What's new

Vòng vèo châu Âu, lộn về châu Á...

Hôm trước, nghe các bác bình luận về việc đi du lịch 1 mình, làm tớ nhớ lại những chuyến đi thời "trai trẻ". Thực ra tớ ko chủ trương đi 1 mình, nhưng ko rủ được ai thì cũng đành thân gái dặm trường chứ biết làm sao. Cũng chỉ vì mấy cái hàng ko giá rẻ có những offer làm mình ko thể ngồi yên 1 chỗ (Milan - London 0.19Eur + 12Eur tax chẳng hạn).

Được các bạn Ý cho nghỉ hè tháng rưỡi trước khi đi thực tập, mình đã mua vé Ryanair từ cả 2 tháng, chỉ mong mong chóng chóng kết thúc khóa học để lên đường.

Milan - Stockholm - London - Edinburgh - Barcelona

Stockholm yên bình, dễ thương nhưng hình như ko để lại ấn tượng gì nhiều lắm. Chỉ nhớ là lúc sắp hạ cánh là 10 rưỡi tối nhưng trời vẫn nhờ nhờ sáng, nhìn từ máy bay xuống thấy nhiều những cục đen đen, xuống thấp hơn nữa thì hóa ra là rừng. Rừng rộng, dân thưa, làm gì mà đời sống lại ko cao, trợ cấp xã hội tốt!

Xuống sân bay khoảng 11h tối. Sân bay ryanair ở Stockholm cũng khá xa, đi bus về ga trung tâm cũng mất hơn 2 tiếng. Đại khái là hơn 2 rưỡi sáng thì tớ đến trung tâm. Tháng 6 nhưng trời khá lạnh. Phải đứng chờ đến 4 rưỡi sáng thì mới có bus về nhà con em họ ở ngoại ô. Mà cái nhà ga buổi đêm lại đóng cửa, ko cho mọi người được tá túc như 1 số ga ở các thành phố khác. Ga sạch sẽ thế kia mà ko cho người ta nằm nhờ!

Thế rồi gần 5h cũng về đến nhà cô em họ. Vừa mới ra ngoài ngoại ô 1 tí tẹo đã là rừng. Stockholm khá yên bình và cũng xinh xắn, nhưng có lẽ mình thích chỗ nào có nhiều người hơn.

Hết 2 tuần enjoy vietnamese food and 20 DVDs "Giày thủy tinh", tớ lại byebye cô em để lên đường sang London. Lúc đến, thấy chúng nó bán vé bus 2 chiều rẻ được 2eur, tớ mua luôn, đỡ phải suy nghĩ. Đến sân bay khá sớm, yên trí vào làm thủ tục check-in, thế quái nào mà đúng giờ bay, đúng hành trình, mà ko thể nào tìm thấy tên mình trong danh sách hành khách. Tìm đi tìm lại, tìm đến mấy lần cũng ko thấy. Bọn nhân viên đang ko biết giải quyết thế nào thì "thật ko may" 1 thằng cu phát hiện ra là tớ đi lộn sân bay. Đúng destination, đúng giờ đó, nhưng vé của tớ lại ở 1 sân bay khác, cách sân bay này những 2h xe bus. Thôi thế là mất toi cái vé, lại xuất tiền mua cái vé khác chứ bây giờ có kêu trời trời cũng ko thương. Mua vé từ trc những 2 tháng, lúc mua chỉ thấy cái nào rẻ thì mua, quên tiệt là mua 2 sân bay đến và đi khác nhau, lại cũng vì ham rẻ mua cái vé bus return cho khỏi phải suy nghĩ nên bây h mới thế :T
 
Istanbul - an Eurasian city

Lúc đứng ở sân bay chờ anh cửa khẩu, em cũng chỉ nghĩ ok thì vào, mà không thì cùng lắm ngủ lại sân bay 1 đêm, sáng mai tính đường đi tiếp, tạm coi như chưa có duyên với cái đất nước này.

Thế mà rồi cũng chẳng sao. Đi tàu từ sân bay về thành phố mất khoảng 45', phải đổi tàu 1 lần (đi bus thì nhanh hơn, và đắt hơn.

