What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Xin chào các bạn,
Mấy hôm nay tôi không post bài lên phuot được, có lý do ngoài cái sự bận, viết không kịp.
Như tôi đã nói, topic “Doigiaymoi, 31 ngày…” là một cuộc hành trình “viết lại”, nhưng với tôi, cũng như các cuộc hành trình khác, mỗi lần viết lại đều như 1 lần đi mới, dù là đi trong ký ức. Cho nên, trong các bài ký sự đã post, tôi luôn có các hành trình khác đi kèm nếu thấy thích hợp.
Và theo tôi, mục đích đơn giản nhất của các chuyến rong chơi là đi tìm cái lạ, đẹp. Cái lạ thì có thể không đẹp, nhưng vẫn thú vị vì “lạ”, nên cũng thỏa cho cái mục đích “đi chơi”; còn cái đẹp thì không có gì phải bàn cãi, càng nhiều cái đẹp thì chuyến đi càng hấp dẫn. Mà cái đẹp của các cuộc hành trình, đơn giản nhất cũng có thể gồm 2 hình thức, vật chất và tinh thần, nghĩa là gồm các cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo(vật chất) và các biểu hiện văn hóa(tinh thần) của các nơi ta đi qua. Đó là cách ứng xử, lòng hiếu khách, tính hiền hòa…khiến cuộc rong chơi không trở ngại, cuộc rong chơi thu được niềm thanh thản, vui thích…
Vì là cuộc rong chơi “viết lại”, với tôi nó cũng ít nhiều liên quan tới những cảm xúc bất chợt có được vào lúc viết, theo thông lệ tôi cũng muốn cảm xúc đó đi kèm trên “con đường hồi ức”.
Sau 1 tuần lễ với khoảng 1000 cây số đã qua, chúng tôi rất may mắn được thăm nhiều nơi thú vị, càng may mắn hơn khi không có 1 sự cố đáng buồn nào xuất hiện trên đường phượt, cho riêng chúng tôi, lẫn những người khác mà chúng tôi đã gặp. Hầu như chúng tôi luôn được chào đón bằng những nụ cười và ngược lại tôi cũng đã luôn cười vui vì những con người mình gặp, hiền hòa và nhân hậu. Đó là đoạn đường tôi vừa viết.
Còn đoạn đường tôi sắp sửa viết, đang gặp chút khó khăn, khiến chuyến đi trong “hồi ức” bị chậm trễ.
Thưa các bạn, mấy ngày qua tôi không thể tiếp tục được bởi cái tin tức về phiên tòa xét xử 5 Công An dùng nhục hình gây cái chết cho 1 công dân. (Như theo tin “Tuổi Trẻ Online”.)


Mở lại phiên tòa xử 5 công an dùng nhục hình
26/03/2014 09:44 (GMT + 7)
TTO - Sáng nay (26-3), TAND TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “dùng nhục hình” đối với 5 bị cáo nguyên sĩ quan công an, xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa.

Nó làm tôi bàng hoàng khi đọc lại cáo trạng, bởi tính chất bất nhân của vụ việc, mỗi lần rê con chuột tìm kiếm thông tin trên net, tôi đều nhìn thấy ánh mắt tội nghiệp của nạn nhân, đang hoàn toàn mất khả năng tự vệ, trước những đòn “thù” oan khuất! Thiệt sự, tôi không thể tiếp tục ‘rong chơi” khi trong lòng đang nặng nề một nỗi buồn vô hạn vì vụ án. Tôi không quan tâm đến án phạt dành cho các bị cáo, vì dù sao nạn nhân cũng đã chết, chỉ mong rằng cái án “lương tâm” sẽ thức tỉnh những bị can, thức tỉnh những ai vẫn còn mang lấy “cái ác” trong lòng.
Đi về miền đất Phật, tôi đã luôn mong thấy những điều nhân ái. Bây giờ, tôi cũng mong mình sớm quên đi “ánh mắt tội nghiệp” kia để tiếp tục đi tìm thấy tính “nhân bản” trong cuộc rong chơi. Mong thay!



B.7.2. Bangkok, ngày thứ 3, buổi chiều.

