What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Cảm ơn dungbuocgiangho,
He he, chú lại nghĩ rằng nếu nhiều người biết Khaosan Road thì họ quay qua đi phượt cho ít tốn tiền mà xem được nhiều nơi, họ không dám "vẽ đường" cho khách tự đi. Chú sẽ tổng kết cái vụ này trước khi tiếp tục chặng còn lại.
Cảm ơn cháu,
Doigiaymoi.
 
Bây giờ xin các bạn cùng chúng tôi lang thang tiếp tục, theo sơ đồ sau đây.

attachment.php

Đường màu đỏ là lượt đi, từ nhà trọ Apple II, đường màu xanh là lượt trở về.


Chúng tôi rời hẻm Trok Kai Chae, đạp xe về hướng Pháo Đài Phra Sumen, tại đây, con đường đổi tên thành Phra Athit sau khi qua khúc cong. Chúng tôi không dừng lại, vì dự định sẽ trở về công viên này sau khi cảm thấy mỏi cẳng, để nghĩ chơi và ăn trưa.


attachment.php



attachment.php



Hai chiếc xe đạp nhỏ cứ thong thả chạy tới, chui qua dạ cầu Phra PinKlao, rồi quẹo trái, đi “hú họa” theo đường Rachini, theo “kiểu” tới đâu thì tới, thấy nơi nào coi được thì tấp vào, hóa ra lại hay.


attachment.php

Dạ cầu Phra PinKlao.

Thú thật với các bạn, khi viết lại hồi ức này, tôi phải tham khảo kỹ lưỡng Google maps, dựa lên rất nhiều hình ảnh chúng tôi chụp, xem đi rồi xem lại…nên nó “thấm” vào tâm và diễn tả chi li cho mọi người đọc. Chứ vào lúc đó, tôi hoàn toàn chưa hình dung được phương hướng và đường đi, nên rất là …lóng nga, lóng ngóng!


attachment.php



Cả những điểm viếng thăm buổi sáng hôm nay và những ngày kế tiếp, tại Bangkok, hoàn toàn thụ động, theo cái kiểu đi “hú họa”, “tới đâu thì tới” như vừa nói.


attachment.php



attachment.php



Cho nên tôi không ngờ con đường này dẫn tôi đến công viên Sanam Luang, mà chung quanh nó, hay liền kề nó là những điểm đến rất đáng quan tâm.
Tôi, lúc đó, giống như Tư Ếch đi Sài gòn dạo nào, nhìn dòng xe cộ chạy ào ào với tốc độ chóng mặt, lâu lâu lại tưởng mình ngược chiều, vì chạy bên trái; có lúc lại giật mình khi phát hiện ra mình đi ngược chiều, vì chạy bên mặt, may mà chẳng sao.
Rời đường Rachini, chúng tôi đạp xe qua đầu công viên, tới đường Na Phra That, gặp nhà hát quốc gia, National Theatre (1), kế tiếp là Bảo tàng quốc gia, National Museum (2), với lối kiến trúc đặc trưng Thái Lan, không có thời gian nhiều nên chúng tôi chỉ chụp hình kỷ niệm…


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
…kế tiếp là Đại học Thammasat (3), có 2 khối nhà tường trắng, mái ngói màu xanh lá với những vuốt cong nơi các góc mái và 2 đầu hồi, những vuốt cong rất đặc trưng Thái lan, đó là 2 đại giảng đường của trường. Nhờ 2 con bike nhỏ, chúng tôi cứ thoải mái len lỏi trên vĩa hè phố Na Phra That, luồn lách qua các du khách đi bộ, ngược xuôi, các xe đẩy bán kem, nước uống…


attachment.php

(Ảnh Google maps)

Chạy hết khuôn viên đại học thì tới chùa Mahathat Yuvarat Rangsarit (sau này tôi mới biết đây là chùa, vì cổng chính nằm phía đường Maha Rat, song song với đường Na Phra That này. Đại học Thammasat cách chùa bởi đường Phra Chao, cổng chính của trường cũng nằm trên đường Maha Rat. Tại góc này của khuôn viên chùa, là một tượng đài, thấy trên bản đồ có ghi là “Sodej BraBavomratchao Monument”…


attachment.php



attachment.php



Dừng chân một chút để chụp ảnh kỷ niệm, chúng tôi đạp xe tiếp tục, thấy một dãy công tình đồ sộ tường gạch màu vàng, có 1 biển nhỏ ghi “Meditation Centre”, chúng tôi dẫn xe vào bên trong, thì ra đây chính là mặt sau của chùa Mahathat Yuvaratrangsarit, là chùa thứ 21 mà chúng tôi đi qua…


attachment.php

Đây là “hành lang tượng Phật” nhìn từ bên ngoài, phía đường Na Phra That đi vào.

