What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
@ Miên nữ: tuổi trẻ mình có 2 giai đoạn thì giai đoạn ở Đn lâu nhất cỡ 18 năm mà, mình hiểu và có tìm hiểu sơ lược về văn hóa chăm từng trầm trồ khi được đến Mỹ sơn lần đầu cách đây cũng gần 10 năm rồi mặc dù lần đó cái nhận xét đầu tiên về Mỹ sơn là giống cái lò gạch cũ đã bị các anh bảo vệ mắng té tát!
Viện cổ chàm mình vào lần đầu là năm 1991 và ấn tượng đầu tiên là sợ, sợ cái ánh mắt của các pho tượng đến mức ko dám vào tiếp mà phải chạy ra sân nhưng dần đà viện cổ chàm là nơi một thằng sống ở tỉnh lẻ có chút tự hào để giới thiệu khi có khách phương xa đến thăm.

Nhân tiện xin giới thiệu thêm về một người đàn ông đã góp công khá lớn trong việc bảo tồn và khôi phục Mỹ Sơn :
Người tái tạo gạch Chăm và xây Tháp Chàm ở thế kỷ 21 - ông Lê Văn Chỉnh đã trút hơi thở cuối cùng sau cơn bạo bệnh xuất huyết não. Ông ra đi, lặng lẽ cũng như cuộc tìm tòi, phát kiến, tái tạo những viên gạch Chăm suốt 20 năm ròng rã (báo SGGP đã có bài viết đăng ngày 9-11-2004). Ngày ông Chỉnh qua đời cũng là ngày những ngôi đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) chói rạng hào quang trong đêm hội Hành trình di sản…

Ra đi khi tâm nguyện còn dang dở

Chúng tôi tìm về cánh đồng Phú Bình, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam khi mọi việc an táng ông Chỉnh đã xong xuôi. Rất ít người biết tin về sự ra đi đột ngột của ông Chỉnh. Ngay cả ông Phan Thanh Bảo, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Di tích Quảng Nam cũng chỉ hay tin và đến viếng ông Chỉnh 4 ngày sau khi ông qua đời.

Đám tang ông Chỉnh, theo lời kể của những người dân Phú Bình cũng chẳng có gì đặc biệt so với các đám tang khác ở làng quê nghèo nhưng điều mà mọi người chú ý nhất khi đến thắp nhang tiễn đưa ông là cái lò gạch còn ngún khói ở góc vườn. Vì cái lò gạch này và vì tâm huyết một đời của ông Lê Văn Chỉnh mà nhà ông cứ mãi nghèo. Nghèo đến mức ông Phan Thanh Bảo, sau khi viếng ông trở về, cứ than thở: “Cái bàn thờ cũng nhỏ, không có chỗ để đặt trái cây thắp hương…”.
picture.php

Ông Lê Văn Chỉnh giới thiệu loại lá bời lời làm chất phụ gia cho gạch Chăm.
Chẳng ai trách ông Chỉnh vì quá đam mê tìm tòi phát hiện ra bí ẩn của những viên gạch Chăm mà để gia cảnh nghèo túng. Người ta chỉ tiếc cho ông đã sớm ra đi khi tâm nguyện còn dang dở và khi mà công trình nghiên cứu một đời của ông đã bắt đầu thuyết phục được các cấp ngành quản lý cũng như thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận…

Sau bao năm tìm tòi, ông Chỉnh đã tái tạo được nhũng viên gạch Chăm đúng với nguyên mẫu gạch Chăm xưa để không bao giờ bị thối rữa cũng như không có một loài rêu nào bám phủ được trên nó... Cùng với việc dốc hết gia tài cho ra đời những mẻ gạch Chăm, ông Chỉnh còn tìm ra chất phụ gia kết dính và “ phương pháp mài chập” để các viên gạch tự chồng khít lên nhau không cần có sự can thiệp của vữa hồ…

