What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Sau đó chiếc minibus rẻ vào con đường hẹp hơn, len lỏi giữa nhiều xe cộ và phố xá sầm quất, sau này tôi biết đó là đường Phra Sumen.
14h32’ xe tới điểm dừng cho các bạn đồng hành “Tây ba-lô” xuống, họ được một bạn Tây khác đang đón bên vệ đường, tất cả kéo nhau vào một con hẻm nhỏ, chắc là chỗ ở cũng “bèo” lắm.

attachment.php



attachment.php



attachment.php


Các Tây ba lô dắt nhau vào 1 con hẻm nhỏ, xe tiếp tục chạy dọc theo phố Phra Sumen….


attachment.php



…và cuối cùng dừng lại tại vệ đường lề trái(lề thuận của Thái lan), đối diện chùa Biwon Niwet (ngôi chùa thứ 20), nằm trên đường Phra Sumen. Một thảm cờ vàng phủ ngang con đường, kéo dài suốt đoạn chạy ngang qua chùa, như vậy là đang có một lễ gì đó, liên quan tới Phật giáo, mà tôi chưa biết. Anh lái xe bảo đã tới nơi, anh ta sẽ giới thiệu cho người bạn làm du lịch tại đây, như đã hứa.
Đó là “Grand Palace Travel Centre 4” , 1 chi nhánh ủy quyền của Du lịch Thái Lan, tọa lạc tại số 365/2-3…


attachment.php



attachment.php


Phòng thông tin du lịch của “Grand Palace Travel Centre 4” , đối diện Chùa Bowon Niwet (ngôi chùa thứ 20 mà chúng tôi ngang qua).


attachment.php



Lúc vừa xuống xe, trên đường Thanon Phra Sumen, ngang chùa Bowon Niwet (chùa thứ 20).



Như đã nói, chuyến đi này chủ yếu là đến Myanmar, nhưng chúng tôi lên chương trình cho một tour dài mấy ngàn cây số ngang qua 2 nước trung gian là Cambodia và Thái lan. Theo kế hoạch, Sư Thầy TTH., bạn tôi, sẽ bay từ Hoa Kỳ sang Myanmar và gặp chúng tôi vào ngày 30-10-2013 tại Yangon.
5 ngày qua chúng tôi đã dừng lại thăm Angkor và Siem Reap, sắp tới sẽ là những ngày tại Thái Lan, chủ yếu là lòng vòng Bangkok và nhất định sẽ đi cầu sông Kwai. Vì đi bằng đường bộ, không thể fix ngày giờ như đi bằng máy bay, nên chúng tôi phải thu xếp sao cho tới Yangon trước ngày 30-10. Ngoài ra, bằng đường bộ tôi sẽ có thể ghé vài nơi trên cung đường Bangkok - Mae Sot – Yangon, như thế cũng sẽ mất một số ngày, trước khi chính thức đặt chân lên đất Chùa Vàng, trễ nhất là vào ngày 28-10-2013. Tôi sẽ giải thích lý do chọn cung đường này sau, cũng như diễn biến “kịch tính” của quá trình thực hiện sự lựa chọn.
Do vậy, điều đầu tiên tôi phải thực hiện là tìm đặt mua vé xe bus đi Yangon, ngay khi đặt chân tới Bangkok. Hôm nay, may gặp anh lái xe tốt bụng, tôi đở phải vất vả đi tìm, nhờ đó sẽ thảnh thơi “long nhong” đạp xe khám phá Thủ đô Thái Lan trong những ngày sắp tới.
Bước vào văn phòng máy lạnh với bản đồ du lịch và các bích chương quảng cáo tour trên tường, tôi biết rằng mình đã đến đúng chỗ, anh lái xe giới thiệu cho tôi một người có vẻ là “sếp”, rồi bắt tay từ giã. Tôi quay qua hỏi thăm anh ta ngay về việc mua vé xe bus đi Yangon. Thật là bất ngờ, anh ta trợn mắt, rồi lắc đầu, nói:
_Ông là người đầu tiên hỏi tôi về xe bus đi Yangon… không có đâu, tất cả các du khách đều phải bay từ Bangkok.
Tôi cải lại:
_... người ta nói có mà sao anh bảo không?
_Tôi chắc chắn với ông là không thể đi bằng đường bộ, nơi đây tôi chỉ giúp ông mua vé bay đi Yangon thôi.
Thật là thất vọng! Có lẽ cô bạn đồng môn cũng chỉ nghe nói chứ chắc chưa hề biết chính xác về con đường này. Còn tôi, dù đã dự định sẽ bay, nếu không đi được bằng đường bộ; nhưng sẽ tiếc vô cùng khi không thực hiện cuộc rong chơi đúng theo kế hoạch. Nỗi thất vọng này lớn lắm, bởi vì dường như đây là chi nhánh của một đơn vị quản lý du lịch, chứ không phải là 1 công ty tư nhân chuyên bán vé tour, nên thông tin của họ chắc là chính xác, bây giờ tôi nghĩ đành phải chịu thôi.
Tuy nhiên, tôi vẫn nuôi hy vọng, trong những ngày săp tới, khi lang thang trên đất Thái, tôi sẽ cố gắng hỏi thăm, may ra cũng có …con đường nào đó qua Myanmar bằng xe bus! He he, “Lù khù có ông cù độ mạng”, giống như lần qua cửa khẩu Bờ Y hồi năm 2012, hải quan Lào nhất định không cho qua, vậy mà cuối cùng cũng được qua. Tối nay tôi sẽ xem lại các thông tin liên quan với việc đi Myanmar bằng đường bộ.
Đó là chuyện sắp tới, bây giờ, không tìm được đường đi Yangon, thì sẳn đây, nơi mang nhản hiệu “Tourist Information”, tôi hỏi thăm đường đến chỗ nghĩ : nhà trọ Apple II ở “đường” Trok Kai Chae.
Tôi không biết mình nói có đúng cái tên khó đọc và lạ hoắc ấy chăng, khi hỏi anh bạn này, anh ta trả lời không có con đường nào tên như thế và nhà trọ thì quá nhiều tại Bangkok, làm sao biết được “Trái táo II” của ông?
Tôi vội lấy tờ giấy có ghi tên nhà trọ và “con đường”, thì ra không phải đường mà là hẻm, mong rằng nói thì sai, nhưng viết thì đúng cái tên Thái khó nhớ ấy, anh ta sẽ biết mà chỉ dùm. Đồng thời tôi vội lấy netbook ra cho anh ta xem cái “Apple guest house” mà cô gái “thích đi bụi” Quỳnh Dung giới thiệu.