Bước qua cửa này, là tới một hành lang rộng, bao quanh ngôi chùa lớn phía trong. Hành lang thoáng mát với những pho tượng Phật dựa lưng vào vách, ngồi suốt theo chiều dài của hành lang. Một không khí mát mẻ so với cái nắng Bangkok ban trưa. Như thường lệ, bà xã tôi đi sâu vào trong chùa, còn tôi thì lãng vãng bên ngoài, ghi lại vài góc ảnh mình ưa thích. Chợt thấy 2 sư cô Thái che dù đi vào, tôi chụp nhanh 1 ảnh rồi chờ cơ hội nơi 1 góc hay hơn; nhưng thất vọng vì các sư rẻ qua ngả khác.


attachment.php



attachment.php



Tôi trở lại với hành lang “Tượng Phật”, ngồi bệt xuống nền gạch mát, dựa lưng vào bệ đá, dưới chân các Đức Phật đang hoan hỉ bên trên. Một cảm giác an lành, hạnh phúc ngập tràn trong tâm. Nhiều người hay nói đến những phép mầu huyền nhiệm, tôi chưa bao giờ chứng nghiệm được điều đó, nhưng, bây giờ, tôi “tự” thấy mình an lành, dưới chân đức A Di Đà, cái tự thấy đó rất thật.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Một anh chàng người Thái nói tiếng Anh rất tôt, vào bắt chuyện, giới thiệu các nơi cần đến xem, tại Bangkok này, thì ra anh là tài xế xe tuktuk, muốn đưa chúng tôi đi tham quan các nơi với giá cả hợp lý. Thú thật, tôi hoàn toàn chưa biết đó là những đâu, xa hay gần…thì làm sao biết là hợp lý? vả lại mới vừa đến, còn ở thêm nhiều ngày nửa thì vội gì! Cho nên chúng tôi cảm ơn anh ta và rời chùa, vì bây giờ là 12h30’, phải trở lại công viên Santichaiprakan, nơi có pháo đài Phra Sumen, để bày buổi ăn trưa.


attachment.php
 
Cháu rất rất cảm ơn về hồi ký của bác. Trong khi chờ đợi cháu quay ra topic "Daehan 120c..." vừa đọc vừa quay lại đây hóng tiếp. Thích quá nên bị tẩu hỏa nhập ma rồi ạ :(
 
Rời chùa, chúng tôi đạp xe thẳng về công viên Santichaiprakan. Tại giao điểm 2 đường Rachini và Phra Athit, ngay dưới dạ cầu Phra PinKlao, là bến tàu du lịch, dành cho khách muốn du ngoạn trên sông Chao Phraya, tôi mon men vào hỏi thăm để nếu thuận tiện sẽ mua 2 vé đi chơi cho biết, nhưng giá không hề rẻ, khoảng 1000baht/người! Mắc hơn cả vé đi thăm cầu sông Kwai!


attachment.php



Không xuống sông đi chơi được vì phí quá cao, tôi trở lên bờ, lại gặp 1 điều thú vị, liên quan tới cái con bike nhỏ của mình: tại đây có trạm cho mượn xe để đi dạo thành phố miễn phí, thuộc chương trình Bangkok Smile Bike, thế chấp bằng bản sao hộ chiếu có ảnh. Hàng ngày trạm hoạt động từ 10h sáng đén 06h chiều, Chủ nhật từ 09h sáng đến 07h chiều.


attachment.php

Bản đồ vị trí các trạm cho mượn xe đạp tại khu vực chung quanh Khaosan Road.


attachment.php

Trạm công viên Sanam Luang.


attachment.php

Trạm dạ cầu Phra PinKlao.

attachment.php

Trạm công viên Santichaiprakan.

He he, như vậy các bạn trẻ đi phượt bụi sẽ dễ dàng thăm thú một phần Bangkok mà không tốn 1 đồng “bạc” nào cả, tiền taxi và tuktuk để dành …uống nước thoải mái! Chương trình này rất phù hợp cho dân phượt bụi, ít tiền, nhưng rõ ràng là người Thái đã làm cho ta nễ phục cách làm du lịch của họ. Đã không xem chuyện miễn phí thuê xe này là cạnh tranh với những tour tham quan Bangkok bằng xe đạp với giá cả từ 500 tới 1000 baht/ngày, vừa lại phổ biến loại phương tiện thân thiện với môi trường, thích hợp với du khách bình dân, gây cảm tình cho nhiều người mới đến Bangkok, khiến họ mong có ngày sẽ trở lại.
Đường Phra Athit, cũng như một số đường nằm trong chương trình Bangkok Smile Bike, có 1 phần sát lề, dành cho người đi xe đạp, mình thoải mái đạp xe mà không hề sợ bị tông!


