What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
Lỡ spam rồi bùm luôn nha bác Chit. Đúng như bác oilman mô tả, bánh bèo miền trung làm trong cái chén, thường là to để ăn trừ cơm luôn. Nước phải nóng thì bánh mới có xoáy. Cái xoáy này sẽ làm bánh đẹp hơn và có chỗ để cháy tôm. Nhưng ngoài ra, nếu bánh không xoáy thì sẽ không đúng bánh bèo mà bạn nên chuẩn bị phụ liệu xơi bánh đúc cho nó chuẩn.:LL
 
Cảm ơn bác Chitto đã viết rất hay về quê nội của tôi> Nhưng tôi xin góp ý kiến về một vấn đề như sau: tháp Chàm đầu tiên mà bác gọi là tháp Bằng An thật sự là tháp Bang An. Vì nó nằm ở thôn Bàng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Cảm ơn bác
 
Bốn phía vây quanh Mỹ Sơn là núi. Con đường duy nhất ra vào là từ phía bắc, do đó du khách sẽ đến thẳng ngay phía tây của khu đền tháp, ngay sau lưng tháp chính thuở xưa - mà giờ chỉ còn là nền đá và những tấm đá lớn đổ nát.

Đặc biệt nhất trong các núi vây quanh là ngọn Mahaparvata ở phía Nam. Ngọn núi này không thẳng lên trời mà lại khum sang phía đông, giống hình một cái đầu chim khổng lồ, được coi là hình của đầu chim thần Garuda, chim thần có thể nuốt được cả mặt trời.
(Garuda là biểu tượng trên quốc huy Indonesia, Thái Lan, hàng không quốc gia Indonesia)




Ngọn Mahaparvata này dân địa phương còn gọi là núi Chúa, hay hòn Đền. Ngày xưa đã từng có một con đường chính thức để người Chăm đi vào thánh địa của họ men theo ngọn núi này - hướng đi từ phía mặt trời mọc. Ngày nay nếu muốn đi như vậy, bạn phải leo qua hòn Đền, từ địa phận huyện Quế Sơn băng sang (Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên bên này núi). Bên kia núi Chúa là những vùng đồi mà nhà thơ Bùi Giang thời trẻ đã từng chăn dê và viết nên những vần thơ "Anh lùa bò vào đồi sim trái chín" bất hủ :D. Người Chăm xưa hành hương vào thánh địa theo con đường men dọc chân núi Chúa từ hướng Đông. Phải đi từ Đông sang Tây - từ bình minh đến hoàng hôn - từ âm đến dương. Ngày nay chúng ta phải đi hướng ngược lại, tức đã đi “ngược đường” mà không biết.

Khi Miên Nữ lang thang ở đây 1 bác ở địa phương quả quyết nếu muốn đi, bác sẽ dẫn đường, vì bác đã từng lặn lội trong rừng núi Chúa để… tìm trầm (thời đó hình như việc tìm và bán trầm là việc cấm). Sáng tinh mơ bắt đầu leo, chiều tà sẽ đến chân tháp. Nhưng rồi không ai dám đi, vì nghe kể thỉnh thoảng bom mìn vẫn nổ lác đác trên núi (cố KTS người Ba Lan Kazik - người giữ kỷ lục ở lì lâu nhất trong khu tháp cả ngày lẫn đêm đã từng mấy lần sém chết vì bom mìn khi đi sâu vào hướng Đông Mỹ Sơn để khảo sát); và cả thú dữ. Đó là những năm 2000 - 2001.

Ngôi tháp trong hình là B5 theo phong cách Mỹ Sơn A1 - một trong những tháp đẹp nhất và còn nguyên vẹn ở Mỹ Sơn ngày này với mái hình yên ngựa duyên dáng, các bờ tường được chạm trổ công phu. Ở phía dưới còn phần nền tháp thật ra là tháp B1 đang xây dựng dở dang. B1 là ngôi tháp cuối cùng được xây ở Mỹ Sơn, trước khi các vua chúa Chămpa phải bỏ lại Mỹ Sơn mà di dời về hướng Nam, xây dựng đền tháp rải rác dọc miền duyên hải Trung Bộ theo phong cách kiến trúc cuối cùng: phong cách Bình Định. Tháp B1 cũng là tháp duy nhất trong kiến trúc Chămpa có phần chân, nền bằng đá.

