What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Sau một hồi loanh quanh, chúng tôi mua vé (20baht/người) để lên thăm Bảo tháp trên đỉnh Golden Mount. Đường lên là những bậc thang thoai thoải đầy cây xanh và bóng mát, nên rất dễ đi, không làm mệt du khách lớn tuổi. Đặc biệt người ta treo nhiều chuông và chiêng đồng khá lớn, nếu muốn du khách có thể dùng dùi to để gióng, kèm lời khấn thầm mong cầu điều an lành cho mọi người, theo cùng tiếng ngân bay đến đấng Từ Bi.


attachment.php

Đường lên Golden Mount.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Và cuối cùng, chúng tôi cũng lên tới đỉnh Golcen Mount, sau khi vượt qua mấy trăm nấc thang khá thú vị!
attachment.php
 
Ở đây, chúng tôi có thể quan sát toàn cảnh của 1 góc Bangkok, từ trên cao, và hưởng cái không gian thoáng đảng giữa lồng lộng đất trời, đồng thời dành một chút thời gian để nhìn cảnh đi lễ chùa của người dân Thái. Ngoài một số khách du lịch, giống như chúng tôi, đến đây “một lần” cho biết, thì có lẽ hầu hết là người Thái, đến viếng Chùa để cầu phước, cầu an.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Bà xã tôi đang khấn nguyện điều lành! (ảnh tự chụp bằng máy compact).


Tôi thấy một kiểu cúng tiền cho chùa rất đặc biệt, thể hiện phần nào cái tính thiện của người Thái. Tiền được đính vào sợi dây giăng quanh ngôi tháp, người dân ghi tên trên tấm vải đỏ bên dưới, rồi cúng vái, rất thành kính để mong cầu điều gì đó. Tiền cúng phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật, chẳng phải lo ai lấy mất, vì chắc chẳng có ai đi tham của chùa. Nó khác biệt với cái bát nháo, phàm tục kiểu “buôn thần bán thánh” tại các lễ hội nơi Đền, Miếu, Chùa, Chiềng…ở nước ta, khách hành hương vừa bị trấn lột kiểu buôn bán “trời ơi”, vừa bị tốn tiền bởi những lừa mị, gạt gẫm kiểu “ban lộc”, “phát ấn”.
Nhìn cảnh dân Thái đến cúng chùa, để giải quyết một nhu cầu tâm linh, thật nhàn nhã, thảnh thơi, du khách như chúng tôi cũng vui lây với họ.

attachment.php



attachment.php

(Ảnh tự chụp bằng Sony compact)

attachment.php



Sau một hồi chụp ảnh kỷ niệm, nhìn ngắm cảnh Bangkok chung quanh, bà xã tôi cũng tham gia cúng chùa như mọi phật tử Thái lan khác, từ bên ngoài rồi vào chánh điện.


attachment.php



attachment.php



Và tại đây, lần đầu tiên tôi chứng kiến khách thập phương dát vàng vào tượng Phật, là lớp vàng cực mỏng sơn sẳn trên vuông giấy nhỏ, được “dán” vào tượng, miết mạnh tay, rồi nhẹ gở giấy ra.


attachment.php



attachment.php
 
15h30’, chúng tôi trở xuống, theo một đường khác với lúc lên.


attachment.php



Trên đường này cũng có những cái chiêng thật lớn, tôi thích thú dộng chiêng trước sự “ngưỡng mộ” của 1 chú bé Ấn Độ dễ thương!


attachment.php



attachment.php

Ông sẽ dộng chiêng cho cháu nghe nhé!


attachment.php



Đường rời chùa cũng lần theo lối cũ, nhiều khách du lịch phương Tây vừa tới, đang ngồi nghĩ chân bên dãy ghế trên lề, 2 bóng áo vàng lặng lẽ phía xa, khiến tôi nhớ đến bìa của một cuốn sách hồi mấy chục năm trước, hình ảnh của 1 vị sư và chiếc bóng trãi dài trên đồi cỏ, trông thật vĩ đại giữa lồng lộng mây trời, “Milarepa, con người siêu việt!”.


attachment.php



attachment.php



Chúng tôi trở về nhà nghĩ, cảm ơn anh lái xe đã đưa chúng tôi đến thăm những chỗ thú vị, mong có ngày gặp lại; bây giờ chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm, để sau này nhận ra, khi tôi có dịp trở lại Bangkok.


attachment.php



Buổi tối, chúng tôi lại dẫn 2 con bike ra để rảo qua đường Chakrabongse, gần Khaosan Road, ăn tối.


attachment.php



attachment.php



attachment.php


Hôm nay chúng tôi “chơi” mỗi người 1 tô loại “thượng hạng” 40 baht, cũng khá ngon!
 