Kiếm 1 cái hotel trong bên khu cổ (Old city), gọi là khu Sultanahmet, ở tạm vài ngày chờ bạn em sang cùng lượn. Khách sạn gần ngay mấy cái nhà thờ Hồi giáo lớn (mosque), đi lượn 1 mình cũng đỡ ngại.

Istabbul có 1 vị trí độc nhất vô nhị là nằm giữa 2 biển, biển Đen (The Black Sea) ở phía bắc và biển Marmara ở phía nam, 1 nửa thành phố bên này thuộc châu Âu, nửa bên kia thuộc châu Á. Là 1 chặng quan trọng trong con đường tơ lụa xa xưa, lại còn đã từng là thiên đường của các bác điệp viên thời chiến tranh lạnh nữa chứ, bao nhiêu chuyện em hóng đã từ lâu.

Eo biển Bosporus nối giữa 2 Biển Đen và biển Marmara, bờ tây thuộc châu Âu, bờ Đông thuộc châu Á (không có gì để xem).

Bản thân phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Istanbul lại được chia ra làm 2 khu, ở giữa là Golden Horn. Các công trình lịch sử, địa điểm tham quan của Istanbuhầu hết đều nằm bên khu cổ - sultanahmet, phía nam của Golden Horn, khu modern city - Taksim square nằm ở trên 1 đỉnh đồi ở phía bắc, cũng gần, qua cầu, đi thang máy lên đỉnh là đến. Khu Old city có nhiều khách sạn, văn phòng du lịch nhưng có lẽ em đến vào dịp gần Noel, không phải mùa cao điểm nên khá vắng vẻ.





Theo truyền thuyết, khoảng năm 657 trước công nguyên, 1 người đàn ông tên là Byzan, sau khi xin lời khuyên chọn địa điểm từ nhà tiên tri ở Delphi (Hy lạp) đã xây dựng nên thành phố cổ Byzantium ở vùng đất nay là Istanbul. Cũng theo truyền thyết, lúc đầu ông ấy đã ko hiểu ý nghĩa lời nhà tiên tri "đối diện với những người mù", chỉ đến khi đi ngang qua eo biển Bosporus, cửa ngõ duy nhất nối vào Biển Đen, và nhìn sang bờ Á nơi người Hy lạp đang sinh sống, ông mới chợt hiểu chính những người Hy lạp bao nhiêu năm đã không nhìn thấy vị trí chiến lược của bên bờ Âu chỉ cách họ nửa dặm. Sau đó thành phố bị Alexandre Đại đế chiếm và sát nhập thành 1 phần của đế chế La Mã rộng lớn. Rồi nội chiến, tàn phá... Thành phố mới được dựng lại năm 330 sau công nguyên, thoạt đầu được đặt tên là New Roman, ngay sau đó lại được đổi tên là Constantinople, theo tên của Hoàng đế La mã mới Constantine. Người ta đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc La mã cổ như nhà thờ thiên chúa, đấu trường... nay vẫn còn tồn tại.

Năm 1453, quân đội Ottoman của Sultan Mehmet II chiếm thành phố Constantinople. Dưới triều Ottoman, thành phố được xây dựng thêm nhiều công trình mới, đạt tên là Istanbul, đặc biệt là các nhà thờ đều được sửa lại và chuyển thành nhà thờ Hồi giáo như ngày nay.

Điều này đã lý giải cho cái sự ngạc nhiên của em khi bước chân vào 1 số nhà thờ đạo Hồi mosque quan trọng ở đây, bên cạnh rất nhiều biểu tượng Sultan chữ giun lại đôi lúc bắt gặp 1 bức tranh tường hoặc họa tiết như trong nhà thờ Thiên chúa giáo.


