What's new

Hai tuần một mình dọc ngang miền Bắc Thái

Là con gái, tôi không lựa chọn độc hành, nhưng dường như điều đó đã trở thành một thứ... định mệnh. Có khi chủ động, có khi lại bất khả kháng, số lần có bạn đồng hành trong những chuyến đi xa của tôi cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vốn tưởng rằng lần đầu tiên mở rộng địa bàn đi bụi ra ngoài biên giới sẽ không phải một mình xoay sở, nào ngờ đến phút thứ 89 lịch sử đã lặp lại, tôi bị bỏ rơi vì cái lý do nghe chỉ muốn ngửa mặt chửi Trời: Mất hộ chiếu. Cũng may là phút thứ 89 nên còn kịp điều chỉnh lịch trình, giả dụ đến phút thứ 90+3 mới nghe thấy tin dữ chắc là sẽ hoang mang và bấn loạn lắm đây.

Tôi lên đường với 10kg hành lý chia ra 2 ba lô, Nex 6 quấn cổ, áo phông nam và jean cụt, dép tổ ong loẹt quẹt dưới chân, nhìn cái bang không thể tả. Dằn túi chỉ 450$ + 1600baht và một cái thẻ tín dụng của anh trai mà nếu không rơi vào tình huống cực kỳ bất đắc dĩ thì tôi tuyệt đối sẽ không đụng đến. Thứ đảm bảo an toàn cho thân gái dặm trường chỉ là một cái bảo hiểm du lịch dạng basic của Liberty, một cái tin nhắn ghi rõ phương thức liên hệ với một người bạn chí thân của ông anh tại Bangkok và kinh nghiệm từ 5 năm trời rong ruổi khắp các vùng miền ở VN. Chỉ như thế, tôi có mặt ở Nội Bài vào một ngày âm u, đến cả Trời cũng chẳng thèm hoan hỉ tiễn bước tôi đi, sao mà dễ ghét quá vậy kìa.

14 ngày qua 6 thành phố + thị trấn, mà hầu hết đều là những nơi rất thích hợp để thong thả sống - chầm chậm đi, vẫn còn nhiều điều khiến tôi nuối tiếc. Có khi vì thời gian hạn hẹp nên chẳng thể đến những địa điểm tham quan mình muốn, lại có khi vì duyên phận nhỡ nhàng nên ghé đến nơi nào đó vào mùa nhan sắc tàn phai, nên dù chưa bước chân trở về đã lại mơ đến ngày tái ngộ. Hành trình của tôi có thể tóm gọn trong mấy cụm từ: Danh lam thắng cảnh - Di tích lịch sử - Đời sống địa phương - Ẩm thực, hoàn toàn không có shopping, sex show và biển đảo như chương trình của các tour du lịch Thái vẫn liên tục chào mời.

Nhắc đến Thailand tôi vẫn là một người quê kiểng khi chẳng biết gì về những món ăn chơi, đất nước này trong tôi bây giờ là một Bangkok xô bồ và đa diện dưới trời tháng Tư ngời xanh, như một người đẹp vốn dĩ rất duyên dáng đáng yêu nhưng tiếc thay tôi lại đến nhầm vào ngày nàng khó ở:
13963599967_a1bb542ab2_z.jpg

Bangkok ngời xanh

Chiang Mai nồng nàn, rực rỡ và hạnh phúc, không quá rộng để vô tình lạc bước, chẳng quá hẹp để khách phương xa ra đi vẫn quyến luyến không nỡ rời chân:
14146976961_9b83b4cbaf_z.jpg

Chiang Mai hạnh phúc

Chiang Rai - miền cực bắc đất nước - tự bản thân vị trí của nó đã là một thương hiệu với Tam Giác Vàng huyền thoại, nhưng vẫn còn hơn thế với những ngôi chùa và bảo tàng không thể bắt gặp ở bất kỳ nơi nào khác tại Thailand:
14189040606_ac94714c55_z.jpg

Hoàng hôn Wat Rong Khun (Chiang Rai)

Là thị trấn Pai nhỏ xinh nằm ngoan lành trong một thung lũng rộng, "vòng xe chưa lăn đã kịp về cuối phố" (thơ Phan Kiền), mỗi căn nhà mỗi cửa tiệm đều dễ thương khôn tả, đến nơi này bỗng thấy mình nữ tính tràn trề:
14170363463_5a17f561e2_z.jpg

In love with Pai

Mae Hong Son lặng lẽ yên bình, thành phố mà tôi biết mình đã yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, yêu như năm xưa từng động lòng với Hà Giang vào một ban sớm, yêu đến mức nghĩ rằng sẽ trở lại nơi ấy chỉ để ngủ vùi quên đời mình trong không khí trong lành mát ngọt và trên những cung đường khúc khuỷu chạy giữa rừng khô, trở lại để vẹn tròn lời hẹn hò rằng sẽ gặp nhau vào mùa miền xa này rạng rỡ đẹp tươi nhất:
14127149256_065b0c64ac_z.jpg

Mae Hong Son - Love at first sight

Sukhothai khiến tôi thấy mình bé nhỏ trước những phế tích từng một thời huy hoàng của tiền nhân, cứ thế trôi đi qua những trang sử của vương quốc này, biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ nguôi được niềm đam mê với những gì cổ kính:
14147487632_96cffd1b7f_z.jpg

Sukhothai dưới ánh bình minh

Vào đề thế thôi nhỉ, đi cùng tôi, bạn nhé :D.

