What's new

[Chia sẻ] Annapurna circuit trek

Annapurna là một cung đường trek được Lonely Planet và các trang du lịch nổi tiếng bầu chọn trong 10 cung đường trek đẹp nhất trên thế giới.
Chưa từng nghĩ mình sẽ đi trek và cũng chưa bao giờ tưởng tượng được đến một ngày mình có thể trek trên một trong những cung đường nổi tiếng. Ấy vậy mà đến một ngày, đề xuất đi trek Annapurna được đưa ra, đồng ý cái rụp và rồi lên kế hoạch, chuẩn bị cho chuyến đi cứ lần lượt được thực hiện nhanh đến không ngờ.

22/04/2014: Lên đường đến Nepal để biến một điều không tưởng của mình thành sự thật.

04/05/2014: Đoàn 12 người (2 nam và 10 nữ) đã hoàn thành cung trek Annapurna. Không ai bỏ cuộc, qua đèo Throng la Pass (5416m) đủ 12 người. Có 01 thành viên bị sốc độ cao nhẹ.

Một số thông tin về chuyến đi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có kế hoạch trek cung đường này trong thời gian tới.


Bản đồ Annapurna circuit. Để đi trọn vẹn cung này, thông thường mất từ 20 - 30 ngày.

 
Last edited:
Đoàn chúng tôi cứ chậm chạp tiến lên phía trước. Càng lên cao bước chân càng chậm hơn, hơi thở cũng nặng nề hơn. Ở những đoạn phía dưới trung bình chúng tôi đi khoảng 50 - 100 bước mới phải dừng nghỉ một lần để cơ thể có thể tăng cường thêm oxy và phục hồi năng lượng kịp phục vụ cho việc di chuyển những bước tiếp sau. Nhưng ở thời điểm khi gần đến đỉnh đèo này, tính trung bình chúng tôi chỉ đi được khoảng từ 5 đến 10 bước là phải dừng lại nghỉ một lần để hồi sức đi tiếp.

Lên đến độ cao hơn 5000m này, tốc độ của ai cũng như ai, không vội, không nhanh được. Thỉnh thoảng nghe thấy lời nhắc nhở của Achut: “Đi chậm”, “Cẩn thận”.





Đỉnh đèo Throung La Pass đã xuất hiện mờ mờ phía trước. Đoạn đường ngắn trước khi đến đạt đích Thorung La Pass đường có nhiều lớp băng mỏng nằm phía dưới lớp tuyết xốp dày nên nếu không chú ý sẽ trơn trượt, ngã rất nguy hiểm. Thấy mấy bạn Tây đi phía trước trượt ngã trôi xuống gần mép dốc mà thấy ngán ngẩm. Achut đang hỗ trợ và hướng dẫn nhóm đi sau nên không có hoa tiêu ở đoạn này. Tự quyết định không tiếp tục đi vào đường tuyết mà các bạn Tây vừa đi nữa mà tự mình tạo một lối đi khác song song với đường cũ, để tránh đoạn băng trơn mà nhiều người đi phía trước đã bước vào. Rất may đây là một lựa chọn đúng vì tuy tuyết ở lối đi ngoài tuy dày và cao hơn nhưng không bị đóng băng phía dưới nên đỡ trơn hơn rất nhiều. Chỉ duy nhất có một điều hơi phiền là tuyết dày nên có đôi lúc tuyết tràn qua cổ giầy chui vào phía trong của giầy.

Trời vẫn trong và xanh, gió vẫn nhẹ nhàng thổi, thời tiết có vẻ như ủng hộ đoàn chúng tôi khi tới đỉnh Thorung La Pass.




Lần lượt, lần lượt từng người trong đoàn cuối cùng đã lên đến đích. Niềm phấn khích và vui mừng ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi sự mệt mỏi và gió lạnh trên đỉnh cao này. Không nhẩy múa hò reo nhưng nụ cười vẫn nở bừng trên khuôn mặt của mọi người trong đoàn khi đến đỉnh Thorung La Pass. Tối nay chúng tôi sẽ mở tiệc ăn mừng cho thành công nhưng bây giờ vẫn phải tập trung cho quãng đường xuống dốc dài còn ở phía trước.