Ăn xong, chúng tôi quyết định về nghĩ sớm để chuẩn bị cho chuyến đi cầu sông Kwai ngày mai; nhưng trước tiên là đến Meeting Group Tour để xác định lại giờ và địa điểm xe đến rước. Tuy nhiên, anh bạn bán vé tour cho tôi hôm nay lại trực tại một điểm khác, nằm trên Soi Ram Buttri, gần đó và chúng tôi đành tận dụng lợi thế của 2 con bike nhỏ, lang thang qua ngỏ nói trên. Đây là con đường cắt ngang phố Chakrabongse, chạy cặp theo chùa Chana Songkhram, nơi tập trung rất nhiều dân phượt ba lô đủ các sắc dân. Đường không lớn và không lừng danh thế giới bằng thương hiệu “đất hứa của dân phượt bụi”, như Khaosan Road, nhưng theo tôi, nó có những cái hay riêng thú vị. Con đường được lót gạch, thay vì nhựa, bên trái là tường rào của chùa Chana Song khram, bên phải là các nhà hàng, nhà nghĩ(guest house), nơi bán hàng lưu niệm, văn phòng đại diện du lịch của các công ty… nói chung là đủ cả những gì mà Khaosan Road có, nhưng các nhà hàng tại đây thì “sang trọng một cách bình dân”, lại có cái không gian “sân vườn” mát mẻ, thích hợp để “trầm”…tư giờ này qua giờ khác mà không ai quở trách, dù bạn chỉ uống một ly gì đó giá cả rất …bụi đường!
Giờ là đêm, nên không khí cũng sắc màu nhấp nháy trên cái tấp nập khách qua đường và cái đông đảo nơi các nhà hàng dọc con phố nhỏ.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Theo chỉ dẫn, chúng tôi đạp xe tới khúc quanh trên ngỏ Ram Buttri, thì gặp lại anh bạn bán vé của Meeting Group Tour hôm mới đến, đang ngồi trực tại đây bên cạnh là một phụ nữ Thái. Tôi hỏi thăm giờ đón chính xác ngày mai và nơi xe đến rước.
_ Hai bác cứ chờ ở đầu hẻm Trok Kai Chae, 6h30' đến 7 giờ, ngày mai, xe sẽ tới rước.
Thật ngạc nhiên, một câu trả lời bằng tiếng Việt, khá chuẩn của người phụ nữ. Tôi vội hỏi:… thì ra chị là người Việt?
_ Vâng, cháu là người Việt, quê… miền Bắc, nhà nghèo quá, cha mẹ bỏ xứ qua Thái lâu rồi, đây là chồng cháu, thằng này là chồng thứ 2, chồng trước người Việt, chết rồi…nghèo lắm bác ơi, mỗi tháng nó làm chỉ được 4 ngàn thôi…mà cháu bây giờ cũng đâu về Việt Nam được, bà con mất hết cả rồi…bây giờ ra đây phụ tiếp công việc thôi…
Tôi thật sự bất ngờ vì cuộc gặp gỡ tình cờ này, lại nghe một tâm sự khá buồn của người phụ nữ tha hương. Cô không còn trẻ nửa, đã rời xa tổ quốc từ tấm bé, cha mẹ không còn…và bây giờ gặp lại đồng hương nơi đất khách, trong hoàn cảnh khó khăn, chắc trong sâu thẳm đáy lòng, nỗi buồn xa xứ đang đè nặng!


