What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
Cái cây có cành vươn dài nhất Tam Kỳ. Cũng hiếm thấy thành phố nào để cái cành cây dài đến cả mười mấy hai mươi mét như thế


Người dân ở Tam Kỳ vẫn gọi đây là cây đa "Huỳnh Thúc Kháng" (Xin lỗi cụ Huỳnh) Vì cây này nằm ngay góc đường Huỳnh Thúc Kháng. Ngày trước nơi đây là con phố chợ, rất đông đúc, sầm uất, bây giờ chợ đã chuyển đi nơi khác, chỉ còn cây đa. Con đường này tập trung rất nhiều quán ăn, thường được ví như phố ẩm thực của Tam Kỳ, thi thoản vào các dịp lễ hội, vẫn được chọn làm con phố đi bộ - Ẩm thực. Đặt biệt ở đây có bún cá Thanh Thủy rất là nổi tiếng.
 
Xứ Quảng nếu bác theo sông Thu Bồn hay Vu Gia lên thượng nguồn sẽ thấy cuộc sống miền quê xứ Quãng như thế nào. Nhớ thử một bát mì Quãng từ những quán nhỏ ngay bên bờ cát. Đi dọc con sông thế nào cũng thấy những bè củi bè than từ thượng nguồn xuống. Đi củi là một trong những nguồn thu nhập của thanh niên vùng này. Cảnh cũng rất đẹp một bên là sông, một bên là núi Trường Sơn. Đi lên tới thượng nguồn bắt đầu thấy người dân tộc và bản làng của họ. Hồi nhỏ tôi có dịp đi như vậy từ Đại Lộc (quê nội) lên tới Thường Đức là thượng nguồn sông Vu Gia. Tôi nghĩ do nhu cầu đi lại, bây giờ người ta vẫn còn có đò dọc đưa khách đi như vậy, bác nên thử.
 
Hồi ấy cũng là lang thang một mình với cái xe máy bác ạ, nghe nói về Đá Dừng, phải ngược sông Thu Bồn một đoạn nữa.

Lúc ấy em ngồi ở Mỹ Sơn, thấy con đường trên núi đi tiếp vòng một vòng, nhưng là trưa nắng, và hỏi một ông già ở đó, thì ông ấy bảo đường khó đi lắm, xấu lắm, nên ngại lại về Tam Kỳ.

Mà cũng hơn một năm rồi chứ có gần gì đâu.
 
Di tích Chăm xa nhất hình như không phải ở Huế Chitto à. Tớ nhớ lúc ở bảo tàng Đà nẵng, thì di tích Chăm xa nhất ở đâu Quảng Bình hay Hà Tĩnh gì đó.

Hôm trước đi Phnompenh vào cái bảo tàng, nói thật, cứ là hệt như bảo tàng Đà nẵng. Đành rằng đều do Pháp làm, nhưng mà hiện vật trưng bày bên trong thì cũng y chang nhau.

Mấy cái điêu khắc đó đa số là trực tiếp vào gạch, hoặc đá mềm. Vì nếu khắc trước thì không tiện sắp xếp lên.

Tô mỳ quảng cái vị nó thế này. Sợi mỳ dày, dẹp ăn sừn sựt. Mỳ thường làm bằng gạo lứt màu đo đỏ hoặc bỏ nghệ cho có màu vàng. Cũng có màu trắng. Nhưn thì đủ thứ như Chitto kể nhưng bạn ấy thiếu món cá nhám kho nghệ. Nhưn đúng điệu phải có cá nhám. Nước cũng vàng nghệ và chỉ cho xâm xấp thôi.

Bẻ bánh tráng vụn vào tô, hoặc cầm trên tay ăn rôm rốp. Rau thường có thêm húng lủi và ớt xanh, thân chuối non xắt. Vị tô mỳ ngọt, béo của đậu phộng giã dập, hăng mùi nghệ của cá nhám, giòn giòn bánh tráng,...Ăn xong mỳ thì còn lại chút nước húp luôn cho nẫu rửa tô dễ dàng. :)

Ở Quảng nam có món bún cá nục. Cá được hấp trong nồi ăn với bún hoặc bánh tráng rau sống. Được mùa thì ăn thay cơm luôn. Còn có cả món cá chuồn nữa (c)

Từ Tam kỳ đi ngược lên núi thì cũng nhiều điều mới lạ. Có các huyện Tiên Phước, Trà Mỳ, rồi Giằng Hiên,...Họ hay trồng quế, đào vàng, trồng ươi...