Mỹ Sơn mà chúng ta nhìn thấy ngày nay chỉ là phần đổ nát ko nguyên vẹn và mất đi những kiến trúc đẹp nhất, ví như tháp Mỹ Sơn A1 với vẻ đẹp lộng lẫy hoành tráng. Lúc còn bé, Miên Nữ từng nhìn thấy bức hình ông bà ngoại chụp bên tháp này thời thánh địa vừa được tìm thấy và cho tham quan, trước khi chiến tranh nổ ra và tàn phá tất cả.
 
Last edited:
Một số bức tượng ở Mỹ Sơn, cũng như nhiều nơi khác bị mất đầu. Không biêt phần đầu những bức tượng này về đâu. Một phần do người Pháp đã mang đi. Khi những người chiếm đóng về nước, họ không mang được cả pho tượng đi, nên đã chặt lấy đầu, là phần tinh hoa nhất.

Điều này cũng tương tự một số pho tượng chùa ở miền Bắc, tượng Khơ Me ở Campuchia.

2434679053a383a3.jpg

Một giả thuyết nữa là quân dân Việt ta khi lấn chiếm vùng đất này từ những thế kỷ trước trước nữa đã trảm các pho tượng. Một hành động bắt nguồn sâu xa từ bất đồng tín ngưỡng và cao vọng thôn tính. Tượng Shiva ngồi trong hình dù mất đầu vẫn còn đầy vẻ thần thánh uy nghi. MN hay đứng sau lưng tượng, ngắm hoàng hôn buông xuống trên những đền tháp cũng cụt đầu. Sau này tiếc là mỗi lần về Quảng cũng ko thu xếp rẽ vào Mỹ Sơn nữa.
 
Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã tìm ra thánh địa Mỹ Sơn, và cũng chính họ đã bẻ cổ các pho tượng ấy đem về Cổ Viện Chàm Đà Nẵng và ...Pháp Quốc nữa.
Về phần kỹ thuật xây tháp của người Chăm Pa cho đến giờ nầy hình như các nghiên cứu khoa học vẫn chịu pó-tay.
 
Nói về mì Quảng thì chỉ có ba loại nhưn là gà, tôm cua và thịt heo.
Mì tôm cua chính hiệu mì Quảng là mì Phú Chiêm ( Điện Phương, Điện Bàn ) ngay phía bắc cầu Câu Lâu. Các mẹ, các chị ở đây vẫn hay gánh bán rong tại các vùng quê khác. Ăn rong nhưng cái ngon của tô mì thì hết chê.
Mì gà hiện nay ăn ngon nhất là ở quán Năm Dào ( Phía tây thị trấn Tân An, Hiệp Đức)
Mì thịt heo thì ngay quán Ngả ba Chiên Đàn ( Tên gì mình quên!)
Hiện nay đang phổ biến dạng mì cá lóc ăn rất là ngon, đặc biệt tại thị trấn Hà Lam.

Mì Quảng đơn giản nhưng nó là đặc trưng cho tính cách Quảng : Đơn giản, đậm đà. Ăn một lần du khách sẽ rất khó quên. Cũng như con người đất Quảng: Đối với bạn bè mộc mạc, đơn giản nhưng chân tình.
 
Nói về mì Quảng thì chỉ có ba loại nhưn là gà, tôm cua và thịt heo.
Mì tôm cua chính hiệu mì Quảng là mì Phú Chiêm ( Điện Phương, Điện Bàn ) ngay phía bắc cầu Câu Lâu. Các mẹ, các chị ở đây vẫn hay gánh bán rong tại các vùng quê khác. Ăn rong nhưng cái ngon của tô mì thì hết chê.
Mì gà hiện nay ăn ngon nhất là ở quán Năm Dào ( Phía tây thị trấn Tân An, Hiệp Đức)
Mì thịt heo thì ngay quán Ngả ba Chiên Đàn ( Tên gì mình quên!)
Hiện nay đang phổ biến dạng mì cá lóc ăn rất là ngon, đặc biệt tại thị trấn Hà Lam.

Mì Quảng đơn giản nhưng nó là đặc trưng cho tính cách Quảng : Đơn giản, đậm đà. Ăn một lần du khách sẽ rất khó quên. Cũng như con người đất Quảng: Đối với bạn bè mộc mạc, đơn giản nhưng chân tình.


