What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
hic đọc bài của bác cháu thấy người Campuchia có ý thức bảo tồn di sản văn hóa rất tốt. Hẹn 1 lần sẻ ghé thăm AngKor Wat mới được. Mong sẻ nhận được những kinh nghiêm du lịch Campuchia cùng bác. Chúc 2 bác luôn mạnh khỏe
 
Xin cảm ơn cháu đã chia sẻ, riêng tôi, tôi rất quí trọng dân tộc Cambodia, nhất là hiện giờ, họ có nhiều điều để mình học hỏi.
Doigiaymoi.
 
Chào PhatHueVien,
Vâng, đấy cũng là 1 trong nhiều cái mình cần học hỏi ở người Cambodia, ngoài ra, việc họ để cho tất cả người dân được thăm thú các di sản của đất nước, không phải trả tiền, cũng là điều ta phải thán phục.
Doigiaymoi.
 
B.7. Ngày 7, 23-10-2013, Thủ đô Bangkok, ngày thứ 3.

Sáng nay, bắt đầu ngày thứ 3 tại Bangkok, chúng tôi dự định sẽ đi “hú họa” theo một hướng khác, dọc theo đường Sam Sen, ngược với đường Chakrabongse. Nhưng bà xã cảm thấy không được ổn cái bụng, nên quyết định ở nhà “tịnh dưỡng”, buổi trưa nếu êm thì tính tới và thế là tôi phải đi “một mình ênh”. Tuy nhiên, trước khi đi, tôi phải tìm mua món gì đó để bà xã ăn sáng, vừa no, vừa lành, dĩ nhiên tôi cũng ăn theo. Đầu hẽm Trok Kai Chae, dọc theo phố Phra Sumen có rất nhiều chỗ bán thức ăn và tôi gặp hàng cháo gà rất ngon của 1 chị Hồi giáo đứng bán(người Hồi giáo không ăn thịt heo). Thịt gà được làm “lụn vụn” rất khéo, không còn xương, cháo trắng nấu nhừ nóng hôi hổi, nếu muốn, đập thêm trứng vào, chỉ 30 baht, thật ngon và rất an toàn!


attachment.php

Thau thịt gà được chế biến “lụn vụn” như thế này, màu xanh là do ánh sáng phản chiếu từ cây dù che nắng.

10h15’, tôi rời nhà trọ Apple GH 2, một mình đi “hú họa” về hướng đường Krachabongse, theo lộ trình như sau:


attachment.php

Sơ đồ “rong chơi” ngày 23-10-2013 tại Bangkok.

_ Đường màu đỏ là lượt đi, theo lộ trình chính là Phra Sumen, Sam Sen và các ngỏ phụ là : Sam Sen 5, Krung Kasem, Ayutthaya, Sam Sen 9 và cầu Krung Thon.
_Đường màu lam đậm là lộ trình lượt về : từ cầu Krung Thon theo đường Ratchawithi, Nakhon Ratchasima, Ayutthaya, Sam Sen, Sam Sen 1, Phra Sumen.
_3 ngôi chùa trong ô màu đỏ là 3 điểm đi thăm vào buổi chiều: Chùa Intharawihan, Benchamabophit và Saket.

Trước tiên từ đường Phra Sumen, tôi đạp xe đến đường Chakrabongse, rẻ trái lên cầu 2486, bắc ngang 1 con kinh nhỏ.