Hôm nay đọc 1 mạch bài của Chitto hay ghê. Cám ơn bạn nhiều nhé. (beer)
 
Nghe bác vntuyen tả tô mì Quãng mà em thèm quá. Cũng giống như những món mì nước (noodle soup) khác thì phần nước của tô mì làm nên mùi vị của nó. Ở Quãng Nam người ta gọi là "nước nhưng" hay "nước nhân". Tôi không rành về cách nấu nhưng thấy mỗi khi có giỗ bên nội hay nấu bằng thịt/xương gà, có thêm bột nghệ làm nước có màu vàng và chắc là có gia vị gì đó khác. Khi ăn thì có thêm đậu rang và bánh tráng bóp vụng. Tất nhiên không thể thiếu rau xanh mà chủ yếu là chuối non bào và chuối chát. Ở vùng quê tôi người ta "mê" chuối chát. Mì quãng là "quốc túy" của họ. Cúng giỗ của người Quãng Nam mà không có mì Quãng là điều thiếu xót.

Món khác nữa rất đơn giản là bánh tráng cuốn thịt heo luột mà phải là thịt heo mọi. Heo mọi có lẽ có nguồn gốc từ heo thuần hóa của người dân tộc. Heo rất nhỏ con, có đốm đen nhiều hơn trắng và thịt heo rất ngon một phần cũng do không phải nuôi công nghiệp. Ở miền trung nói chung bánh tráng dày hơn ở miền nam. Tương tự bánh tráng Trảng Bàng hay nói cách khác bánh tráng trảng bàng là "công nghệ" của người miền trung di cư vào nam. Phải cuốn thịt heo luột với bánh tráng đó và chuối chát, bẹ chuối non bào chấm nước mấm không pha gì hết là ngon nhất. Mỗi khi có bà con từ quê vào thăm có ba thứ mà họ không bao giờ quên đem theo để tặng là bánh tráng, chuối chát và heo mọi hơi ... lại thèm nữa rồi.
 
Last edited:
Bác cũng làm em thèm ướt cả bàn phím rồi đây này.
Ngoài phi hành, phi tỏi, người QN còn phi nén.
Củ nén hình cầu màu trắng, nhỏ hơn hòn bi ve 1 tí. Khi nấu ăn, người QN đập dập nén như tỏi rồi phi thơm, ai không quen cũng thấy hơi hôi. Ở trong SG này thì chợ Bà Hoa bán đầy đủ. Từ nén, tiêu, ớt xanh, mít non, hoa chuối, ... và dĩ nhiên là có cả mỳ quảng nữa.

PS: Sáng nay nhất định tớ phải làm tô mỳ quảng mới được :)
 
@vntuyen : SG có quán mì Quãng nào ngon không bác ? Em biết 2 quán ở Bàu Cát chủ người Quãng luôn ăn cũng thường. Mì em rất thích nhé, có cái không hiểu sao nước lèo hay để nguội vậy nhỉ ?
 
Mỳ Quảng nước xâm xấp nên không nhất thiết phải nóng. Tớ thường ăn ở quán Phú Hương đường Sao Mai gần ngã 3 Ông Tạ. Spam nhiều quá sorry bác Chitto, bác tiếp đi ạ.
 
Còn một món ở miền quê xứ Quảng mà em thích là bánh bèo. Ở miền nam, bánh bèo cũng làm bằng bột nhưng đổ bằng những khuông nhỏ. Bánh bèo có lẽ xuất xứ từ Huế nhưng vào từng địa phương thì khác rồi. Ở miền quê nghèo xứ Quảng, họ không cầu kỳ. Bột đổ vào chén rồi hấp. Khi chín đem ra rắc một ít tôm, thịt đã qua chế biến với mỡ hành. Ngon lém. Các bác vào đây xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Bánh_bèo.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,069
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top