Thành quả lớn nhất của cuộc đời ông Lê Văn Chỉnh chính là 2 ngôi tháp Chăm sừng sững tại số 222 đường Trần Phú và Khu du lịch Suối Lương, dưới chân đèo Hải Vân (Đà Nẵng). Với hai ngôi tháp này, ông được mệnh danh là người xây tháp Chàm ở thế kỷ 21. Mất trọn đời người để xây nên 2 tòa tháp nhưng thật éo le vì tháp xây xong mà ông lão 64 tuổi Lê Văn Chỉnh vẫn còn nghèo… xơ xác ! Tuy nhiên, cũng từ 2 ngôi tháp này, ông Chỉnh được mời chào, tiếp cận những hợp đồng lớn. Tất cả, đang còn trong hứa hẹn thì ông đã vội ra đi, hóa thân vào cõi vĩnh hằng…
picture.php

Tháp chăm trong nhà hàng apsara đường Trần Phú -ĐN nơi ông Chỉnh thử nghiệm gạch chăm
nguồn:http://gilaipraung.com/kadha/vĩnh-biệt-người-xây-tháp-chàm-ở-thế-kỷ-21
 
Last edited:
@ Miên nữ:

Hồi bé em cũng được ở Đà Nẵng 1 năm. Đà Nẵng bây giờ có còn vẻ tỉnh lẻ nữa đâu ạ, đến Đà Nẵng mà nhớ Đà Nẵng. Bảo tàng Chàm ngày trước sơn màu vàng nhạt, nằm giữa vườn hoa sứ, vừa rồi ghé ngang thấy đã sơn đỏ chóe rồi, nhức mắt quá nên không vào nữa :D.

Nhà bác Chỉnh ở gần cụm tháp Tam Xuân mà bác Chitto có post bài ở đầu topic này, chừng 5 phút đi xe máy và cách cụm tháp Chiên Đàn cỡ 15 phút đi xe máy thôi. Giữa làng quê xung quanh đó thì rất ít người hiểu được niềm đam mê của bác Chỉnh, bác lại không có điều kiện - mà cũng chẳng màng - giới thiệu công việc của mình ra bên ngoài.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bác Chitto về những bài viết thật tỉ mỉ.
Cái ảnh trên của bác em thấy có bao nhiêu bạn đưa đầu vào để chup, xếp hàng rất là nghiêm trang.
Lúc trước phải đi xe Zeep từ ngoài vào đến khu trung tâm, bây giờ chắc bỏ rồi!


Giờ vẫn còn xe Jeep đưa khách ra vào, nhưng xe của khách cũng có thể ra vào bình thường, nên đám xe Jeep đó mang tính chất du lịch là chính.

Đưa đầu chụp ảnh:

picture.php
 
Lâu rồi ko ai về xứ Quảng ạ, đường bay HN-Tam Kỳ mới mở, e muốn vào thăm xứ Quảng nhưng ko biết lưu trú ở đâu, các bác cho vài chỉ giáo ạ, thanks !
 
Lâu rồi ko ai về xứ Quảng ạ, đường bay HN-Tam Kỳ mới mở, e muốn vào thăm xứ Quảng nhưng ko biết lưu trú ở đâu, các bác cho vài chỉ giáo ạ, thanks !

Đi thì khó chứ ở có gì khó khăn đâu bạn.bạn liên hệ bên topic rủ rê phuot.dn mọi người giúp đỡ cho.còn nếu về Quảng nam thì lhệ có gì mình hỗ trợ,chắc cũng được ít nhiều.
 
Mình là dân Quảng nam ,giờ vẫn sinh sống tại quê nhà,mình hay lang thang những đền tháp vào những ngày mưa gió,lúc đó mới cảm nhận hết được sự hoang vắng,sự hoài niệm về qúa khứ...có lẽ những đặc sản và nơi cần đến Bác Chitto đã dày công post lên rồi,mình bổ sung thêm 1 tính cách đặc sắc của người Quảng là hay cãi.hihi.và mai này đến Tkì mọi người nhớ đến thăm tượng đài Mẹ Thứ,đang được xây dựng trên núi Cấm.
 