attachment.php



Đây cũng là con kinh đầu tiên mà chiều hôm qua tôi đã vượt qua, kinh Phadung Krung Kasem, Từ đây là bắt đầu đường Sam Sen, dọc theo 2 bên đường có những ngỏ nhánh được đánh số lẻ (1, 3, 5,…) bên tay trái và số chẳn (2, 4, 6,…) bên tay phải.
Bangkok nằm ở 13,45 độ vĩ Bắc, ngang với Qui Nhơn. Trước kia là một vùng dân cư nhỏ, gọi là Bang Makok, được coi như là “hậu phương” của cố đô Ayutthaya. Năm 1767, Miến Điện xâm chiếm và tàn phá Ayutthaya, 1 viên tướng Xiêm là Taksin đã đánh bại quân Miến và thống nhất đất nước. Vì Ayutthaya đã bị tàn phá, nên tướng Taksin đã chọn Thonburi làm kinh đô mới, thành lập vương triều Thonburi, trên hữu ngạn sông Chao Phraya, cách cố đô khoảng 70km về phía Nam. Năm 1782, triều đại Thonburi chấm dứt sau 15 năm, khi vua Taksin bị đảo chính do vị vua này trở nên bạo ngược, tàn ác. Vua Rama I lên ngôi, dựng nên Vương triều Chakri, kéo dài đến ngày nay với đương kim Quốc Vương Rama IX, Bhumibol Adulyadej Đại Đế.
Vua Rama I cho xây dựng cung điện trên tả ngạn sông Chao Phraya và đổi tên là Krung Thep, kinh đô mới bao gồm cả khu vực Thonburi.
Bangkok thật ra là để chỉ quận Thonburi, nhưng ngày nay đã chính thức là tên của thủ đô nước Thái.
Hôm nay, tôi muốn đi theo đường Sam Sen vừa để thâm nhập vào vài ngỏ ngách của Bangkok, cặp theo sông Chao Phraya, vừa để có một cái nhìn tổng quát về dòng sông này, ngỏ hầu một hôm khác, chúng tôi sẽ vượt sang bờ hữu ngạn, bên kia.


attachment.php



Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, nên số lượng Chùa trên đất Thái rất nhiều. Riêng tại Bangkok, con số này là hơn 400, nên hầu như đi đâu ta cũng gặp chùa.


attachment.php



Để tiếp cận sông Chao Phraya, tôi rẻ trái vào các ngỏ nhánh của đường Sam Sen. Hôm nay tôi bắt đầu ở Sam Sen 5, cuối ngỏ này là 1 bến tàu du lịch chở khách ngoạn cảnh sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy cầu Rama 8 thật đẹp phía tay phải.


attachment.php



Cầu Rama 8 tại Bangkok, nối liền 2 bờ sông Chao Phraya, được xây dựng trong 7 năm (1995-2002) dưới thời Vua Rama IX, nhằm giải quyết áp lực giao thông cho cầu Pin Klao kế cận, ở hạ lưu. Đây là cầu đẹp nhất ở thủ đô Thái Lan, cái vẻ đẹp mềm mại, rất dễ thương, như chính vị Vua mà nó mang tên, Rama VIII.
Vua Rama thứ 8, của Vương triều Chakri, tên thật là Ananda Mahidol, cháu nội của Vua Chulalongkorn, sinh tại Heidelberg, Đức khi cha mẹ ông học tập tại đây. Cuộc đời làm Vua cực ngắn của ông là một bi kịch! “Bị chọn” lên ngôi năm 1935, lúc mới 9 tuổi, suốt 10 năm “tại vị” tiếp theo chỉ biết vui chơi và học tập ở Thụy Sĩ, mãi đến năm 1945, ông mới chính thức về nước nhiếp chánh. Và bi kịch đã đến với vị Vua trẻ này vào ngày 9 tháng 6 năm 1946 bằng 1 phát súng bí ẩn mà lịch sử Thái Lan cũng không làm rõ được, chỉ biết đã có 3 bản án tử được thi hành với tội danh ám sát quốc vương, mà người chủ mưu thì không hề nhắc tới. Chúng ta nên nhớ rằng, từ thời này, Thái Lan đã là 1 nước quân chủ lập hiến, quyền hành không thuộc nhà Vua, mà do Quốc hội và Thủ tướng quyết định. Tôi cho rằng Vua Rama 8 dễ thương vì lúc đó ông chỉ là 1 thanh niên vừa mới lớn, học ngành luật và chắc chắn đang vô tư với những mơ mộng đầu đời. Có lẽ ông cũng chẳng ham gì cái ngai vàng, nếu được chọn, chắc chắn ông thích làm một Vương gia quyền quí hơn!