Aya Sofya (1453) - Church of the Divine Wisdom


Aya Sofya được xây dựng lần đầu tiên năm 360 bởi con trai của Constantine, được xây dựng lại năm 415, rồi lại bị phá hủy năm 532. Công trình như hiện nay được xây năm 537 và luôn là nhà thờ thiên chúa quan trọng nhất của thành phố cổ Constantinople, cho đến khi bị quân đội Ottoman chiếm và được Mehmet sửa thành nhà thờ Hồi giáo năm 1453. Ayasofya có ý nghĩa quan trọng đối với cả người thiên chúa và người Hồi, và để tránh xung đột, năm 1934, chính phủ đã quyết định chuyển thành bảo tàng.
Năm ngoái, sự kiện Giáo hoàng và bác gì đạo hồi có cuộc gặp nhau ở Aya Sofya được các hãng truyền thông đưa tin rất nhiều.


Mái vòm bên trong nhà thờ rất rất lớn (đường kính 30m), và cổ kính



Trên tường là biểu tượng Sultan, theo tiếng Arab có nghĩa là "strength", "authority", or "rulership", được dùng cho người có quyền lực cao nhất.

Trong nhà thờ Aya Sofya vẫn còn 1 bức tranh lớn chúa và đức mẹ Maria.

Bên ngoài, bị cho là không đẹp bằng kiến trúc bên trong




Blue Mosque (1606 - Sultanahmet I) - gọi tên theo màu xanh của các họa tiết mosaic trang trí bên trong, là 1 trong những nhà thờ quan trọng và thu hút nhiều khách du lịch nhất. Máy em du lịch còi, ko lên được màu xanh, các bác chịu khó tưởng tượng vậy.




Ngoài sân Blue Mosque, được cho là lớn nhất trong các nhà thờ đạo Hồi





Toàn cảnh




Suleymaniye Mosque (1550, với sự tham gia của hơn 3500 thợ thủ công)




Bên trong





Còn những mosque như thế này thì nhiều vô số kể.




Chiều về, đứng trên cầu nối 2 bên Golden Horn, nhìn toàn cảnh thành phố với vô số những mái chóp đầy bí hiểm, ngắm người ngắm xe đi lại tấp nập, tưởng như mình cũng đang làm gián điệp quốc tế!
 
Istanbul

Đến Istanbul, ngoài các công trình kiến trúc nhà thờ Hồi giáo cổ, có 2 cung điện rất lớn và đẹp là Topkapi xây từ những năm đầu của triều đại Sultan (1460), và cung Dolmabahce lai Âu nằm cạnh eo biển Bosphorus.

Topkapi rất to, rộng, có khu Harem (gọi là hậu cung các bác nhỉ) cực kỳ lộng lẫy. Vào đây rồi rất dễ hình dung cái sự giàu có, xa hoa của các quốc vương Hồi giáo. (Mượn tạm cái này trên internet vì hôm đó em đi trời mưa, chủ yếu ngắm nghía bên trong).




Biểu tượng Sultan (nôm na tiếng Việt mình gọi là Quốc Vương nhỉ) có ở khắp nơi


hình như cũng bằng vàng, em ko dám sờ, sợ bị phạt.


Đường vào cung điện Topkapi



Nhất là khi vào thăm khu trưng bày của quí (Imperial Treasury) của các bác í, vàng choé khắp mọi nơi, chạm khắc cực kỳ tinh xảo. Có những cái nếu ko nhìn thấy thì em cũng chẳng hình dung được như những cái chân nến vàng ròng nặng 48kg với hơn 1000 viên kim cương gắn chi chít, và ruby với emerald thì vô số kể. Có cả cái dao găm cực kỳ lộng lẫy (Topkapi dagger), lúc đầu được Quốc vương đặt làm để đi quan hệ đối tác, sau thấy đẹp quá giữ lại luôn. Cái dao găm này là mục tiêu ăn trộm trong phim Topkapi (1964), nhưng em chưa xem.

Ngợp người trong vàng bạc, mắt lóa đi bởi kim cương, ruby, emerald... em lại nhớ đến cô bạn cùng đi thăm Thành Samurai ở Nhật bản, vừa đi vừa than thở nghèo quá, chẳng có ngọc ngà châu báu gì cả.

Đầu óc mụ mị vì vàng bạc châu báu, em quyết ra Grand Bazaar kiếm cái gì đó đắp lên người.