Đúng 13h, xe tuktuk đón chúng tôi tại đầu hẻm Trok Kai Chae và bắt đầu cuộc rong chơi…không mỏi cẳng. Thiệt tình ngồi trên xe để người khác chở mình đi thì sướng, vừa khỏe lại vừa rảnh mắt, rảnh tay để ngắm nhìn đường phố và bấm máy. Nhưng tất cả diễn ra quanh ta lại nhanh như tốc độ con tuktuk, khiến chưa đã mắt thì lại …mất tiêu rồi. Và một điều đáng tiếc khác là bạn chẳng thể nào nhớ được mình đã qua những đâu, không hình dung được vị trí nơi mình đang đến, khiến mọi sự trở nên “bèo dạt mây trôi”…đến chóng mặt! Thú thật, ai thích đi chơi theo kiểu này chứ tôi thì không, chẳng qua vì tình trạng sức khỏe bạn đồng hành không được tốt, nên đành chọn phương án “hạ sách” này. Dù con tuktuk trống trải tư bề, nhưng cái mái và rèm thấp tè lại cản trở tầm nhìn , nó như có cái gì đè nặng trên đầu. Tuy nhiên, chỉ có cách này chúng tôi mới đến được vài điểm quan trọng mà trong 1 buổi chiều ngắn ngủi, e rằng mình không thể nào ghé hết, nhất là phải đi cho được 1 chợ nổi, tới Bangkok mà không đi chợ nổi thì cũng như chưa …đi Thái Lan!
Và dẩu sao thì tôi cũng phải thích thú trãi nghiệm cái cảm giác ngồi xe tuktuk, với tiếng nổ rất đặc trưng, để ngắm nhìn đường phố Bangkok đang nối tiếp nhau chạy ngược 2 bên.
Sau một hồi loằng ngoằng, loanh quanh phải, trái rất ư là cơ động kiểu …tuktuk, anh tài xế chở chúng tôi vào 1 con đường nhỏ, dừng lại điểm thăm viếng đầu tiên mà theo như thỏa thuận, là 1 trong những nơi đáng xem đối với du khách nước ngoài: chùa In.
He he, tôi không tìm được tấm biển ghi tên chùa, hoặc nếu có thì cũng chỉ là chữ Thái, nên tạm nhớ như thế, do bà xã hỏi anh lái xe. Cũng nhờ thế nên về sau này tôi đã dễ dàng tìm ra tên chính xác: chùa Intharawihan.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Đường nhỏ vào chùa In.


attachment.php



attachment.php



Chùa Intharawihan nằm ở phía bắc quận Phra Nakhon, trên đường Wisut Kasat, được xây dựng vào cuối thời kỳ Ayutthaya, có tên là chùa Rai Phrit vì nằm trong 1 khu vườn rộng lớn, rất tiếc, nay đã không còn. Đến thời Vua Rama VI, chùa được cải tạo và mang tên Intharawihan đến ngày nay.
Chùa nổi tiếng với tượng Phật đứng, cao 32m, nằm trong số 40 tượng Phật lớn kể từ thời Vua Rama III.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Hôm qua tại chùa Mahathat, nơi có Đại học Phật giáo Quốc gia, tôi cũng đã thấy những “bình bát” nhỏ như thế đặt trước các tượng Phật, để nhận tiền hỉ cúng của Phật tử. Hình ảnh này rất khác với các với các thùng “công quả” ở chùa Việt Nam, lúc nào cũng được khóa cẩn thận, nếu không thì chắc chẳng còn gì! Chỉ là chuyện rất nhỏ, nhưng quả thật những người Việt Nam chúng ta cảm thấy một nỗi đau quá lớn. Càng đau hơn khi gần đây dư luận đã công khai những thông tin về các vụ trộm làm xấu mặt những người Việt đàng hoàng: một nữ cán bộ cấp trưởng của 1 cơ quan truyền thông, 2 lần “ăn trộm” ở siêu thị bên Anh và Thụy Điển, bà giám đốc công ty bia Huda ăn trộm mắt kính tại phi trường Singapore, 2 trường hợp này đều bị bắt nhờ camera quan sát, mới đây các tiếp viên hàng không Việt Nam bị cảnh sát Nhật bản bắt vì tham gia tiêu thụ hàng ăn trộm…Tình hình trở nên “xấu hổ” hơn khi nhiều nơi trên thế giới đang gắn biển cảnh báo ăn trộm bằng tiếng… Việt!
Dù sao, đến giờ phút này, tôi vẫn luôn tự hào khi nhận mình là người Việt Nam, bởi vì không phải người Việt nào cũng xấu, bổn phận của chúng ta là phải xóa đi cái vết bẩn khó chịu này, bằng những ứng xử có văn hóa nơi xứ lạ!
 
Tôi thấy hầu hết chánh điện của các chùa ở Thái Lan đều được trang trí rực rở. Riêng những ngôi chùa cổ còn có các hiện vật quí hiếm từ trước được lưu truyền lại. Chùa Intharawihan cũng thế, vốn được xây dựng từ thời Ayuttha nên có vẻ như các hiện vật tại đây đều rất giá trị.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Rời chánh điện chúng tôi lại trở ra khuôn viên chùa...


