What's new

[Tổng hợp] Xe máy: Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.

Lâu nay mỗi lần onl vào diễn đàn chỉ toàn là đi sửa bài với xóa bài:D , Topic bỏ dở cả, thank các bác đã chia sẻ về cái vụ lốp xe nhiều.:)

Tôi lại hầu tiếp các bác về cái điện đóm này.

. Riêng em thì vài năm nay có xài sơ cua một loại IC mà không cần dùng bobin lửa vẫn nổ máy chạy ngon lành( xe phải có bình ắc quy), gọi là con IC G9

Em cũng không rõ là cấu tạo bên trong của con IC này như thế nào nhưng cách sử dụng đơn giản, chỉ cần cắm vào jack IC như bình thường, cái dây dẫn từ trong ra thì đấu vào dây lửa là xong, chạy êm ngay. Đi rừng lội suối mà cháy bobin lửa thì xài cái IC này rất nhanh gọn.

Bác thienson có rành cấu tạo IC này giải thích dùm em với cả nguyên lý hoạt động luôn ạ :) . Em dân nông nghiệp nên dốt mấy vụ điện này lắm, chỉ biết xài thôi à. Cảm ơn bác.

Cái Ic này là Ic dùng điện bình các bác sản xuất tự chế, sở dĩ có cái sợi dây loằng ngoằng kia theo tôi là vì ý đồ của nhà sản xuất là để không phải can thiệp vào cái đầu cắm IC zin theo xe. Như ta biết trong 5 chân cắm Ic thì có:

+1 chân cấp nguồn từ điện máy.

+1 chân lấy tín hiệu kích.

+1 chân nối mass

+1 chân lên chìa khóa

+1 chân dẫn ra bobin sườn

Cái Ic G9 các bác thiết kế để lấy 3 chân:

+1 chân kích

+1 chân nối mass

+1 chân ra bobin

Cái dây lòng thòng kia ta sẽ nối vào dây + của ắc qui sau chìa khóa, như thế khi muốn hoán đổi IC ta chỉ việc rút, cắm là xong. Cái chân dẫn điện từ máy lên được bỏ trống.

Chứ không như IC bình 4 chân của xe Futere Neo bắt buộc phải tráo các đầu dây trong ổ nối vì nó thiết kế chân giò lộn tùng phèo cả lên.

Rất nguy hiểm khi ta gắn nhầm Ic bình này vào rắc cắm IC mà chưa tráo chân, lúc khởi động điện áp cao từ dây lửa sẽ phá hỏng IC ngay, hoặc ngược lại điện áp DC12V dẫn vào Ic điện máy cũng làm hỏng IC ngay.

Chả lẽ các bác Honda không nghĩ tới việc này sao ta? Hay các bác ấy không tưởng tượng nổi anh em chơi xe mình lại lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia như thế?

Còn cái nguyên lý hoạt động của con đó thì như tôi đã nói nó dùng mạch rung cao tần để nâng áp từ 12V lên tương đương với điện cấp từ máy còn phần phía sau của 2 IC là như nhau.

IC zin hay lô ăn nhau ở cái mạch nâng áp này, Ic zin thì dùng biến thế xung chất lượng cao, dùng 1 cặp Tranzitor thường hoặc tranzitor darling chạy đẩy kéo, đầy đủ mạch lọc nhiễu, bảo vệ áp, xung, có lúc còn dùng cả Opto. Còn các bác Tàu thì mạch rất đơn giản, dễ sửa, dễ ráp nhưng cũng rất dễ hỏng.

Để dễ hình dung bác cứ thử tháo 2 cái sạc điện thoại 1 cái zin và 1 cái lô 15k ra là hiểu ngay, 1 đàng thì chỉ có 1 dúm linh kiện với 1 con 13006, 1 đàng thì dùng 1 cặp 13006, rồi Opto, rồi nắn toàn kì, rồi điện trở dán không chân, tụ gốm, có khi có cả IC cổng ...