attachment.php



attachment.php



Rời dạ cầu Rama 8, tiếp tục rong chơi trên đường Sam Sen, tôi tới 1 con kinh thứ 2, đó là kinh Khu Muang Doem. Tôi rẻ trái theo đường Krung Kasem, cặp theo kinh, đầu đường, bên phải là 1 dãy cơ sở bán hoa kiểng giống như ở bên nhà, nhưng qui mô không bằng, có mấy anh xe ôm đang chờ khách. Tiến tới 1 chút, bên trái là ngôi chùa thứ 24 mà tôi đi qua, chùa Noranatsunthigaram.


attachment.php



attachment.php
 
Vẫn theo đường Sam Sen, tôi vượt qua cầu kinh Khu Muang Doem.


attachment.php



Vừa qua cầu kinh Khu Muang Doem là gặp ngay 1 chợ nhỏ nằm dọc theo 1 đoạn đường Luk Luang và Sam Sen, chợ “Fresh market”.


attachment.php

2 bên bờ kinh là chợ, bên trái bán hoa kiểng, bên phải bán hàng tươi sống.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Tiếp tục theo đường Sam Sen, tôi tới đường Ayutthaya, ngay đầu đường là thư viện quốc gia Thái Lan. Thư viện nằm trong 1 khu vườn rộng mênh mông, thật thích hợp cho nghiên cứu và thư giản!


attachment.php



attachment.php



Tiếp theo tôi gặp nhóm học sinh đang tụ tập trước 1 cửa hàng sách, có cái tên rất thân thiện, Book Smile! Thấy ông già chơi con xe đạp quá “xì tyl”, bọn trẻ xúm lại trầm trồ và xin chụp ảnh kỷ niệm!


attachment.php



attachment.php

Các học sinh Thái rất dễ thương.
 
Ngưỡng mộ 2 bác quá ;)
Con sắp có 1 chuyến du lịch bụi thailand nhưng đi đường bay , ở hotel nhưng ăn chơi chắc cũng bụi bặm như này.
 
Chào hùng 2803,
Cháu nên đến ngay khu Khao San Road, chắc chắn cháu sẽ tìm được chỗ nghĩ tốt, ăn uống bụi bặm ở đó rẻ tiền và ngon. Cứ hiên ngang vào các quán ghế bành sang trọng có Tây ngồi, chẳng bị chặt chém gì đâu. Từ đây, cháu tha hồ chọn điểm tham quan tại rất nhiều trạm bán vé tour. Họ làm ăn rất đàng hoàng, không sợ bị gạt.
Chúc cháu đi chơi vui vẻ.
Doigiaymoi.
 
Tôi rẻ thêm 1 ngỏ phụ trên đường Sam Sen, ngỏ Sam Sen 9, cuối ngỏ là ngôi chùa Rachathiwat Ratchaworawihan, chùa thứ 25.


attachment.php

Chùa Rachathiwat Ratchaworawihan ở phía xa.

Cuối cùng tôi quyết định dừng lại ở cầu Krung Thon, trên đường Ratchawithi. Cầu này nối liền 2 quận Dusit và Bang Phlat, do Nhật xây dựng năm 1954, tổng chiều dài là 648,90m, có 6 nhịp bằng sắt, với 4 làn xe lưu thông, dọc 2 bên cầu có đường dành riêng cho người đi bộ rộng 2,5m nên con bike nhỏ của tôi có thể chạy lên rất dễ dàng. Đây cũng là nơi nhiều người dân Bangkok tụ tập để câu cá. Cầu trông rất chắc chắn và khá đẹp bởi cái vẻ cổ điển của nó.


