịt. Rời đảo mà vẫn còn luyến tiếc lắm, lòng thầm mong sẽ sớm có dịp được quay lại... ước gì có dịp khác dẫn con cái đến đây lâu hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,674
Bài viết
1,135,064
Members
192,362
Latest member
8xbettco
Back
Top