Con La 250 tôi độ lại Ic bình chạy cả năm nay chưa hỏng hóc gì, mỗi tội là bị hãm tua ở 7000 vòng nên chả thể nào chạy lên trên 100km/h được. Nhưng như thế cũng an toàn.
 
Cũng lâu mới thấy có bài điện đóm của bác, nhiều kiến thức hay quá. Xem ra cái xe cũ mình vẫn độ điếc ngon lành, linh kiện lại rẻ chán, mấy xe đời mới các bác hãng muốn làm cho nó khác, nó độc quyền cho dễ bán linh kiện giá cắt cổ đây mà :D

Cái con G9 này nó cũng mấy lần cứu chủ thành công :) 2 lần ở suối và 1 lần ở giữa phố triều cường. Khi bình accu hỏng thì vẫn xài được, nhưng nếu đi ban ngày thì ok, đi đêm có đèn thì nguồn phát không đủ nên sẽ gây tắt máy (tắt đèn lại đi được bình thường)
 
Cái con G9 này nó cũng mấy lần cứu chủ thành công :) 2 lần ở suối và 1 lần ở giữa phố triều cường. Khi bình accu hỏng thì vẫn xài được, nhưng nếu đi ban ngày thì ok, đi đêm có đèn thì nguồn phát không đủ nên sẽ gây tắt máy (tắt đèn lại đi được bình thường)

Bác nói em có ý không hiểu, mặc dù em cũng dốt về điện đóm. Nhưng bình acquy hỏng thì làm sao bác chạy với cái IC G9 này được nhỉ :| , vì điện của nó là lấy từ acquy.
Ngoài ra, theo các bác loại điện nào phù hợp hơn cho xe cũ dùng để phượt ? DC hay AC (nôm na là điện bình hay điện máy) ? hiện xe em dùng điện máy, nếu đổi nó thành điện bình thì có những lợi ích gì, hại gì ? em chỉ biết mấy thứ sau đây sai các bác chỉnh cho.
Lợi: - Dễ nổ máy, điện ổn định
Hại: - Toi acquy thì... dắt xe
- bị chập chạm dây điện vớ vẩn (xe cũ mà) xi nhan đề còi gì đó, cũng có thể dẫn đến cháy cầu chì, hoặc toi acquy => dắt xe
- góc đánh lửa sớm khác của xe zin => hại máy ?
Cám ơn các bác, nhân tiện cho hỏi có phải xe lội nước ngập acquy thì bị hỏng bình không :-s ?
 
Bác nói em có ý không hiểu, mặc dù em cũng dốt về điện đóm. Nhưng bình acquy hỏng thì làm sao bác chạy với cái IC G9 này được nhỉ :| , vì điện của nó là lấy từ acquy.
Ngoài ra, theo các bác loại điện nào phù hợp hơn cho xe cũ dùng để phượt ? DC hay AC (nôm na là điện bình hay điện máy) ? hiện xe em dùng điện máy, nếu đổi nó thành điện bình thì có những lợi ích gì, hại gì ? em chỉ biết mấy thứ sau đây sai các bác chỉnh cho.
Lợi: - Dễ nổ máy, điện ổn định
Hại: - Toi acquy thì... dắt xe
- bị chập chạm dây điện vớ vẩn (xe cũ mà) xi nhan đề còi gì đó, cũng có thể dẫn đến cháy cầu chì, hoặc toi acquy => dắt xe
- góc đánh lửa sớm khác của xe zin => hại máy ?
Cám ơn các bác, nhân tiện cho hỏi có phải xe lội nước ngập acquy thì bị hỏng bình không :-s ?

Thực ra nếu IC bình được thiết kế tốt thì không cần bình accu nhưng nếu sạc còn tốt thì vẫn đạp nổ được bác à, nhưng không để nổ garangti nhỏ được.