attachment.php

Phía xa là đường dẫn lên cầu Krung Thong.


attachment.php



Tôi đạp xe theo đường Sam Sen cho tới đường Ratchawithi thì rẻ trái, hướng đến bờ sông Chao Phraya, khoảng 400m thì tới dạ cầu.


attachment.php

Phía bên phải là chùa Ratchaphatikaram (còn có tên khác là Som Kliang)


Theo đường nhỏ dọc theo đường dẫn lên cầu, ta sẽ tới dạ cầu, phía trước.
Nơi đây có bậc cấp dẫn lên làn đường đi bộ trên mặt cầu, một số người đang bán thức ăn, đồ uống mưu sinh dưới dạ cầu, chẳng khác với những người nghèo sống bám chân cầu ở Sài Gòn, Chợ Lớn…Một ngôi chùa Tàu phía tay trái với lối kiến trúc đặc trưng, y hệt các chùa Tàu ở Việt Nam.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Lên tới mặt cầu, tôi theo làn dành cho người đi bộ, chạy ra hướng sông Chao Phraya, gặp 2 anh “thợ câu” đang cặm cụi sửa soạn đồ nghề, bèn xin chụp ảnh kỷ niệm.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Rời mặt cầu tôi trở xuống bờ sông, vòng qua chùa Ratchaphatikaram (còn gọi là chùa Som Kliang), bên phía đối nghịch với chùa Tàu. Từ đó tôi trở ra đường Ratchawithi, chạy thẳng tới đường cũ, Sam Sen.


attachment.php



attachment.php




Đến đây đã 11h35’, tôi phải trở về xem tình trạng của bà xã ra sao, để chuẩn bị cho chuyến rong chơi buổi chiều. Và tôi đã quyết định chạy thẳng theo đường Ratchawithi, dù không có tấm bản đồ Bangkok trong tay. Tôi tính rằng, nếu gặp 1 con đường chắn ngang trước mặt, tôi sẽ rẻ phải để trở về theo phương song song với Sam Sen, bằng cách đó tôi có thể lang thang thêm những khu phố khác mà vẫn trên đường về, dù có hơi xa hơn. May mắn là tôi đã đúng, con đường chắn ngang là Nakhon Ratchasima, nó chỉ cách ngả tư Sam Sen & Ratchawithi khoảng 400m. Tôi rẻ phải, chẳng bao lâu thì trở lại đường Ayutthaya, nếu tiếp tục rẻ phải, tôi sẽ trở lại đường Sam Sen. Nhưng bên trái tôi hiện đang là một quảng trường rộng lớn, cách chỉ chừng 300m, tôi thong thả đạp xe tới, thì ra đây là giao điểm của các con đường Uthong Nai, Ayutthaya và Ratchadamnoen Nok, mà phía xa trên đường Uthong Nai bên tay trái tôi là Dinh Anantasamakhom và gần hơn là tượng đài Vua Rama 5. Và hình như đang có một sự kiện gì quan trọng, nên tôi thấy nhiều cờ màu vàng và nhiều xe công vụ của cảnh sát và quân đội. Hay là phe áo vàng đang biểu tình? Tôi vội chụp vài tấm ảnh rồi lẹ làng quay trở về đường Sam Sen, cho yên thân!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chuyện 2 phe áo Vàng và áo Đỏ, thay phiên nhau biểu tình chống chính phủ đối lập, là chuyện “thường ngày” của cái xứ “Thái… bình” này. Từ mấy chục năm nay, tuy Thái lan rất phát triển nhiều phương diện, nhưng về mặt chính trị thì luôn là nơi đấu đá của các thế lực tài chính chủ chốt của Thái. Tuy nhiên, dù là phe nào nắm quyền, người dân Thái lan vẫn bình yên sinh sống, vẫn có vẻ rất hạnh phúc trong một xã hội tương đối an lành, sự xáo trộn xảy ra tại thủ đô Thái Lan, thông qua các phương tiện truyền thông, có vẻ như bị “trầm trọng hóa” như “bản chất báo chí”của họ. Đó là chuyện nội bộ của Thái, Bangkok mênh mông rộng, can chi đi vào những điểm nóng chính trị đó cho mang họa giữa đường…đi chơi! Nhiều du khách châu Âu đến Thái Lan, cùng có chung nhận xét : Bangkok là một thành phố an toàn! Miễn đừng dính dáng tới ma túy, tới bạo lực đường phố,…như Sài gòn, Hà nội…thì ta cứ vô tư rong chơi cùng với những nụ cười thân thiện của người dân xứ Thái.
Nhớ cách đây khoảng 2 năm, một vụ thanh toán theo kiểu xã hội đen của các nhóm người Việt tại Bangkok, khiến Thái lan đã “cấm cửa’ người Việt qua Thái bằng đường bộ trong 1 thời gian. Tôi viết lên điều này với tâm trạng thật buồn, dù rằng đã nhiều lần trong các chuyến đi xa, khi chứng kiến những hình ảnh hiền hòa của các dân tộc lân bang, tôi không khỏi đau lòng cho cái xã hội của chúng ta đang ngày càng chứng kiến những vụ án đau lòng, những hành xử ác độc, những trấn áp bạo tàn…mà nhiều nhà văn hóa, khoa học chân chính …đã phải lên tiếng thở than!
Thôi, xin tránh xa “chính trường” nơi xứ lạ, để yên thân rong ruỗi chốn…bụi trần, mong có ngày được qua…miền đất Phật!
Trở lại đường Sam Sen, ngang Thư viện Quốc gia, hồi lượt đi, tôi thấy có 1 nơi như là tượng đài quan trọng, nên bây giờ tiện đường tôi cũng ghé vào tí xíu.


