What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
"Đất Quảng Nam chưa mưa mà đã thấm..
Rượu Hồng Đào chưa uống mà đã say.."

Tôi cũng sinh ra và trải qua thời niên thiếu nơi dải đất miền Trung này. "Đất tạo ra người"...dù có đi xa vẫn mãi nhớ về một nơi chốn...
 
Tôi không sinh ra ở dãi đất này, không người thân, cũng chưa từng sống, chỉ là những lần ghé ngang, nhưng không hiểu sao tôi luôn dành cho nơi đây một tình cảm rất đặc biệt. Tôi yêu những xóm làng bình yên, những con người chân chất, những dòng sông lúc hiền hòa, lúc dữ dội. Và những món ăn nơi này tôi đều thử qua, ở SG cũng tìm quán để ăn, và mì quảng là món mà lâu không ăn lại thấy thiếu thiếu, thấy nhớ nhớ.

@ Chitto: Để nhấn nút thanks cho bác thì có lẽ nhấn mỏi cả tay, nên ở đây, tôi thật sự muốn gửi đến bác lời cảm ơn bài viết của bác về thánh địa Mỹ Sơn. Nơi mà tôi rất thích cho dù tôi không hiểu biết nhiều lắm về văn hóa Champa. NHiều người nói với tôi rằng " Mỹ Sơn à, có cái gì đâu ngoài một đống những hoang tàn, những đổ nát, muốn coi tháp thì Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Tuy Hòa có hết" . Nhưng với tôi thì Mỹ Sơn có cái gì đó rất riêng, rất đặc biệt.

Tôi thích cái cảm giác ngồi yên lặng và ngắm nhìn những ngọn tháp trầm mặc, phủ rêu xanh, và tưởng tượng về một nền văn hóa xa xưa, kỳ bí và đầy thú vị.

IMG_1408.jpg
 
(Hình như chỉ thua mỗi thánh địa La Vang)

em vừa chạy Đà Nẵng - Mỹ Sơn về, có ghé qua nhà thờ Trà Kiệu và là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Em ko có ý định là tranh cãi vấn đề chi cả nhưng chỉ hy vọng làm rõ một ít vần đề còn nghi vấn. Có gì ko phải phép Bác bỏ qua cho em nhé!

Trà Kiệu và La Vang đều là những địa điểm Đức Mẹ đã hiện ra trong giai đoạn đọa Thiên Chúa giá bị Triều Nguyễn cưỡng bách. Nhưng chỉ duy địa danh La Vang được Tòa Thánh sắc phong là Vùng Đất Thánh (Thánh Địa La Vang), Và Nhà Thờ La Vang được sắc phong là Vương Cung Thánh Đường La Vang. Còn nhà thờ Trà Kiệu là địa dang Đức Mẹ đã hiện ra (Cũng đã được xác nhận từ Tòa Thánh Vatican) nhưng chưa được nâng lên là Vương Cung Thánh Đường. Hiện nay tại Việt Nam theo như kiến thức đến giờ em biết thì có các Vương Cung Thánh Đường: Nhà Thờ Đức Bà SG - Nhà Thờ Thánh Giuse HN - Nhà Thờ La Vang - Nhà thờ Phú Nhai Nam Định ( các Vương Cung Thánh Đường khi cử hành những Thánh Lễ quan trọng sẽ được phép treo cờ của Roma - cờ có logo 2 chiếc chìa khóa Thánh Phero lồng vào nhau). Em tạm biết tới đó. Hy vọng bổ xung chút ít kiến thức ít ỏi của mình với các Bác!
 