Apple II Guesthouse

Nơi này không nằm ở Khaosan Rd. mà cách đó khoảng 5 phút đi bộ. Nằm trong hẻm Trok Kai Chaee, đối diện hơi xéo Phra Sumen Fort.

attachment.php



Tuy nhiên, sau một hồi nhìn hình, anh bạn Thái lan cũng không nhận ra được cái nhà trọ này và lắc đầu không biết. rồi xem tấm giấy tôi đưa, anh ta nói gì đó bằng tiếng Thái với 1 nhân viên khác, xong, quay lại viết cho tôi 1 “đạo bùa” lên tấm giấy đó, biểu tôi cầm “bùa” này đi ngược trở lại đường Phra Sumen này mà hỏi.
He he, tôi gọi là bùa vì được viết bằng thứ chữ “ngoằn ngoèo” giống như chữ viết trên lá bùa mà má tôi đã “thỉnh” từ “xác Cô Hai” về đốt cho tôi uống khi bệnh, hồi còn con nít. Tôi gọi là bùa vì quả thật nhờ nó mà tôi được “độ” đến nơi cần tìm.


attachment.php



Thế là tôi vội vã cảm ơn rồi ra nói bà xã ngồi chờ nơi bộ ghế đá ngay trước văn phòng “Tourist Information” , tôi bung con bike ra chạy ngược trở lại đường Phra Sumen này để tìm nhà trọ Apple II, lúc đó là 14h39’. Bây giờ tiếp tục thấy sự hữu dụng của con bike.


attachment.php


He he, “Old Cowboy” là biệt danh của một người bạn vừa ban cho lúc gần đây, thấy hay hay mà chẳng “chết thằng Tây nào” nên sử dụng bậy, cho vui!
 
Hjhj :)) cháu đọc đến đoạn "đạo bùa" Thái lan của chú làm cháu nhớ đến "đạo bùa" Cam của cháu nhưng đạo bùa của cháu khó cầu hơn của chú :help cháu mất gần 3h cho việc quốc bộ và hỏi thăm 1 địa chỉ k đc viết bằng tiếng Cam....âu cũng là một kinh nghiệm nếu k đi chắc sẽ k có đc
Cháu đang hồi hộp chờ xem "ông cù độ mạng” ổng làm sao giúp bác đi bus từ BK sang Yangon đây (chiangmai -mea sai)
Chúc cô chú luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
 
Last edited:
Để tiện theo dỏi, tôi mời các bạn xem sơ đồ lộ trình tại Bangkok sau đây. Tôi cũng mong rằng sơ đồ này sẽ giúp cho các bạn lần đầu đến Bangkok được dễ dàng trong khi đi lại tham quan. Ngoại trừ những du khách đã mua vé tour, những người đã từng đến Thái, có địa chỉ xác định, thì hầu như các xe, chở khách từ các nơi tới Bangkok bằng đường không, lẫn đường bộ đều có chung điểm dừng cuối cùng là khu vực chung quanh phố Khao San. Sau nhiều ngày lang thang tại Bangkok, tôi thấy nếu lấy Khao San Road làm tâm, trong vòng bán kính 2km, du khách có thể đến hầu hết những điểm du lịch quan trọng.


attachment.php




X1 là điểm khởi đầu trong nội ô Bangkok, đường Thanong Siyutthaya.
X 3 là điểm cuối, chỗ xe cho chúng tôi xuống, trước chùa Bowon Niwet, đường Phra Sumen.
X4 là nhà trọ Apple II cùng trên đường Phra Sumen, đi ngược trở lại bờ sông Chao Phraya


Còn bản đồ sau đây, đường kẻ màu đỏ là lộ trình ngắn từ điểm xuống xe đến nhà nghĩ Apple II, đường kẻ màu xanh là lộ trình đạp xe thăm Khao San Road vào buổi tối ngày 21-10-2013.


attachment.php



Cởi con “bike nhỏ không đụng hàng” dưới ánh nắng chiều Bangkok, lòng tôi dâng nhiều cảm xúc, bởi từ trước chưa hề nghĩ rằng mình sẽ mang từ quê hương qua đây một chiếc xe đạp để “dung dăng dung dẻ” giửa thủ đô náo nhiệt này. Cái cảm xúc còn pha thêm sự thích thú bởi tôi nhìn thấy những nụ cười thân thiện kèm ánh mắt ngạc nhiên của người Thái đang xuôi ngược trên đường Phra Sumen, khi thấy một kẻ “bụi đời” long nhong trên con xe đạp “đồ chơi” khác lạ!
Không quên đây là những vòng bánh xe đầu tiên trên phố phường Bangkok, để tìm nơi trọ trong những ngày tạm trú đất này, tôi hỏi những người Thái tình cờ gặp được, nhờ lá “bùa”, tôi được mọi người vui vẻ chỉ đường: cứ đi thẳng tới, qua khỏi giao lộ với đường Chakrabongse, cặp theo lề trái, hỏi tiếp sẽ có người chỉ cho, dĩ nhiên tôi hỏi bằng tiếng Anh “cùi bắp” và được trả lời bằng tiếng Anh “vỏ chuối”, nhưng cả 2 đều dễ dàng hiểu nhau…. Phần lớn họ đều hỏi tôi từ đâu tới và xe đạp này mua ở đâu mà…dễ thương quá xá! Thiệt là …khoái trong lòng!


attachment.php

Đạp xe đi tìm nhà trọ Apple II trên đường Phra Sumen, Bangkok.

