What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Lào, Cambodia và Thái Lan là 3 nước mà tôi đã từng đến, dường như có cùng một thẩm mỹ về màu sắc, họ chuộng đỏ, vàng và nhủ thật sặc sở! Trên các phương tiện vận tải công cộng như xe tuktuk, xe khách…họ thường sơn vẻ màu mè, treo rèm, hoa dọc theo khung kiếng…Nhưng sơn vẻ sặc sở trên xe tải thì tôi chỉ thấy ở Thái Lan, mà thoạt đầu tôi tưởng là xe của 1 đoàn xiếc, hôm nay, tôi gặp đến 2 chiếc “y chang” nhau, chắc là cùng 1 hảng.


attachment.php

He he, lại 2 xe tải “siêu dài” và “siêu… màu mè!”

attachment.php

He he, xe này đang…siêu chở 8 chiếc ô tô con!


12h33’, xe dừng lại tiếp nhiên liệu lần thứ 2, hành khách lại lục tục xuống xe đi vệ sinh, và trong khi chờ đợi, có thể bước vào siêu thị mini 7-eleven, hầu như luôn có ở các trạm xăng.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Lần này tôi mới biết tại sao xe phải nạp thêm nhiên liệu sau khoảng hơn 1 giờ hành trình và phải để hành khách đợi lâu: xe minibus mà chúng tôi đi không chạy bằng xăng, dầu, mà chạy bằng gas. Tôi thấy gas được tiếp thẳng vào một bộ phận nào đó ở máy xe chứ không phải nạp vào bình ngang hông như thông lệ và nạp rất lâu, nên các xe phải sắp hàng chờ. Gã “cao bồi hai lúa” này hơi bị dốt nên thắc mắc suốt hơn 100 cây số, đến giờ mới “ngớ” ra.
Ha ha, thì ra tuy không “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, nhưng cái anh bạn láng giềng Xiêm la, ngày nào chẳng hơn gì cái xứ miền Nam tôi sống, bây giờ hiện đại đến làm tôi… “lé mắt”.
Được biết, có 2 loại gas được sử dụng để chạy máy : khí hóa lỏng (LPG, Liquid Petroleum Gas) và khí nén thiên nhiên (CNG, Compressed Natural Gas). So với xăng, LGP giúp giảm 35% , CNG giúp giảm 65% chi phí vận chuyển, cụ thể là thay vì phải tốn 54.000đ tiền xăng thì ta chỉ phải trả 35.000đ (nếu xài LPG) hay 24.000đ (nếu sử dụng CNG).
Theo dự kiến, đến năm 2015, mỗi ngày Thái Lan phải tiêu thụ 3 triệu thùng dầu.Nhưng Thái Lan không có dầu, mà có khí nén thiên nhiên(CNG) với trử lượng khoảng 38,24 TCF (nghìn tỉ feet khối), đây là loại khí có thể thay thế 100% xăng dầu. Loại khí này là một hổn hợp gồm nhiều hydrocarbon, nhẹ hơn không khí, lại khó bị cháy nổ hơn LPG và dầu diesel, nên rất an toàn. Đồng thời nó lại giúp tăng tuổi thọ của máy do ít làm hao mòn các thành phần của động cơ như xăng dầu.
Cho nên từ năm 2002, chính phủ Thái đã đẩy mạnh việc chuyển đổi sử dụng nguyên liệu này trong các phương tiện vận tải. Rõ ràng điều đó đã làm giảm đi đáng kể lượng dầu nhập khẩu hàng năm, giúp nhà nước tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời lại góp phần làm sạch môi trường, vì nó tạo ra “khí thải đuôi ống” tốt hơn xăng dầu!
Bây giờ tôi mới hiểu tại sao phải chờ lâu, vì nạp gas phức tạp hơn nạp xăng, dầu. Đành phải đợi bằng cách vào minimart 7-eleven kiếm cái gì ăn hoặc uống. Tôi mua 2 phần xút xích, 2 bánh mì và 2 ly Coke, đủ no buổi trưa dọc đường.


attachment.php


Ăn xong “bửa” mà xe cũng chưa nạp xong nhiên liệu, đành phải chờ thôi.


attachment.php



12h50’ xe tiếp tục đoạn đường còn lại đến Bangkok.


attachment.php



attachment.php
 
13h13’, xe ngang qua nhà máy của hảng xe hơi Toyota tại quận Ban Pho, nghe nói hảng này đang sản xuất loại xe Hilux, sử dụng CNG cho thị trường Thái lan.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



8 phút sau thì gặp đường cao tốc số 7, từ đây về Bangkok chỉ còn 75km.


attachment.php


Đường cao tốc số 7 nằm vắt ngang trên cao, xe sẽ chui qua bên dưới rồi cua trái chạy thẳng về Bangkok theo hướng tay phải, đó cũng là hướng đi tới phi trường Suvarnabhumi.