Mình đã nghe rất nhiều huyền thoại về xứ Quảng ! Nhưng chưa được đặt chân và nghiên cứu kỹ về quê hương xứ Quảng, chỉ thấy sự lãng mạn và quật cường của Đất Quảng Nam qua ca khúc "Quảng Nam yêu thương" và "Tình em xứ Quảng"
http://www.youtube.com/watch?v=BYj1qRqBsr8
 
Last edited:
Giúp hộ bạn sáng 30 tết: bạn muốn post youtube thì vào phần mở rộng khi post copy đoạn mã có phần chữ nhúng vào biểu tượng youtube trong phần mở rộng nhé[YT]BYj1qRqBsr8[/YT]
 
Tôi không sinh ra ở dãi đất này, không người thân, cũng chưa từng sống, chỉ là những lần ghé ngang, nhưng không hiểu sao tôi luôn dành cho nơi đây một tình cảm rất đặc biệt. Tôi yêu những xóm làng bình yên, những con người chân chất, những dòng sông lúc hiền hòa, lúc dữ dội. Và những món ăn nơi này tôi đều thử qua, ở SG cũng tìm quán để ăn, và mì quảng là món mà lâu không ăn lại thấy thiếu thiếu, thấy nhớ nhớ.

@ Chitto: Để nhấn nút thanks cho bác thì có lẽ nhấn mỏi cả tay, nên ở đây, tôi thật sự muốn gửi đến bác lời cảm ơn bài viết của bác về thánh địa Mỹ Sơn. Nơi mà tôi rất thích cho dù tôi không hiểu biết nhiều lắm về văn hóa Champa. NHiều người nói với tôi rằng " Mỹ Sơn à, có cái gì đâu ngoài một đống những hoang tàn, những đổ nát, muốn coi tháp thì Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Tuy Hòa có hết" . Nhưng với tôi thì Mỹ Sơn có cái gì đó rất riêng, rất đặc biệt.

Tôi thích cái cảm giác ngồi yên lặng và ngắm nhìn những ngọn tháp trầm mặc, phủ rêu xanh, và tưởng tượng về một nền văn hóa xa xưa, kỳ bí và đầy thú vị.

Kể từ lần đầu đến Mỹ Sơn chơi mình hay nghĩ có 2 việc sau này nên trở lại làm ở Mỹ Sơn.

- Ở lại trong thánh địa vào một đêm trăng tròn.

- Leo qua núi Chúa/hòn Đền để sang bên kia núi, từ bên đấy nhìn qua, ngọn núi lại không có hình chim Garuda mà bầu bầu như bầu sữa mẹ.

Việc 1 thì đã làm hai lần. Việc 2 thì định mãi mà chưa làm lần nào.

Sau này đi thấy nhiều chỗ đền tháp người ta còn tốt quá, so ra thì những gì Mỹ Sơn còn lại đấy vừa đơn điệu vừa tàn tạ. Sau sau nữa, mình phát hiện ra mình nhớ Mỹ Sơn chính bởi nét tàn tạ hoang phế đó mất rồi.
 
MỸ SƠN và Những con Người Bảo tồn

Góp thêm 1 tí dưa cà cho ra đúng phong vị và hy vọng mọi người hiểu thêm về Mỹ Sơn
Trên các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới nói chung và đặc biệt người dân xứ Quãng nói riêng nói đến Mỹ Sơn là nói đến Henri Parmentier và Kazimier Kwiatkowsky đặc biệt là Kazimier Kwiatkowsky (Kazik) người luôn ở trong tim dân xứ Quãng và đặc biệt là dân Hội An.
Henri Parmentier (Paris, 1871 - Phnom Penh, 22/2/1949) là một nhà khảo cổ học người Pháp, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Chăm Pa cổ xưa. Ông góp phần quan trọng trong việc thu thập, bảo tồn những hiện vật thuộc nền văn hóa Chăm Pa tại Mỹ Sơn và phục hồi các di tích Angkor.
picture.php

Ông sinh năm 1871 tại Paris, Pháp và đã tốt nghiệp ngành kiến trúc tại École des beaux-arts de Paris (Trường mỹ thuật Paris) ở Paris.

Cách đây hơn 1 thế kỷ, năm 1898 - 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia. Năm 1901 - 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.