Khoảng 15 phút sau thì rõ ràng trước mắt tôi là một trụ sắt tròn gắn “trịnh trọng” một tấm biển màu xanh dương, mang tên “Trok Kai Chae” nằm dưới dòng chữ Thái và nơi vách tường rào trước mặt, cũng rõ ràng:“Apple II guest house”.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Nhìn kỷ thì tôi thấy cái bảng hiệu quen thuộc với 2 màu chủ đạo, cam và xanh lá, của siêu thị mini 7-11 (do gặp nhiều lần trên đường đi, tại các trạm xăng), xem lại lá bùa, tôi cũng thấy có ghi “7-11 shop” lẫn trong đám chữ ‘con sâu”, thì ra anh bạn người Thái đã chỉ rất chính xác con hẽm (cạnh mini mart 7-11?) và biết chắc rằng tôi không “ngu” đến độ chẳng tìm được khi đưa “bùa” này ra hỏi người đi đường! Xin chân thành đa tạ!
Thế là tôi hí hửng quay trở lại đón bà xã. Trên đường tôi đã ghé Bang Lumpoo Place, hỏi thử, thì giá chẳng thua gì khách sạn cao cấp dù là “room for rent”.


attachment.php



Nhân tiện, tôi đã hỏi thăm đường đến phố Khao San nổi tiếng, nó chỉ cách hẻm Trok Kai Chae chừng vài phút xe đạp này thôi.
Như vậy, không đầy 30 phút, tôi đã trở lại chỗ bà xã đợi. Không ngờ 30 phút đó là 30 phút đầy lo lắng của bả.
_ Ông đi sao lâu quá, giấy tờ, hộ chiếu tôi giữ cả, tui cứ sợ rủi…ông bị tai nạn thì …ai biết ông ở đâu? …hay lở ông …đi lạc …thì tui biết làm sao mà tìm, ở cái xứ này …
Ô hay, thật là một lo lắng làm tôi…quên cả mệt và làm tôi muốn…xốn nước mắt!
_Thôi, tui dìa rồi đây, hi hi, mừng đi, tìm được rồi,… vô cảm ơn người ta rồi…dắt xe theo tui …
Thế là 2 kẻ bụi đời Việt Nam lửng thửng dắt 2 con bike, thồ mấy cục hàng bự chảng, túi bị lỉnh kỉnh, lang thang qua những con phố đông người nơi xứ Thái. Khi nhìn lại bà xã đang dẫn xe trên hè phố, tôi cười thầm trong bụng vì chợt thấy …cuộc rong chơi này, thật sự… ngày càng…hổng giống ai! Cái “hổng giống ai” ấy làm tôi thêm thú vị, cái thú vị mà chắc chắn tôi không cảm nhận được khi ngồi trong xe máy lạnh mát mẻ. Cái thú vị này tôi không lường trước, dù có giàu tưởng tượng đến đâu. Và cái thú vị kiểu này cũng có thể chỉ 1 lần duy nhất trong đời, vì lần tiếp theo chắc là cái thú vị …kiểu khác!


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chào các bạn,
Trước khi post phần tiếp theo, tôi muốn xin lỗi các bạn về sự chậm trễ, vì 3 ngày nay tôi khong thể vào phuot.vn được ở đường truyền thường xuyên cũ; người chuyên môn nói tại trang phuot.vn đang có sự "lỗi" ở 1 vài nơi. Bài vừa rồi tôi phải post qua đường wifi, nhưng chậm và phức tạp, hôm nay tôi phải ra tiệm net để tiếp tục, mong các bạn thông cảm. Đồng thời cũng xin BQT cho biết có phải có lỗi từ trang web như "chuyên gia" nói hay tại đường truyền? Tất cả các trang web thông thường tôi đều vào được, ngoại trừ phuot.vn.
Xin cảm ơn.
 
Apple guesthouse II, chỉ là một nhà gỗ mái tôle tầm thường nằm sâu trong con hẻm Trok Kai Chae, có 2 tầng gác với khoảng mười mấy phòng, đôi hoặc đơn, được ngăn bằng vách ván. Mỗi phòng đôi với diện tích khiêm tốn chưa tới 10 mét vuông, đủ chỗ cho 1 giường, 1 tủ đứng và 1 bàn nhỏ cùng 1 điều bất tiện là…không có toilet riêng! Giá 250 baht (700đx250 = 150.000đ VN). Thôi thì tạm nghĩ hôm nay, ngày mai tìm được nơi nào khác vừa ý thì đổi chỗ.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Có nhiều “Tây cùi bắp” thuê chỉ cái giường để ngủ giá 100 baht.