Ghi dấu thành công của cả đoàn trên đèo Thorung La Pass. 12 người lên được đỉnh đủ 12 người, mặc dù có sốc, có mệt nhưng không ai bỏ cuộc. Rất vui mừng và hớn hở.

 
Last edited:
Tranh thủ nghỉ ngơi và chụp ảnh chờ đồng đội hội tụ đủ chúng tôi lại tiếp tục lên đường.
Mấy bạn Tây đi xe đạp thật là đáng nể khi đổ dốc ngay từ đỉnh xuống phía dưới. Đi xuống dốc đoạn này còn thấy ghê nữa là đổ dốc bằng xe đạp.




Đường xuống dốc, vòng theo những sườn núi dài. Trung bình sẽ mất khoảng từ 4 – 5 tiếng để đi từ đỉnh Thorung La Pass về đến Muktinath. Đã có kinh nghiệm với đoạn xuống dốc khi đi Ice lake nên chúng tôi nghĩ việc xuống dốc sẽ diễn ra suôn sẻ và tốc độ sẽ nhanh hơn đoạn đường đi lên. Tuy nhiên, đường đầy tuyết trơn trượt, có những đoạn tuyết tan đầy bùn, nước đã gây trở ngại không nhỏ cho chúng tôi, tốc độ cũng không nhanh được như mong muốn ở đoạn xuống Thorung La Pass này.




Với những đoạn đường đầy tuyết, chúng tôi đã thử kiểu vừa đi vừa trượt như trượt tuyết để tiết kiệm thời gian và sức lực đi xuống. Tuy nhiên đi kiểu này chỉ hợp với đoạn đường rộng, không có dốc kiểu zíc zắc và đầu gối cũng như chân phải tương đối tốt không khi dừng lại sẽ bị chồn đau và mỏi, rất khó chịu.
Xuống thấp hơn hơn chút nữa (khoảng dưới 4000m) dốc chủ yếu theo kiểu zíc zắc, có những đoạn tuyết đang tan nên đường trơn và lầy lội. Đoạn đường xuống này đã cho chúng tôi thêm những trải nghiệm và thử thách mới. Tốc độ đi buộc phải giảm xuống, phải cẩn thận lựa chỗ đặt chân an toàn khi gặp băng và tuyết tan, cũng nên lưu tâm khi chuyển từ đoạn đường tuyết tan trơn sang đường mòn nhỏ gần sát vực….Tất cả những trải nghiệm này làm chúng tôi mất rất nhiều sức lực và là những trải nghiệm rất khó quên với tôi. Có những đoạn xuống nhanh quá tôi đã trựot ngã xuống gần mép vực, thật hú hồn, hihi




 
Một lưu ý nhỏ đối với đường lên và xuống đỉnh đèo là có những gờ tuyết nhỏ được các bạn đi trước hoặc chính các bạn guide dẫm tạo thành đường. Trên thực tế nó có là đường hay không thì tớ không xác định được nhưng việc đi trên những gờ tuyết chênh vênh dù chỉ cách đáy các hõm uốn lượn chừng hơn 1m cũng cần hết sức cẩn thận. Chỉ cần sơ sảy nhỏ dẫn đến trẹo chân hay bong gân cũng trở thành vấn đề to tát khi ở đây. Vì thế nên cứ cẩn tắc vô áy náy, nhỉ ;)

Tớ chốt đoàn. Khoảng hơn 100m cuối nhìn thấy đồng đội hò reo cổ vũ mà nhe răng cũng chả có đủ sức ấy, cứ lẫm chẫm đến nơi dưng đến rồi thì lao bổ ngay vào cái bảng đá hay ngồi phịch ra tuyết mà hỉ hả đánh dấu cũng bõ.