LỊCH TRÌNH:

Ngày 1: HAN-BKK (VietJetAir). Chinatown
Ngày 2: Hoàng cung + Wat Pho.
Ngày 3: Chợ nổi Amphawa. BKK-Chiang Mai (AirAsia). Cuốc bộ quanh góc Đông Bắc thành cổ.
Ngày 4: Cung điện Bhubing + Wat Phrathat Doi Suthep + làng dù Bor Sang + chợ đêm Tha Pae.
Ngày 5: Wat Chedi Luang + Wat Phra Singh + Wat Chiang Man. Chiang Mai-Chiang Rai (Greenbus). Wat Rong Khun (chùa Trắng).
Ngày 6: Hall Of Opium + Tam Giác Vàng + Baan Dam (chùa Đen) + Chiang Rai Night Bazaar.
Ngày 7: Chiang Rai-Chiang Mai (Greenbus). Chiang Mai-Pai (Prempracha Transport). Wat Phrathat Mae Yen + Pai walking street.
Ngày 8: Coffee In Love + Pai Canyon + World War II Bridge. Pai-Mae Hong Son (local bus). Wat Phrathat Doi Kong Mu.
Ngày 9: Ban Rak Thai (Mae Aw) + Ban Ruam Thai (hồ Pang Oung) + Ban Nai Soi + chợ ẩm thực buổi tối Mae Hong Son.
Ngày 10: Mae Hong Son-Pai (Prempracha Transport). Vòng quanh Pai. Pai-Chiang Mai (Prempracha Transport). Chợ đêm thứ Bảy đường Wualai.
Ngày 11: Công viên lịch sử Wiang Kum Kam + Wat Chiang Man + Wat Lok Molee. Chiang Mai-Sukhothai (Phuluangtour).
Ngày 12: Công viên lịch sử Sukhothai + công viên lịch sử Si Satchanalai. Sukhothai-BKK (W-i-n-t-o-u-r)
Ngày 13: Wat Saket (chùa Núi Vàng) + Jim Thompson's house + Anata Samakhom Throne Hall + Vimanmek Mansion + khu Pratunam.
Ngày 14: BKK-HAN (AirAsia).
 
Last edited by a moderator:
Bò sang Fruit Factory bên cạnh, tiệm đóng cửa mất rồi, chỉ có một cái biển thông báo là sẽ mở cửa lại vào 26/5. Ta hận!>"<

17024012232_12344d1cdd_z.jpg

Từ ngoài trông vào

17024599591_2c98002415_c.jpg

Chuồng chim giả, he he

17025464425_dd4de1b000_z.jpg

Ngó qua cánh cổng

17025837685_e6288f13a5_z.jpg

Xe đạp tôi thuê đó

Cái xó này tập trung vài quán vài tiệm được trang trí đẹp thiệt là đẹp, xung quanh vẫn còn mấy chỗ đang được xây mới và cải tạo thêm nữa. Mai mốt người ta hoàn thiện xong xuôi sẽ tha hồ mà chụp ảnh, nhưng chớ ai hỏi tôi đi đường nào để đến nơi này nhé, trời nắng làm đầu óc mụ mị rồi, không nhớ được đường đâu :D.

16405322483_f5a8c10003_z.jpg

Từ Fruit Factory ngó sang bên kia đường

16837649408_fe7d24e636_z.jpg

Và nhìn ngược về hướng Carrot On The Moon
 
Vài bức ảnh chụp ở Khaotha Cafe bên kia đường, trong khi bản Flowers Of Happiness (Yukie Nishimura) từ loa vang lên thánh thót:

17025456645_23e86887d4_z.jpg

Tôi nhớ bức tường phủ dây leo ở Lee Wine Ruk Thai ngày hôm qua quá

16818043767_445b04bed2_c.jpg

Khung cửa sổ cho những người hay mơ mộng vẩn vơ

16839223999_500b7fb6ce_z.jpg


17023980052_749b0192a5_z.jpg

Lâu lắm mới thấy lại thứ này

16999431616_658b4164ab_c.jpg


Những quán những tiệm rực rỡ sắc màu:

16405272853_b131d4abf3_z.jpg

Rồi cũng đến lúc phải rời khỏi góc làng yên ả giữa trưa hè này. Tôi đạp xe về lại phố xá, đi không mục đích, thi thoảng đưa máy lên chụp vu vơ:

16838241258_3288895f4f_c.jpg

Ôi những địa danh đã thành quen thuộc

16838434580_1db8e3ae26_z.jpg

Cái này, ừm, hình như là... phòng bảo vệ của The Heart Of Pai

16838193408_4ce2c233f0_z.jpg

Bức tường bên hông tòa nhà bưu điện Pai

17024518122_875b62563d_z.jpg

Hãy bựa theo cách của bạn ^_^
 
Thích nhất là những tấm ảnh chụp món ăn của bạn Harley :D hẳn là phải có tâm hồn ăn uống rộng mở mới có đc những tấm ảnh ngon miệng dư thế .
 