Các hình ảnh trên đường cao tốc số 7.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Sắp sửa tới trạm thu phí, tốc độ tối đa 90km/h.
 
Năm 2011, tôi tới Bangkok lần đầu tiên trong một tour du lịch do Viet Travel tổ chức. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi được đi thăm 1 nước tư bản sau 36 năm rời khỏi nó. Hồi tôi mới ra trường, Thái lan và Phillipine là 2 nước mà nhiều kỷ sư canh nông Việt Nam mong được đến du học, để lấy các bằng sau đại học. Vì 2 nơi này được giới khoa học nông nghiệp quốc tế chọn làm cơ sở để nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao kiến thức bậc cao cho các kỷ sư và chuyên viên canh nông, mục súc… do không bị chiến tranh.
Theo một số Thầy đã từng du học ở 2 nước này, thời đó Thái Lan và Philippine chẳng hơn gì miền Nam Việt nam, tôi thì hoàn toàn chẳng biết tí ti gì về điều đó, nên chẳng thể có một so sánh nào. Năm 2011, lần đầu tiên tới Bangkok từ “trên không”, do đi máy bay. Phi trường Suvarnabhumi đã làm tôi sửng sốt bởi cái hiện đại và qui mô của nó. Bắt đầu hoạt động vào tháng 9 năm 2006, đứng hạng thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất thế giới! Hiện tại, mỗi năm phi trường này đưa đón khoảng 50 triệu hành khách và còn có khả năng nâng lên tới 150 triệu!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Khi đó, 2011, đúng là tôi đã vào Bangkok từ trên không, kể cả khi đã xuống máy bay ở phi trường. Ấy là do ngồi trên xe bus 2 tầng đồ sộ chạy vun vút theo đường cao tốc, vượt lên các ngôi nhà tầng thấp của thủ đô Thái Lan, lướt ngang các cao ốc hiện đại, tôi thật sự ấn tượng! Khi đó, tôi chợt nghĩ chắc còn lâu lắm Sài gòn hay Hà nội mới đạt được như thế này.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
@ duonghai! Rất vui được làm quen với bạn. Chúng tôi đang có ý định đi thăm đồng bằng sông Cửu long và Đất mũi vào mùa nước nổi. Xin cảm ơn lời mời ghé thăm Tân châu quê bạn và hẹn gặp bạn nhé> Chúc bạn mọi sự tốt lành và có nhiều đóng góp cho diễn đàn.
 
Đó là những hình ảnh Bangkok của năm 2011, hôm nay là ngày 21-10-2013, 13h37’ xe chúng tôi sắp vào trạm thu phí trên đường cao tốc số 7, đi vô trung tâm thủ đô Vương quốc Thái Lan…


