What's new

[Chia sẻ] Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

He he !!
Chắc các bạn cảm thấy ngày chạy như vậy là điên (thú thật mình cũng thấy hơi điên thật :D) lúc còn là sinh viên mình học ở sài gòn còn nhà mình ở tuy hòa phú yên ( 550km) . lúc đó hoàn cảnh khó khắn nên tiền tàu xe về tết là cả một vấn đề , đến khi đi làm cũng không thể chủ động được thời gian về nên cũng không thể mua vé trước được mà tới lúc xác định được thì hết vé mất tiêu rùi, cũng ngại cái khoản phải chờ đợi để mua được tấm vé về quê . Cứ khoản từ 26 - 30 âm lịch trên đoạn đường quốc lộ nhiều tốp bạn trẻ cùng quê chạy xe máy về , đà nẵng, quãng ngãi , bình định, phú yên và các tỉnh gần hơn , về đông và tấp nập lắm .Với đoạn đường gần 1000 km ( đà nẵng 950 km) , các bạn ấy vẫn chạy trong ngày đi từ 3h sáng đến khuya thì tới ( mình cũng lo ngại cho các bạn ấy vì đi toàn các loại xe wave, rim, ) nhưng năm nào cũng thấy có xe đà nẵng chạy về từ sáng sớm. Mình cũng từng xuyên việt trong 44 ngày ( hornet 600), đoạn đường lúc đi thì mình chạy chậm lắm khoản 250 km / ngày còn lúc về có ngày mình chạy trên 700 km . Ở đây mình chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm chứ không nâng cao thành tích, hay chiến tích gì cả :D. NHiều lúc dân phượt có cái điên, chắc các bạn cũng hiểu cái điên của dân phượt là sao rùi hén :D , thank các bạn
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

PHM là tay non, chặng đường xa nhất đi bằng xe 2 bánh trong ngày là 300km, từ Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đi Cần Thơ, kéo dài 7h 10' bao gồm thời gian nghỉ ngơi và em chạy khá chậm. Kinh nghiệm là làm sao cho trọng lượng tác động lên cái bàn tọa là ít nhất và để cái bàn toạn thỏai mái, máu lưu thông từ đầu đến thuận lợi. Chống ê mông thì em đang chờ kinh nghiệm của các cụ, có lẽ cách dùng vật êm chêm mông của cụ gì đới là 1 cách hữu dụng mà em sẽ thử. Bản thân em thấy khi chạy xe 2 bánh lái nên giữ thẳng sống lưng, thở bằng bụng nhiều một chút để đỡ mỏi lưng, thư giãn cái cần cổ sau tầm 15'. Khỏang 40 - 70 km nghỉ một lần, không chạy nhanh khi có gió lớn, nên dừng chân khi có mưa và trời nắng chói chang. Chỉ chạy liên tục quãng đường 100 -150 km trong tình trạng thể lực thật tốt và có việc thật gấp.
Đổi với tình trạng ôm ngủ gật, lấy cái balo to oành ra để chính giữa xế và ôm, nới dài dây mang ra chút, khoát qua vai xế rồi ôm ôm luôn cái balo mà ngủ, gật luôn trên cái balo . Cách này giúp ôm có điểm tựa đỡ mỏi lưng mà không tì nặng lên xế.

Chút múa may hoa hòe cùng các vị phượt gia, mong được các vị cùng chia sẻ.
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

XẾ & ÔM - những câu hỏi

Mình định trao đổi về tư duy trước khi đi vào thực tế với những góc cạnh trong quan hệ Xế-Ôm. Nhưng lại thấy như vậy có vẻ ‘lý thuyết suông’ quá nên đảo lại, đi ngay vào việc thật người thật.