2h rưỡi chiều. Trời không còn nắng trong như khi tôi mới trở lại Pai, mây đã bắt đầu giăng, màu nắng nhạt đi, đổi lại là cái oi nóng như nhân lên gấp đôi. Đói và khát, thoạt đầu tôi định tạt vào quán cafe nào đó ngồi nghỉ mệt, khổ nỗi kinh nghiệm đau thương ban nãy ở Baan Pai Riverside đã nghiền nát lòng can đảm của miệng lưỡi tôi rồi. Trong lúc đang chần chừ thì xe đã lượn đến bến bus Pai, trước mắt là Chedi của Wat Klang vàng ửng lên dưới nắng. Cái đầu óc mụ mị vì nắng và đói khát chẳng hiểu được ai phù hộ mà thông minh đột xuất, ờ ha, sao không vào chùa nghỉ mệt nhỉ, vừa không mất tiền vừa thoáng mát khỏi chê?

Nói thì dài chứ trong lúc đầu óc tôi chưa kịp phân tích xong thiệt hơn của phương án này thì tay lái đã tự động bẻ ngang, rẽ trái vào chùa rồi :D.

Dựng xe dưới một gốc cây không biết tên, tôi nhào vào Sala (đình nghỉ mát) của chùa, quẳng cái balo dựa vào cây cột, nằm ườn luôn trên băng ghế. Một tay cầm sandwich, tay kia cầm chai trà hoa cúc, gió thổi xao xác làm giò phong lan treo bên hông Sala đung đưa, lại thấy yêu đời trở lại như chưa từng có 2 lần thất vọng ban nãy.

Và cũng ở Wat Klang này, tôi biết mình có dấu hiệu chán chùa rồi, bởi vì rằng thì mà là dừng lại ở đây hơn 1 tiếng đồng hồ mà hoàn toàn không có ý định đi tham quan tìm hiểu gì hết, chỉ đơn thuần nằm nghỉ, thế thôi.

Thì, món ngon nào ăn mãi cũng phải ngán, phỏng ạ?

16866053919_6ba0691042_z.jpg

Giò phong lan treo bên hông Sala của Wat Klang

Khi một chiếc xe 7 chỗ rẽ vào chùa, một tốp thanh niên ùa xuống, tôi biết đã đến lúc mình nên đi. Chỉ còn hơn 1 tiếng nữa là phải có mặt ở bến bus Pai để lên xe về Chiang Mai, chưa kể còn phải đi trả xe và lấy quần áo gửi giặt, thời gian ít ỏi như thế, đi đâu làm gì cũng thấy chật vật, mà ở không một chỗ lại thấy phí hoài. Cuối cùng thì tôi quyết định đạp xe đi một vòng qua những nẻo đường Pai mình đã từng đi, coi như nói lời tạm biệt vậy.

16429833884_44fdccbecc_z.jpg

All About Coffee, mái nhà thấp tịt thế này làm tôi nhớ đến phố nghèo quê mình khoảng 15 năm về trước

17051455471_1805a2798d_z.jpg

Pai Airport, chỉ có một đường băng ngắn và phục vụ duy nhất chặng Chiang Mai <-> Pai

17052278495_2cedaa679d_z.jpg

Lối vào nhà ga tím lịm bằng lăng

Trở lại thị trấn, tôi qua tiệm Nam-ing để trả xe đạp, nhận lại bản photo hộ chiếu rồi cuốc bộ sang chỗ giặt là để lấy đồ. Vẫn tình trạng cửa đóng im ỉm như hồi sáng nhưng bây giờ tôi nhiều năng lượng hơn nên tiếng gọi có vẻ cũng lớn hơn, vừa gào lên "Có ai..." thì đã thấy chị gái kia mở cửa rồi. Trả tiền, lấy đồ, ghẹo bé con chị ấy một chút rồi dông thẳng ra bến xe. Lúc này là 4h40p chiều.

Prempracha Transport vẫn đúng giờ như trước nay, 5h kém 5p tôi được leo lên xe, ngồi gọn hơ cạnh ghế lái, 5h đúng xe bon bon rời bến. Lại xuôi theo những con đường đã thành quen thuộc dẫu lần này mới chỉ là lần thứ 3 đi qua, những cửa tiệm, những quầy hàng trôi dần ra sau lưng, càng nhìn càng buồn, mới chớm rời xa đã nhớ. Có lẽ nào mình đã sai lầm khi lựa chọn ghế đầu tiên, chia tay nhau bằng cách này thật sự rầu lòng rầu ruột quá đi.

Rồi cũng hết phố, hết làng, rồi những khúc quanh nối tiếp nhau, xe miệt mài leo dốc. Xa nhau từ đây, bạn Pai ạ. Đường đời dài rộng, có bao giờ còn thấy lại nhau không?