attachment.php



attachment.php



Tôi độ chừng chỉ khoảng 1 giờ nửa thì đến điểm cuối của xe, trong lòng đang thật sự lo lắng về những khó khăn sắp tới, những khó khăn mà bất cứ một người nào cũng có thể gặp phải khi “chân ướt chân ráo” bước đến một nơi xa lạ, hoàn toàn chưa hề biết. Thú thật, cái kinh nghiệm của chuyến tới Bangkok hồi năm 2011 chẳng có 1 chút ích lợi nào đối với tôi lần này. Vì khi bạn mua vé tham gia một tour du lịch của các công ty, mọi chuyện đều nhất nhất theo sự điều động của hướng dẫn viên, diễn ra nhanh chóng để trong 1 thời gian ngắn, hoàn tất 1 “gói dịch vụ du lịch”, bạn chỉ nghĩ được lúc về tới khách sạn, còn thì cứ phải “chạy” bở hơi tai cho kịp với thời gian. Theo cho kịp người hướng dẫn để không bị lạc cũng là hay lắm, đối với những người lớn tuổi! Ngoại trừ tại những khu du lịch, những siêu thị, những di tích…bạn thỏa sức vừa tham quan vừa liếc nhìn lá cờ hiệu của cậu hướng dẫn, còn thì ngồi suốt trên xe, phom phom qua những đường ngang, phố dọc…giữa một Bangkok(hay 1 thành phố lạ nào đó) mênh mông, đường cao, đường thấp, xe chạy vun vút…đố bạn định hướng và nhớ được …đó là những nơi đâu? Tôi sẽ kể lại trường hợp “lạc bầy” thật buồn cười của tôi hồi năm 2011, tại Bangkok này.
Bây giờ, chính cái sự kiện “lạc bầy” đó, khiến cho tôi bớt phần tự tin, khiến cho tôi đang thật sự lo lắng, lo rằng sẽ lạc lối giửa thủ đô Thái Lan vào chiều tháng 10 hanh nắng này, nếu bị xe bỏ xuống một nơi…chắc chắn là lạ quắc! (Nói nhỏ, chỉ là lo thôi, chứ tôi chẳng hề sợ phải gặp trường hợp “bi đát” tệ hại nào đâu, giữa cái chốn đông người lịch sự này!)
Cho nên tôi quay qua hỏi anh tài xế rằng xe này có đi đến phố Khao San Road hông, thì anh ta bảo có. Thiệt sự tôi chưa hề biết cái phố này nó ra sao, ngay cả cái tên cũng đôi khi còn đọc trật. Tôi chỉ biết tới nó khi bày tỏ dự kiến đi thăm Myanmar bằng đường bộ qua ngả Thái Lan với bạn bè, cô bạn Ng.t.K.N., khóa đàn em ở CĐNN Cần thơ, đang giảng dạy tại Đại học này, khi đó, vừa đi Bangkok về, đã gửi email đề nghị chúng tôi nên đến khu phố ấy, đây là nơi dân ba lô tứ xứ tụ tập, ở đó có xe bus đi Miến Điện, rẻ tiền lắm! He he, không biết K.N có gặp ai đi rồi chưa mà nói chắc như thế, khiến tôi rất cảm ơn và tin rằng chuyện đi Myanmar qua ngỏ Thái lan là …dễ ợt! Nên bây giờ cứ đến đấy, theo kinh nghiệm của nhiều dân phượt, chỗ nào có nhiều “back-packers” là chỗ đó cuộc sống luôn…dễ thở ! Cứ “an cư” trước, đường sá sẽ kiếm sau.
Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn Nguyễn Đức Quỳnh Dung, “cô gái thích đi bụi”, đã giới thiệu về cái guest house Apple 2 ở hẻm “Trok Kai Chae” (cái tên thật khó nhớ), trên blog của cô (thichdibui.blogspot.com); tuy nhiên việc tìm ra nó giữa cái mênh mông Bangkok chắc chắn sẽ lắm nhiêu khê!
Khi biết tôi từ Việt Nam qua, anh lái xe liền khoe đã từng tới Vũng Tàu, Sài gòn. Tôi lại nói có ý định đi Myanmar bằng đường bộ thì anh ta hứa sẽ chở tôi đến 1 người bạn thân làm du lịch, ngay khi tới Bangkok, sau khi xuống hết khách Tây.
Thật là may, vậy tôi yên tâm, tiếp tục nhìn và chụp ảnh đường sá vào Bangkok.
Lần này, do đi bằng minibus, nên tôi gần với “cỏi trần” hơn, xe có lúc băng băng trên cao tốc, có khi lại len lỏi trên các đường bên dưới, nhưng với tốc độ rất cao. Tôi vẫn nhận ra vài nơi quen quen đã từng gặp. nhất là tôi gặp lại ngôi thánh đường Hồi giáo đẹp đẻ mà lần trước tôi có dịp chụp ở trên “trời”.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
@ duonghai! Rất vui được làm quen với bạn. Chúng tôi đang có ý định đi thăm đồng bằng sông Cửu long và Đất mũi vào mùa nước nổi. Xin cảm ơn lời mời ghé thăm Tân châu quê bạn và hẹn gặp bạn nhé> Chúc bạn mọi sự tốt lành và có nhiều đóng góp cho diễn đàn.