Đây thật sự là một nhà trọ bình dân.
Cái ấn tượng “bình dân” đầu tiên khi vào nhà trọ này là khu vực để giày dép của quí du khách “ba lô”, y hệt như nhà trọ mà sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học đại học, nằm ngay khu vực giữa nhà.


attachment.php



Kế tiếp là quảy bị leo chiếc thang gỗ đen bóng, lên tầng 2 hừng hực nóng, giữa hành lang tối do ngược sáng hắt vào từ phia cuối dãy phòng, một con mèo đen phóng ngược làm tôi hoảng hồn (sau này tôi mới thấy người Thái rất thích nuôi mèo, có lẽ để chúng làm cái nhiệm vụ giết chuột mà con nhà Phật không có quyền thực hiện?). Phòng 18 đây rồi…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Cái nóng Bangkok càng khó chịu khi đẩy cửa vào phòng, nhìn thấy có máy điều hòa trên vách, tôi bước xuống đề nghị mở máy lạnh, dĩ nhiên phải chấp nhận thêm 150 baht nửa. Tổng cộng là 400 baht, khoảng gần 14 $ US, cái giá này so với Saphia Angkor ở Siem Reap (12$ US) thì …quá mắc! Nhưng biết sao được, đây là Bangkok mà, chúng tôi đặt tất cả bị, túi… lên khoảng trống còn lại, sát vách phòng kề bên, thật đúng là “ở bụi”, dù sàn gỗ rất sạch sẽ. Nhờ máy điều hòa nên bây giờ tôi thấy thật dễ chịu.


attachment.php



Những kẻ bụi đời được ngủ trong cái “lữ quán” gác gỗ này chắc chắn sướng hơn …Thái tử Đoàn Dự, nước Đại Lý, khi “rong chơi” chốn giang hồ, phải nghĩ tại các “lữ điếm toàn cây”, vì không có …máy lạnh!

Việc đầu tiên là lo đi vệ sinh, tắm giặt để “nghía” cái chỗ quan trọng phải đến mỗi ngày. Với 3 phòng tắm kiêm WC liền nhau ở tầng trệt, đơn giản y như ở một gia đình dân dã Việt Nam, khá sạch sẽ, tôi thấy cũng tạm được. (He he, mình có ở trong này suốt đâu mà cần sang trọng! ). Tôi hứng thêm nước lên phòng để nấu mấy ấm dành cho buổi tối.


attachment.php



Có wifi, chúng tôi mở netbook ra để ngó sơ tình hình thư từ, nhất là tin tức quê nhà và gửi email cho con biết đã tới Bangkok. Ngoài ra, tôi biết chắc chắn Sư H. sẽ thăm hỏi về tình hình của 2 kẻ lang thang. Từ 17-10-2013, khi biết chúng tôi khởi hành, hầu như mỗi ngày Sư đều gửi mail xem tôi đã tới đâu. Dĩ nhiên tôi reply ngay, nhưng 2 ngày nay, dọc đường không có net, chúng tôi đành “bặt vô âm tín”. Tội nghiệp Ông Sư, chắc chắn không thể nào yên tâm với chuyến đi của cặp bạn già bụi bặm này, nên hàng ngày cứ email thăm hỏi. Chắc Sư sợ rằng 2 kẻ “lông bông” có thể không may …sẩy chân đâu đó trên đường thiên lý, hoặc “ấm ớ hội tề” nơi xứ lạ quê người mà chẳng biết hỏi ai. Có khi Sư đang “sầu trong bụng”, lẩm bẩm, lầm bầm: “… đường sá chưa thông mà đi lòng vòng thì… khó mong tới miền đất Phật!”
Và đúng như dự kiến, email của ông vừa đến hôm nay, giờ này chắc Sư vừa mới thức.



attachment.php
 
Tôi nhận được email của Sư như sau :

attachment.php


Tôi thông báo ngay cho Sư hay về tình hình “no bus forYangon” như đã kể.

attachment.php


He he, tí sau tôi nhận được reply thật cảm động, thì ra ông cũng đang online. Chắc chắn Sư đã biết trước đường sá đi Myanmar nhiều khó khăn, dù không cụ thể thế nào, nhưng chẳng hề dễ dàng như ta tưởng. Nhất là sau một thời gian dài đóng cửa, dù nằm cạnh Thái Lan rất hiện đại, nhưng Miến Điện vẫn thật xa xôi bên kia biên giới phía Tây!
Sư đã reply cho tôi thư sau:

attachment.php


Rủ bạn bè đi chơi mà còn phải bận tâm lo lắng như thế này, Sư làm tôi thiệt tình cảm động. Có lẽ vì cảm thấy trách nhiệm với cuộc hành trình lang bạt của 2 kẻ phàm phu này mà Sư không yên tâm? Sư H. ơi, O 60 cả rồi, nên mọi quyết định của chúng tôi chẳng hề liên quan gì đến Sư cả, cứ xem tụi này như mây gió, gió thoảng mây trôi, lang thang đây đó lâu rồi, chuyện “homeless” có gì đâu ghê gớm!
Tuy nghĩ thế, nhưng tối nay tôi sẽ cố tìm thêm thông tin về chặng dường sắp tới, để trả lời dứt khoát cho Sư an tâm.
18h, chúng tôi rời nhà trọ, ra đầu hẻm, rẻ phải đạp xe dọc theo hành lang của dãy phố đường Phra Sumen, rồi tiếp tục rẻ phải ở góc cua kế tiếp, qua đường Chakrabongse…Có nhiều hàng bán thức ăn nằm dọc theo vĩa hè của các con đường này, chúng nằm dọc theo lề lộ nhựa, chồm lên 1 phần lối đi bộ, chỉ chừa lại khoảng hơn 1 mét cho khách bộ hành chen lấn ngược xuôi: cơm gà, cháo thịt, hủ tíu, đậu phộng chiên, sửa đậu nành, đủ thứ bánh và nước…


attachment.php



attachment.php



Trước tiên, chúng tôi tìm một chỗ ăn cơm, đó là quán cơm gà tươm tất trên hè trái đường Chakrabongse, chỉ 40 baht (# 28.000đ VN), rồi dựng tạm xe để vào xem tình hình “thực tế”, quán này chỉ “độc món” cơm gà!


attachment.php

Bông vạn thọ vàng xâu lại thành vòng, được bày bán nhiều nơi, để cúng Phật hay treo tại các ngôi miếu.