Quán mì (nhưn (nhân) thịt gà lẫn thịt heo) ở ngã ba Chiên Đàn thường gọi là mì Kỳ Lý (Kỳ Lý là tên từ xưa của địa danh xã Tam An nơi có quán mì, trước thuộc thị xã Tam Kỳ, nay thuộc huyện Phú Ninh). Quán này rất gần tháp Chiên Đàn. Từ hướng hồ Phú Ninh, có 1 con đường ít người phượt hơn để lên Khâm Đức - đường Hồ Chí Minh so với đường từ ngã ba Cây Cốc, nhưng cung này đẹp hơn nhiều với nhiều suối thác ven đường, rừng cao su..., vài quãng đèo nhỏ xinh có ruộng bậc thang, còn đi ngang qua ngôi làng ngõ đá quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng nữa.

Ngoài những mì Phú Chiêm, Hiệp Đức, phía Nam Quảng Nam còn vang danh mì Cây Trâm (ngã ba Cây Trâm, huyện Núi Thành) với đặc trưng mỗi tô mì có 1 con cua lột. Nay thì nhiều mì Cây Trâm nhưng ko còn ngon nữa. Khu này có bãi biển đẹp tuyệt vời là bãi Bàn Than xã đảo Tam Hải, trên đường đi Hố Giang Thơm. Chắc vì MN là new mem nên ko đc post hình, mình có nhiều hình chụp bãi biển này, còn hoang sơ và đẹp lắm tiếc là dân địa fương ko có ý thức gìn giữ nên đường vào hơi bị ko được sạch, hehe.
 
Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã tìm ra thánh địa Mỹ Sơn, và cũng chính họ đã bẻ cổ các pho tượng ấy đem về Cổ Viện Chàm Đà Nẵng và ...Pháp Quốc nữa.
Về phần kỹ thuật xây tháp của người Chăm Pa cho đến giờ nầy hình như các nghiên cứu khoa học vẫn chịu pó-tay.

Khi vùng cố đô Trà Kiệu nơi này bị dâng cho Hồ Quý Ly vào đầu thế kỉ 15, khu thánh địa rơi vào quên lãng mãi cho đến cuối thế kỷ 19. Cũng như Đà Lạt, Mỹ Sơn là do một người Pháp đã (tái) phát hiện ra. Một nhà khoa học tên là M. C. Paris (chứ ko fải Viện Viễn Đông Bác Cổ, VVĐBC chỉ vào cuộc sau) nhờ lang thang tìm kiếm những di tích Chămpa đã theo chân dân địa phương băng rừng đến được khu lòng chảo này, phát hiện ra cả một quần thể đền tháp nằm thành từng cụm dọc hai bên bờ suối chảy ngang thung lũng, lu lấp giữa cây cối rừng rậm. Sau đó, nghe kể nhiều công trình nghiên cứu đã được đăng tải ở các tạp san uy tín trên thế giới, nhiều cuộc khai quật, bảo tồn… đã diễn ra. Nhưng rồi chiến tranh! Mỹ Sơn nằm trong vùng oanh tạc, tha hồ cho đạn bom tàn phá. Thật đáng buồn nhưng những gì còn lại được công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày nay chỉ là một phần nhỏ về số lượng đền tháp, và cũng là một phần không tiêu biểu được hết toàn bộ các phong cách kiến trúc đặc sắc của tháp Chàm mà thôi! Nghe kể trước cả khi tớ ra đời, vào đợt phát quang đầu tiên để phục vụ cho việc trùng tu nghiên cứu, hơn một tiểu đội gần hai mươi chiến sĩ bộ đội nhận nhiệm vụ gỡ mìn mở đường đã hy sinh vì kíp bom mìn còn gài lại rải rác lại ở nơi đây.

Về cái "bí quyết xây tháp" của người Chăm, sau này, nhờ thiết bị phân tích hiện đại, các chuyên gia Ba Lan đã tìm ra thành phần hóa học của viên gạch Chàm sao sao đó tớ không nhớ nổi, đã khiến cho nó vừa là vật liệu xây dựng bền vững, vừa là chất liệu điêu khắc lý tưởng khiến cho tháp Chàm có một vẻ đẹp mang sắc thái riêng biệt. Bà ngoại tớ họ Chế người Chăm, cũng từng nói có nghe về một chất vữa gì gì đó siêu mỏng đã "dán" khéo các viên gạch lại. :D
 
Cám ơn bác MN về các thông tin trên, nhưng còn cái vụ chất keo gì đó thì đầu voi đuôi chuột thôi, cho đến nay vẫn pó tay bác ạ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,077
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top