D>H cũng mới đi Từ U Minh Thương.KG sang Hòn Đá Bạc vài ngày trước đây .Hòn Rất đẹp,Cô đến đó là rất hay.Cô đã có tuổi,nên đi đất Mũi bằng Cano từ TP.Cà Mau ra đất Mũi khỏe hơn đi đường bộ ra Năm Căn.Xin Chào Cô!
 
Xe vẫn lướt nhanh trên các đường cao tốc, dù trên không hay dưới thấp. Tuy nhiên, lần này hình như xe chạy len lỏi theo những con đường bên dưới nhiều hơn, dù vậy tốc độ cũng không hề thấp; quan sát chung quanh, tôi thấy các loại xe đang lưu thông, kể cả loại 2 bánh, vẫn chạy nhanh đến chóng mặt, nhưng chẳng thấy lực lượng CSGT nào cảm trở. Có lẽ tốc độ tối đa trong nội ô Bangkok không bị khống chế quá thấp như ở Việt Nam. Điều đó có vẻ như “đồng biến” với sự phát triển kinh tế của đất nước tư bản này. Tốc độ lưu thông trên đường, cũng là tốc độ lưu thông của hàng hóa, dịch vụ; mà vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, hoàn tất dịch vụ kịp thời hoặc sớm hơn kế hoạch…chắc chắn góp phần rất lớn để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tai nạn giao thông không phải chỉ do vượt quá tốc độ, mà còn do nhiều yếu tố khác, quan trọng nhất, theo tôi là do ý thức của người dân; cái ý thức này hình thành từ giáo dục, từ lòng tự trọng, từ bản chất …của người điều khiển phương tiện. Thật sự, nếu buông lỏng trong kiểm soát tốc độ phương tiện giao thông ở Việt Nam thì chắc tai nạn còn cao hơn nửa! Bởi vì ở nước ta, nhiều kẻ đã dần mất đi cái bản chất tốt đẹp của con người. Trong xã hội, cái ác hiện diện khắp nơi, lòng tự trọng, tính chân thật và nhân hậu ngày càng mai một, sự xuống cấp của đạo đức đã lộ diện hàng ngày trên các phương tiện truyền thông, trong các bản tin “lá cải”.
Thiếu ý thức trách nhiệm trong điều khiển phương tiện, khiến tai nạn giao thông tăng cao, xét cho cùng cũng chỉ là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng hơn: sự xuống cấp của đạo đức!
Nói đến điều này tôi chợt nhớ tới hồi năm 2012, khi qua Lào trên con Daehan( xem: Daehan 120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang, trên phuot.vn.), tôi thấy người Lào chân thật và hiền hậu, ngày Tết Bunpimay cũng xe 2 bánh, 4 bánh chạy nhiều trên các đường phố thủ dô Vientiane, nhưng tuyệt nhiên không thấy lạng lách, đánh võng và đua tốc độ. Họ cũng chở 3, chở 4 nhưng không hề bị nhắc nhở vì họ chạy rất hiền lành, chỉ là rình mò tạt nước lẫn nhau, còn xe bán tải thì vô tư chất đầy nhóc phía sau, ai cũng sẳn sàng cho cuộc chiến té nước trên đường phố. Đặc biệt, không thấy họ vượt đèn tại giao lộ, dù không có CSGT và hoàn toàn vắng xe! Suốt 2 ngày Tết chính, tôi không thấy có 1 tai nạn nào nghiêm trọng.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Nhiều người Việt đã qua làm ăn, sinh sống tại Lào từ lâu, hoặc sinh trưởng tại nơi đó, bản chất cũng y hệt người bản xứ, một số họ rất thành đạt; nay có một số lượng lớn người Việt mới qua, cũng rất thành công trong cuộc sống vì “lanh lợi” hơn hẳn người Lào, nhưng nhiều người lại e ngại, kèm theo sự thành đạt đó là những thói xấu của một số ít người, sẽ làm hỏng người Lào. hư cả cái xã hội lâu nay vốn dĩ rất hiền hòa!
Thôi, đó cũng chỉ là những suy nghĩ vẫn vơ, chẳng ăn nhập gì với con đường trước mặt, đang rộng mở chờ đón mấy người khách lạ vừa đến với Bangkok trên con minibus lao vun vút giữa giòng xe cộ xuôi ngược lạnh lùng!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