Cách xử lý quan hệ X-Ô thực tế tùy thuộc rất nhiều vào tính cách, quan điểm, thói quen của ace. Trong một chuyến phượt, có vô vàn tình huống mà xế và ôm không biết làm sao, hoặc cảm thấy khó xử. Nếu xế, ôm cùng giới thì đơn giản hơn. Nếu chúng ta cùng suy nghĩ trước cho nhiều tình huống, thì có thể sẽ ứng xử hay hơn. Vây tôi cứ xin đề cập những tình huống khó hơn, để ace cho ý kiến (?). Tình huống giả định sẽ là:

• Đường đi dài hơn 4h, có những tình huống khó khăn…
• khi xế và ôm là hai bạn nam và nữ trẻ, (không/chưa bị ràng buộc bởi hôn nhân);
• Là hai người vừa mới quen biết nhau khi khởi hành;
• Người cầm lái ban đầu là nam. Sức khỏe, tinh thần cả hai bình thường

Để cụ thể tôi xin đưa ra vài câu hỏi như sau:

1 Ai là người cầm lái? Hay: có nên đổi vai không?
2 Ôm có nên ôm xế không?
3 Xế có nên quàng tay ra sau ôm ôm không?
4 Buồn ngủ, ôm có thể ôm xế để ngủ?
5 Ôm buồn ngủ, xế làm gì?
6 Xế buồn ngủ, ôm làm gì?
7 Ôm có cần chăm sóc xế như đưa nước, đồ ăn, xoa bóp vai… cho xế đỡ mỏi?
8 Khi xe hỏng, thủng săm ai sẽ vá chữa, còn người kia làm gì?
9 Khi dừng xe nghỉ, vào quán, xế ôm có cần quan tâm đến nhau? Ví dụ
10 Trời bất chợt mưa và chỉ có 1 áo mưa: ai sẽ mặc?
11 Ngã xe, xế hoặc ôm bị thương, chảy máu nhẹ: ai? Làm gì?
12 Đi lâu mỏi lưng, xế/ôm tựa vào đâu?

Trong thực tế sẽ còn vô vàn các tình huống phức tạp hơn, khỏ xử hơn. Chúng ta lại bị ràng buộc bởi rất nhiều các qui tắc, luật lệ, đạo đức và nhiều khi không biết cái gì có thể làm,cái gì không nên làm…(???)

Cá nhân tôi thì luôn theo nguyên tắc: xác định nhanh mục đích gì cao hơn, quan trọng hơn thì ưu tiên mục đích đó. Ví dụ: nếu ôm ngủ gật, rất dễ bị ngã thì tôi sẽ đ/n ôm cho tôi buộc cô ấy vào người tôi (không cần buộc chặt) chẳng hạn. Vì tôi cho rằng sự an toàn của ôm là cao hơn sự bất tiện khi va chạm nam-nữ.
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

@fansi: buồn ngủ( xế/ôm) -> kiếm chỗ ngủ. Không nên chạy tiếp vì khả năng tai nạn rất cao.
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

@fansi: Em nghĩ có nhiều chuyện ko cần thiết phải quan trọng hóa vấn đề như thế, bây giờ ai cũng đòi bình đẳng giới đó thôi, như thế thì chỉ cẩn X/Ô thoải mái thỏa thuận rõ với nhau trước để hiểu nhau sẽ dễ dàng hơn nhiều, ex: Ô mệt có thể ôm, X mỏi có thể nhờ Ô đấm lưng, ...Nói chung là đã đi cùng nhau thì nên quan tâm chăm sóc lẫn nhau, như thế sẽ thân thiện hơn và đi nhau được lâu dài hơn.
@ chumbao: mệt ngủ -> ngủ ntn nhỉ? chung hay riêng hả bác???? :D
Chúc mọi người an toàn trên những chuyến đi.
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

Đi đường dài không tránh khỏi việc xế....buồn ngủ hoặc mệt. Nhưng nhiều xế vẫn.....giữ ý, không để cho ôm xế đâu! Một số xế thì ok sự chia sẻ đó, 1 số thì....nhất quyết không để ôm xế! (kiểu như không ngồi sau xe con gái bao giờ)
Mình nghĩ, nếu trong quá trình di chuyển mà xế mệt thì cũng nên nhận sự chia sẻ đó nếu ôm đề nghị đc xế và ôm có khả năng xế được trên đoạn đường đó. Đi đâu quan trọng nhất là sức khỏe, nếu không đảm bảo sức khỏe thì chuyến đi coi như không thành công rồi!
Các xế thấy thế nào nhỉ???
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

@fansi: buồn ngủ( xế/ôm) -> kiếm chỗ ngủ. Không nên chạy tiếp vì khả năng tai nạn rất cao.