16844852187_d6153841ee_z.jpg

Nắng cuối ngày rải vàng trên đường Pai - Chiang Mai

16864484938_5a9a342cd0_z.jpg

Tạm biệt, Pai nhé
 
Xe về đến bến đã là hơn 8h tối. Tôi lật đật đi tìm quầy bán vé xe đi Sukhothai, lượn qua một khúc quanh thì thấy cái biển đề "Chiang Mai-Sukhothai-Phitsanulok-Khon Kaen" của Phuluang tour đập vào mắt. Tơm tớp vào hỏi, bác gái đứng quầy thông báo rằng vé chuyến 12h trưa ngày mai hết rồi, còn vé chuyến 7h tối thôi. Vậy nếu đi chuyến 7h tối thì khoảng mấy giờ đến Sukhothai ạ? Loanh quanh 12h đêm hoặc 1h sáng nhé.

Nửa đêm ở bến xe của một thành phố lạ trên một đất nước xa lạ, ôi mẹ ơi, đến nghĩ tôi cũng chưa từng dám nghĩ nữa là T_T.

Cảm ơn bác gái, tôi kiên quyết cõng balo đi tìm hãng xe khác, cố tình lờ đi âm thanh rên rỉ của hệ thống khớp gối khớp vai. Đi sâu vào trong sảnh, quét mắt đủ 360độ, tôi tìm được vài quầy bán vé đi Sukhothai khác, sẽ rất tuyệt nếu như tất cả không đóng cửa đồng loạt. Chơi xỏ nhau à, giời ơi. Không bỏ cuộc, tôi lại nhắm mắt nhắm mũi hì hụi băng qua đường sang terminal 3, hy vọng rằng với kiểu sắp xếp lung tung beng của 2 terminal này, biết đâu tôi sẽ tìm được xe đi Sukhothai ở bên đó. Sang đến nơi rồi, tìm khắp lượt mới thấy mình ngây thơ biết bao, xe đi về phía Nam xuất phát từ terminal 3 chỉ có tuyến Chiang Mai - Bangkok thôi. Lếch thếch quay về terminal 2, trong lòng gào thét, người nông dân biết phải làm sao biết phải làm sao bây giờ? Có lẽ nào tôi phải liều mình lang thang ở Sukhothai lúc nửa đêm hay sao?

Tôi ngồi ở chính sảnh terminal 2 nghĩ ngợi dễ đến 15p, nghĩ mãi, nghĩ mãi mà không tìm được lựa chọn nào khả dĩ hơn. Bảo tôi bỏ Sukhothai ra khỏi lộ trình á, quên đi, mà bảo tôi cứ nhắm mắt đi chuyến 7h tối kia để rồi đến Sukhothai lúc nửa đêm á, thật tình quá nguy hiểm cho thân gái dặm trường. Rồi trong một phút điên rồ, cái phần điếc không sợ súng đã nhanh chân nhào lên quật ngã cái phần rụt rè nhát chết, tôi hùng dùng hướng về phía quầy của Phuluang tour, dõng dạc tuyên bố với bác gái đứng quầy, "Cho cháu một vé đi Sukhothai chuyến 7h tối ngày mai".

Chắc là cái mặt tôi trông có vẻ vắt hết can đảm ra mà liều mạng lắm hay sao ấy, bác gái phải cẩn thận hỏi lại, "Cháu chắc chưa?". Tôi hít sâu gật đầu, bác thông báo giá vé là 308baht, chọn chỗ, thanh toán, tất cả chỉ hết vỏn vẹn chưa đầy 5p. Nhưng 5p này cộng với 15p trước đó là 20p gian nan nhất trong suốt 10 ngày trên đất Thái vừa qua của tôi, cái khoảnh khắc một mình băng qua khu chợ vắng tanh lúc trời sắp mưa ở Chiang Rai so với lần này cũng chẳng thấm tháp gì. Có điều nghĩ tới chuyến đi Sukhothai ngày mai, tôi tin tưởng 100% rằng giỏi lắm nó giữ ngôi được hơn 24h nữa là sẽ bị hạ bệ ngay, thề, hứa, bảo đảm đấy.

Tính chuyện đi vào thành cổ, không vội nên đương nhiên tôi sẽ không ngồi tuk tuk rồi, hẳn 100baht cơ mà, đâu có ngu, tiền ấy để ăn uống cho sướng miệng còn hơn. Đang đứng bần thần bên vệ đường thì một chiếc songthaew trờ qua, bác tài chào mời, về thành cổ không, 40baht thôi. Ơ, tôi nhớ là Wikitravel bảo có 20baht thôi mà, sao giá lại gấp đôi rồi? Trong lúc tôi đang chần chừ phân vân thì thấy một chị gái lướt qua, hỏi giá, xong rồi không kì kèo không ngần ngại leo thẳng lên thùng xe luôn. Thôi thì người địa phương không ý kiến gì với mức giá này thì đồng nghĩa có thể chấp nhận được, ừ vậy tôi cũng đi.