Rất sach sẽ, cơm và thịt gà đều chuẩn bị từ những “thiết bị” bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chén dia, muỗng nĩa đều là loại sử dụng 1 lần; với chúng tôi thì bửa ăn khá ngon miệng và vừa đủ no.


attachment.php



attachment.php

He he, đừng tin dĩa cơm gà bự chảng kia 40 baht, chỉ là hình ảnh…minh họa thôi.

Chúng tôi chọn ngồi ngoài hè phố cho thoáng và nhìn xem người qua lại.


attachment.php



attachment.php


Thêm 2 Pepsi ướp lạnh là “trọn tình trọn nghĩa” với bao tử của chúng tôi trong ngày hôm nay.
 
Last edited:
Ăn xong, chúng tôi tiếp tục cuộc rong chơi tới Khao San Road, bằng con bike nhỏ, len lỏi theo lối đi hẹp giữa các hàng bán thức ăn và cửa tiệm trên phố, vừa để trực tiếp chứng kiến sự nhộn nhịp “thành danh” của khu Tây ba lô Bangkok, vừa để tìm thêm thông tin về đường bộ tới Yangon. Vì dọc theo các con đường thuộc khu vực này có rất nhiều những điểm bán vé tàu, xe, máy bay…đi các nơi trong và ngoài nước, đồng thời cũng là điểm bán vé tour du lịch ngắn ngày cho khách vảng lai. Mục đích của chúng tôi hôm nay ngoài đi dạo phố đêm Khao San, còn là cố gắng tìm cho ra phương tiện đường bộ đi Yangon và mua tour đi tham quan cầu sông Kwai, vốn là mơ ước của tôi sau ngày xem lại tác phẩm kinh điển của David Lean, “Le Pont de la rivière Kwai” .


attachment.php



attachment.php



Quả thật hình ảnh 2 kẻ lang thang trên 2 con bike nhỏ luôn gây sự chú ý của nhiều người. Và thật tình cờ, một du khách trẻ, thích thú khi thấy khứa lão chơi xe con, dừng tôi lại hỏi chuyện, khi biết cậu ta là người Nhật, tôi nói mình cũng đã từng có 3 người Thầy là các Giáo sư đến từ Nhật Bản, Yasuo Ohta( Genetics), Ikeda(Horticulture) và Kawamoto(Fishery), đến dạy ở Cần thơ, hồi những năm 70, thế kỷ XX, cậu ta vui vẻ xin chụp chung một tấm hình kỷ niệm.


attachment.php



Khi tới đầu phố Khao San, tôi thấy bên lề đường 1 nhóm bạn trẻ Nhật khác đang chơi nhạc bằng guitar thùng, trống cóc…phía trước mặt là 1 chiếc nón bụi đời đang ngửa lên chờ đón những đồng đô la hay baht của du khách qua đường. Không biết đây có phải là một chương trình tự phát, nhằm kiếm tiền độ nhựt, nuôi dưỡng con đường rong chơi của các người bạn trẻ khi đột nhiên khô túi, hay đã được lên kế hoạch từ trước với nhạc cụ gọn nhẹ mang theo từ quê nhà, nhằm hổ trợ cho việc thực hiện một hành trình giá rẻ “đi khắp thế gian” ? Chứng kiến họ chơi hết 1 bài nhạc với sự nhiệt tình cao độ, nhưng quá loảng giữa cái ồn ào và không gian rộng mở Khao San Road, tôi thấy cũng chẳng có chi hấp dẫn và có lẽ vì thế, không ai buồn bỏ 1 đồng “bạc” lẻ nào vào cái nón đang nằm chờ đợi trên đường! He he, có khi các bạn trẻ Nhật là du khách “cùi bắp”, còn rất nhiều người đang qua lại quanh đây cũng là khách du lịch “cùi đày”, chỉ vừa đủ tiền đi chơi chớ đâu dư tiền “bố thí”! Không sao, họ vẫn vô tư vui vẻ giữa bao người qua lại, không được tiền; nhưng chắc chắn đang được hưởng cái thú được biễu diễn “tài hèn” trước nhiều cặp mắt …5 châu! Và theo tôi, cuộc rong chơi của họ chắc chắn nhiều thú vị, cái thú vị ấy thật hồn nhiên và đáng yêu!


attachment.php



attachment.php



Ngành du lịch Thái bắt đầu “cất cánh” vào thập niên 70, thế kỷ trước, cùng lúc với những chuyến bay thương mại đầu tiên của Boeing 747, rút ngắn thời gian đi lại và tạo nên giá thành vận chuyển thấp. Tận dụng thời cơ, cùng một chiến lược kinh doanh hợp lý, du lịch Thái Lan ngày càng phát triển, hàng năm đóng góp cho ngân sách 6,7% GDP, theo thống kê năm 2007. Năm đó, họ đã đón trên 14 triệu lượt khách, đứng hàng thứ 18 thế giới, theo xếp hạng của World Tourism rankings.
Ngoài những di tích lịch sử, những chùa chiềng nổi tiếng, những bãi biển rực nắng phía Nam, những vùng núi rừng dành cho loại hình “trekking”phía Bắc,…Thái Lan còn hấp dẫn du khách bởi “sex-tour” được kiểm soát. Tất cả đã làm nên một thương hiệu du lịch có “số má”, lừng danh khắp năm châu.


attachment.php



Như dã nói, chúng tôi ghé vài kiosque “Tourist Information” đặt rải rác dọc theo các con phố trong khu vực Khao San Road, để hỏi thăm về các tour lẻ và đồng thời cũng hỏi thêm liệu có chăng tuyến đường xe bus qua Miến Điện? Đây là những đầu mối bán vé máy bay đi các nơi, vé xe bus đi các tỉnh, các khu du lịch nội địa và đi tới các tỉnh của những nước lân cận; nhưng không có đi tỉnh nào của Myanmar!
Đã qua 4 hay 5 chỗ rồi, ngoài lề đường lẫn trong phố, tất cả đều lắc đầu: …no bus, you just fly to Yangon!


attachment.php

PhnomPenh, NongKhai, Siem Reap, Vientiane, Battambang, Vang Vieng, Luangprabang. Không thấy Yangon!