13h54’, xe chợt chạy ngang qua 1 thánh đường Hồi giáo, mà hồi năm 2011 tôi cũng đã bắt gặp khi xe từ phi trường Suvarnabhumi vào trung tâm Bangkok, ngôi chùa Chăm này rất đẹp(ở An Giang, người dân gọi các Thánh đường Hồi giáo là Chùa Chăm), nên 1 lần nửa theo phản xạ, tôi chụp ngay.


attachment.php

Ảnh chụp “dưới đất” khi xe minibus đang chạy trên đường số 7 vào Bangkok, 13h54’ ngày 21-10-2013.


attachment.php
 
Last edited:
Tôi thấy những xa lộ trên cao, ngoài việc giải quyết nhu cầu lưu thông, còn là những “tác phẩm kiến trúc” làm “giàu” thêm vẻ đẹp “công nghiệp” của thành phố Bangkok. Nhiều chỗ các con đường đan xen một cách mềm mại hoặc có khi vừa lượn cong xuống dưới một con đường lại vút cao lên trên 1 con đường khác, trông thật ngoạn mục. Cái chằng chịt của hệ thống giao thông cao cấp đan xen, chồng chất trong không gian bao trùm lên thủ đô Bangkok, tưởng chừng như làm rối rắm cái cảnh quan cần giữ cho đẹp của 1 thành phố du lịch; ấy vậy mà không, từ trên cao ta đã chứng kiến nhiều hình ảnh tuyệt vời của những tòa nhà hiện đại nổi bậc trên nền trời xanh nắng ngập miền nhiệt đới. Còn dưới đất, len lỏi qua các cung đường che mát bởi những “cầu vượt” bên trên, là phố xá, nhà cửa, nằm dọc hai bên những giòng xe cộ di chuyển không ngừng như máu chảy trong hệ tuần hoàn huyết của con người. Không biết lâu ngày người Thái có cảm thấy bị đè nặng bởi những khối bê tông xám phía trên đầu? Nhưng với tôi, trong điều kiện cần thiết để phát triển, điều đó chẳng phải làm người dân Bangkok khó chịu, miễn sao, những người qui hoạch sáng suốt, những nhà lảnh đạo hiểu biết, vẫn giữ được những công trình quan trọng có giá trị thẩm mỹ và lịch sử, làm nên 1 Bangkok đặc thù như vốn có, bất chấp những đổi thay do hội nhập. (Nói đến điều này, tôi lại chợt lo cho số phận của Cầu Long Biên, như đã từng lo cho bến Mễ cốc, Bình Đông hay chợ Bến thành, của Sài gòn xưa cũ).
Riêng tôi, do đang tiếp cận với một thành phố lạ, điều gì cũng mới với tôi, nên tâm trạng thật thích thú, nhất là khi từ xe, nhìn ngược lên thấy các đường cao tốc, cầu vượt, đan xen uyển chuyển trước những tòa cao ốc nổi bậc trên nền trời. Thỉnh thoảng xe vút qua khoảng không của một giao lộ, giống như cái giếng trời của một căn hộ nơi phố chợ, hoặc vượt qua một quảng trường mênh mông rộng, với công trình lịch sử hay chùa chiềng, công viên xanh mát; tất cả tạo nên một nhịp độ thay đổi cần thiết khiến ta không bị nhàm chán trên suốt đoạn đường.
Bangkok, trưa ngày 21-10-2013 này, đến với tôi như thế.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



14h24’ xe chạy ngang ngôi chùa thứ 19, chùa Benchamabophit, trên đường Thanon Si Ayutthaya. Tôi thấy một nhà trại, xe cảnh sát, quân đội…đang hiện diện bên ngoài chùa, lại có quốc kỳ và những lá cờ màu vàng treo dọc theo tường rào, dường như đang có một sự kiện gì quan trọng lắm. Rồi tại quảng trường nơi gặp nhau của đường Thanon Si Ayutthaya và Thanon Ratchadamnoen Nok, tôi thấy quân đội và cảnh sát đang tập họp rất đông gần chỗ tượng vua Rama V, phía trước dinh Anantasamakhom, cùng với nhiều xe “công vụ” đậu san sát nhau quanh khu vực đó. Không lẽ phe áo Vàng đang biểu tình? Tôi thầm nhủ, mới chân ướt chân ráo tới Bangkok mà gặp “sự cố” chính trị nghiêm trọng rồi, nên lặng thinh hổng dám hỏi anh tài xế.


attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,375
Bài viết
1,175,434
Members
192,074
Latest member
kecsoctrang07
Back
Top