attachment.php



Theo tôi nhận xét, anh chồng người Thái rất hiền, không có vẻ nhậu nhẹt, ăn chơi…nên hy vọng rằng nơi đất khách chị cũng tìm được niềm vui hầu quên đi nỗi buồn xa xứ!
Chuyến đi trước, tại Kratie, Cambodia, tôi đã gặp anh thợ sửa khóa người Việt mà đôi mắt buồn xa xăm đã làm tôi nhớ mãi. Còn bây giờ, câu nói “…chồng trước chết rồi, nghèo lắm bác ơi…” của chị Việt kiều, nghe như tiếng con cuốc ở quê nhà bổng vang lên não nề nơi xứ lạ, trong lòng tôi!
Tôi chỉ biết chúc chị cùng chồng hạnh phúc rồi từ giã. Tại đây, có một con hẻm giống như ở khu Chợ Cũ Siem Reap, nối liền Soi Ram Buttri và đường Phra Atith, gần pháo đài Phra Sumen, từ đó về hẻm Trok Kai Chae chỉ chừng 100 mét, nên chúng tôi len lỏi đạp xe qua.
Dù là con hẻm, nhưng với lợi thế của khu tập trung dân back packer, nên trở thành sang trọng …


attachment.php



attachment.php



…qua khỏi con hẻm này, chúng tôi gặp đường Phra Atith, nơi khúc quanh tiếp nối đường Phra Sumen, chúng tôi thấy pháo đài Phra Sumen sáng rực giữa trời đêm!


attachment.php



Gần đầu hẻm Trok Kai Chae có bán nhiều món ăn, thức uống, trong đó có 1 loại sửa đậu nành rất đặc biệt, không phải uống mà là ăn, tôi đã chú ý đến hồi chiều, bây giờ là lúc thuận tiện để thưởng thức.
Cùng “giòng họ” với sửa đậu nành mà ăn thì chính là tàu hủ, nhưng đây là sửa lỏng le, nóng hôi hổi, múc vào chén có đủ thứ “phụ liệu’ mà tôi chẳng nhớ là gì, có điều là khá ngon miệng, tôi “chơi” luôn 2 chén!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Ngày thứ 7 của cuộc rong chơi qua đất Phật kết thúc.
 
Last edited:
B.8. Ngày thứ 8, 24-10-2013.

B.8.1. Hành trình Bangkok-Kanchanaburi : 131km.


attachment.php


Hôm nay, theo hẹn trước từ người bán vé tour, chúng tôi sẽ đợi xe tới rước trong khoảng 06h30 đến 07h, tại đầu hẻm.

attachment.php



Nhưng đến 07 giờ vẫn chẳng thấy xe nào đón, sốt ruột, nên biểu bà xã đứng chờ đây, tôi nhanh chóng đi lại trạm “Meeting Group Tour” ở đầu đường Khaosan Road xem sao, chỉ cách khoảng 7 phút đi bộ, trạm vẫn bao kín tấm nhựa trong suốt vì chưa tới giờ “mở cửa”. He he, sau này tôi mới biết, phần lớn người Thái khởi đầu ngày mới rất muộn, khoảng 9 hoặc 10h sáng!


attachment.php



attachment.php



Trạm nằm ngay sát đồn công an Chanasongkram, nhìn thấy cây dù ghi mở cửa 24hours, tôi chắc đây là “slogan” của cảnh sát, vì trạm vẫn im lìm!


attachment.php



Và điều tôi nghĩ có lẽ chính xác vì đối diện bên kia đường, nơi chùa Chanasongkram, một chú siêu cảnh sát “mannequin” cũng “nói” mình …không bao giờ ngủ, bảo vệ (dân) suốt 24 giờ !


attachment.php



attachment.php



Tôi đành chộp vội vài files ảnh rồi nhanh chóng trở về hẻm Trok Kai Chae.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Khỉ trở lại đầu hẻm thì xe đã tới nơi, mọi người chờ tôi hơn 5 phút! Tôi thật tình mắc cở nên vội vàng xin lỗi anh tài xế và các du khách trên xe, họ thật lịch sự, không hề tỏ ra khó chịu! Còn tôi, tự trách mình sao quá lo, người Thái làm ăn đàng hoàng chứ nào phải đâu dân lừa gạt!
 