Istanbul chắc chắn đã từng là cửa ngõ giao thương cực kỳ quan trọng giữa Âu và Á cái thời chưa có máy bay tàu bò, internet. Bazaar rất rộng với hơn 4000 cửa hàng cửa hiệu kéo dài vài km, có ngân hàng, mosque, police station, kho, xưởng... đầy đủ như 1 thành phố trong 1 lòng 1 thành phố khác.

Những cửa hiệu đầu tiên được xây dựng cũng từ những năm 1460 đầu thời Sultan, rồi có thêm mái, rồi mở rộng, và cuối cùng là hệ thống cửa khóa, hình thành 1 mini-city như ngày nay.

Vào đây lại cũng lóa mắt vì vàng


Cái ảnh này dành tặng riêng cho cô bạn than Samurai nước Nhật nghèo.

Còn em, cuối cùng cũng mua được 1 cái nhẫn bạc, gắn đá Turquoi, loại đá xanh nhan nhản khắp nơi (tên turquoi chính cùng gốc Turkey, nên còn gọi là đá xanh Thổ Nhĩ kỳ, bán rất nhiều cả ở Thái, Việt nam...), với giá 14$. Rẻ thế này, nếu có bị hố chắc cũng ko quá xót xa!

Đã có cái đắp lên người, em hài lòng đi thăm thú các mặt hàng khác.


Anh bán thảm vắng khách



Hàng bán gốm cũng ko hơn gì







Các phố xung quanh bên ngoài Bazaar cũng được đặt tên theo mặt hàng kinh doanh ở đó

1 hàng thảm trên Phố thảm

 
Istanbul - underground cisterns

Lúc đầu em cũng ko để ý vì trong cuốn sách hướng dẫn du lịch của Nhật nói rất sơ sài về hệ thống hầm chứa nước ngầm của Istanbul, có lẽ vì ở đây có quá nhiều cái hoành tráng rồi, mà xem ảnh lại cũng không thấy gì đặc sắc, nghĩ thì cũng chỉ là cái hầm.

nhưng hôm sau, khi lang thang trong cung điện Topkapi, tình cờ được 1 anh người Thổ bắt chuyện. Đang đi thì anh ấy chỉ vào 1 cái nắp nhỏ trên đường, bảo ở chính bên dưới đó có hầm chứa nước (cistern). Câu chuyện của anh ấy làm em kinh ngạc là hóa ra ở Istanbul có đến hơn 70 cái hầm chứa nước, rất to, rất rộng, với những hàng cột lớn, được ví như cung điện dưới lòng đất. Hơn nữa, lại từ thời đế chế Byzantine, là từ rất lâu rồi, khi mà kỹ thuật còn chưa phát triển.

Tò mò quá, lại thấy gần ngay cửa ra Grand Bazaar là lối vào của Basilica cistern - Yerebatan (hầm chứa nước của nhà thờ), hầm chứa lớn nhất Istanbul, nhân tiện bị lạc nhau với cô bạn, em tạt vào luôn.

Choáng quá!

Được xây từ năm 532 sau Công nguyên, mái hầm rộng 65m, dài 143m, được đỡ bởi hệ thống 336 cái cột (kiểu cột la mã) chia làm 12 hàng thẳng tắp. Nguyên 1 cái hầm này đã có thể chứa được 80,000 mét khối nước, được dẫn về từ nguồn cách 20km, gần Biển Đen.

Đi trên sàn gỗ giữa những hàng cột, thỉnh thoảng lại có vài giọt nước trên trần rơi xuống mát lạnh, em vẫn thắc mắc làm sao mà ngày xưa người ta giỏi thế.




Hôm đó em vào trúng thời gian người ta tổ chức nghệ thuật sắp đặt (Installation Art), đẹp lung linh.

Còn bình thường thì nó như thế này:



Hầm chứa Basilica cistern cũng mang 1 lịch sử kỳ lạ, như các hầm khác của Istanbul.