attachment.php


Công viên Santichaiprakon nằm ven bờ sông Chao Phraya, là một công viên nhỏ, xinh xắn với nhiều cây xanh và bóng mát. Nơi đây còn có di tích quan trọng là pháo đài Phra Sument, nên thường là điểm đến của các du khách, muốn tìm chút không gian thoáng mát để thư giản, sau những giờ lang thang thăm viếng Bangkok.
Công viên có một pavilion, dành cho trình diễn văn nghệ, nhiều khoảng rộng để cư dân tập thể dục, đặc biệt là lớp aerobic miễn phí buổi chiều.


attachment.php



attachment.php


Phra Sumen fort có hình lục giác, được xây dựng năm 1783, thời vua Rama đệ nhất, là một trong tổng số 14 pháo đài có nhiệm vụ bảo vệ Bangkok. Pháo đài có 2 tầng, với nhiều lổ châu mai, bố trí các khẩu đại bác, trên cùng là tháp quan sát.


attachment.php



Đây là 1 trong 2 pháo đài còn sót lại tại Bangkok, pháo đài kia là Mahakan, nằm trên bờ 1 con kinh, gần khu Núi vàng (Golden mount).
Từ công viên Santichaiprakan, nhìn về phía thượng lưu sông Chao Phraya, ta thấy cầu dây văng Rama VIII khá đẹp. Thông xe ngày 20-9-2002, cầu này dài 2.450m, chỉ có 1 trụ đơn nằm tại vị trí 1/3 cầu, là điểm nhấn của Bangkok nên được in trên tờ bạc 20 baht. Thật sự, theo tôi cầu Rama 8, không đẹp bằng bất cứ cầu dây văng nào của Việt Nam trong thời điểm hiện tại! (Tôi không tính đến những cầu giây văng nông thôn ở quê).


attachment.php
 
Last edited:
Khi chúng tôi đến công viên Santichaiprakon, có vài du khách đang ngồi thư giản, 2 ông Tây đang vờn bóng trên thảm cỏ xanh, một đôi nam nữ đang tìm chỗ thích hợp để bày thức ăn, vài bạn trẻ đang đùa giỡn …


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php


Trong khi bà xã sửa soạn thức ăn, tôi bước qua phố, tìm mua 2 chai Pepsi và nước đá. Bửa ăn trưa thật đơn giản và thú vị của 2 chúng tôi chắc không thoát khỏi đôi mắt của chú cảnh sát thỉnh thoảng kín đáo liếc nhìn. Tôi nghĩ rằng chú cũng hơi tò mò vì chắc chúng tôi không phải người Thái, lại có cái sự khác biệt rất nổi bật là đi 2 con bike “hổng giống ai” trên đất Bangkok này!



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chú cảnh sát có vẻ như đang ngồi chơi hóng mát, lúc đó tôi nghĩ chú cũng đang trong giờ làm việc tại khu vực này, canh giữ cho sự bình yên của mọi người. Về sau, tôi mới biết mình may mắn vì chỉ uống nước ngọt và không nổi hứng bất tử…nằm lăn ra bãi cỏ, nhớ nhà châm điếu thuốc…, nên chẳng có gì xảy ra. Vì tại công viên Santichaiprakan, thuốc lá và rượu bia bị cấm, ai vi phạm phải nộp phạt 1000 baht! Với cảnh sát Thái lan, chắc là khó …hối lộ.



attachment.php

Không thấy Doigiaymoi uống bia, hút thuốc, chú cảnh sát đành …ngồi nghĩ xã hơi!


attachment.php


Sau hơn gần 1 giờ nghĩ ngơi và ăn uống, chúng tôi rời công viên, quay trở về nhà trọ, lúc cũng đã xế chiều, bà xã tôi không được khỏe do ảnh hưởng của …lệnh Tào Tháo, nên ở nhà. Tôi, 1 mình 1 ngựa sắt, tiếp tục long nhong qua khu vực đường Sam Sen, nối liền với đường Chakrabongse bởi 1 chiếc cầu nhỏ…
 