Thế là cuộc hành trình đi đến cầu sông Kwai huyền thoại bắt đầu. Xe còn vòng vo ghé rước thêm vài du khách, tổng cộng 9 người, 2 Việt Nam, 4 Nhật và 3 Tây. Chúng tôi cùng rời Bangkok trong ánh nắng ban mai vừa lấp ló trên các con đường nhộn nhịp xe, ngang chùa Phra Kaeo, giao lộ Ratchadamnoen Klang,…vượt cầu Phra Pin Klao để hướng về biên giới Myanmar phía Tây, cách 131km.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Cũng giống như từ cửa khẩu Poi Pet đi vào, đường từ Bangkok đi ra các tỉnh chung quanh đều là cao tốc hiện đại, tôi không biết họ đã làm bao lâu rồi, nhưng chưa thấy tình trạng sửa chửa vá víu, hoặc có biển báo “đường chờ lún”, như ở quê nhà. Mà theo những thông tin chính thức, giá thành cầu, đường ở Việt Nam lại cao hơn các nơi khác trên thế giới gấp nhiều lần, vậy mà thông xe chưa bao lâu thì phải sửa chửa, vì…lún theo dự kiến, nứt theo qui trình!


attachment.php



attachment.php



Trên đường, tôi tiếp tục chụp thêm các ngôi chùa mà mình gặp, để mong đạt được con số 100 như dự kiến.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Hồi trong nước, tôi nghe nói đến tệ nạn nhập lậu đường Thái lan, điều đó chứng tỏ ngành mía đường ở nước này rất phát triển. Hôm nay trên con đường này tôi đã chứng kiến những ruộng mía bạt ngàn, liên tục và rất xanh tốt.


attachment.php



Đó là kết quả của những thành tựu trong nghiên cứu và giáo dục nông nghiệp, những thành tựu đã khiến cho một nước nông nghiệp lân cận, sau mấy chục năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn có nhiều sinh viên mơ ước được sang đây du học! Càng nghĩ, càng đau lòng sau bao nhiêu lần “cải cách giáo dục”, tốn hao biết bao tiền của, ta không thể có được một tiến bộ nào đáng tự hào như người Thái, vậy mà “trơ trẻn” khoe khoang mấy chục ngàn “tiến sĩ” trời ơi!


attachment.php



Dẫu sao, tôi cũng tin rằng vẫn còn các Thầy, các Cô, già cũng như trẻ, là những Giáo sư, Tiến sĩ thực thụ, sẽ góp phần tạo sự thay đổi lạc quan cho đất nước, trong tương lai. Đây là niềm mong mõi “rưng rưng nước mắt”, của tôi.
 