Vì mạch đầu vào của con IC bình bao giờ cũng có 1 con Điốt chống mắc ngược và 1 con tụ lọc, thế nên điện áp sau bộ sạc dẫn vào sẽ được sang phẳng và nạp xả bù qua con tụ này cũng đủ máy nổ cầm chừng được với vòng tua máy hơi cao 1 tí. Tất nhiên rất hại IC nhất là IC nhái không có đầy đủ mạch bảo vệ bên trong.

Chuyển qua IC điện bình có 2 cái lợi rất lớn:

+ 1 là xe sẽ rất nhẹ nổ, chỉ cần nhấn nhẹ nút đề là lửa đánh ra dài thòn rồi-> garangti rất nhuyễn .

+ 2 là dưới mâm lửa sẽ dư ra 1 ít nhất thêm 1 vị trí nữa, ta tận dụng chỗ đó để gắn thêm 1 cuộn đèn để thêm dòng sạc cho bình Accu. Cái này là bắt buộc khi chuyển qua dùng đèn Xenon( Tôi sẽ nói ở các bài sau)

Hại là tia lửa đánh theo điện áp bình và không tăng thêm dù ta kéo hết ga đi nữa-> lửa không mạnh bằng IC điện máy ở ga cao, nếu mà xe bác làm cam, xăng, nồi hết bài thì lửa này không đủ để dùng.

Góc đánh lửa sớm thì bác ra trung tâm bảo dưỡng nhờ họ cân giúp, không thì nhờ các bác thợ có đủ kinh nghiệm dùng tay để cân. Chỉ cân cho biết đúng sai chứ chỉnh vị trí cục kích oải lắm. Tốt nhất là cân rồi thử qua vài con IC thế nào cũng tìm được con như ý.

Accu khô thì ngâm nước không hề gì, chứ accu axit thì có ống thông hơi và nút bịt không hoàn toàn kín nên dễ bị vô nước lụt. Nhưng nếu súc và thay nước ngay thì cũng tạm ổn.
 
Thực tế không dùng bình thì vẫn nổ máy được vì bình accu có chức năng tích trữ điện và làm nguồn phát trong trường hợp này, nếu cục xạc còn tốt thì nó vẫn nắn dòng và đưa vào IC và vẫn nổ máy như thường nhưng vì không có điện tích trong bình accu nên dẫn đến yếu lửa nếu ta dùng đèn pha vào ban đêm. Nếu tính về mặt lợi thì nó giúp ích trong trường hợp cần thiết để nổ máy xe thoát ra vùng an toàn.

Về bình accu khô thì ta gọi là bình kín khí có vẻ đúng hơn nhỉ vì ta vẫn phải châm dung dịch vào bình ????? Và nếu những xe có cục xạc mất hoặc không có chức năng ngắt khi xạc đầy thì vẫn dẫn tới hỏng bình vì hụt dung dịch. Mời các bác cho ý kiến ạ.
 
Thực tế không dùng bình thì vẫn nổ máy được vì bình accu có chức năng tích trữ điện và làm nguồn phát trong trường hợp này, nếu cục xạc còn tốt thì nó vẫn nắn dòng và đưa vào IC và vẫn nổ máy như thường nhưng vì không có điện tích trong bình accu nên dẫn đến yếu lửa nếu ta dùng đèn pha vào ban đêm. Nếu tính về mặt lợi thì nó giúp ích trong trường hợp cần thiết để nổ máy xe thoát ra vùng an toàn.

Cái này cũng có 1 trường hợp hư bình không thể nổ máy được là trường hợp bình bị chập bản cực đoản mạch luôn, lúc đó điện cục sạc đưa ra bị tiếp mass hết nên không thể nổ được. Gặp trường hợp này ta tháo cái đầu dây ra khỏi accu là xong, đạp cái thật mạnh là nổ như bom ngay.