Tròn 1 tuần kể từ khi tôi đến Chiang Mai lần đầu. Khác với lần trước phải cõng balo đi tìm chỗ ở, lần này tôi về thẳng Yourhouse luôn. Nói mà nghe, con người tôi chung thủy dễ sợ luôn á, trừ phi làm tôi thất vọng quá thể, còn không thì đương nhiên tôi vẫn chọn chỗ cũ cho an tâm. Vừa thò mặt vào quầy lễ tân ở Yourhouse 1 đã gặp lại cô bé hôm trước dẫn tôi đi chọn phòng, hôm nay thủ tục được giản tiện xuống mức tối đa, cô chỉ hỏi tôi "Ở phòng cũ nhé?", tôi gật, thế là một tay trao tiền một tay nhận chìa luôn. Cô còn chẳng buồn bước ra khỏi quầy, tôi cứ thế tự túc ngựa quen đường cũ. Quẳng được 2 cái balo xuống khỏi vai, chỉ muốn lăn ra ngủ một mạch cho đến sáng mai, mệt lắm rồi.

Thế mà tắm táp xong lại thấy mình sinh long hoạt hổ như thường, ngồi trong phòng nghiên cứu bản đồ tìm chỗ ăn tối, thoạt đầu tôi chỉ định kiếm quán nào gần gần đây ăn tạm thôi, sau rồi tiếng nhạc xập xình, lời bán mua sôi nổi vẳng từ phía chợ đêm cổng Tha Pae, mùi thơm những túi đồ ăn người đi chơi chợ xách về qua dưới cửa sổ bay lên làm chân tay tôi ngứa ngáy quá thể. Mình còn trẻ, mình phải đi chơi chứ, mặc kệ chuyện bây giờ đã hơn 9h tối rồi. Nhưng lần này tôi không đi chợ đêm cổng Tha Pae nữa, tối thứ Bảy thì phải đi chợ đêm ở đường Wualai mới đúng điệu. Quyết rồi thì phát sinh vấn đề là cần có một chiếc xe đạp, tìm xe thuê vào giờ này thì cũng nan giải đây. Nhưng mà ăn ở tử tế có trước có sau xưa nay nên Trời cũng không nỡ hành hạ thêm nữa, ra khỏi Ratwithi soi 2 rẽ trái, đi thêm chừng 100m thì tôi bắt gặp một tiệm may âu phục có 2 chiếc xe đạp dựng trước cửa, ghi đông xe lủng lẳng tấm biển "For rent". Mừng không bàn phím nào tả xiết, tôi lượn vào trong gặp anh chủ tiệm người Âu hàng thật giá thật, "con trăng rất già mà còn hào hoa", thuê luôn một chiếc. Thủ tục và mức giá không khác gì so với ở Pai, tôi guồng chân đạp về phía đường Wualai, vừa đạp vừa lẩm nhẩm cầu nguyện chợ ơi đừng tan vội nhé.

Chỉ có một mình nên tôi không thể vừa đạp xe vừa ngó chừng điện thoại, nên là, với khả năng xác định phương hướng tệ hại, chuyện tôi bị lạc là điều quá dễ hiểu. May mà hồi chiều trước khi đi lấy đồ giặt đã kịp top-up cho điện thoại ở 7 Eleven nên giờ có xài 3G tìm đường tôi cũng không thấy xót nữa, à ha, rẽ nhầm, phải đi quá thêm 2 ngõ nữa mới đến đường Wualai cơ. Gần đến ngã ba giáp giữa đường Rat Chiang Saen và đường Wualai là đã thấy không khí chợ đêm tưng bừng rộn rã rồi. Xe đạp, xe máy dựng kín hai bên lề đường, tôi cũng kiếm một cây cột điện, lôi chiếc khóa dây đã thủ sẵn từ nhà ở trong balo ra, khóa bánh lại rồi tung tăng đi theo dòng người vào chợ. Dù đã qua lúc cao điểm, chợ đêm thứ Bảy vẫn làm tôi choáng váng, chao ôi, người đi chơi chợ nườm nượp, hàng quán san sát, dãy đèn sáng kéo dài ngút tầm mắt. Liếc xuống đồng hồ, 9h30 tối, đến khi chợ tan chưa chắc tôi đã đi hết chợ ấy chứ.

Riêng về tiết mục "đi chơi chợ", quan điểm của tôi là ngôn từ hoàn toàn bất lực, một khi nó đã bất lực thì phải lùi xuống, nhường chỗ cho ảnh ọt thể hiện chứ, nhỉ?

16889200658_3d4d91dd00_z.jpg

Sai oua mini, 10baht/3 cái, không làm vài miếng thì thật thẹn với tình yêu vô bờ mà dạ dày tôi đã dành cho món này :D

17076236851_2d5ff4d9dc_z.jpg

Đầu tiên không xác định được cái này có ăn được hay không, dè dặt hỏi mua 3 trái ăn thử hết 15baht mới biết nó là bánh đậu xanh bọc rau câu nặn giả trái cây. Về nước được mấy tháng thì thấy trong Sài Gòn rộ lên món này, rồi theo luồng thông tin thì được biết từ xưa người Huế đã làm rồi. Cuối cùng thì chẳng biết bên nào học theo bên nào =.='

16889197318_e841904f89_z.jpg

Bạt ngàn các thể loại xiên, tất cả đều được ăn với nước xốt màu đỏ cay cay ngọt ngọt, giá cào bằng 20baht/xiên
 