Được xây dựng từ khoảng nhứng năm 530 bởi những người Byzantine, ko hiểu sao hệ thống hầm bị các nhà chức trách lãng quên trong những năm trước khi thành phố bị Sultan chiếm. Mãi đến năm 1545, hầm này mới được 1 ông khảo cổ tên Petrus Gyllius, trong khi đi kiếm tìm các di tích thời Byzantine, được những người dân địa phương kể cho nghe chuyện họ có thể 1 cách kỳ diệu lấy nước chỉ bằng cách thả gầu xuống dưới tầng hầm nhà họ. Nhưng thậm chí sau khi đã được phát hiện, hệ thống hầm nước ngầm vẫn ko được những người Ottoman chú trọng, và vô tình lại trở thành bể ửchứa rác của dân trong thành phố. Mãi đến những năm 1955, 1960, người ta mới cho sửa sang lại, và mở cửa cho vào xem từ năm 1987.


Cám ơn anh bạn tình cờ gặp trên đường (beer)


Ánh sáng lung linh, nước tí tách rơi từ trên mái vòm, đi giữa những hàng cột La Mã, lại bồi hồi nhớ nhà mình cái thời bao cấp, thời mà nhà nhà tích nước, người người xếp hàng. Nghỉ hè, chưa phải đi học thêm, buổi trưa tranh thủ người lớn đi ngủ, bọn trẻ con trong khu tập thể rủ nhau xuống vòi công cộng hứng nước, nhanh nhanh chóng chóng hoàn thành 3 xô nước nhiệm vụ, rồi còn ra sân chơi nhảy dây. Đã có biết bao chuyện vui chuyện hài quanh cái vòi nước!
 
Last edited:
Cappadocia

Ở bên khu Old city được vài hôm rồi em chuyển sang ở khu mới Taksim square cho rẻ, lại đông vui. Ban ngày lang thang thăm thú bên khu cổ, tối về lượn lờ đàn đúm bên Taksim.

Gọi là khu mới nhưng là mới so với cũ, chứ cũng đường lát đá, tàu điện đỏ kính coong.

Chi phí ở Thổ thế mà không rẻ, đắt gần gần bằng Ý, có phần đắt hơn Bồ và Hy lạp. Cái năm đó, Thổ vẫn dùng tiền cũ, gọi là lira (giống tiền Ý thời trước). Tờ tiền mệnh giá lớn nhất hình như là 20 triệu. 500k đủ để đi tè, hoặc mua được 1 quả táo. Cho ăn xin cũng cho 1 triệu luôn. Đó là những ngày cuối cùng trước khi Thổ đổi sang tiền mới, bỏ đi 6 zeros.



Nhưng được cái không phải mùa du lịch, nên em cũng tham khảo tình hình đi các nơi xem sao.

Ngày trước, hồi mới sa chân vào con đường này, đi đâu cũng tìm hiểu kỹ càng, lên kế hoạch, làm gì, bn ngày... Bây giờ thì kệ thôi, cứ đi đã. Vẫn thấy hay thì ở lại, mà đủ rồi thì đi tiếp.

Có 2 nơi mà em muốn đi là Pamukale và Capadoccia nhưng thời gian chỉ còn 1 tuần, tiền cũng ấp mãi mà không thấy sinh sôi, nên chỉ có thể chọn 1.

Tham khảo giá tour, mặc cả đã đời xong thì em chọn Cappadocia. 260$ cho 1 package return ticket + 3 ngày hotel + tourguide và ô tô đưa đón.

Đúng là khi đã ham đi thì chẳng nghĩ chẳng lo và chẳng biết sợ là gì. Đã có những lần em trèo lên những cái máy bay của hàng không Cibiri, ko biết từ thời nào do Nga Xô vĩ đại SX, nội thất chỉ còn như cái xe Hoàng Long đi HN-HP. Cái máy bay lần này đi Cappadocia cũng là máy bay tư nhân, tất nhiên là mới hơn.

Đến gần Cappadocia thì bỗng nhiên nó rơi tự do, úi giời, khiếp.
Nhưng mà rồi cũng lấy lại thăng bằng, 1 li nữa là chết rồi đấy!



Chọn Cappadocia vì đặc điểm kỳ thú, độc nhất vô nhị của thiên nhiên nơi đây. Hình thành từ những vụ phun trào của núi lửa, qua hàng chục nghìn năm bào mòn của sông và gió, tạo nên vô vàn những khối đá hình ống khói (chimmney rocks).