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Và sau khoảng 20 phút thăm chùa Intharawihan, chúng tôi được anh lái xe hướng dẫn đi tiếp.
_Xin mời lên xe…


attachment.php



Vẫn những động tác quen thuộc, anh lái xe điều khiển con tuktuk thật “điệu đàng” qua các con đường Bangkok với tốc độ khá cao, chẳng có một biểu hiện e dè nào khi thấy CSGT xuất hiện khá nhiều trên đường phía trước. Tôi chợt thấy con đường có vẻ quen thuộc, thì ra
xe đang chạy lại khoảng đường Ayutthaya mà lúc sáng tôi mới vừa đi, nơi đang có nhiều xe công vụ, cảnh sát và cờ xí màu vàng, đang tạo thành 1 cảnh quan đặc biệt, có vẻ như đang diễn ra sự kiện gì quan trọng?


attachment.php

Quảng trường, giao lộ của các con đường Uthong Nok, Ratchadamnoen Nok và Si Ayutthaya, mà tôi đã đạp xe qua vào buổi sáng nay.


Lần này, tôi hỏi anh lái xe xem đang có chuyện gì? Thì ra không phải phe áo vàng biểu tình như tôi lầm tưởng hồi lúc sáng, mà là chính phủ và nhân dân Bangkok đang chờ một sự kiện đau buồn: Đức Tăng thống Samdet Phra Nyanasamvara đang hấp hối tại bệnh viện Chulalongkorn, những gì đang diễn ra là nhằm chuẩn bị cho lễ tang sắp tới, Đức Tăng thống năm nay vừa tròn 100 tuổi.


attachment.php
 
Chào bác Doigiầymọi . Khá lâu rồi mới gặp lại bác .
Chuyện thiện - ác xưa giờ vẩn vậy mà : khi mà đồng tiền thống trị mọi hành vi con người ngoài xã hội thì nó luôn ám ảnh trong trong trí con người là điều tất nhiên thôi bác ạ . cái sự giàng co giữa thiện-ác lúc nào cũng khóc liệt cả , nhưng có lẽ hoàn cảnh xh lúc nầy là mảnh đất màu mở cho cái ác sinh sôi nẩy nở .
Bác lo lắng , suy nghĩ nhiều quá chỉ thâm nhọc nhằn cái thân già thôi . Tiền đồn phòng thủ cuối cùng của cái thiện bây giờ có lẻ là gia đình ,là tâm hồn chúng ta thôi Bác ạ . " Quẳng gánh lo đi mà vui sống "(tên sách của dịch giả NHL ) . Như vậy bác mới có sức khỏe , để đi nhiều , viết nhiều cho anh em đọc chứ Bác !
Chúc bác luôn khỏe !
 
Chào anh bạn cubi99,
Rất vui khi được anh bạn chia sẻ và cũng rất là cảm ơn lời "an ủi" lúc bạn mình không vui. He he, chẳng qua tại mình "nặng nợ" nhiều quá, tại mình hay "mít ướt", ở tuổi này mà nếu xem phim tình cảm là ...khóc ngay. Khóc chẳng sợ ai cười. Cho nên, nhiều khi muốn "quẳng gánh lo đi" như Thầy Lê khuyên nhủ, nhưng nó cũng cứ "lù lù" đến với ta. Dẫu sao, dễ khóc mà cũng dễ cười, nên cuộc đời vẫn được tiếp tục... bềnh bồng mây gió, để vui!
Xin cảm ơn Anh bạn,
Doigiaymoi.
 
Vậy là anh lái xe tuktuk đưa chúng tôi đến viếng ngôi chùa thứ 2, chùa Benchamabophit, hay còn gọi là Đền Cẩm thạch (Marble Temple). Đây là ngôi chùa mà ngày 21-10 tôi gặp lần đầu, khi xe minibus chở tôi từ PoiPet vào thủ đô Thái Lan.


attachment.php



attachment.php



Không hiểu sao hôm nay điểm du lịch này lại miễn phí cho khách viếng thăm? Và chúng tôi đở tốn 40 baht. Lại thêm có 1 đoàn làm phim truyền hình đang tác nghiệp, trông thấy tôi có vẻ “góc cạnh” thế nào đó nên chỉa lấy ống kính vào…dĩ nhiên tôi cũng thấy khoái trong bụng và ra vẻ thật “vô tư” !