Thật là thất vọng, thôi thì cứ tiếp tục rong chơi, vẫn còn nhiều ngày ở Bangkok, sẽ tìm sau.
Thú thật, khó có ai “chịu chơi” như bà xã Doigiaymoi này, nhiều phụ nữ, khi thấy không suôn sẻ trước 1 chuyến đi xa, tới một nơi mà mình chưa hề biết, thường cho là có điều không tốt, nên tìm cách rút lui hay ngăn cản. Đàng này bả chưa hề “buông xuôi” nhất là lúc chiều khi có con mèo đen phóng ra từ bóng tối trên gác trọ, gặp ai khác sẽ cho là điềm gỡ, nhất là ông xã lại cầm tinh con chuột, chuyện đó giống như vừa bị mèo vồ hụt, thế mà cứ liều mạng “tới luôn bác tài” thì có khi …không còn dịp trở về!
Vậy mà bả vẫn cùng tôi tích cực tham khảo, tìm thông tin về cung đường bộ Bangkok-Yangon…


attachment.php



Và thiệt là may, trời không phụ kẻ có lòng, lù khù có ông cù độ mạng, ngay tại kiosque này, “Meeting Group Tour”, người đại diện báo rằng có xe bus đi Yangon giá vé là 1600 baht/người rồi đưa cho tôi xem bảng ghi chi tiết hành trình. Tôi chép lại nguyên văn và ngay khi về tới nhà trọ tôi gửi liền cho Sư TTH. 1 email, để sư an tâm. Email như sau:
attachment.php


Đấy là nội dung cái email tôi gửi cho Sư H khi trở về nhà trọ, còn lúc đó, chúng tôi rất vui mừng, hỏi anh bạn bán vé xem có chắc không, anh bảo rằng “sure”, nếu muốn đi thì phải book trước 1 ngày và hỏi tôi chừng nào đi. Tôi nói sẽ tới book vé vào chiều ngày 25-10-2013.
Còn bây giờ, để đáp lại cái sự may mắn này tôi đề nghị anh bán cho chúng tôi 2 vé tour đi cầu sông Kwai vào ngày 23-10, giá 490 baht/người.


attachment.php



Thật ra tour này tổng chi phí là 550 baht/người(đánh dấu bằng số 550 trên góc phải), gồm luôn 2 vé tham quan bảo tàng và đi tàu hỏa xem “The Death Railway”, không sao, đây là “tùy chọn” có thể mua sau, khi đến cầu sông Kwai sẽ tính.
 
TO chú Doigiaymoi
Xe từ BK sang Yangon có phải của công ty này không ạ http://www.vegatravelbangkok.com/bus-to-myanmar.php
vô tình cháu tìm thấy trên mạng và thấy thông tin cũng giống như những gì chú chia sẻ qua bài viết nên cháu post lên - nếu đúng thì chú có thể xác nhận lại - để những bạn phượt đi sau nếu muốn đi theo cách này có thể có đc những thông tin hữu ích. Cam on chú vì những chia se rat chi tiết.
 
Chào nguyenvutru,
Rất cảm ơn cháu đã chia sẻ và "hồi hộp" theo dỏi xem Ông Cù có độ mạng tui hông, xin hãy đợi đấy. Cho đến giờ phút này, giờ phút tui đọc được cái lịch của hành trình BK-YG, tui vẫn chưa biết mình sẽ đi với công ty nào, người đại diện bán vé đâu cho mình biết, vì người ta được hưởng hoa hồng. Cho nên cháu hãy đợi, mọi chuyện sẽ còn "kịch tính" lắm...
Doigiaymoi.
 
Trước mắt tôi phải đổi tiền để nhận 2 vé : 980 baht.
Tôi định bước tới xe đổi tiền, đang đậu phía đầu phố Khao San, trên phần đường Chakrabongse, anh bạn bán vé biểu đừng đổi ở đó, vào trong phố đổi sẽ cao hơn, 100$ US, được khoảng 3.075 baht …