Nguyên là vùng hoạt động của núi lửa, nên đá ở đây có vẻ mềm, thêm 1 lý do để tránh rét, người dân vùng này thường khoét núi làm nhà, hiện nay vẫn rất phố biến. Có nhiều ngôi nhà trong núi như thế được sửa sang lại cho tiện nghi để làm khách sạn, bọn em cũng đã chọn 1 cái cave hotel như thế. Cave hotel hình như có vẻ đắt hơn khách sạn bình thường 1 chút.








Khách sạn mùa này vắng khách.




Cũng là ở cave hotel, nhưng phòng bọn em là bé bỏng nhất, mà bé thì thường là xinh!




Sáng hôm sau, dậy sớm trèo lên tầng thượng khách sạn, ăn sáng, uống cafe. Nhìn từ trên cao, trông cái làng này buồn cười thật, cứ như ai đang chơi đồ hàng.





Thông thường mùa cao điểm là từ tháng 4 đến tháng 10, mát mẻ, ko lạnh, hoa hoét tưng bừng cây cối tốt tươi. Và phải đến mùa hè thì mới có dịch vụ đi hot baloon ngắm nghía xa xỉ từ trên cao. Em lại thấy mùa này hay hay, tuyết đọng trên chóp đá.





 
Last edited:
Cappadocia

Buổi sáng trời khá lạnh, nhưng không mưa, không gió, thành thử không cảm thấy buốt giá gì.

1 cái xe 12 chỗ tòng tọc đến đón 2 cô. Đi thêm 1 chút sang làng bên cạnh, cách khoảng vài km, để đón thêm 2 bạn gái người Hà Lan. 2 chị người Hà Lan không ở khách sạn, mà ở home-stay với người làng, ăn cùng họ luôn. Các chị ấy đã đến đây 1 lần mùa hè, lần này quay lại ko muốn ở khách sạn nữa.

Anh guide cứ nói đi nói lại là mùa này vắng khách, nên tour rẻ tiền mà thành ra như private tour thiết kế riêng, giờ giấc, địa điểm đi lại do mình tự quyết, tự thỏa thuận.

Vùng núi vắng vẻ, lại vào mùa vắng khách, trên đường chẳng gặp ai.

Đi khoảng 10km thì đến Göreme. Cũng như các địa điểm khác ở Cappadocia, núi hình ống khói ở Goreme cũng được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa khoảng 70 triệu năm trước, bào mòn bởi nước sông và gió.

Những người đầu tiên đến sinh sống ở đây là người Thiên chúa thời đế chế Byzatine. Cách trung tâm Goreme khoảng vài cây số, người dây khoét núi, xây nhà ở, nhà thờ, tiện trốn tránh mỗi khi bị quân đội La Mã truy đuổi. Bây giờ ở đây được tổ chức thành bảo tàng (open museum) cho khách du lịch vào xem.


Cửa vào




Những họa tiết trang trí trong 1 nhà thờ (cave church)




Vắng vẻ, yên tĩnh, chỉ có 4 người và 1 anh guide, thỏa sức enjoy cả 1 cái bảo tàng thiên nhiên rộng lớn.






Nhà trong núi của người xưa




Cầu thang vào nhà



Sau đó anh guide dẫn vào 1 xưởng gốm, đẹp lắm, và cũng không rẻ (khoảng 30$/cái đĩa), nhưng mà nặng quá, hành trình của em chẳng biết dừng ở đâu, chẳng dám tha

 
Cappadocia - thung lũng nấm

Trên đường quay về, cả lũ đề nghị anh guide cho rẽ qua thung lũng nấm.

Cũng cùng lý do hình thành núi đá rồi bào mòn thế nào đó, nhưng ở cái thung lũng này, đè lên trên cái lớp đá mềm (phun trào từ núi lửa) lại là 1 lớp cứng hơn 1 tí, nên khi gió thổi qua, phần bên dưới bị mòn nhanh hơn cái lớp mỏng mỏng bên trên, đọng lại thành những cái mũ như nấm.