V/d buồn ngủ chắc các phượt thủ đã trải qua, và thấy rất nguy hiểm. Nhưng nếu có thể ngủ (chợp mắt ~15 chút) thì có thể tỉnh táo ít nhất thêm 1h (với mình). Với xế thì đã buồn ngủ theo mình là nên dừng lại để ngủ. Khi dừng để chợp mắt như vậy, tốt hơn cả là hai người hãy tựa lưng vào nhau mà ngủ, hoặc tạo tư thế cho bạn mình ngủ.

Riêng ôm thì theo mình có thể xử lý theo vài cách:
- Kê tay hoặc đầu vào lưng xế, gục đầu xuống để ngủ. Tư thế này đỡ đụng cham nhau, nhưng không thật thoải mái và an toàn lắm.
- Ôm xế mà ngủ: tư thế an toàn là tựa ngực, đầu hẳn vào lưng xế với tay ôm eo (để giữ và xế cũng cảm nhận khi nào tay buông xuôi). Thật tình mình thấy cách này ổn, nhưng rất nhiều bạn gái không chấp nhận vì trông rất suồng sã và quá 'thân mật'. Mình chỉ đ/n cách này khi ôm vừa buồn ngủ vừa mệt. Mình đã chứng kiến 1 ôm nữ mệt lả, nôn, đau, buồn ngủ... sau chuyến leo núi ở Xuân Sơn. (Mình không phải xế của ôm này).
- Tựa lưng vào xế ngủ: là tư thế ôm ngồi xoay ngược lại, lưng và đầu ngửa ra sau tựa vào vai xế. Tư thế này tuy đỡ 'nhạy cảm' hơn, nhưng không an toàn lắm. Ở cả hai tư thế ngồi trên đây, xế có thể tựa lưng vào ôm cho đỡ mỏi.
 
Last edited:
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

Việc ê mông khi đi đường dài thì mình thường đứng thẳng lên 1 lát. Cảm giác đỡ hẳn liền
Nên có 1 balo hành lý cột phía sau ôm. Tránh trường hợp ôm ngủ gật và bị bật ra sau.
Tiện 1 điều nữa là có thể dựa ra sau nghỉ và tạo thế săn ảnh trên đường phượt.

Riêng ôm thì theo mình có thể xử lý theo vài cách:
- Kê tay hoặc đầu vào lưng xế, gục đầu xuống để ngủ. Tư thế này đỡ đụng cham nhau, nhưng không thật thoải mái và an toàn lắm.
- Ôm xế mà ngủ: tư thế an toàn là tựa ngực, đầu hẳn vào lưng xế với tay ôm eo (để giữ và xế cũng cảm nhận khi nào tay buông xuôi). Thật tình mình thấy cách này ổn, nhưng rất nhiều bạn gái không chấp nhận vì trông rất suồng sã và quá 'thân mật'. Mình chỉ đ/n cách này khi ôm vừa buồn ngủ vừa mệt. Mình đã chứng kiến 1 ôm nữ mệt lả, nôn, đau, buồn ngủ... sau chuyến leo núi ở Xuân Sơn. (Mình không phải xế của ôm này).

Mình đồng ý với việc ôm xế để ngủ nhưng với các bạn nữ (nhất là chưa quen thân) thường ngại chuyện ôm. Đợt đi miền Tây vừa rồi cũng gặp vs ôm của mình :D. Xế dễ bị phân tâm khi lái và cũng dễ lạc tay lái khi bất chợt ôm ngã về 1 bên.
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

Đi thế nào cho thấy thoải mái nhất là sẽ khoẻ, vừa di vừa uốn éo, vặn vẹo 1 tí, khoảng vài chục cây lại dừng nghỉ phát, tranh thủ giải quyết nỗi buồn :d
Không gì thoải mái bằng đi ... ái kịp thời =))
 
Re: Xế & ôm: Làm sao để luôn đảm bảo sức khỏe trên đường dài?

Xế và ôm khi đã lên cùng 1 xe cũng như cùng 1 trí tiến đến đich,cả 2 nên hợp tác đồng tâm hợp lực để đi,cần trao đổi chia sẻ niêm vui nỗi buồn,ôm nêu qua những doạn đổ đèo hay đi đường thì không nen ngồi quá xa xế,hoặc ngồi sát về sau như vậy sẽ tạo khoảng cách giữa 2 người,xế lái xe rất khó vì xe sẽ bị láng và lắc xe,và tránh khi đổ đèo sẽ bị văng ra ngoài
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,136,050
Members
192,485
Latest member
parkinhollie1
Back
Top