Đường xuống tuyết đọng từng mảng lớn sau khi đã tan bớt hoặc đông cứng thành băng, trơn trợt với những hõm hay hố có bề mặt mỏng tang chỉ cần dẫm vào là vỡ vụn và lôi chân bọn tớ thụt sâu đến qua gối hoặc ngang đùi


Đường vẫn xoắn vặn và dốc liên tục qua những mấp mô cằn cỗi chưa được hồi sinh sau lớp tuyết đang tan dần


Đường mỏng xíu


Hoặc chênh vênh chả rõ lối hay không biết phải đặt chân thế nào


Đi qua một gờ băng khá dài đã thủng lỗ chỗ vì những bước sụt của người đi trước, đôi lúc không còn chỗ đặt chân phải trèo lên cao hơn phía sườn dốc làm tớ khá loay hoay vì lúc đó chỉ có 1 mình. Nhóm trước đã đi qua, nhóm sau có vẻ còn lâu mới tới. Dợm chân tới lui mới tìm được chỗ đặt mà không có chỗ bám. Soạtttt, chân bị sụt đến ngang đùi, tuyết thi nhau chui vào giày. Chân thấp chân cao không có điểm tì để nhấc người lên, có tí run vì chắc chả gọi được ai. Lại hì hục xoay vần ngả hẳn người vào sườn tuyết mà bấu. Rồi cũng thoát ra bước thấp bước cao đến tận cuối đường mới nhìn thấy bóng Achut đang đi lại và dắt qua cái đoạn trơn trượt ở cuối đó. Hú vía.

Qua đó thì nhìn thấy nhóm trước đang nghỉ chân ở đỉnh dốc, ai cũng chả ngẩng nổi đầu lên


Đường đi hạ độ cao rất nhanh và cũng đỡ khó hơn. Bởi vậy có một số trường hợp các bạn đến Highcamp (4800) sáng hôm sau dậy bị hội chứng sốc độ cao thường được khuyên uống thuốc và cố gắng vượt qua đỉnh đèo sang bên kia sẽ mau hết còn hơn là quay ngược về lại.

 
Buổi sáng trước khi leo đèo, do phải dậy sớm và bắt buộc phải ăn sớm trong tình trạng cơ thể còn chưa sẵn sàng, thêm sự trì trệ chậm chạp do độ cao gây ra nên hầu như bữa ăn sáng bị bỏ dở, có phần còn gần như nguyên xi dù bọn tớ luôn động viên nhau ăn để còn lấy sức. Đến lúc này mới thấy mấy lốc sữa đặc hì hục mang từ VN vác đến đây rất rất có giá trị. Đó là thứ duy nhất có thể uống và cho năng lượng vào buổi sáng hôm ấy. Tuy nhiên có 1 số thành viên thì việc cho năng lượng đồng nghĩa với đào thải nhanh hơn mức cần thiết :D, có thể do sự tương tác với chút ít thức ăn bữa sáng và dạ dày đang chịu áp lực lớn sau những ngày ăn đồ ăn lủng củng. Đến lúc xuống đến Muktinath, sau khi phủ phê các bạn mới thì thào kể lý do mà đi xuống núi nhanh đến thế. Phương pháp này có vẻ có hiệu quả với tốc độ nhưng cũng...không phải là cách tốt, nhề:))

Đi qua thung lũng trước mặt là đến điểm sẽ nghỉ đêm: Muktinath



Chỗ nghỉ chân buổi trưa của bọn tớ là khu nhà ngoài cùng góc phải. Đây là điểm mọi ng bắt đầu bị dão sức, cơ thể trùng xuống rất nhiều và tâm lý cũng qua đỉnh điểm của độ lì, động vào nhau là rất dễ...cáu:T


Bạn tây đi cùng đoàn mất hút cùng với 1 porter. Sau này mới biết bạn ấy xuống núi phăng phăng, đến 11h trưa đã tới Muktinath. Bạn còn nói sau khi đi Ice lake thì leo ThorungLa Pass quá đơn giản và nhẹ nhàng, haizzz. Chắc vụ lẹt đẹt của bọn tớ chủ yếu do không quen đi tuyết và sức cũng đã khá căng sau rất nhiều lần tự lên giây cót cho bản thân.

Sau bữa trưa, cuộc hành trình diễn ra bớt yên ắng hơn vì mọi người đã lại sức sau bữa trưa và đường khá dễ do địa hình trong thung lũng. Bạn Tiến quá nản với cái bọn lù rù nên đi một đoạn là lại nằm vật ra với bộ mặt khá chán chường đợi cả bọn diễu hành trước mặt qua khe mắt...lờ đờ khép hờ(NO)

Muktinath đón chào bọn tớ bằng sự khô cằn quen thuộc của vùng đất này


Bên trái là ngôi đến nổi tiếng của vùng đất này, điểm cần phải thăm khi đến đây nhưng tớ đã xách...chân đi thẳng do chỉ muốn duỗi thẳng cẳng bởi đôi chân đã xoắn vặn sau khá nhiều cú trượt và ngã trên tuyết.