Công việc đầu tiên của ông trong khảo cổ là nghiên cứu tầm quan trọng của các đền thờ Baal-Hammon (thần Saturn của người La Mã) tại Dougga, Tunisia. Tháng 11 năm 1900 ông tới Liên bang Đông Dương[1] và trong thập niên này, ông là thành viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ (ÉFEO) chuyên nghiên cứu và phục hồi các di tích Chăm Pa tại Việt Nam.

Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Parmentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Sau đó, ông tham gia vào các hành trình khảo cổ tại Mỹ Sơn (1901-1904), Đồng Dương và Chánh Lô (1905), Banteay Srey (1906). Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được ông và ông Louis Finot (1864-1935, Giám đốc thứ nhất của Viện Viễn Đông Bác Cổ) công bố. Từ công trình nghiên cứu của ông, người ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A' đến N.

Ông cũng là người chịu trách nhiệm khôi phục lại các đền thờ Po Nagar (Tháp Bà) và Po Klaung Garai tại Nha Trang giai đoạn từ năm 1905 tới năm 1908.

Trong các năm này, ông chuẩn bị cho các chương trình bảo tồn Angkor Wat và các nâng cấp các bộ sưu tập khảo cổ tại bảo tàng của Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội (nay là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Ông cũng góp phần xây dựng Viện bảo tàng của Viện tại Đà Nẵng, (nay là Viện Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng).
picture.php

Nguồn :internet
 
Last edited:
Ngày 2-7-1944, thành phố cổ kính, xinh xắn Lublin của Ba Lan đón chào một công dân mới - Kazimierz Kwiatkowsky.
picture.php

Kazik trước khi đến Việt Nam là kiến trúc sư của P.K.Z – liên hiệp các xí nghiệp trùng tu di tích Ba Lan. Ông là người trực tiếp tham gia trùng tu Vacsava (Ba Lan). Năm 1980, Nhận lời sang Việt NamKTS Kazik đã cùng với các bạn bè của mình đến mảnh đất đầy nắng và gió Quảng Nam giúp Việt Nam bảo quản và phục hồi khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Và số phận đã gắn kết người kiến trúc sư 36 tuổi này với các công trình lăng tẩm Chăm Pa suốt 17 năm trời, từ 1980 đến 1997
picture.php

picture.php

Phác họa của kazik về Mỹ sơn
Nhận lời sang Việt Nam, ông bỏ một hợp đồng trùng tu di tích ở Ai Cập mà người ta trả ông 200 USD/giờ. Những người bạn của Kazik kể rằng gia đình ông ở Ba Lan không có gì khá giả, chỉ là một ngôi nhà xây dang dở với kiến trúc rất đẹp. Người vợ làm giáo viên cùng ba đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Ông quyết định làm việc ở Việt Nam là đồng nghĩa gia đình ông mất đi khoảng thu nhập đáng kể. Vậy nhưng, trong một lần sang thăm Việt Nam, Kazik đã thuyết phục được vợ lên đến Mỹ Sơn và người đàn bà đó đã yên tâm mỉm cười ra về vì bà biết, đến bà còn yêu Mỹ Sơn nữa huống gì là chồng bà. 17 năm, Kazik đi đến rất nhiều các di tích ở Việt Nam. Từ địa đạo Củ Chi, tháp Chiên Đàn, Dương Long, Pônagar, Tháp Đôi, Poklonang Garai, Huế... Trên tay ông, những viên gạch không bao giờ nguội lạnh. Nhưng có lẽ Mỹ Sơn là nơi gắn bó lâu nhất với ông – hơn 16 năm.
Người dân Mỹ Sơn từ những năm 80 của thế kỷ 20 kể lại rằng, cố kiến trúc sư Kazik đã từng một mình âm thầm dựng lán trại sống giữa khu rừng núi Mỹ Sơn trong một cái lán che tạm bằng tranh tre nứa lá, ăn cơm nguội, rống nước khe và hàng đêm sưởi ấm bằng lửa để nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ, lấy tư liệu làm cơ sở cho việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn sau này.
Trong việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn, quan điểm của Kazik luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc là gìn giữ nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đã được đưa vào để gia cường.
Với cách làm này, các ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng phần mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có.
Đã hàng vạn ngày đêm, Kazik luôn trăn trở, suy tư như ông đã từng nói: “Người Chăm pa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là bảo tàng điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới có thể hiểu biết hết...”
Ông cùng đồng nghiệp đã dành trọn cuộc đời mình cùng tâm huyết cho công tác khảo sát, trùng tu Mỹ Sơn, trả lại ánh hào quang vốn có thuở xưa của một di sản văn hoá nhân loại.
Với thiện tâm và công sức ấy, Kazik xứng đáng được người dân Mỹ Sơn tôn vinh và tặng danh hiệu “Công dân danh dự của Mỹ Sơn”.
xuất phát từ tình cảm và sự tri ân đối với cố kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (Kazik), Thị xã Hội An và Tỉnh Quảng Nam đã quyết định dựng tượng KTS Kazik tại Vườn hoa 138 Trần Phú, Hội An.
picture.php
 