attachment.php

Toàn là chữ Thái, nên tôi không biết Ngài này là ai ? Bên kia đường là Thư Viện Quốc Gia và khu cây xanh rộng lớn.

Cuối cùng tôi trở về, ngang chợ “Fresh Market”, thấy 1 tiệm bán chuối nên ghé vào mua 1 nãi, 30 baht, mắc hơn ở Sài gòn. Ông chủ nghe tôi nói là người Việt Nam, nên tỏ vẻ bất ngờ khi thấy tôi cởi con bike nhỏ.


attachment.php

Ảnh chụp từ tiệm bán chuối, phía bên phải là chợ “Fresh Market”, sau đuôi chiếc xe màu bạc.



attachment.php



Cho đáng đồng tiền bát gạo của cuộc rong chơi, từ đây tôi trở về đường Phra Sumen qua ngỏ Sam Sen 1, ngoằn ngoèo một hồi thì trổ ra pháo đài Phra Su Men, nơi đây cách Apple GH 2 chỉ còn 1 khoảng ngắn.
Gặp một xe tuktuk vừa dừng tại đầu hẻm Trok Kai Chae, tôi hỏi thăm liệu anh có thể chở chúng tôi đi lòng vòng Bangkok chiều nay kèm theo 1 điểm quan trọng là chợ nổi nào đó, tôi cho anh xem tấm hình mà tôi có mang theo, chợ nổi Hua Hin.


attachment.php



Anh ta đồng ý với giá là 200baht cho cuộc rong chơi buổi chiều nay và xin vào gặp bà xã tôi thỏa thuận, cho chắc ăn. He he, đúng là ở đâu cũng giống nhau cái khoản này! Chúng tôi hẹn anh ta bắt đầu lúc 13h.
 
Last edited:
Lại thêm một hành trình hay của cô chú sau "Deahan", lối viết chân thực, vui tươi và sâu sát của chú đã truyền cảm hứng cho cháu rất nhiều. Chúc cô chú luôn mạnh khỏe.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,368
Bài viết
1,175,405
Members
192,071
Latest member
anhthu666
Back
Top