attachment.php



attachment.php

Ở đâu cũng thế, vẫn có nhiều người mưu sinh vất vả, tôi muốn đưa lên vài hình ảnh có nhiều “thông tin” đời thường như thế này, để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chùa nằm trên địa phận quận Dusit, là 1 trong những ngôi chùa đẹp và thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Bangkok, do Vua Rama 5 cho xây dựng trong 10 năm. Kiến trúc sư là Hoàng tử Naris(em cùng cha khác mẹ với Vua), thiết kế công trình theo truyền thống Thái lan, nhưng có kết hợp mỹ thuật Trung quốc và phương Tây, đặc biệt các cửa sổ được lấp kính màu như kiểu các nhà thờ châu Âu, với các hoa văn và hình tượng truyền thống Thái. Công trình có sử dụng đá cẩm thạch carrara của Ý để xây dựng, nên còn còn gọi là Đền Cẩm thạch.
Vua Chulalongkorn, là vị Vua thứ 5 của triều đại Chakri, lên ngôi năm 1868, lúc ấy ông mới 15 tuổi, nên thừa tướng Chao Phraya Si Suriyawongse làm nhiếp chính trong 4 năm.
Năm 1873 Vua Rama 5 mới chính thức nhiếp chánh. Là vị Vua kiệt xuất của triều đại Chakri, cai trị cho đến năm 1910, Chulalongkorn đã thực hiện nhiều sự thay đổi quan trọng, có lợi cho quốc gia và thể hiện lòng nhân hậu, nên được nhân dân tôn là: “Đức Vua vĩ đại kính yêu”.

_Bãi bỏ tục lệ thần dân phải quỳ lại trước mặt Vua.
_Bãi bỏ chế độ nô lệ, ân xá tù nhân chính trị.
_Thay đổi bộ máy hành chánh từ trung ương tới địa phương theo như phương Tây.
_Phát triển các ngành đường sắt, ô tô, xe điện.
_Thuê người châu Âu làm cố vấn trong triều đình.
Ông cũng là vị Vua Thái lan đầu tiên đi thăm Châu Âu 2 lần.
Hai người con trai của Ông cũng đã học tại Anh, sau này lần lượt kế vị ngôi vua là Rama VI và Rama VII

Vào những năm 20 tuổi, Vua đã xuất gia một thời gian, vào tu trong chùa này theo phong tục, nên có nhiều cung điện được xây dựng cho Vua tại đây, vì vậy nơi này còn lưu giữ nhiều kỷ vật quí giá, độc đáo.


attachment.php

(Ảnh tư liệu từ internet)
 
Không như chùa Intharawihan, là một quần thể kiến trúc dày đặc các công trình bê tông nặng nề, khô cứng, Chùa Benchamabophit là một tập hợp nhiều kiến trúc đẹp có sự pha trộn của 2 nền nghệ thuật Đông-Tây, trong 1 khuôn viên rộng lớn với các thảm cỏ cây và hồ nước, tạo nên một không gian xanh mát mắt.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Công trình phụ, là các cung điện dành cho Vua Chulalongkorn trong thời gian Vua tu tại chùa Benchamabophit.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Một hình tượng mang phong cách văn hóa Trung Hoa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Trong khi tôi săn tìm những không gian thoáng đảng bên ngoài,
thì bà xã tôi lại thích thú với việc chụp ảnh các đồ vật quí hiếm cũng như nội thất của các cung điện, bên trong; nhờ thế chúng tôi có thể bổ sung cho nhau để hình ảnh minh họa trong hồi ức thêm phong phú.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Và đặc biệt, chùa Benchamabophit nổi tiếng cũng nhờ có một bộ sưu tập các tượng Phật bằng đồng quí giá, được bố trí trong các dãy hành lang ở hậu liêu.


attachment.php



attachment.php

Bộ sưu tập các tượng Phật bằng đồng quí hiếm tại các dãy hành lang sau chánh điện chùa Benchamabophit.
 
Cuối cùng, sau khoảng 30 phút viếng thăm, 14h10’, chúng tôi rời chùa Benchamabophit, lúc này tôi thấy ngoài cổng có nhiều cảnh sát hiện diện với vẻ khá nghiêm trọng, nhưng cũng rất thân thiện.