Sau khoảng 2 giờ hành trình, xe tới thị xã Kanchanaburi, những cư dân đầu tiên tôi bắt gặp có lẽ là các anh cảnh sát thành phố đang ngồi trên pick-up.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thị xã có vẻ không lớn lắm, chẳng ồn ào náo nhiệt, mà tĩnh lặng, như cái nghĩa trang chiến tranh nằm ven bìa thành phố. Rất nhiều khách du lịch đủ màu da, đang đổ xuống phía ngoài khu đất thánh. Vòng rào bằng cây xanh cắt gọt thẳng thớm, đủ thấp để ai cũng có thể nhìn thấy lớp lớp những ngôi mộ nằm ngay hàng thẳng lối, giản dị nhưng thật trang trọng trên thảm cỏ xanh rờn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Cầu sông Kwai là bộ phim do Anh sản xuất, đạo diễn là David Lean, chuyển thể từ quyển tiểu thuyết “Le Pont de la Rivière Kwai” của nhà văn Pháp Pierre Poulle. Phim đã đoạt 7 giải Oscar năm 1957, là 1 trong những kiệt tác điện ảnh kinh điển, nên được chọn bảo quản trong Viện lưu trử phim quốc gia Mỹ.
Tuy bộ phim được thực hiện tại Sri Lanka, nhưng người Thái đã biết tận dụng sự nổi tiếng của nó, kết hợp với giá trị lịch sử của sự kiện để biến Kanchanaburi và sông Kwae Yai trở thành một điểm thu hút khách du lịch.
Trong thế chiến thứ 2, do Thái Lan có ký hòa ước với Nhật, nên đất Thái được Nhật dùng như bàn đạp trong chiến lược xua quân sang phía Tây, Myanmar. Biên giới Thái-Miến lại là vùng rừng thiêng nước độc, người Nhật đã cho lập nhiều trại tù binh dọc theo đây, trong đó, Tamarkan, thuộc tỉnh Kanchanaburi, là nơi mà Đại tá Philip Toosey cùng với hàng ngàn tù binh đã sống những ngày khổ sai, để xây dựng “tuyến đường sắt chết chóc” nhằm phục vụ việc tiếp tế cho quân Nhật đánh với quân Anh trên đất Myanmar.
Đại tá Philip Toosey, được hóa thân thành Đại tá Nicholson, người Anh, trong phim, chính là người hùng chỉ huy tù binh thực hiện việc xây dựng 2 chiếc cầu trên sông Kwae Yai, 1 bằng gỗ(100m) và 1 bằng thép(300m). Với danh dự và uy tín của một cấp chỉ huy, Đại tá Philip Toosey đã buộc Trung úy Kosataka, trưởng trại giam, phải tôn trọng và tuân thủ những yêu cầu hợp lý, nhờ đó ông đã giúp cho tù binh bớt khổ cực và giảm thiểu thương vong, đồng thời thực hiện được yêu cầu của quân Nhật. Sau này ông được công nhận là anh hùng vì đã thể hiện khí tiết của một chỉ huy, có những quyết định khéo léo nhưng cương quyết đối với kẻ thù, để đồng đội tồn tại trong hoàn cảnh nhọc nhằn, khổ sai.
Cả 2 chiếc cầu đều bị phá hủy trong chiến tranh do không quân Anh, Mỹ thực hiện. Chiếc cầu thép dài 300m hiện nay là phiên bản được phục chế trên 11 trụ bê tông còn lại sau khi bị dội bom. Người Thái đã khôn ngoan trong việc tái tạo một chứng tích chiến tranh, đồng thời tu bổ, tôn tạo lại nghĩa trang quân đồng minh đã chết trong các trại tù và trong cuộc chiến chống phát xit, để chúng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều người trên khắp hành tinh.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Gần 7.000 ngôi mộ, là gần 7.000 con người, mà phần lớn là thanh niên ở độ tuổi 20-30 đã nằm lại nơi đây từ hơn 60 năm về trước. Họ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, không cùng chung một tiếng nói, dị biệt về tín ngưỡng …; nhưng chắc chắn cùng chung một ý nghĩ: chẳng ai muốn chết trẻ trên mảnh đất xa lạ này! Họ là nạn nhân chiến tranh, như tên gọi của nghĩa trang Kanchanaburi, cũng chính là nạn nhân của những hành xử nhằm thỏa mãn tham vọng ích kỷ tồn tại trong lòng nhiều cá nhân ác độc!
Chiến tranh, có lẽ là sản phẩm tồi tệ nhất của con người, gây nên nhiều nỗi bi thương cho chính họ. Tội cho những ai vì tự vệ, phải cầm vũ khí chống lại đối phương để tìm đường sống sót, dù thắng hay thua họ cũng chỉ là nạn nhân; kẻ gây chiến tranh dù với chiêu bài nào, cũng đều phi đạo đức, không thể mượn danh 1 lý tưởng nào đó để tước đi mạng sống của người không thuận theo. Với thời gian, lịch sử đã công bằng phán xét, tội lỗi của những người gây chiến đã phơi bày trần trụi dưới ánh mặt trời. Lịch sử loài người đã chứng minh điều ấy, mọi kẻ gây nên chết chóc, gieo rắc đau thương cho đồng loại, vì những động cơ mù quáng đều bị phán xét công bằng, với thời gian.
Thuận thiên giã tồn, nghịch thiên giã vong, thiên ở đây chính là “con người luôn quý yêu cuộc sống hiếu hòa”. Nghĩ lại, người Thái đã đúng, khi nói rằng : chúng tôi rất tự hào vì mình không có hàng triệu anh hùng phải hy sinh vì chiến tranh! Và họ đã khéo léo đưa dân tộc và đất nước thoát ra ngoài những cuộc chiến, vốn phi nhân, nên ngày nay trở thành đất nước hòa bình, mến khách.
Bây giờ, họ lại biết khai thác sản phẩm của chiến tranh, “thiên anh hùng ca” cầu sông Kwai được khôn ngoan khai thác để thu về lợi nhuận. Người ta tri ân dân Thái dành đất để làm nơi yên nghĩ của mấy chục ngàn binh sĩ đồng minh đã ngã gục trong thế chiến thứ II, nhưng đồng thời ngày nay người ta cũng thấy người Thái đã thông minh khai thác điều đó, dựa trên huyền thoại cầu sông Kwai phim ảnh, để làm kinh tế du lịch.
Tham gia tour du lịch cầu sông Kwai, với nhiều người, như cuộc hành hương tưởng nhớ thân nhân, với những người khác là hành trình nhằm tìm lại một quá khứ bi thảm của chiến tranh, tiếp cận cái chứng tích kinh hoàng mà họ chỉ từng thấy trên phim ảnh, để xúc động, ngậm ngùi ! Còn nhiều người khác nữa, những cựu chiến binh, sẽ thấy mình là người may mắn, tồn tại sau những đối mặt hiểm nguy, với kẻ thù! Đau đớn thay, những kẻ thù mà họ chưa từng gặp mặt, chưa hề quen biết, chưa hề có một xích mích nhỏ nhoi nào để phải cầm súng bắn vào nhau, thậm chí nhiều người cũng có hoàn cảnh y hư họ, với mẹ già ngày đêm cầu nguyện con mình sống sót trở về!
Có thể rất nhiều người khác, trong đó có tôi, khi bước vào nghĩa trang này, ngoài lòng tôn kính sự hy sinh của những người đã khuất, còn là nỗi xót thương số phận hẩm hiu, rất ngắn ngủi của các thanh niên đang độ tuổi còn xuân!