Trên đường về, rải rác lại gặp những khu nhà khoét vào trong núi






Nhưng có lẽ những con chim bồ câu mới là những sinh vật đầu tiên làm tổ và sinh sống trong núi đá ở vùng này chăng? Hiện nay phân chim bồ câu vẫn là nguồn phân bón chính của nông dân ở đây




Bữa trưa có bao gồm trong tour, nhưng bữa tối thì phải tự túc, mà như thế cũng thú vị hơn, ít ra cũng có thời gian tự do khám phá, ko có lại thành đi tù cao cấp!

Nhá nhem, mò xuống mấy phố bên dưới, trông có vẻ có quán xá, nhà hàng. Phố xá vắng teo, hiu hắt. Cả dãy phố nhà hàng tịnh không có 1 bóng người ngoài 2 đứa bọn em.

Đang nhòm nhòm vào 1 cái trông có vẻ ấm cúng kiểu quán ăn miền núi, thì tự nhiên quán bên cạnh xuất hiện 1 thằng ku, chắc khoảng trên dưới 20 tuổi, toe toét, niềm nở mời vào nhà hàng nó, nó đảm bảo đồ ăn tươi, ngon, ko đắt. Sợ nhất là đồ ăn thiu vì vắng khách.


Đương nhiên trong quán không có ai ngoài 2 bọn em là khách, thằng ku toe toét bưng bê và 1 anh râu ria trông có vẻ già hơn vừa là chủ vừa kiêm đầu bếp chính. Thái độ điềm đạm của anh râu làm bọn em cũng đỡ lo lắng, chứ em ku toe toét kia trông hơi khả nghi (sợ nó bốc phét).

Vào bên trong thấy cái quán này quả là xinh xắn. Những cái gối to tướng bày xung quanh những cái mâm đồng rất to, ở giữa là 1 cái ống sưởi rất to nối thẳng lên nóc nhà.




Xem menu mới thấy cái list các món kebab dài la liệt. Bình thường ở đi du lịch châu Âu, mọi người cũng hay ăn món này cho rẻ, lại dễ ăn. Nói đến kebab là hình dung ra ngay mấy cây thịt quay cuồng, cháy xèo xèo, cháy đến đâu phạt đến đó, nhét vào bánh mì, thêm tí rau chua và nước xốt. Mấy năm gần đây viện Goethe cũng có cái này, bánh mì hơi khác nhưng ngon phết. Ở Thổ thì nhiều loại cây thịt cùng quay, cây lợn, cây gà, cây cừu...

Nhưng ngồi vào nhà hàng, xem menu thì thấy toàn kebab. Cũng chẳng hiểu là thế nào vì không nhìn thấy có cây thịt nào xèo xèo bên cạnh mình, nhưng mà kệ thôi, cứ thịt là chén. Bọn em gọi 2 món theo sự giới thiệu và recommend của anh râu chủ nhà.

Ối giời ơi, ngon quá là ngon. Hóa ra cứ thịt, lại nướng lên thì là kebab. Trong nhà hàng thì nướng trong cái chảo gang như kiểu cái đầu bò nướng bit-tet ở Hàng Buồm.

Ngon quá là ngon! Em cứ tấm tắc là ở miền núi hẻo lánh, lại vắng khách du lịch mà ko ngờ được ăn ngon thế. Món nào cũng thơm và có vẻ rất tươi, gia vị cũng vừa phải, ngon miệng vô cùng. Mãi sau này đọc lại mới biết Cappadocia là 1 trong những vùng thức ăn ngon nhất ở Thổ. May quá mình ko đọc trước, ko kỳ vọng gì, ăn trong tâm trạng nghi ngại nên lại càng ngon gấp bội.


Đang ăn thì anh râu hỏi 2 quí cô nương xem có muốn nghe nhạc cụ dân tộc của vùng núi không, anh í có 2 thằng em (?) đang luyện tay nghề, sẵn sàng biểu diễn.
Chắc là nghe nhạc xong thì cũng nên bồi dưỡng lao động, suy tính khả năng cái ví xong thì 2 cô đồng ý.