16889195568_b52846e1a5_z.jpg

Hận rằng mình đã qua tuổi chơi những món này rồi T_T

16456811353_576852a0d0_z.jpg

Bình yên giữa đám đông

17076969055_e073646638_z.jpg

Tranh chạm bạc, một bức như này khổ không lớn lắm, chừng 10x20cm thôi

16889189758_739f9bc738_z.jpg

Tạo tác ngay giữa chợ luôn

17076965485_ff89b4e853_z.jpg

Đẹp nhỉ, có 150baht thôi, nhưng với khả năng nhồi nhét của bản thân thì kèo này tôi không dám nhận

17075473172_1dec16c8ae_z.jpg

Mớ Pitbull trên túi vải này làm tôi cười tủm tỉm mãi, dễ thương thật

16889181338_e9e3f9a7ac_z.jpg

Dreamcatcher

17076213141_b6bf3eaef8_z.jpg

Có 100-150baht/dây đèn thế này thôi á, treo cành đào đẹp miễn chê luôn. Tôi thử đợt Tết vừa qua rồi mà ^_^

17075463792_48d4145cd7_z.jpg

Dành cho những ai yêu Volkswagen Beetle

17050994696_f9fd89e257_z.jpg

Một góc bên hông chợ đêm Wualai
 
17051043356_d10141062b_z.jpg

Chào đồng loại

17075517752_a467871b47_z.jpg

Trong máy xay là ly sinh tố của tôi, táo + dưa hấu = 30baht. Nhớ ly nước tương đương giá 20baht ở Mae Hong Son đêm qua quá

16889452160_9eec365c98_z.jpg

Lung linh đèn lồng

17077004005_5f9c48d6cd_z.jpg


17075512472_fb2c4e93f6_z.jpg

Giá nến

17076259951_4b56ee5656_z.jpg

Vẫn là đồ phục vụ cho nến

17076257591_edc11561ef_c.jpg

Tôi không nhớ được bản nhạc cô đã kéo là gì, chỉ nhớ nụ cười cô lấp lánh vì... niềng răng

17076255511_422df5264a_z.jpg

Bát khaw soy gà nông choèn này được kêu giá 40baht, so với bát khaw soy gà 35baht tôi đã ăn ở quán Po Sai (Chiang Rai) thì không có cửa thắng, cả về số lượng lẫn chất lượng. Ăn cho đỡ thèm thôi

17051028216_cd8bbf2707_z.jpg

Ký họa thần tốc

17051025746_506b03ee17_z.jpg

Thông cảm, vẫn là giá nến, ai bảo chúng tinh xảo quá mà

Gần 11h đêm, tôi mới la cà được phân nửa khu chợ thì đã thấy khách khứa thưa dần, người bán bắt đầu lục tục dọn dẹp hàng quán. Tiếc ngẩn cả người mà không có lựa chọn nào khác ngoài theo chân thiên hạ ra về. Đi đến kết luận rằng dù tôi không thích đám đông nhộn nhịp cũng không thích shopping nhưng chợ đêm là ngoại lệ hiếm có. Được ngắm, được chén no bụng, được hít hà mùi thơm từ đồ ăn, từ hương liệu, từ những món đồ lưu niệm, được tan đi trong những thể loại âm nhạc rộn ràng của những ban nhạc chơi dọc theo đường đi - chỗ này là tứ tấu nhạc Thái, đi quá lên một đoạn là 2 chàng bập bùng guitar, rảo chân đi tiếp là bạn gái kéo violon réo rắt. Chỉ thế thôi cũng quá đủ để say mê rồi.
 
Đêm ở Mae Hong Son, tôi hỏi anh Thành và anh Vũ, "Có một buổi sáng ở Chiang Mai thì em nên xử lý thế nào nhỉ?", và nhận được lời khuyên của anh Thành, "Em đi Wiang Kum Kam thử coi, chỗ ấy là di tích thành cổ, anh muốn đi nhưng không sắp xếp được thời gian". Ồ, di tích thành cổ à, đúng tủ rồi, mà tôi lại chưa nghe đến tên bao giờ, hẳn là không phổ biến với khách du lịch lắm. Đọc vài dòng trên Wikipedia và Tripadvisor, xem một cái clip, tôi quyết định, mình phải đến Wiang Kum Kam thôi.

Có thể thay đổi lịch trình bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không cần phải lăn tăn đứa bên cạnh nghĩ gì, ừa, độc hành hay ho như vậy đó :D.

Sáng ngày thứ 11 - ngày cuối cùng với Chiang Mai, tôi thức dậy từ 6h sáng. Hì hụi đóng gói đồ đạc, gặm hết cặp sandwich cá hồi (lại món này nữa đấy), tu mất nửa chai trà đào, tận 7h sáng mới lệt xệt bắt đầu bò ra khỏi guesthouse. Từ đầu hành trình tới giờ tôi nhắc đến món sandwich cá hồi Oishi, trà đào Ichitan, trà hoa cúc Puriku không ít lần, cùng với cafe take away của 7 Eleven thì chúng là những món tôi xơi nhiều nhất trên đất Thái. Tần suất như thế mà không có màn giới thiệu ra đầu ra đũa thì kể cũng áy náy lắm thay.