Đức Phật, không hề ép buộc người đời phải nghe theo lý tưởng của ngài, bằng bất cứ quyền lực nào, vậy mà đạo Phật vẫn tồn tại và phát triển không ngừng suốt mấy ngàn năm qua.



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thú thật, trước khi tới đây tôi chỉ muốn đến với cầu sông Kwai huyền thoại, nên hoàn toàn bất ngờ khi được viếng nghĩa trang này. Những gì hiện ra trước mắt thật trang trọng và thiêng liêng, từ cái cách xây dựng sắp xếp nghĩa trang đến phong thái lặng lẽ của du khách khi đi giữa những hàng bia mộ đơn giản, dường như ai cũng rất khẽ khàng, không dám làm khuấy động sự yên nghĩ của những anh hồn đang lẫn khuất quanh đây.
 
Last edited:
Rời nghĩa trang, chúng tôi bước qua Bảo tàng trung tâm đường sắt Thailand-Burma, thời gian dành cho điểm này rất ngắn, nên không đủ để mua vé vào xem nơi lưu trử tư liệu và trình diễn quá trình xây dựng con đường. Chúng tôi đi loanh quanh nơi phòng giới thiệu và bán hàng lưu niệm, sách vở…, không được chụp ảnh nên chỉ xem chơi.


attachment.php



attachment.php



The Death Railway, chắc chắn gợi sự tò mò nơi du khách, không biết vì nó cheo leo nguy hiểm cho những ai đi qua hay bởi sự tàn độc đưa đến cái chết cho hàng trăm ngàn sinh linh nơi chốn rừng sâu nước độc ?!
Dài 415km, nối liền Nong Pla Duk (Rachaburi, Thái Lan) và Tanbesusayud (Myanmar), nhằm phục vụ cho chiến dịch Miến Điện của quân phiệt Nhật, làm bàn đạp tiến quân qua Ấn Độ.