attachment.php



Xin lưu ý, tại Thái Lan, bạn không thể mua đươc thứ gì bằng tiền khác với đồng baht, tất cả mọi giao dich thương mãi đều phải sử dụng tiền Thái Lan. Bạn có thể đổi tờ 10, 20, 50, 100$(không nên mang theo tiền 5$, khó đổi) để lấy số tiền baht tương ứng; nhưng nếu bạn chỉ cần mua món hàng chừng 1500 baht, mà chỉ còn những tờ 100$, bạn không thể chỉ đổi lấy 1500 baht rồi xin thối lại 50$ US. Đó là chính sách hối đoái của ngân hàng Thái lan, không có tiền lẻ, bạn phải đổi nguyên tờ 100, còn dư tiền baht trong túi, nó sẽ làm bạn …ngứa ngái, rồi móc ra mua cái gì đó, có khi về nhà không xài tới! Thiệt là khôn. Và họ cũng thật nghiêm túc trong tuân thủ luật lệ: không người Thái nào chịu thanh toán bằng tiền Đô, dù bạn chấp nhận bị lỗ nhiều!
Khao San Road là con phố không dài, nối liền đường Chakrabongse và đường Bowon Niwet; nhưng lại là con phố đông đúc nhất trong khu vực. Nơi đây tập trung nhiều nhà trọ nhỏ nằm rải rác trong hẻm và vài khách sạn lớn ở mặt đường. Rất nhiều những quầy mua bán vải vóc, quần áo, đồ lưu niệm,…nằm sát nhau dọc 2 bên phố, hoàn toàn chiếm hết mặt tiền của các cửa hàng phía trong. Vài cơ sở xâm mình nằm chen lẫn trong phố, dịch vụ này còn được quảng cáo ngay trên đường, nhưng tôi không biết sẽ thực hiện tại đâu. Ngoài ra, còn có các xe đẩy bán đủ thứ đồ ăn thức uống kiểu “khô mực, cóc ổi…” thật sự hấp dẫn khách năm châu đang dập dìu bách bộ ngược xuôi. Thỉnh thoảng có vài chiếc xe con chạy ngang, không bấm còi, chỉ chầm chậm bò qua con đường kế tiếp. Tất cả những thứ ấy cùng làm cho Khao San Road trở nên như là “đặc sản” của Bangkok. Cái đặc sản này là một kiểu “văn hóa lề đường”, thật hay ho và nổi tiếng, khiến cứ vào Google maps, gỏ “Khao San Road” là các bạn được dẫn ngay đến khu phố đó, dùng công cụ Street view, các bạn sẽ thoải mái dạo chơi, để thấy chi tiết còn hơn những gì mà tôi đã kể.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Hôm nay, như thế là tạm đủ, vì chúng tôi còn ít nhất là 4, 5 ngày nửa quanh quẩn khu này. Trên đường quay về chúng tôi rẻ vào ngỏ Ram Buttri cặp theo tường rào chùa Chana Sngkhram, đây cũng là con phố đông đúcTây ba lô, không có nhiều điểm bán hàng “chật chội” dọc lề đường như Khao San Road, nhưng cũng có nhiều những xe đẩy, kiosque bán đủ thứ đồ nằm dài theo lối đi . Bên lề phải, đối diện với chùa …Songkram, là những cửa hàng kinh doanh và làm dịch vụ liên quan tới du lịch, quán ăn, quán rượu, …Xen vào đó là các dịch vụ massage theo giờ với những ghế dài bố trí trong 1 không gian mở, ai đau lưng mõi gối thì cứ bước vô, nằm dài xuống giữa bàn dân thiên hạ.
Hôm nay, sau 1 ngày rong ruổi từ biên giới Cam-Thái đến thủ đô Bangkok, lại thêm 1 tối rong chơi “lấy ngày” tại khu vực Khao San Road, giờ đây cũng cảm thấy “bãi oãi” chân tay lắm rồi; thôi thì cứ trở về nhà trọ nghĩ ngới, cho đở tốn tiền!
Như đã nói, sau khi về nhà nghĩ, tôi gửi liền 1 email báo cáo tình hình cho Sư H. hay mà yên tâm. Nhưng tôi biết chắc chắn, Sư sẽ không hề bớt lo lắng khi chưa gặp mặt 2 kẻ này tại Yangon.
Thú thật với các bạn già lẫn trẻ, sau cuộc rong chơi ngàn dặm trên Daehan vào năm 2012, tôi đã có ý muốn thực hiện một hành trình khác qua tới Myanmar cũng bằng xe…2 bánh. Đầu năm 2013, khi gặp Sư tại Sài gòn, Sư trách: già rồi mà hổng hay! Và khi nghe tôi trình bày “dự án” đi qua Miến bằng xe gắn máy thì Sư, không cản, chỉ nói rằng bên Miến có những đoạn đường chạy ngang vùng núi rừng đến hàng 100, 200 miles. Từ đó tôi luôn băng khoăng khi liên tưởng đến đoạn Bờ Y- Attapue hạ Lào, chỉ 50 cây số đường rừng mà nhớ lại còn thấy ớn, bây giờ, với 300, 400 km qua rừng núi xa xôi bên Miến Điện, thì làm sao… đủ xăng để mà chạy!
Cho nên thỉnh thoảng vẫn hay vào Google maps để xem đường sá qua Myanmar có gì thay đổi, cũng như tìm thêm các thông tin liên quan, qua những chuyến đi của các bạn trẻ.
Trước tiên tôi tìm đến Nguyễn Đức Quỳnh Dung, hy vọng rằng cô gái “thichdibui” sẽ dẫn đường qua Yangon bằng …xe đạp. Hóa ra, tuy đã từng ngang dọc khắp các nẻo đường Đông Dương bằng “xế điếc”, nhưng lần này cô gái “thichdibui” lại qua Myanmar bằng máy bay! (http://www.thesaigontimes.vn/Home/dulich/nhatkyluhanh/43719/Di-bui-sang-Myanmar.html)
Theo Google maps, tôi thấy từ Thái Lan chỉ có thể qua Myanmar bằng 3 nơi:
1/ Qua Kawthaung, Myanmar từ Ranong, Phuket, Thái Lan. Theo phượt gia backpackervn thì ta phải vượt biển, từ Bangkok đi Ranong theo tuyến đường số 4 dài đến 570km, rồi sau khi làm thủ tục hải quan mới lên thuyền qua Kawthaung, Miến Điện. Tới đó chơi trong ngày rồi trở về Thái Lan, vì không có đường bộ lên Yangon. (https://www.phuot.vn/threads/4168-Lang-thang-Sài-Gòn-Bali-đường-bộ-một-mình/page2 )
2/Còn theo bạn LinhEvil (https://www.phuot.vn/threads/1925-Myanmar-từ-đầu-đến-cuối)
…thì:
Đi bằng cách nào?

