thienson
Moderator
Cảm ơn bác W...A cùng chia sẻ
.........................................
Về vấn đề các mã số ghi trên thân bugi, tôi thấy khá là rắc rối.
Vì theo lý thuyết 1 Bugi phải được ghi đầy đủ đến 07 kí tự khác nhau, ví dụ:
C_P_R_6_E_S_-11
Trong đó:
Ký hiệu 01: Cho ta biết đường kính ren và lục giác ngoài (tức là có thể mở bằng ống tuýp số mấy)
A: đường kính ren 18mm, lục giác 25,4mm
B: ...nt... 14mm,...nt... 20,8mm
C:...nt... 10mm,...nt... 16,0mm
D: ...nt... 12mm,...nt... 18,0mm
Xe số thông dụng ở Việt ta hay dùng loại C tương ứng với đường kính chân ren 10mm
Ký hiệu 02: Chỉ đặc điểm cấu tạo, chủ yếu liên quan tới hình dạng của điện cực trung tâm (Cái nay là lý thuyết thôi chứ tôi chả thấy bugi nào ghi)
Ký hiệu 03: Có thể có hoặc không, nếu có ghi chữ R, bên trong bugi có đặt điện trở chống nhiễu
Ký hiệu 04: Rất quan trọng vì cho ta biết chỉ số nhiệt của bugi. Chỉ số này của bugi NGK thay đổi từ 2 (nóng nhất) tới 12 (lạnh nhất).
Ký hiệu 05: Chiều dài phần ren: Nếu không ghi thì mặc định là là 12mm đối với đường kính chân 18mm và 9,5mm đối với đường kính chân 14mm
L: 11,2mm
H: 12,7mm
E: 19,0mm
Ký hiệu 06: Đặc điểm chế tạo: S (SA) lọai thường, A hoặc C lọai đặc biệt, GP hoặc GV dùng cho xe đua có điện cực làm bằng kim lọai hiếm, P có điện cực làm bằng platin
Ký hiệu 07: Ký hiệu khe hở của điện cực, nếu không ghi thì mặc định là 0,7
9: 0,9mm
11: 1,1mm
131,3mm
.............................................
Nhưng phần lớn Bugi trên thị trường chỉ ghi đơn giản 5 kí tự ví dụ như C6HSA
Trong đó :
C: Đường kính chân ren là 10mm
6: Chỉ số nhiệt là 6 thuộc loại bugi nóng.
H: Chiều dài phần ren là 12,7mm(Ta tuyệt đối không thay loại dài hơn vì khi xupap đội lên sẽ vướng vào phần đầu điện cực và phá hỏng bugi ngay, có khi còn hỏng cả xupap)
SA: Đặc điểm chế tạo thuộc loại bugi bình thường ngon, bổ, rẻ
Riêng bugi có chữ R theo lý thuyết là có điện trở chống nhiễu bên trong nhưng tôi chưa đập ra xem thử nên không chắc lắm. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi thì nếu xe nào dùng IC điện bình thì sẽ dùng Bugi có chữ R, và(hoặc) chụp bugi có điện trở phụ.
Theo kiến thức điện tử của mình thì tôi nghĩ điện trở kia làm nhiệm vụ chống nhiễu ngăn xung cao tần phản hồi ngược lại làm hỏng mạch tăng áp trong IC. Hoặc cũng có thể làm tăng trở kháng vào của bugi nên duy trì được điện áp cao trên đầu điện cực.
Tôi không phải là dân điện tử cũng chỉ là tò mò tự học nên không đủ kiến thức về cái này hi vọng có bác nào rành hơn giải thích hộ .
.........................................
Về vấn đề các mã số ghi trên thân bugi, tôi thấy khá là rắc rối.
Vì theo lý thuyết 1 Bugi phải được ghi đầy đủ đến 07 kí tự khác nhau, ví dụ:
C_P_R_6_E_S_-11
Trong đó:
Ký hiệu 01: Cho ta biết đường kính ren và lục giác ngoài (tức là có thể mở bằng ống tuýp số mấy)
A: đường kính ren 18mm, lục giác 25,4mm
B: ...nt... 14mm,...nt... 20,8mm
C:...nt... 10mm,...nt... 16,0mm
D: ...nt... 12mm,...nt... 18,0mm
Xe số thông dụng ở Việt ta hay dùng loại C tương ứng với đường kính chân ren 10mm
Ký hiệu 02: Chỉ đặc điểm cấu tạo, chủ yếu liên quan tới hình dạng của điện cực trung tâm (Cái nay là lý thuyết thôi chứ tôi chả thấy bugi nào ghi)
Ký hiệu 03: Có thể có hoặc không, nếu có ghi chữ R, bên trong bugi có đặt điện trở chống nhiễu
Ký hiệu 04: Rất quan trọng vì cho ta biết chỉ số nhiệt của bugi. Chỉ số này của bugi NGK thay đổi từ 2 (nóng nhất) tới 12 (lạnh nhất).
Ký hiệu 05: Chiều dài phần ren: Nếu không ghi thì mặc định là là 12mm đối với đường kính chân 18mm và 9,5mm đối với đường kính chân 14mm
L: 11,2mm
H: 12,7mm
E: 19,0mm
Ký hiệu 06: Đặc điểm chế tạo: S (SA) lọai thường, A hoặc C lọai đặc biệt, GP hoặc GV dùng cho xe đua có điện cực làm bằng kim lọai hiếm, P có điện cực làm bằng platin
Ký hiệu 07: Ký hiệu khe hở của điện cực, nếu không ghi thì mặc định là 0,7
9: 0,9mm
11: 1,1mm
131,3mm
.............................................
Nhưng phần lớn Bugi trên thị trường chỉ ghi đơn giản 5 kí tự ví dụ như C6HSA
Trong đó :
C: Đường kính chân ren là 10mm
6: Chỉ số nhiệt là 6 thuộc loại bugi nóng.
H: Chiều dài phần ren là 12,7mm(Ta tuyệt đối không thay loại dài hơn vì khi xupap đội lên sẽ vướng vào phần đầu điện cực và phá hỏng bugi ngay, có khi còn hỏng cả xupap)
SA: Đặc điểm chế tạo thuộc loại bugi bình thường ngon, bổ, rẻ
Riêng bugi có chữ R theo lý thuyết là có điện trở chống nhiễu bên trong nhưng tôi chưa đập ra xem thử nên không chắc lắm. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi thì nếu xe nào dùng IC điện bình thì sẽ dùng Bugi có chữ R, và(hoặc) chụp bugi có điện trở phụ.
Theo kiến thức điện tử của mình thì tôi nghĩ điện trở kia làm nhiệm vụ chống nhiễu ngăn xung cao tần phản hồi ngược lại làm hỏng mạch tăng áp trong IC. Hoặc cũng có thể làm tăng trở kháng vào của bugi nên duy trì được điện áp cao trên đầu điện cực.
Tôi không phải là dân điện tử cũng chỉ là tò mò tự học nên không đủ kiến thức về cái này hi vọng có bác nào rành hơn giải thích hộ .