attachment.php



Anh quốc, diện tích không lớn lắm, 244.820km2, là nơi khai sinh cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ18, cường quốc hàng hải thời bấy giờ, đã lang thang trên khắp các đại dương, thôn tính các nước nhỏ, tìm tài nguyên và thực hiện mộng bá quyền. Đã có một thời người Anh ngạo nghễ với slogan: “mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh”, để khoe khoang cái tài chiếm đất của người khác bằng các cuộc xâm lăng bạo lực (có cuộc xâm lăng nào mà không bạo lực?). Những năm 30 của thế kỷ trước, là thời kỳ hoàng kim của những Pukkhah Sahib (người Anh da trắng), họ tự tin vào sức mạnh của mình, coi Singapore là pháo đài bất khả chiến bại, tại châu Á.
Nước Nhật, cũng là một đảo quốc, diện tích có lớn hơn chút ít, 377.930km2, lại cũng dùng cái chiêu bài thiếu đất, dân đông, không nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế và bắt chước người Anh, xua quân giành lấy đất đai các lân bang, vốn đang nằm trong tay những thực dân da trắng, áp đặt một chế độ cai trị còn tàn độc hơn.
Cuộc chiến giữa Nhật và Anh trên các thuộc địa của Vua George Đệ Lục tại vùng Đông Á đã diễn ra ác liệt, mà cuộc bại trận tại Singapore của quân Anh là đòn chí tử. Trong khi họ lo phòng thủ mặt biển, với các đại bác bố trí quay ra hướng đó, thì tướng Nhật, Tomoyuki Yamashita, lại tấn công Singapore trên đất liền, từ phía Bắc xuống. Quân Anh thua tan tác, 80.000 tù binh bị bắt, chính thức kết thúc Đế chế Anh tại châu Á từ tháng giêng năm 1942! Lúc này quân Nhật cũng thay thế quân Anh ở Miến Điện, nhu cầu tiếp tế cho đội quân phát xít Đông Á tại đây, đang rất cần kíp mà đường biển thì luôn bị phe Đồng Minh oanh kích, ngăn chặn.
Tù binh Anh và các nước Đồng minh, đã được đưa từ chiến trường Singapore về các trại giam dọc biên thùy Thái-Miến, cùng với hàng trăm ngàn người dân vô tội ngày đêm làm việc khổ sai dưới sự canh giữ hà khắc của bọn lính ác độc Thiên hoàng, để xây dựng tuyến đường sắt Thần chết này.


attachment.php

Ảnh tư liệu từ bài của Kim Hùng (theo Diplomat)

Toàn bộ công trình đã sử dụng khoảng 160.000 người dân địa phương (có tài liệu ghi tới 250.000 người) và 60.000 tù binh gồm nhiều quốc tịch. Mỗi ngày làm việc từ 07h sáng đến 19h tối, bằng công cụ thủ công và sức người yếu đuối, trong điều kiện thiếu thốn lương thực và thuốc men, dưới những đòn roi ác độc và những đọa đày tàn nhẫn. Khoảng 90.000 người dân bản địa và 16.000 tù binh chiến tranh Đồng Minh đã lần lượt ngã xuống để hoàn thành cung đường .
Để phần nào hình dung được cảnh xây dựng tuyến đường sắt và xem lại những kỷ vật thời thế chiến, chúng tôi phải mua vé 40 baht/người vào thăm bảo tàng chiến tranh JEATH (Japan-English-Australia-Thailand-Holland) tại khuôn viên chùa Chaichum Phon. Nơi đây các du khách có thể gặp lại chiếc đầu máy xe lửa, chiếc xe Jeep quân sự xưa, mô tô sidercar… cùng hàng trăm vật dụng còn lại từ thế chiến.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Chùa Chaichum Phon.

Ngoài ra, người ta cũng cho tái hiện cảnh làm việc khổ sai của tù binh trong việc xây dựng con đường bằng mô hình. Khi xem những hình ảnh này, tôi và có lẽ nhiều du khách khác, chỉ có cảm giác bàng quan như xem một món đồ chơi được sắp đặt bằng những con búp bê, thiệt tình chẳng hề gây nhiều xúc động; bởi vì biết chắc chắn rằng nó chẳng hề đủ sức để nói lên độ ghê rợn thực tế khiến hàng trăm ngàn người bị đày đọa đến ngã gục chốn rừng thiêng, khiến Hiroshi Abe, trung uý giám sát việc xây dựng tuyến đường sắt tại Sonkrai nơi có hơn 3.000 tù binh chiến tranh thiệt mạng, sau này đã bị tuyên án tử hình và bị xếp hạng là một tội phạm chiến tranh hạng B/C. Án của ông sau này được giảm xuống còn 15 năm tù.
Có còn hơn không, từ những hình ảnh này, cứ tưởng tượng lên gấp nhiều lần để rồi tự hỏi: tại sao con người lại nhẫn tâm như thế ?!


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,678
Bài viết
1,135,081
Members
192,366
Latest member
ocalusasmm
Back
Top