Doigiaymoi
Phượt gia
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.
1.8.2. Tây Sơn Thượng Đạo.
08h.
Chúng tôi rời Tháp Đôi.Điều trước tiên mà chúng tôi cần làm ngay là tìm mua cho được 1 ống bơm,món này “bị” thiếu trong danh sách vật dụng mang theo.Sau nhiều cửa hàng trả lời không có chúng tôi phải chấp nhận mua 1 cái cũ mèm giá 40.000đ tại 1 điểm vá xe,trong khi cái mới cáu cạnh chỉ 25.000đ.
Tiếp tục cuộc hành trình,khi chạy ngang trường Đại Học Quang Trung,mình cảm thấy vui mừng cho miền đất võ,đang có một đại học cho tỉnh nhà,giúp rất nhiều cho con cháu địa phương,không có điều kiện đi xa,vẫn có thể tiếp tục quá trình hoàn thiện kiến thức và nhân cách thông qua con đường học vấn.
Rời khỏi Q.lộ 1A tấp nập xe cộ,nhiều khu dân cư dọc theo 2 bên đường,hôm nay chúng tôi sẽ theo Q.lộ 19,băng qua dãy Trường Sơn để trở lại miền Tây nguyên hoang vắng.Đường thì xa và chắc chắn rất vắng vẻ.Tuy không lo lắng nhiều như Q.lộ 27 đi Ban Mê Thuột hay đường Hòn Giao;nhưng tôi vẫn không yên tâm khi nghĩ đến 2 con đèo An Khê và Mang Yang sắp tới.Tuy nhiên,trước mắt là hãy “enjoy”cái đoạn đầu của con đường 19 này,nhất là tìm một quán “dễ thương” nào đó để uống cốc cà phê.Vậy mà lần lựa mãi,không có quán nào được chọn, cuối cùng chúng tôi đến Huyện Tây Sơn mà không hay,vùng đất thiêng của anh em nhà Nguyễn Huệ.Thôi thì hãy vào Bảo tàng Quan Trung uống cà phê vậy.
Bà Xã thấy tôi vẫn còn ho,đổ thừa cho là tại tôi không mặc áo lót,bèn mua chiếc áo thun “Bảo tàng Quan Trung” tại quầy bán hàng lưu niệm và buộc tôi phải mặc ngay.
Ly cà phê tại căn-tin trước Bảo tàng không ngon lắm,nhưng cái cảm giác đang ngồi tại nơi đã từng sinh ra người Anh hùng “Áo vải cờ Đào”thì thật là thú vị.
Cứ tưởng tượng rằng 250 năm trước “chú bé”Nguyễn Huệ 10 tuổi ,chạy giởn quanh đây thì mới thấy cái sự lạ kỳ làm mình nổi “gai ốc”!Cả cái tên cầu Kiên Mỹ bắc qua sông Kôn,là tên làng quê của dòng họ Tây Sơn đã mấy trăm năm bây giờ vẫn vậy.
Với ngần ấy thời gian “xưa cũ” mà ngày nay tưởng như mới hôm qua .Nếu bước vào bên trong,chúng ta sẽ tới Điện Tây Sơn,nơi thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ,đó chính là nền nhà cũ của Ông Bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn thị Đông,cha mẹ của các Ông,thì thấy cái xa xưa ấy nó dường như “trước mặt”,bởi vì bên cạnh còn có cây me do Ông thân sinh Nguyễn Huệ trồng,đã trên 200 năm tuổi mà sức sống vẫn tràn trề,với chu vi trên 3,5m bốn mùa râm mát.
Còn nửa,kề cận một bên là cái giếng nước,đường kính 0,9m,từ mấy trăm năm qua vẫn trong veo mát lạnh ,tôi đã hơn 1 lần uống nước giếng đó và thấy thật “ngon”!
Có lẽ mọi người Việt nam khi ghé thăm Bảo tàng Quang Trung, nghe cô hướng dẫn nói về chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải, đánh đuổi 20 vạn quân Thanh,đều lấy làm tự hào,kính phục.
Một cuộc hành quân thần tốc,do một thiên tài quân sự chỉ huy,một đội quân tinh nhuệ được trang bị bằng lòng yêu nước mãnh liệt,đã đánh tan quân Tàu xâm lược ,làm nên một chiến công lấy lừng của một dân tộc nhỏ bé chống lại một đế quốc hùng mạnh,trong lịch sử thế giới cận đại.Dù triều đại Tây Sơn không kéo dài,nhưng mùa Xuân năm Kỷ Dậu vẫn mãi là một mùa Xuân lịch sử,lần cuối cùng,bẻ gãy tham vọng bành trướng,vốn tồn tại trong đầu óc bọn đế quốc phương Bắc từ hàng ngàn năm qua.