attachment.php



Theo thỏa thuận, anh lái xe tuktuk sẽ đưa chúng tôi đến thăm 1 chợ nổi, giờ là lúc anh thực hiện điều đó, tôi nhắc. Anh ta gật đầu và nổ máy, chạy vòng trở lại hướng bờ sông Chao Phraya, ngang qua một doanh trại quân đội và các phố mà tôi không biết tên.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Cuối cùng, anh ta dừng lại đúng con đường nhánh Sam Sen 5 mà lúc sáng tôi đã tới, rồi chỉ tôi lại phòng bán vé, để từ đây tôi sẽ tham gia 1 chuyến đi trên sông Chao Phraya đến chợ nổi với giá cả ngàn baht (vì không đi nên tôi không nhớ chính xác), dĩ nhiên tôi từ chối và đề nghị anh chở tôi đến một điểm khác vì bây giờ đã gần 3 giờ chiều rồi! He he, có lẽ đây là 1 mánh nhỏ của Anh tài xế tuktuk, không cần phải đi xa mà vẫn tuân theo cam kết. Tôi từ chối cũng bởi, ngoài cái giá vé cao, thì việc dạo chơi trên sông nước có lạ gì “hai lúa miền Tây” như tôi, vốn đã quá quen với kinh rạch đồng bằng, chợ nổi Nam bộ. Tôi muốn thăm 1 chợ nổi Thái Lan, nhờ xe tuktuk chở nhanh đến đó, rồi tự mình bước xuống tiếp cận. Bây giờ có thể do đường xa, anh tuktuk không chở đến được, thì đành đổi điểm tham quan. Dù sao anh lái xe cũng đã tốn công chở chúng tôi đi và chờ đợi suốt mấy giờ rồi, tôi không hề phiền về điều này.
Thiệt sự, tôi chẳng biết anh ta chở đi những đâu, chỉ cảm thấy là được đi rất xa, nên không hề nghĩ mình “bị gạt”. Những nơi mà xe chạy qua, sau này khi nhìn lại, có nhiều chỗ là những điểm nhấn quan trọng của Bangkok, mà trong thời gian ngắn tôi đã được chứng kiến.


attachment.php

Đây là giao điểm của các đường như Rachadamnoen Nok, Rachadamnoen Klang,…

…là khu rộng lớn, thường dành cho các cuộc diễu hành trong các dịp quan trọng. Nơi đây có nhà Bảo tàng Vua Rama 7, pháo đài cổ Mahakan…cặp sát lề trái này, chúng tôi vượt qua kinh Phadung Krung Kasem.


attachment.php

Con kinh này chạy ngang pháo đài Mahakan.


attachment.php

Đây là 1 trong 2 pháo đài bảo vệ Bangkok, còn sót lại : Pháo đài Mahakan, nằm ven bờ một con kinh gần khu vực Golden Mount. (Pháo đài kia là Phra Sumen mà tôi đã nói).


attachment.php



attachment.php
 
Thôi, hổng xem được chỗ này thì mình xem chỗ khác, biết đâu lại thú vị hơn.
Chỗ khác đó chính là chùa Saket, 1 trong những ngôi chùa cổ nhất Bangkok, tọa lạc tại chân Núi Vàng (Golden Mount). Đây là 1 ngọn đồi nhân tạo, cao 79m, trên có bảo tháp (Chedi) dát vàng, chứa thánh tích của Phật Tổ, do tướng Chakri mang về, vị tướng này về sau lên ngôi, là Rama I, khởi đầu triều đại Chakri đến ngày nay.

attachment.php

Khu Golden Mount và bảo tháp (Chedi) trên cao.

attachment.php

Bảo tháp Chùa Saket trên đỉnh Golden Mount.


Ấn tượng đầu tiên khiến các du khách dù lớn hay nhỏ tuổi, dù Đông hay Tây đều có vẻ thích thú và tìm cách chụp ảnh chính là 1 hàng tượng 12 con giáp. Tý, Sửu, Dần, Thỏ(thay vì Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,Thân, Dậu, Tuất, Hợi.


attachment.php

Cầm tinh con Rồng!


attachment.php


Cầm tinh con chuột!


attachment.php



Qua khỏi dãy 12 con giáp thì con đường uốn về phía tay trái. Bên phải con đường là 1 dãy băng ghế có mái che để du khách ngồi nghĩ chân, đối diện là nhà bán vé lên thăm Golden Mount.


attachment.php

Ngôi nhà mái đỏ là nơi bán vé.


attachment.php



Chúng tôi chưa vội, nên cứ rảo quanh một số nơi trong khuôn viên chùa, đặc biệt tại đây có nhiều điểm cung cấp nước uống tinh khiết ướp lạnh miễn phí, mọi người cứ thoải mái tự lấy ly nhựa hứng nước uống. Tôi thấy ảnh của Đức Tăng thống được treo nhiều nơi trong khuôn viên chùa và một nhà khách trang trí trang trọng, chắc chuẩn bị để làm lễ cầu siêu cho Ngài khi viên tịch.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,363
Bài viết
1,175,390
Members
192,070
Latest member
maynen1
Back
Top