17130334485_fbb58d7e5a_z.jpg

Trà hoa cúc Puriku

16510176953_96a7c56d45_z.jpg

Sandwich cá hồi Oishi và trà đào Ichitan

Thực ra tôi không thích đồ ăn nhanh lắm, nhưng mấy món kể trên khá là hợp khẩu vị, quan trọng nhất là cực kỳ tiện dụng mà lại rẻ nên tôi "sủng ái" chúng liên miên. Ngoài lề một chút, hồi cuối năm ngoái tôi thấy có một hai tiệm 7 Eleven ở Hà Nội, suốt 1 tuần tập huấn cũng vài lần chạy ra chạy vào mà tới lần nào là rầu lòng lần đó. Vẫn biết là vừa chân ướt chân ráo đặt nền móng ở VN thì còn khuya mới đạt được đến tầm của 7 Eleven Thái, cơ mà thấy hàng hóa lèo tèo, giá cả đắt hơn hẳn các tiệm tạp hóa ở ngoài là thấy chán hẳn luôn.

Quay lại chủ đề chính, sáng ấy tôi dắt xe ra khỏi Yourhouse 2, thấy con ngõ vắng tanh, nghĩ nghĩ một lát lại giơ máy lên bấm lấy 2 bức ảnh coi như để đánh dấu vị trí:

16510176033_780a622b9b_z.jpg

Nhìn xuôi về cuối ngõ

16942564248_02b046c3ce_z.jpg

Ngó ngược ra phía đầu

Đi theo sự chỉ đường của anh Google Maps, nhằm hướng Đông Nam thẳng tiến, ban ngày ban mặt nên may phước lần này tôi không lạc đường xíu nào luôn. Quãng đường 8km ấy đưa tôi từ cái lặng lờ bên trong những bức tường đổ nát của thành cổ, qua cây cầu Narawat cũ bằng sắt trên đường Loi Khro nằm vắt ngang dòng Mae Ping, qua khu bờ sông gió sớm lộng về, qua đường tỉnh lộ 106 để đến với Chiang Mai của ngày hôm nay và của tương lai với phố xá sầm uất, chỗ nhấp nhô chỗ được quy hoạch chỉn chu, đường từ nhỏ (phố) đến to (cao tốc) rồi lại rời dòng xe đang rồ ga phóng hết tốc lực để rẽ vào thôn xóm ngất ngây một màu xanh thắm. Cảm xúc cứ biến thiên liên tục, đủ để quên đi cái cực nhọc của việc đạp xe gần chục km mà dễ cũng đến bảy tám năm rồi tôi không phải è lưng è cổ như này.

17128774022_551dd89b75_z.jpg

Sáng sớm trên con kênh đào bao quanh thành cổ

16944147249_49f07d1a26_z.jpg

Cầu Narawat cũ vắt ngang dòng Mae Ping

16507905624_72fc2c5b2b_z.jpg

Đường Chiang Mai - Lamphun chạy dọc theo bờ sông lộng gió

16942561108_9cb355cfd0_z.jpg

Và phố xá sầm uất lộn xộn với những hàng cây cao vọi trước khi gặp đường Mahidol

17130129821_bf770f4c80_z.jpg

Đường quê Wiang Kum Kam
 
Wiang Kum Kam hay Viang Gum Garm tùy theo cách phiên âm là tên kinh thành năm xưa của vương quốc Lanna. Đền đài thành quách thuở nào giờ chỉ còn là phế tích, nằm rải rác trong các ngôi làng thuộc xã Tha Wang Tan, xã Nong Phueng huyện Saraphi và phường Nong Hoi của thành phố. Cái sự khuất nẻo ấy khiến cho Wiang Kum Kam thật sự không dành cho những người vội vã, và ngay từ những vòng bánh xe đầu tiên lần mò theo những ngõ ngách làng quê ấy, tôi biết, mình đã lựa chọn đúng rồi.

Cần phải lần lại quá khứ một chút để giải thích vì sao khu di tích này lại lạ lẫm với khách du lịch như vậy. Ngày xửa ngày xưa, vùng đất bây giờ là tỉnh Chiang Mai thuộc về vương quốc Hariphunchai của người Môn. Già nửa thiên niên kỷ huy hoàng rồi vương quốc này tan nát dưới những trận đánh liên tiếp của quân Lanna, được lãnh đạo bởi đại đế Mangrai. Chiếm được Hariphunchai, ngài quyết định dời đô từ Ngoen Yang bên bờ Mae Kong (nay là Chiang Saen gần Tam Giác Vàng) về miền đồng bằng của một dòng sông khác - Wiang Kum Kam. Mười lăm năm vừa lập đô vừa kiến thiết đức vua mới phát hiện ra mình đã bị vùng đất này lừa tình. Nền đất quá yếu, không đủ sức nâng đỡ những đền đài thành quách mà vua khao khát, trong khi đó sông Ping lại cứ hăm he dâng nước dọa nhấn chìm cả kinh thành. Vua Mangrai lại dời đô lần nữa về nơi bây giờ là thành cổ Chiang Mai, Wiang Kum Kam bị hạ bậc xuống làm thành phố vệ tinh của thủ đô (phần nào đó như Sơn Tây và Hà Nội ngày xưa ấy). Năm 1558, quân Miến Điện tràn sang xâm lược, Wiang Kum Kam chính thức bị tàn phá cùng vương quốc Lanna. Trận lụt lớn vào thế kỷ 17 đã hoàn toàn vùi lấp thành phố, sử xanh còn nhắc nhở mà người ta đã kịp quên Wiang Kum Kam vàng son một thuở nằm chính xác chốn nào.