Về bình accu khô thì ta gọi là bình kín khí có vẻ đúng hơn nhỉ vì ta vẫn phải châm dung dịch vào bình ????? Và nếu những xe có cục xạc mất hoặc không có chức năng ngắt khi xạc đầy thì vẫn dẫn tới hỏng bình vì hụt dung dịch. Mời các bác cho ý kiến ạ.

Đúng đấy bác ạ, dân gian hay gọi là bình khô vì nó để ở tư thế nào cũng được, không chảy ra giọt axit nào. Chứ lúc ban đầu ta vẫn đổ dung dịch điện phân cho nó. Nên còn gọi là accu kín khí, accu không cần bảo trì... Hình như tên tiếng Anh gọi chung cho dòng accu này là AGM thì phải.

Vì bình này được thiết kế để dung dịch không bị chảy tràn và bay hơi nên sau khi đổ vào bình dung dịch điện phân sẽ được hấp thu và giữ lại bởi hiện tượng mao dẫn trong các lớp sợi thủy tinh( hoặc là bông giống bông y tế:D trong các bình của Tàu, bình đểu) xen lẫn giữa các tấm chì. Người ta tính toán sao cho với lượng dung dịch đó có thể sử dụng hết tuổi thọ của bình accu khi sử dụng với dòng phóng, nạp tiêu chuẩn mà không phải châm thêm.

Trường hợp bình bị sạc quá dòng thường xuyên dẫn đến hụt dung dịch ta vẫn có thể cạy ra châm thêm. Chỉ e lúc phát hiện ra thì bình đã tèo rồi vì cong bản cực.

Trong cái dòng này còn có 1 loại accu gọi là accu gel cũng có cấu tạo tương tự chỉ khác là dung dịch điện phân ở dạng sệt sệt như kem đánh răng và chất cách điện giữa các bản cực bằng giấy hoặc Polyethylene. Accu này có 1 ưu điểm tuyệt đối là nội trở lớn nên giữ được điện rất lâu và nếu dùng cạn kiệt rồi mới sạc lại vẫn không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Nhưng vì nội trở cao nên nó không thể sản sinh dòng điện tức thời lớn như dòng đề xe mô tô chẳng hạn nên tôi không thấy áp dụng trên xe máy, mô tô, mà chắc giá nó cũng đắt lòi:D

Cái món accu này bác nào muốn chuyên sâu hơn thì liên lạc với bác Chaubaogia ấy, bác ấy là trùm accu Tia sáng khu vực miền Trung Tây nguyên. Kiến thức võ vẽ của tôi chỉ đủ để chém gió thôi.
 
Nói tiếp về bình accu, nếu xe bác nào hệ thống điện xạc ổn định thì nên xài bình accu khô( kín khí) còn xe bác nào cảm thấy không ổn định thì dùng bình nước để dễ kiểm tra và châm thêm dung dịch khi bị hao hụt. Và cái câu "nhớ thăm em chiều thứ 7" thường thấy trên accu oto áp dụng vào xe máy là quá chuẩn :D nên tạo thói quen kiểm tra xe định kì để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tăng độ bền cho xe và tiết kiệm tiền sữa chữa.
 
@Walk-alone: Em cũng ấn tượng nhất cái câu: "Nhớ thăm em chiều thứ 7" được vẽ bằng sơn trắng lên cái thùng đựng accu. Và cũng ấn tượng không kém với cái đùm dây xích, khóa to tổ bố để bảo vệ cái bình accu. 1 ấn tượng rất buồn.

Có khi nào lúc đi tới nước khác chỉ cần nhìn vô cái chỗ để bình accu này mà ta cũng có thể có 1 cái nhìn tương đối về tình hình trôm cắp, dân trí nước đó không bác nhỉ?

..................................

Cũng tạm ổn cái vụ Ic với accu rồi bài tiếp ta lại bàn về cái vụ sạc điện cho cái bình này nhé.