Last edited:
Sông Chao Phraya dài 370km, có 4 chi lưu là các sông Ping, Wang, Yom và Nan, hợp lưu tại Paknampho, tỉnh Nakhon Sawan, rồi chảy xuống phía Nam, xuyên qua các tỉnh miền Trung, gồm cả Bangkok, trước khi đổ ra vịnh Thái Lan ở Paknam, tỉnh Samut Prakan. Chao Phraya được xem như là con sông “huyết mạch” của Thái lan, có vai trò rất quan trọng trong giao thông, kinh tế và cả văn hóa “đặc thù sông nước” của người Thái.


attachment.php



Khi chảy ngang địa phận Bangkok, Chao Phraya, lại đổ nước vào 1 hệ thống kinh nhỏ tự nhiên và nhân tạo chằn chịt mà người Thái gọi là klong. Các con kinh này len lỏi qua các dãy phố, cắt ngang các con đường, băng xuyên qua các chợ, thậm chí là nơi tụ hội của các ghe thuyền buôn bán, tạo thành các chợ nổi. Có thể kể tên một số kinh và chợ nổi như sau:
Kinh Sanamchai. Phasi Charoen, Banglamart, Chak Phra, Dan, Thawi Wathana,…
Chợ nổi Wat Jampa, Latmayom, Wat Sapan, Taling Chan…
Tất cả chúng, tạo cho thủ đô Thái lan một sắc thái rất riêng ở khu vực Đông Nam Á này, nhưng lại tương tự như một thành phố nổi tiếng khác ở châu Âu, thành phố Venice, và thế là, người Tây phương đã xem Bangkok như là một Venice phương Đông!
Rời hẻm Trok Kai Chae, tôi rẻ phải, chạy tới đường Chakrabongse, tôi quẹo trái gặp ngay 1 cầu đúc, không biết chữ Thái, tôi chỉ thấy mấy con số 2488, nên tạm gọi là cầu 2488, đây là con kinh đầu tiên mà tôi và con bike nhỏ vượt qua tại Bangkok.


attachment.php



attachment.php

Kinh 2488.

Cầu này nối liền 2 bờ kinh, đồng thời cũng nối liền 2 con đường, Chakrabongse …


attachment.php



…và đường Sam Sen.

attachment.php



Tôi chưa hề tới Venice, chỉ thấy thành phố này qua phim ảnh, nên không biết nó có giống không; nhưng nếu du khách phương Tây tặng cho Bangkok cái biệt danh Venice phương Đông thì hẳn là họ cũng thấy thú vị với hệ thống kinh rạch và cảnh quan ven bờ của nó. Tôi thầm nghĩ sẽ dùng con bike, len lỏi qua vài con kinh xem sao, khi có dịp. Còn bây giờ trời đã sắp tối, tôi chỉ còn ít thì giờ để thâm nhập vào một hẻm nhỏ nào đó, trên đường Sam Sen, tiếp cận với cái cộng đồng “bình dân”, giữa thủ đô được xem là hiện đại nhất nhì Đông Nam Á này.
Đó là hẻm Sam Sen 1, khá rộng, đủ chỗ cho 2 xe 4 bánh qua mặt, có 1 tiệm tạp hóa và đặc biệt, 1 ngôi chùa, vậy là tôi được dịp qua ngôi chùa thứ 22, phía ngoài chùa, ngay góc đường là 1 quán cóc, tiệm tạp hóa và quán cóc chẳng khác nào như ở Sài gòn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Đến đây thì sắp tối, phố Sam Sen cũng đã lên đèn, các quầy thức ăn đêm đang bắt đầu bày hàng ra vĩa hè, tôi đạp xe trở về Apple II GH, để dẫn bà xã đi ăn tối.


attachment.php



attachment.php
 
Biết bài này của bác doigiaymoi từ lâu rồi, mà vướng bận công việc nên k theo dõi thường xuyên đc.
Mình bổ sung ý của bạn Cuhoya để giải oan cho bác doigiaymoi. Cách gọi Cao Miên thực ra k có gì là miệt thị, vì nó chỉ là cách phiên âm ra tiếng Việt cho dễ gọi đối vs tên nước ngoài từ thời xưa của VN.
Ví dụ, ta gọi Philippines là Phi Luật Tân, Mexico là Mễ Tây Cơ, Washington/ Hoa Thịnh Đốn, Trung Quốc/ Tàu.
Riêng vụ người TQ được (bị) gọi là Tàu thì các bạn có thể tìm hiểu Google, hoặc nếu cần thì mình cũng nói sơ qua sau.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy ta luôn đặt những tên gọi phiên âm, hoặc viết tắt như thế bằng những chữ in hoa, chứ cách gọi thế hoàn toàn không có ý miệt thị bất kỳ một sắc dân nào được gọi tên như vậy.
Thân
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,367
Bài viết
1,175,402
Members
192,071
Latest member
anhthu666
Back
Top