Hơn 200 năm sau, khi sông Ping đã đổi dòng, người Siam lục tục trở về chốn cũ, lập thành làng Chang Kham. Không ai biết về một kinh đô chết yểu, cho tới năm 1984, các nhà khoa học thuộc ban 4 Vụ Mỹ thuật - Bộ Văn hóa Thailand phát hiện một số tàn tích quanh chính điện Kam Thom của Wat Chang Kham. Cuộc khảo cổ được triển khai, phủi hết bùn đất ra khỏi những trang sử cuối của vương quốc Lanna, phơi khô, tái tạo, và chúng ta lại có Wiang Kum Kam cho ngày hôm nay.


16923402017_7dcecea3ed_z.jpg

Bản đồ di tích

Không bán vé, không hướng dẫn viên. Một mình tôi cứ thế lọc cọc đạp xe trên những lối nhỏ, lần mò tìm đến các Wat. Với thời tiết nhiệt đới đặc trưng, cũng như Việt Nam, trước thế kỷ 20 hầu hết nhà ở của người Thái đều là tranh tre vách lá, giàu sang hơn thì cất nhà gỗ, chỉ những công trình kiến trúc phục vụ cho mục đích tôn giáo và quân sự mới được xây bằng gạch đá thôi. Điều đó giải thích vì sao cũng như hai công viên lịch sử mà tôi ghé thăm ngày hôm sau là Sukhothai và Si Satchanalai, năm tháng chỉ còn để lại ở Wiang Kum Kam những di tích đền tháp. Phế tích nằm lẫn với nhà dân (người Thái tôn trọng tiền nhân nên đương nhiên không có chuyện rút tạm viên gạch cổ về kê chân giường như xứ nào đó), rất khó để có được một cái nhìn toàn cảnh về khu vực này. Và nếu không có hướng dẫn viên, không dành thời gian vặn cổ anh Google hòng vắt kiệt thông tin về lịch sử Lanna thì khách tham quan sẽ dễ rơi vào tình trạng đi chụp ảnh đánh dấu là chính. Nhưng như vậy có khi lại hay, các bạn Trung Quốc ăn xổi ở thì gần như không thấy xuất hiện tại nơi này, nhờ thế, tôi có được một Wiang Kum Kam yên tĩnh trong lành vào buổi sáng, thật quý giá lắm thay.

Wiang Kum Kam đẹp và man mác buồn. Buồn vì phong ba lịch sử, buồn bởi sự vắng vẻ, buồn do khách đến chơi cứ rầu rầu nghĩ về ngày chia tay sắp đến. Tôi đã ngơ ngẩn khi chạm tay vào những viên gạch nung còn đẫm hơi sương của Wat Nanchang, lặng lẽ ngồi trên bậc thềm cỏ hoa vươn lên nhún nhường, nhìn mặt trời thong thả vượt qua rặng tre, phế tích dưới ánh nắng càng thêm cô quạnh. Ngôi chùa này đặc biệt ở chỗ nó quay mặt về hướng Bắc, trong khi tất cả các ngôi chùa khác ở Wiang Kum Kam lại quay mặt về hướng Đông. Sở dĩ có sự cá biệt này là vì chùa được xây hướng mặt ra một khúc sông Ping giờ đã khô cạn, thuở ấy là con đường thông thương chính của cả miền.

16943378170_ea4b781380_z.jpg

Nhìn từ hướng Đông của phế tích

17104956096_4d45a3b711_z.jpg

Một đoạn tường bao

16508483754_3fd6c92a78_z.jpg

Cỏ đuôi gà lách đá vươn lên

17129348672_76b07b55c2_z.jpg

Một mảnh "cổ vật", hàng giả thôi, làm bằng xi măng đúc được đặt rải rác trong phế tích

16944723229_36ec0f2627_z.jpg

Bức tường đổ nát này có lẽ là của một cái cổng vòm

16944722779_5695bc0140_z.jpg

Đây là một biểu tượng nằm ngoài khả năng tiếp thu và hình dung của tôi: Từ cổ trở xuống là Magara ("con lai" của cá sấu, cá heo và voi), phần đầu lại là Naga (rắn thần). Cầu thang nào cũng có một cặp như này nằm phục

17104954546_415f484fb1_c.jpg

Từ trung tâm nhìn ra cổng của chùa

16510746273_8f8e89fb4e_z.jpg

Lối xưa

16943371470_e130ea3706_z.jpg

Toàn cảnh Wat Nanchang
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,162
Bài viết
1,173,995
Members
191,977
Latest member
j88kaufen
Back
Top