Ngày 2-7-1944, thành phố cổ kính, xinh xắn Lublin của Ba Lan đón chào một công dân mới - Kazimierz Kwiatkowsky.
picture.php

Kazik trước khi đến Việt Nam là kiến trúc sư của P.K.Z – liên hiệp các xí nghiệp trùng tu di tích Ba Lan. Ông là người trực tiếp tham gia trùng tu Vacsava (Ba Lan). Năm 1980, Nhận lời sang Việt NamKTS Kazik đã cùng với các bạn bè của mình đến mảnh đất đầy nắng và gió Quảng Nam giúp Việt Nam bảo quản và phục hồi khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Và số phận đã gắn kết người kiến trúc sư 36 tuổi này với các công trình lăng tẩm Chăm Pa suốt 17 năm trời, từ 1980 đến 1997
picture.php

picture.php

Phác họa của kazik về Mỹ sơn
Nhận lời sang Việt Nam, ông bỏ một hợp đồng trùng tu di tích ở Ai Cập mà người ta trả ông 200 USD/giờ. Những người bạn của Kazik kể rằng gia đình ông ở Ba Lan không có gì khá giả, chỉ là một ngôi nhà xây dang dở với kiến trúc rất đẹp. Người vợ làm giáo viên cùng ba đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Ông quyết định làm việc ở Việt Nam là đồng nghĩa gia đình ông mất đi khoảng thu nhập đáng kể. Vậy nhưng, trong một lần sang thăm Việt Nam, Kazik đã thuyết phục được vợ lên đến Mỹ Sơn và người đàn bà đó đã yên tâm mỉm cười ra về vì bà biết, đến bà còn yêu Mỹ Sơn nữa huống gì là chồng bà. 17 năm, Kazik đi đến rất nhiều các di tích ở Việt Nam. Từ địa đạo Củ Chi, tháp Chiên Đàn, Dương Long, Pônagar, Tháp Đôi, Poklonang Garai, Huế... Trên tay ông, những viên gạch không bao giờ nguội lạnh. Nhưng có lẽ Mỹ Sơn là nơi gắn bó lâu nhất với ông – hơn 16 năm.
Người dân Mỹ Sơn từ những năm 80 của thế kỷ 20 kể lại rằng, cố kiến trúc sư Kazik đã từng một mình âm thầm dựng lán trại sống giữa khu rừng núi Mỹ Sơn trong một cái lán che tạm bằng tranh tre nứa lá, ăn cơm nguội, rống nước khe và hàng đêm sưởi ấm bằng lửa để nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ, lấy tư liệu làm cơ sở cho việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn sau này.
Trong việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn, quan điểm của Kazik luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc là gìn giữ nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đã được đưa vào để gia cường.
Với cách làm này, các ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng phần mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có.
Đã hàng vạn ngày đêm, Kazik luôn trăn trở, suy tư như ông đã từng nói: “Người Chăm pa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là bảo tàng điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới có thể hiểu biết hết...”
Ông cùng đồng nghiệp đã dành trọn cuộc đời mình cùng tâm huyết cho công tác khảo sát, trùng tu Mỹ Sơn, trả lại ánh hào quang vốn có thuở xưa của một di sản văn hoá nhân loại.
Với thiện tâm và công sức ấy, Kazik xứng đáng được người dân Mỹ Sơn tôn vinh và tặng danh hiệu “Công dân danh dự của Mỹ Sơn”.
xuất phát từ tình cảm và sự tri ân đối với cố kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (Kazik), Thị xã Hội An và Tỉnh Quảng Nam đã quyết định dựng tượng KTS Kazik tại Vườn hoa 138 Trần Phú, Hội An.
picture.php