Thức ăn ngon, âm nhạc dặt dìu, lại thêm cái ấm nước đặt cạnh lò sưởi tí tách phì khói, nói chung là dễ chịu vô cùng. 2 cô lôi camera ra chụp vài nhát. Anh râu bảo, sao đang tuyệt vời như thế này, ko thưởng thức bằng mọi giác quan đi mà lại bận bịu với cái máy chết tiệt làm gì, 2 cô lại nhét máy vào túi.


Ăn xong mới khoảng 8h tối. Không khí tĩnh lặng, còn mỗi tiếng cái ấm nước đang reo. Anh râu lại bảo để anh í đi nướng 2 củ khoai tây, nướng trên lò, rất ngon. Anh í bảo cái này miễn phí mời 2 cô. Rồi vui vui, anh lại lôi thêm chai rượu. Thực ra cả 2 cô đều ko biết uống, chỉ có anh râu và ku teo uống hết cả chai.

Khoai quả là rất ngon. Khhoai miền núi, lại bọc giấy bạc nướng trên lò, đơn giản mà ngon.

Nhâm nhi, chuyện trò. Anh râu kể chuyện anh í đã tốt nghiệp đại học nhưng anh í ko thích Istanbul nên về quê mở nhà hàng, tự nấu nướng luôn. Nhẩn nha 1 lúc hỏi sang chuyện VN. Loanh quoanh 1 lúc, chẳng hiểu từ lúc nào câu chuyện của anh râu chuyển về đề tài "make friends thru body communication", hihi, chết cười. Nghe chừng câu chuyện có vẻ xoay ra hướng lãng mạn ko cần thiết, 2 bạn VN "vô tư" kể chuyện phong tục truyền thống VN, 1 anh muốn tìm hiểu 1 cô thì tối đến nhà cô ý uống nước, xem tivi, thỉnh thoảng mời đi xem phim (mà phim cái thời em cũng hiếm), uống nước. Có khi 6 tháng mới thổ lộ và cầm tay.

2 bên thi nhau bày tỏ quan điểm và kể chuyện phong tục nước mình. Đến 1 lúc thì anh râu cũng hiểu ra vấn đề, các cô cũng thấy phải ra về khi câu chuyện về phong tục vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Hehe, 2 cô nhanh nhanh chóng chóng ra về, vẫn còn nghe thoang thoảng trong đêm tiếng thở dài đâu đây.
 
Càng đọc càng thấy hấp dẫn đấy cô Baxu , à quên Em Già chứ :LL Tớ ngày xưa đi vùng miền nam Thổ cũng có 1 đống ảnh mấy đấu trường ( hay nhà hát ) cổ ngoài trời , rồi thành phố với hầm mộ chìm dưới nước , nhưng mà từ thời năm 98 chỉ chụp bằng máy film nên ko up lên phụ hoạ với cô được.
 
Càng đọc càng thấy hấp dẫn đấy cô Baxu , à quên Em Già chứ :LL Tớ ngày xưa đi vùng miền nam Thổ cũng có 1 đống ảnh mấy đấu trường ( hay nhà hát ) cổ ngoài trời , rồi thành phố với hầm mộ chìm dưới nước , nhưng mà từ thời năm 98 chỉ chụp bằng máy film nên ko up lên phụ hoạ với cô được.

Tiếc quá, chứ nếu em già hát lại có anh già múa cột phụ họa, thế nào tiết mục này cuối năm cũng được phượt phát bằng khen và tặng kỷ niệm chương!
 
Ặc ặc =)) đọc bài của baxu em cười ngất lên ngất xuống mấy lần. Cười kiểu gì mà keyboard ướt hết (thèm nhỏ nhãi đấy). Chị ơi, sao k thấy đưa tin cái vụ ăn uống thác loạn của chị em mình ở phương trời Nam lên đây nhẩy?(c)
 
bao giờ mới đến đoạn chị mô tả về trận oanh tạc bằng mìn trên cánh đồng của một phượt thủ trước cổng đền Wat Phou ở Champassak nhỉ?:LL Champassak thì nhiều chó lắm! không biết khi đó nàng nhà ta có kịp mang theo gậy để đuổi chó k đây? :S
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,505
Bài viết
1,176,373
Members
192,146
Latest member
Trungtrung33
Back
Top