Bình accu không tự sinh ra điện được, mà nó chỉ là 1 cái 'thùng" để chứa thôi, muốn nó có điện thì ta lại phải nạp vào cho nó, nạp cho nó 10 phần thì giỏi lắm nó nhả ra cho ta được 7, 8 thôi:D
 
Well, ủng hộ 2 bác vụ sạc, nhất là sạc cho các xe chuyển từ AC sang DC.
" 2 là dưới mâm lửa sẽ dư ra 1 ít nhất thêm 1 vị trí nữa, ta tận dụng chỗ đó để gắn thêm 1 cuộn đèn để thêm dòng sạc cho bình Accu. Cái này là bắt buộc khi chuyển qua dùng đèn Xenon( Tôi sẽ nói ở các bài sau)"
Em không muốn gắn đèn Xenon, đèn Led nhưng cũng có nhu cầu lắp ghép thêm mấy thiết bị điện nữa cho xe, vd như chế thêm 1 choá nữa chạy 2 đèn halogen 35w (hoặc 55w như SH).... nên đang tha thiết nghe các bác giảng giải thêm về mục này. Cám ơn các bác nhiều :D.
 
Ta lại sạc nào:D
Xe máy ngày càng hiện đại, đèn còi lung tung nên công suất điện tiêu thụ cũng ngày càng nhiều nên hệ thống sạc điện cũng phải chạy đua vũ trang cho kịp sự phát triển đó.

Những ngày ban đầu xe máy còn chưa có bình accu nên chả có sạc siết gì, chỉ cần quấn 1 cuộn dây đưa lên dùng cho còi cũng đấy mà đèn cũng đấy. Cái này khi xe đi ban ngày hoặc không bật đèn các bác bóp còi sẽ kêu pin..pin điếc tai. Còn khi bật đèn nó lại kêu ec...ẹc...:D như dế rất chán. Vì thế sau này các bác sản xuất thêm vào 1 cái bình accu từ đó nảy sinh nhu cầu sạc điện cho bình accu đó.

Những ngày đầu bộ sạc của xe máy rất là đơn giản, chỉ duy nhất 1 cuộn dây ra 3 đầu.

+ 1 đầu nối xuống mass

+ 1 đầu đưa lên cục sạc

+ ở khoảng 3/4 cuộn dây về phía dây lên cục sạc người ta lại trích thêm ra 1 dây đưa lên đèn chiếu sáng.

Nếu xe xài accu 6V thì cái đầu lên đèn này tương ứng với 6V và cái đầu dây lên cục sạc sẽ có điện áp cao hơn vài vôn. Xe dùng bình accu 12V cũng tương tự như thế.

Ban ngày không bật đèn thì cái dây lên đèn này hoặc sẽ vòng lên công tắc rồi rẽ qua 1 cái điện trở xuống mass. Hoặc nó sẽ đi vào cục sạc loại 3 chân, 4 chân...rồi ổn áp mức điện của dây này tương ứng 6V, hoặc 12V như thế. Còn khi bật đèn đêm, tải bóng đèn sẽ tiêu thụ điện áp này.

Nói chung lại các bác làm mọi cách cũng chỉ mục đích duy nhất là giữ cho điện áp chỗ đầu dây này không được vượt quá 6V hoặc 12V, tương ứng cái đầu dây sạc kia sẽ nằm ở mức >8V hoặc > 14V. Nếu không có cái việc kìm hãm này khi ta kéo ra cao điện áp tăng vọt nguy cơ đi hết dàn đèn đuốc còi, bình hay cả CPU của các đời xe phun xăng điện tử là chắc cú.:)

Và tất cả các kiểu sạc này đều dùng điốt để nắn bán kì, nên chắc chắn 1 đầu dâu của cuộn đen sẽ được nối trực tiếp xuống mass là cái vỏ nhôm của lốc máy hay sườn xe.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top