[/CENTER

Bên phải là những bóng tu viện ẩn hiện trong nhấp nhô núi. Về cơ bản nếu có thời gian đứng đây nhìn chênh vênh nắng chiều kéo cả lưới ray bủa xuống thì cũng huy hoàng đấy, nhưng đúng là đến lúc mệt thì cảnh với đẹp chỉ là...phù du. Vậy nên cứ nâng máy mà chụp bất cứ khi nào có thể, đừng để khái niệm "ĐỂ SAU" hay "ĐỢI" tồn tại trong đầu nếu khả năng chụp ảnh bằng...mồm của mình không đủ để diễn tả cái cảm giác và hiện thực lúc đó (dù lắm lúc chụp ảnh xong nhìn ảnh nhìn cảnh chỉ muốn...xóa)

 
Ngôi đền thiêng ở Muktinath thờ thần Vishnu, vị thần cao nhất - thần sáng tạo hay còn được gọi là thần tay phải. Người ta tin rằng mọi khổ đau sầu não sẽ được rũ bỏ khi bước chân vào thăm đền Muktinath (Mukti=Nirvana, Nath= God). Ở đâu có 108 đài phun nước được trạm khắc dưới hình đầu bò, hoạt động tẩy trần bằng cách đi hành hương dưới các đài phun nước này là một hoạt động tín ngưỡng được thực hiện với sự tin tưởng và tôn kính.

Tớ không vào nên dùng ảnh của thành viên trong nhóm



Lối đi trong đền để vòng ra trung tâm



Còn vì tớ lảng vảng lơ vơ ở ngoài nên "được" bạn Tiến dắt bò xuyên qua một phần đất cao nơi người dân đặt các...phần mộ của người thân ở đấy mà quê nhà ta hay gọi là nghĩa địa. Tuy nhiên các bạn trồng hoa và cây cối rất chăm chút, lối đi gọn gàng có cả ghế gỗ ngồi như...công viên. Tớ chỉ nhận ra đấy là khu mộ khi ngẩng mặt lên nhìn bạn Tiến ngán ngẩm vắt chân ngồi chờ bước chân lệt bệt của mình.
Đây là cổng chào


Lướt qua đây chừng 2-300m là đến chỗ bọn tớ nghỉ, các bạn porter đã về tắm rửa bóng bẩy sạch sẽ sơ vin quần áo rất lịch sự chạy tung tăng quanh khách sạn. Chả bù cho bọn tớ :(
 
Khách sạn bọn tớ nghỉ ở đây


Trông phía ngoài có vẻ nhỏ bé theo đúng kiến trúc phổ biến ở Nepal nhưng phải công nhận ngoài Manang, đây có lẽ là điểm nghỉ sung sướng thứ 2 trong hành trình này của bọn tớ. Bởi:
- Phòng ốc sạch sẽ khang trang
- Nước nóng bằng bình ga nên không phải trông mặt trời để...tắm. Phần này là sung sướng nhất dù vẫn là phòng tắm chung và có các màn xếp hàng xí chỗ rất...nhảm nhí :D
- Đồ ăn: ngon, đầy đặn, gia vị hấp dẫn
- Có wifi
- Có nhạc xập xình ở phòng ăn chung
- Đồ uống phong phú
Nói chung là phê phan phủ phê sau khi lên đỉnh (c)

Ví dụ về 1 suất ăn sáng của các bạn ấy

 
Muktinath nhỏ xinh gọn gẽ và chan hòa ánh sáng tựa mình ngay chân núi tuyết



Muktinath rực rỡ sắc màu



Muktinath hiền lành gần gũi



Muktinath sẽ vàng rực với những hàng bạch dương trong mùa thu



Dành nhiều hình ảnh cho Muktinath chắc vì khi đã vượt qua thử thách và được đền bù bởi sự no nê, bọn tớ phấn khích lên đường, năng lượng lại dồi dào dù không hẳn là được như ban đầu.


Thẳng hướng tới Jharkot thôi

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,131
Bài viết
1,173,898
Members
191,953
Latest member
i9betcpro
Back
Top