Nếu xem bản đồ bạn có thể nhận thấy Myanmar có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước từ Ấn sang Thái.

Đây là một ưu thế đối với các bạn muốn đi theo hướng Shoes String, tức là đi 1 lèo cá kèo.

Tuy nhiên từ VN thường khách Du Lịch vào Myanmar qua hai đường chính: T1 là đường không qua Rangon hoặc Mandalay
T2: là đường bộ qua Tam giác vàng.

Bằng đường không, bạn có thể vào Yangon qua 2 cửa ngõ chính: Băng Kốc và Singapore.

Các hãng bay đến Yangon có nhiều tuy nhiên nếu bạn giống tôi tức là người đi theo dạng Budget bụi và ít tiền thì không cần suy tính nhiều:

Từ Băng Kốc bay Yangon: Giá bắt đầu từ 50$/ chiều với Air Asia. Các chuyến bay của Air Asia bắt đầu rất sớm ở BKK thường xuất phát lúc 7:15 và hạ cánh lúc 8:00 cũng có nghĩa là bạn có cả 1 ngày để khám phá Yangon

Bằng đường bộ

Nếu bạn ưa Border Crossing thì hãy vào Miến bằng đường bộ. Từ Thái Lan bạn có thể qua Miến từ Mae Sai và Ranong.


Ha ha, Ranong thì đã nói rồi, không có đường, còn Mae Sai thuộc khu Tam Giác Vàng, vốn nổi tiếng với trùm ma túy Khun Sa một thời. Đúng là từ đây có thể đi sang Myanmar bằng đường bộ qua cửa khẩu tại Tachileik. Một số bạn đã từng đi đường bộ qua Miến điện tại khu tam giác vàng này, nhưng cũng chỉ là qua chơi cho biết rồi trở về Thái lan hoặc Lào, chứ chưa thấy ai đi sâu vào đất Myanmar từ khu vực đó.
Do nằm ngoài khả năng kiểm soát của quân đội và chính quyền Myanmar, Khun Sa một thời lẫy lừng thế giới với danh xưng Vua thuốc phiện khu “Tam giác vàng”. Ông ta từng bị chính phủ Hoa Kỳ phát lệnh truy nả toàn cầu về tội danh đưa ma túy vào Mỹ, phần thưởng bắt được Khun Sa lên đến 2 triệu đô la!
Năm 1996, Khun Sa được xóa tội khi giải tán đội quân Mong Tai, từ bỏ vùng Tam giác vàng, về sống tại Yangon, mất năm 2007 vì bị biến chứng tiểu đường.


attachment.php

Vua thuốc phiện Khun Sa.(ảnh tư liệu)

Vua thuốc phiện chết rồi, vương quốc của Khun Sa không còn nửa, nhưng loài hoa Anh Túc dễ thương vẫn đong đưa trong nắng lạnh ban mai trên cao độ 1000m vùng 3 biên giới Myanmar-Lào-Thái, vẫn ngày đêm tích tụ chất nhựa trắng giết người, gây bao nỗi đau thương cho nhân loại.


attachment.php



Một cánh đồng thuốc phiện đẹp mê hồn tại khu Tam giác vàng.(Ảnh tư liệu)


Theo báo cáo của Văn phòng LHQ về ma túy và tội phạm(UNODC) năm 2013, thì diện tích trồng Anh Túc sau 1 thời gian giảm xuống khi Khun Sa “hoàn lương”, thì bộc phát trở lại, năm 2012 lên đến 50.000ha, chiếm 30% sản lượng thế giới. Vùng 3 biên giới nầy vẫn luôn còn dậy sóng, vẫn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy “hoang dã” cho những ai xem cái chết nhẹ tợ lông …gà, ngoan cố liều mình vượt rừng núi để đến với Yangon.
Tôi không đủ gan như chàng cao bồi Clint Eastwood, 1 mình một ngựa, ngang dọc miền Viễn Tây, nên cửa ngỏ Tachileik này chỉ tham khảo …cho vui.

Cuối cùng dựa vào Google maps, tôi chỉ thấy tuyến Bangkok-Mae Sot-Yangon là có khả năng đi được bằng ô tô. Tuyến đường này gồm 2 đoạn:
Đoạn 1 từ Bangkok đến cửa khẩu biên giới Thái-Miến, nằm trên địa bàn quận lỵ Mae Sot, tỉnh Tak, phía Tây Thái Lan, dài 491km.


attachment.php



Đoạn 2 từ thị xã Myawaddy, biên giới Miến-Thái đến Yangon, Myanmar, dài 447km.


attachment.php



Vì tổng chiều dài lộ trình là 938km, nên tôi dự định sẽ dừng chân thêm 3 nơi là Nakhon Sawan, Mae Sot (Thái Lan) và Kyaikto hay 1 nơi nào đó trên đất Miến Điện, để chắc chắn tới Yangon vào ngày 29-10-2013, trước hẹn 1 ngày.
Cho nên, khi đọc được bảng chi tiết hành trình đường bộ mà “Meeting Group Tour 4” cho xem, thì tôi biết ngay là có thật 1 tuyến đường như thế. Nhưng kế hoạch dừng chân dọc đường e rằng phải hủy bỏ, bởi tôi không dám phiêu lưu.
Dẩu sao, chúng tôi cũng yên tâm ngủ ngon đêm nay để ngày mai bắt đầu những cuộc dạo chơi Bangkok bằng phương tiện là 2 con bike nhỏ “rất thân thiện với môi trường”!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,173
Members
192,352
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top