Đi thì khó chứ ở có gì khó khăn đâu bạn.bạn liên hệ bên topic rủ rê phuot.dn mọi người giúp đỡ cho.còn nếu về Quảng nam thì lhệ có gì mình hỗ trợ,chắc cũng được ít nhiều.

E cũng GG rồi nhưng vẫn cần hỏi các sư huynh ở đây, từ sb Chu Lai về Tam Kỳ City bao nhiu km? Ks có dễ kiếm ko ạ,từ Tam Kỳ ra Hội An bao nhiu km? Từ Tam Kỳ đi vào Dung Quất bao nhiu km ạ, lần này e mời các cụ nhà e đi chơi cho nên phải chuẩn bị tốt cơ sở lưu trú chứ e đi một mình thì kiểu gì cũng được.Thanks !
 
E cũng GG rồi nhưng vẫn cần hỏi các sư huynh ở đây, từ sb Chu Lai về Tam Kỳ City bao nhiu km? Ks có dễ kiếm ko ạ,từ Tam Kỳ ra Hội An bao nhiu km? Từ Tam Kỳ đi vào Dung Quất bao nhiu km ạ, lần này e mời các cụ nhà e đi chơi cho nên phải chuẩn bị tốt cơ sở lưu trú chứ e đi một mình thì kiểu gì cũng được.Thanks !

Mình nghĩ bên topic này nên để dành đất giới thiệu và cảm nhận về quê hương và con người xứ Quảng của cộng đồng nhà Phượt chúng ta...những gì cần hỗ trợ bạn post bên Rủ rê...mình và anh em sẽ nhiệt tình giúp đỡ...
 
Mình cũng là người xứ Quảng nhưng tiếc là mình chưa đi và chưa hiểu bao nhiêu về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Đọc bài viết của bác Chitto mà ngượng quá :">.
Mình có đứa em đang nghiên cứu về QN, chắc hè này về rủ rê nó tham gia viết bài giới thiệu cho anh chị em gần xa về quê mình. Vì ngoài 2 di sản văn hóa thế giới là Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, QN còn nhiều điểm đến tuyệt vời lắm, như hồ Phú Ninh, hố Giang Thơm, địa đạo Kỳ Anh, khu tưởng niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng,...

E cũng GG rồi nhưng vẫn cần hỏi các sư huynh ở đây, từ sb Chu Lai về Tam Kỳ City bao nhiu km? Ks có dễ kiếm ko ạ,từ Tam Kỳ ra Hội An bao nhiu km? Từ Tam Kỳ đi vào Dung Quất bao nhiu km ạ, lần này e mời các cụ nhà e đi chơi cho nên phải chuẩn bị tốt cơ sở lưu trú chứ e đi một mình thì kiểu gì cũng được.Thanks !
Tìm khách sạn ở TK không quá khó đâu bạn ạ. Từ TK ra Hội An khoảng chừng 40km (mình không giỏi xác định khoảng cách cho lắm :p) nhưng có xe bus thẳng từ TK ra tận Hội An tầm 9h sáng hàng ngày. Đường vào Dung Quất thì mình không rõ lắm vì chưa đi bao giờ. Còn trong thời gian lưu lại TK, nếu cần gì cứ liên lạc với mình. (vào trang cá nhân để trao đổi nhé :D). Chúc bạn có 1 chuyến đi vui vẻ!
 
Mỗi lần lần nghĩ đến những ngôi tháp ấy em cứ thấy buồn buồn vì thời xưa nó là kinh đô kiêu hãnh nay hoang tàn với thời gian..không con cháu mai sau có giữ lại không ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,160
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top