Lúc nhỏ, lần đầu tiên được người lớn dắt đến Mỹ Sơn, mình đã thấy KTS Kazik rồi. Hồi đó ông ở lì trong tháp, hoặc đi sâu vào trong rừng để tìm hiểu, có lần sém bị bom còn sót lại nổ trúng. Ấn tượng về 1 người nước ngoài yêu, hiểu và "hy sinh" cho Mỹ Sơn như thế khiến cho sau này mình chịu khó đọc về Mỹ Sơn và tháp Chàm hơn. Tượng ông được dựng ở Hội An ngay trong phố cổ, rất trang trọng. Nhưng nếu dựng tượng Kazik ở Mỹ Sơn thì hay hơn nhiều.

H. Parmentier mà bạn nói ở trên cũng là một người mà ai tìm hiểu về Mỹ Sơn cũng biết. Ông là người phản bác giả thuyết/truyền thuyết cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, xong đẽo gọt lên rồi mới nung cả cây tháp trong một lò gạch khổng lồ. Theo Parmentier, gạch mộc không thể chịu nổi trọng lượng của 20, 30 mét cao của khối đất nung.

Vì như đã nói, những tháp đẹp nhất, tiêu biểu nhất của khu thánh địa đã bị chiến tranh, thời gian và con người tàn phá, mình vẫn tin vào điều mà B. Groslier - nhà nghiên cứu mỹ thuật Đông Phương nói. Rằng các tháp Chàm đẹp hơn đền tháp Khmer về mặt cấu trúc; vẻ đẹp của nó còn ở ý thức tôn trọng bản chất chất liệu xây tháp của người Chăm (gạch). Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu và sáng sủa hơn, tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua.

Nếu đã đến Mỹ Sơn và cảm thấy "có tình ý" với nó, bạn gắng đến Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng luôn. Ở đó còn lưu giữ nhiều tác phẩm đẹp mang về từ Mỹ Sơn, như mi cửa, đài thờ, tượng thần Ganesa đứng & ngồi của khu tháp E1 (nay đã không còn gì). Và nhiều tác phẩm khác nữa.

Có nhiều cách để cảm nhận vẻ đẹp Mỹ Sơn, không chỉ bằng những gì ít ỏi còn lại mà ta thấy bằng mắt. Như nhìn một mỹ nhân về già mà mường tượng ra nhan sắc khuynh thành mà nàng từng có, và những nếp nhăn là dấu ấn của cuộc đời sóng gió lãng mạn hào quang. Mỹ Sơn cũng thế. Khi đứng giữa khu đền đài, cứ thử cảm thấy như đang quay về quá khứ, tất cả vẫn còn nguyên vẹn, và từ hướng ngọn núi Chúa linh thiêng từng đoàn hành hương đang tiến vào khu thánh địa...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,175
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top