Gần đây khi biển Đông dậy sóng bởi những hành động ngang ngược,mong sao nhờ hồng phúc tiền nhân,cũng sẽ xuất hiện “Nguyễn Huệ” đúng lúc để bọn bá quyền thôi thói hung hăng,dĩ nhiên bằng chiến thắng ngoại giao,phù hợp với xu thế hòa bình của thời đại!
Bây giờ là 10h sáng ,sương đã tan và cỏ cũng đã khô;nhưng tôi bổng nhớ tới 2 câu thơ của Thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh :
Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ,
Bổng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô!
Không có nhiều thời gian để bước vào trong uống nước giếng xưa,nhưng ly cà phê đá cũng đủ làm tôi mát lòng,coi như nước châm cà phê được múc lên từ nơi giếng đó và trong tôi cũng lại vẳng nghe câu phương dao đượm màu lịch sử mà rất trử tình,dễ thương :
‘Cây me cũ,bến Trầu xưa,
Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm”!
Bến Trầu hay còn gọi là bến Trường Trầu,nằm trên bờ sông Kôn,thôn Kiên Mỹ.Sông Kôn khi xưa là mạch giao thông thủy chính yếu đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa giữa 2 miền xuôi,ngược,còn bến Trầu là nơi tập kết và trung chuyển trầu cau mà thương lái thu mua từ vùng Tây Sơn thượng đạo,để phân phối về vùng đồng bằng ven biển.Gia đình Nguyễn Huệ có truyền thống buôn trầu cao từ hồi ông Nội,và cha các Ông là một thương nhân lớn trong ngành này,Nguyễn Nhạc còn được gọi là Cậu Hai Trầu.
Giòng sông Kôn bây giờ không còn sâu như cái thời anh em Tây Sơn tập luyện thủy binh,nhưng bến Trường Trầu vẫn tồn tại để mãi mãi người dân Phú Phong luôn tự hào khi nhắc lại chốn xưa.
1.8.2. Tây Sơn Thượng Đạo.
08h.
Chúng tôi rời Tháp Đôi.Điều trước tiên mà chúng tôi cần làm ngay là tìm mua cho được 1 ống bơm,món này “bị” thiếu trong danh sách vật dụng mang theo.Sau nhiều cửa hàng trả lời không có chúng tôi phải chấp nhận mua 1 cái cũ mèm giá 40.000đ tại 1 điểm vá xe,trong khi cái mới cáu cạnh chỉ 25.000đ.
Tiếp tục cuộc hành trình,khi chạy ngang trường Đại Học Quang Trung,mình cảm thấy vui mừng cho miền đất võ,đang có một đại học cho tỉnh nhà,giúp rất nhiều cho con cháu địa phương,không có điều kiện đi xa,vẫn có thể tiếp tục quá trình hoàn thiện kiến thức và nhân cách thông qua con đường học vấn.
Rời khỏi Q.lộ 1A tấp nập xe cộ,nhiều khu dân cư dọc theo 2 bên đường,hôm nay chúng tôi sẽ theo Q.lộ 19,băng qua dãy Trường Sơn để trở lại miền Tây nguyên hoang vắng.Đường thì xa và chắc chắn rất vắng vẻ.Tuy không lo lắng nhiều như Q.lộ 27 đi Ban Mê Thuột hay đường Hòn Giao;nhưng tôi vẫn không yên tâm khi nghĩ đến 2 con đèo An Khê và Mang Yang sắp tới.Tuy nhiên,trước mắt là hãy “enjoy”cái đoạn đầu của con đường 19 này,nhất là tìm một quán “dễ thương” nào đó để uống cốc cà phê.Vậy mà lần lựa mãi,không có quán nào được chọn, cuối cùng chúng tôi đến Huyện Tây Sơn mà không hay,vùng đất thiêng của anh em nhà Nguyễn Huệ.Thôi thì hãy vào Bảo tàng Quan Trung uống cà phê vậy.
Bà Xã thấy tôi vẫn còn ho,đổ thừa cho là tại tôi không mặc áo lót,bèn mua chiếc áo thun “Bảo tàng Quan Trung” tại quầy bán hàng lưu niệm và buộc tôi phải mặc ngay.
