Re: 6713km Xuyên Việt - Chuyến đi đầy ắp cảm xúc và những lời hứa ... !!!
Ngày thứ 21 - Đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn, hòn đảo mà cư dân Phượt đã truyền miệng từ lâu: nơi trồng được những cây tỏi ngon nhất VN, trên đảo có miệng núi lửa đã tắt, đảo nhỏ cạnh đảo Lý Sơn tuyệt đẹp…
Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích khoảng 9,97 km². Nước ngọt trên đảo khá dồi dào, người dân đào giếng lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Trên đảo ngoài tỏi người dân còn trồng nhiều vừng (mè), lạc (đậu phộng), đặc biệt dưa hấu được trồng nhiều, mỗi trái tầm 1kg, bán với giá 3k/km ăn thay nước bét nhè. Cây ăn trái thì có roi (mận) được trồng rất nhiều, trái sai chĩu trịt; dừa, bưởi và đặc biệt là cậy Phong Ba (bàng vuông)…, theo lời của các thành viên ham chém gió thì cây Phong Ba chỉ có ở đảo Hoàng Xa – Trường Sa và đảo Lý Sơn.
Trước lúc lên đường ra đảo chúng tôi đã nghe ku lead lảm nhảm: ra Lý Sơn không vai bữa Khựa nó chiếm mất thì k được ra nữa, nào là tàu của Khựa đậu kín ngoài khơi, blah blah khiến tôi cũng có chút hoang mang, chả biết đi như vậy có nguy hiểm j không.
Chúng tôi rời TP Quảng Ngãi từ sáng sớm để kịp đến bến cảng Sa Kỳ trước 6h sáng, xếp hàng lấy tích kê rồi ăn sáng trong lúc chờ đến lượt lấy vé. Chúng tôi đặt chân lên đảo tầm 9h30 dưới cái nắng oi ả. Một anh bạn của bạn anh Minh đón và đưa chúng tôi đi thăm đảo.
Điểm đầu tiên là nhà tưởng niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, nơi lưu giữ nhiều tài liệu minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trước năm 75 như:
- Trích lục Đại Nam Thực Lục “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được một nơi… Hàng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay (1834) trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng chọn phái biền binh thủy quân và vệ giám thành đáp 1 chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng 2 thì đến Quảng Ngãi, bắt 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa, không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến cứ cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại, xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói cho rõ, đem về dâng trình ”.
- Thẻ ghi danh Hải Đội Hoàng Sa.
- Bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1910 dưới triều nhà Thanh cho thấy bọn Khựa không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa;
Các hiện vật được lính Hoàng Sa mang theo là thẻ tre để ghi tên, đơn vị, quê quán khi các binh phù Hoàng Sa hy sinh; dây mây, chiếu để bó xác.
Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải
Thẻ tre ghi tên họ, quê quán, đơn vị mà các binh phù Hoàng Sa mang theo để khi hy sinh đồng đội cài vào bó xác
Dây mây binh phù Hoàng Sa mang theo để đồng đội bó xác nếu hy sinh trên biển
Linh vị Thủy quân đội Hoàng Sa