Ly cà phê tại căn-tin trước Bảo tàng không ngon lắm,nhưng cái cảm giác đang ngồi tại nơi đã từng sinh ra người Anh hùng “Áo vải cờ Đào”thì thật là thú vị.
Cứ tưởng tượng rằng 250 năm trước “chú bé”Nguyễn Huệ 10 tuổi ,chạy giởn quanh đây thì mới thấy cái sự lạ kỳ làm mình nổi “gai ốc”!Cả cái tên cầu Kiên Mỹ bắc qua sông Kôn,là tên làng quê của dòng họ Tây Sơn đã mấy trăm năm bây giờ vẫn vậy.
Với ngần ấy thời gian “xưa cũ” mà ngày nay tưởng như mới hôm qua .Nếu bước vào bên trong,chúng ta sẽ tới Điện Tây Sơn,nơi thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ,đó chính là nền nhà cũ của Ông Bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn thị Đông,cha mẹ của các Ông,thì thấy cái xa xưa ấy nó dường như “trước mặt”,bởi vì bên cạnh còn có cây me do Ông thân sinh Nguyễn Huệ trồng,đã trên 200 năm tuổi mà sức sống vẫn tràn trề,với chu vi trên 3,5m bốn mùa râm mát.
Còn nửa,kề cận một bên là cái giếng nước,đường kính 0,9m,từ mấy trăm năm qua vẫn trong veo mát lạnh ,tôi đã hơn 1 lần uống nước giếng đó và thấy thật “ngon”!
Có lẽ mọi người Việt nam khi ghé thăm Bảo tàng Quang Trung, nghe cô hướng dẫn nói về chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải, đánh đuổi 20 vạn quân Thanh,đều lấy làm tự hào,kính phục.
Một cuộc hành quân thần tốc,do một thiên tài quân sự chỉ huy,một đội quân tinh nhuệ được trang bị bằng lòng yêu nước mãnh liệt,đã đánh tan quân Tàu xâm lược ,làm nên một chiến công lấy lừng của một dân tộc nhỏ bé chống lại một đế quốc hùng mạnh,trong lịch sử thế giới cận đại.Dù triều đại Tây Sơn không kéo dài,nhưng mùa Xuân năm Kỷ Dậu vẫn mãi là một mùa Xuân lịch sử,lần cuối cùng,bẻ gãy tham vọng bành trướng,vốn tồn tại trong đầu óc bọn đế quốc phương Bắc từ hàng ngàn năm qua.
Gần đây khi biển Đông dậy sóng bởi những hành động ngang ngược,mong sao nhờ hồng phúc tiền nhân,cũng sẽ xuất hiện “Nguyễn Huệ” đúng lúc để bọn bá quyền thôi thói hung hăng,dĩ nhiên bằng chiến thắng ngoại giao,phù hợp với xu thế hòa bình của thời đại!
Bây giờ là 10h sáng ,sương đã tan và cỏ cũng đã khô;nhưng tôi bổng nhớ tới 2 câu thơ của Thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh :
Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ,
Bổng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô!
Không có nhiều thời gian để bước vào trong uống nước giếng xưa,nhưng ly cà phê đá cũng đủ làm tôi mát lòng,coi như nước châm cà phê được múc lên từ nơi giếng đó và trong tôi cũng lại vẳng nghe câu phương dao đượm màu lịch sử mà rất trử tình,dễ thương :
‘Cây me cũ,bến Trầu xưa,
Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm”!
Bến Trầu hay còn gọi là bến Trường Trầu,nằm trên bờ sông Kôn,thôn Kiên Mỹ.Sông Kôn khi xưa là mạch giao thông thủy chính yếu đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa giữa 2 miền xuôi,ngược,còn bến Trầu là nơi tập kết và trung chuyển trầu cau mà thương lái thu mua từ vùng Tây Sơn thượng đạo,để phân phối về vùng đồng bằng ven biển.Gia đình Nguyễn Huệ có truyền thống buôn trầu cao từ hồi ông Nội,và cha các Ông là một thương nhân lớn trong ngành này,Nguyễn Nhạc còn được gọi là Cậu Hai Trầu.
Giòng sông Kôn bây giờ không còn sâu như cái thời anh em Tây Sơn tập luyện thủy binh,nhưng bến Trường Trầu vẫn tồn tại để mãi mãi người dân Phú Phong luôn tự hào khi nhắc lại chốn xưa.
Last edited: