What's new

[Chia sẻ] Kailash mùa thu 2014

Tháng Mười Hai, những ngày cuối cùng của tháng cuối năm, nhìn cuốn lịch mỏng dần chợt thảng thốt nhận ra một năm sao mải miết trôi nhanh đến thế. Trong giá rét của mùa đông Hà Nội, đếm những tờ lịch còn lại mà thấy da diết nhớ về những ngày kora rực rỡ giữa mùa thu tràn nắng và lòng vẫn day dứt về một lời hứa chưa thực hiện, lời hứa chia sẻ về một chuyến đi chưa từng kể lại - Kailash mùa thu 2014.

Kailash - chuyến hành hương ấp ủ hơn 3 năm của những kẻ đã từng một lần đặt chân đến Tibet và đã nặng lòng với vùng đất của chư thiên ấy.

Chuyến đi này, tôi kể lại đây như một lời tri ân với diễn đàn phượt, nơi tôi đã từng nhận biết bao thông tin quý giá không chỉ về Tibet và Kailash.

Chuyến đi này, tôi kể lại đây như một món quà dành cho người bạn đã từng đi Kailash, dù mới quen nhưng đã sẵn lòng tặng tôi những viên thuốc pháp quý báu của vị đại sư Nepal, những viên thuốc đã tiếp cho tôi thêm động lực trên đường hành hương.

Chuyến đi này, chuyến đi của đời người, đã thành một dấu ấn trong đời mà tôi chắc sẽ chẳng bao giờ quên được, tôi kể lại đây vào những ngày sắp khép lại một năm, cũng là để chuẩn bị cho cuốn nhật ký của những chuyến đi mới đang chờ đợi tôi phía trước.

Kailash mùa thu 2014.
 
Kailash kora - ngày thứ hai

Kể từ lúc anh T lên ngựa đi cùng Sói em, tôi bắt đầu đi một mình vì chị NL với La và chàng guide Samdrup còn đang ở tít phía dưới. Trước mặt vẫn là Jarok Donkhang với địa hình và độ cao đã thay đổi rõ rệt so với đoạn đường ban đầu. Trời đã rạng dần, nắng sớm thu chan hòa cả vùng thung lũng sông Dolma-chu phía dưới. Kailash lúc này không còn cái màu vàng rực như lúc sớm mà đã chuyển sang màu trắng sáng, ngọn núi thiếng ẩn hiện trong mây cùng những ngọn núi hộ thần vẫn ở bên phải với tôi trên suốt chặng đường.

16196429454_db74d0b44d_b.jpg


16889894569_ea211f8f4f_b.jpg


Một gia đình người Tạng hành hương từ sớm

16631219478_05335dd394_b.jpg


Những người Tạng miệt mài và nhẫn nại hành lễ Tam bộ nhất bái, dường như họ không quan tâm đến quãng đường là bao xa

16611517977_1cb176089d_b.jpg


16632692089_704372152a_b.jpg


Lại một con dốc nữa trước mắt với bóng lung ta chăng đầy qua những mỏm đá

21301251621_f4c11b59c6_b.jpg


Qua con dốc ấy, thấy lẫn trong các hốc đá chăng lungta là những đám quần áo cũ, tôi biết mình đã đến Shiva Tsal

21282533152_0f0654475a_b.jpg


21105240348_3b4a1c7ec2_b.jpg


21106237389_96fd704b4c_b.jpg
 
Shiva Tsal

Những dòng người nối nhau lên Shiva Tsal

20670441014_f3f56c53f6_b.jpg


21105005710_b82aa659e3_b.jpg


Ở độ cao 5330m, Shiva Tsal là một bãi đá rộng, thoai thoải trên sườn núi, được cho là một bản sao của bãi táng huyền thoại tại Bodhgaya ở Ấn Độ. Theo quan niệm của người Tạng, khách hành hương đến đây đều phải đối mặt với Tử vương Lama và trải qua cái chết có tính tượng trưng. Tại bãi đá này, họ bỏ lại kiếp sống cũ bằng cách để lại đây quần áo đang dùng hoặc một giọt máu, một cái răng hay lọn tóc và cho đến khi vượt qua đỉnh đèo Dolma-la trên kia, họ sẽ được gột rửa mọi tội lỗi nghiệp chướng để tái sinh sang một kiếp mới. Chính vì thế mà bãi đá rộng được gọi là "nghĩa địa" này mới la liệt những khăn áo cũ bị bỏ lại như thế.

20672009253_cf2767e627_b.jpg


Toàn cảnh bãi đá Shiva Tsal

20670409134_5bc7b5213f_b.jpg


Qua chỗ này, cái không khí có vẻ hơi rờn rợn và thê lương, tôi cắm cúi gắng đi thật nhanh dù vẫn thấy những người Tạng dừng nghỉ chân ở đây

20672003463_1bcf3b4e44_b.jpg


Ngẩng đầu lên, trước mắt lại một con dốc khác với thấp thoáng bóng lungta trong nắng

16453691234_94b5bda65d_b.jpg


Qua khỏi con dốc ấy, đứng nghỉ chân và nhìn xuống phía dưới, những dòng người hành hương vẫn nối dài tới đây và vắt lên con đèo trên kia. Giờ đây, tôi cũng là một giọt nước trong cái dòng chảy vô tận ấy. Và tôi biết, dưới cái bóng của ngọn núi thiêng đang chở che mảnh đất này, dòng người ấy vẫn sẽ tiếp tục chảy bất tận, cũng như dòng đời miên viễn.

16647527030_fdcdcb2ae0_b.jpg


16631438040_b26b143511_b.jpg
 
Kailash kora - ngày thứ hai (tiếp)

Qua khỏi con dốc phía trên Shiva Tsal một đoạn, con đường vắt ngang núi tương đối bằng phẳng khiến bước chân lại được thư giãn. Từ góc này trông về phía Kailash, thấy đỉnh núi thiêng chỉ còn là một góc trắng xóa bị che khuất bởi những đỉnh nhọn lởm chởm của núi Jampelyang - ngọn núi của Bồ Tát Văn Thù.

16818821265_a9582f8823_b.jpg


16631211048_91b4256969_b.jpg


16868738167_ce906431e7_b.jpg


Đây là tảng đá ven đường mà tôi thấy người Tạng nào đi qua cũng quỳ xuống và chạm trán vào đó, tảng đá có một vệt lõm đã sẫm màu mà tôi đoán chính là dấu chân của Tổ sư Milarepa, dấu chân sẫm màu bởi bao thế hệ người hành hương đã từng thành kính chạm tay và áp trán vào đó. Theo chân những người Tạng, tôi cũng khẽ khàng quỳ xuống chạm trán vào tảng đá quấn khăn khata trắng ấy.

17050188856_4dc7ef5c75_b.jpg


Không biết có phải do tác dụng của thuốc pháp hay không mà hôm ấy tôi leo băng băng lên dốc hầu như không thấy mệt, cứ hết dốc này lại đến dốc khác. Các bạn tôi, hai bạn đã cưỡi ngựa đi trước, còn hai bạn nữa và Samdrup đi sau một quãng khá xa, một mình tôi với con đường, không chậm rãi cũng không mải miết, vừa đi vừa thảnh thơi ngắm cảnh. Trời hôm nay nắng rực rỡ chứ không ảm đạm và thất thường như hôm qua. Nắng chói trên những con dốc phía trước soi chiếu qua những bóng lungta ngũ sắc bay lượn càng làm cho tôi cảm nhận rõ ràng cái sắc độ vừa rực rỡ vừa trong suốt đến vô tận của không gian ở độ cao trên 5300m này.

Đây là con dốc cuối cùng trước khi chạm chân đèo Dolma-la, đỉnh băng hà trắng xóa bên phải chính là một phần của con đường băng qua đỉnh đèo Khandro Sanglam-la, đỉnh đèo cao ngất nằm trong thung lũng Tử thần mà chỉ những hành giả đã thực hiện đủ 12 vòng outer kora mới được phép đi vào.

16198886773_5de75f6a2d_b.jpg


21152296279_30392c3e2d_b.jpg


21152294159_dbed3b00e3_b.jpg
 
Last edited:
Đèo Dolma-la

Cuối cùng, sau hai tiếng rưỡi xuất phát từ Dirapuk, tôi đã đứng dưới chân con đèo do mẹ Tara xanh cai quản. Dolma-la - con đèo dài khoảng 8 km với đỉnh đèo cao 5680m, nằm trên hành trình outer kora quanh núi thiêng Kailash. Trước khi đi hành hương, đã đọc nhiều tài liệu nên chúng tôi ý thức đây là khu vực rất nguy hiểm bởi độ cao của nó với thời tiết thất thường và khắc nghiệt, hầu như năm nào cũng có vài chục khách hành hương bỏ mạng ở đây vì sốc độ cao, vì lở tuyết và sụt đất đá.

Những bước chân đầu tiên lên đèo. Nắng chói chang trên dốc dá lởm chởm. Mặc dù không thấy mệt nhưng tôi bắt đầu giảm tốc độ, đi chậm lại và cố gắng thở bằng bụng, giữ nhịp thở đều đều để tránh mất sức.

21328405052_753b2ff31d_b.jpg


21328407982_b79e6d1700_b.jpg


Đoạn đầu chưa dốc lắm nên vẫn còn có người cưỡi ngựa được.

21312679106_ee85b17808_b.jpg


Bò yak lầm lũi chở đồ, em yak lông vằn này thật đáng yêu.

20716197394_1d2a4cac7b_b.jpg


Những góc nhìn cuối cùng mặt bắc của Kailash khi lên đèo Dolma-la.

21152276609_4953f21de6_b.jpg


21152300249_25d8b1cccb_b.jpg


21328433842_502cbce7f9_b.jpg


Cuối cùng, đỉnh núi thiêng chỉ còn là một góc nhỏ trắng sáng khuất sau màn mây và những ngọn núi hộ thần xung quanh.

21347364021_95d67f615c_b.jpg


Tôi đoán lúc này Anh T và Sói em có lẽ sắp lên đến đỉnh Dolma-la rồi, còn dưới kia chị NL với La và Samdrup không biết đã đi đến đâu. Trưa hôm ấy, khi tất cả cùng tập hợp về đến trạm nghỉ chân phía bên kia đèo, tôi mới biết Samdrup cũng bị sốt. Cả chặng đường hôm ấy, dù sốt và mệt đứt hơi, chàng guide vẫn đeo ba lô giúp La và còn kéo em đi qua những đoạn dốc nhất. Chị NL còn kể, có đoạn cả ba đứa mệt phờ ngồi nghỉ chân, mặt mày tái mét, những người Tạng hành hương đã cho mấy chị em những viên thuốc tễ để ngậm cho lại sức. Xúc động biết bao cái tình của người hành hương. Tôi đã đọc đâu đó rằng: người Tạng quan niệm những ai đã từng hành hương Kailash đều được coi như người cùng một gia đình. Và tôi càng thấm thía điều này khi đã qua đèo, lúc đang xuống dốc thì tôi bị trượt chân và được một cậu bé người Tạng giữ tay kéo lại, sau đó cậu còn khéo léo dắt tôi qua những đoạn dốc dựng đứng cho tới khi hết đoạn đường trơn trượt.

Toàn cảnh đoạn đầu tiên của Dolma-la

20717722423_abaaced53f_b.jpg
 
Dolma-la, ngày rực rỡ

Con đường lên đèo, sau đoạn đầu tương đối thoai thoải, bắt đầu dốc, dốc và dốc lên mãi. Những khách cưỡi ngựa cũng đã phải xuống đi bộ. Cứ leo độ mười phút, tôi lại đứng nghỉ chân một lần. Đây cũng là kinh nghiệm của tôi: nghỉ chân khi leo núi nên đứng chứ không ngồi. Khi đứng nghỉ, cố gắng thở sâu bằng bụng để điều hòa lại nhịp tim. Không nên nghỉ ngồi vì khi đang trong trạng thái leo tích cực, nếu ngồi ngay bạn sẽ có thể bị nhược cơ và không muốn đứng dậy để leo tiếp nữa. Lần này leo núi không biết mệt cũng phải kể đến sự hỗ trợ của đôi băng gối. Trước khi lên đường, tôi đã bị dãn dây chằng gối trái, nhưng nhờ có đôi băng chun bó gối ấy mà cả mấy ngày leo núi đều không thấy đau.

Đoạn đường đầu ướt lép nhép mà khi lên đến đỉnh đèo tôi mới biết là do tuyết tan chảy xuống.

21152116819_9ff1c049a5_b.jpg


Dốc nối dốc, toàn đá tảng to lổm ngổm.

21339001025_306a32e5b1_b.jpg


Những người Tạng vẫn miệt mài hành lễ Tam bộ nhất bái trên con dốc lổn nhổn đá. Tôi ngưỡng mộ họ, và tôi tin rằng cũng chỉ người Tạng mới có đủ sức khỏe và nhiệt tâm để thực hiện nghi thức kora với một tấm lòng sùng kính như thế. Tôi cũng tin rằng mưa hay bão tuyết cũng không ngăn cản được bước chân họ.

21312711496_dc02f6d16c_b.jpg


17133083289_e15a95d17c_b.jpg


Đây là nhóm 3 bạn người Hoa, tôi đã để ý họ từ lúc dưới chân đèo, thấy họ vẫn mải miết và nhẫn nại chăng lungta suốt từ dưới lên tận đỉnh Dolma-la.

20717716813_9b5fbb2b94_b.jpg


Đường cứ dốc mãi, dốc mãi, có những khách hành hương mệt quá đã vứt ba lô nằm vật ra như thế này.

16699056653_7a14b1ebfd_b.jpg


Đỉnh đèo đã ở rất gần rồi

21338984845_6f12b7dd0d_b.jpg


21152045409_1ecc42079f_b.jpg
 
Dolma-la, ngày rực rỡ

Lại tiếp tục leo, một lúc sau ngửng lên đã thấy cả rừng lungta chăng kín trên đầu. Ánh nắng buổi trưa chói lọi chiếu qua những dải lungta ngũ sắc tạo thành những khoảng sáng cầu vồng lung linh. Thật sung sướng biết bao khi được thả bước dưới những luồng ánh sáng ngập tràn phúc lạc ấy.

21151104718_c879d3b05c_b.jpg


21338979225_7aa09fc3e7_b.jpg


Đây, đỉnh đèo của mẹ Tara xanh đã hiện ra, rực rỡ giữa trời xanh mây trắng và năm sắc phướn cầu nguyện.

21312562496_c827862b87_b.jpg


21150983168_fd372dffc3_b.jpg


Tuyết rơi từ đêm qua, phủ đầy những dải phướn, đã gần trưa mà vẫn chưa tan hết.

21151005258_bce6ff40b5_b.jpg


Đúng 11h30 ngày hôm ấy, ngày rằm tháng tám, tôi đã có mặt trên đỉnh đèo của mẹ Tara xanh, nắng tháng tám rực rỡ và gió rào rạt thổi những dải phướn bay lượn. Đến lúc này tôi mới ngồi nghỉ chân, xung quanh tôi là những khuôn mặt người Tạng lam lũ mà thân thiện với tiếng chào "Tashi deleg" rộn rã, có người cũng thư thái ngồi nghỉ như tôi, có người lại mải miết chăng lungta, góp thêm những dòng kinh Phật để trải phúc lành bay khắp con đèo cao.

21338922535_26a7d6dec5_b.jpg


21150715920_caa9f31a24_b.jpg


21312560716_28933fa3c4_b.jpg


Lặng nghĩ về chặng đường đã qua, tôi thầm cảm tạ đức Quán Thế Âm Bồ Tát và mẹ Tara xanh đã phù hộ cho tôi có đủ duyên nghiệp và sức mạnh để hành cước đến nơi này. Tôi nhớ về những ngày thấp thỏm xin visa và căng thẳng chờ Kailash permit, tôi nhớ cái buổi chiều mưa dai dẳng và đầu đau như búa bổ ở Ngamring, tôi nhớ cả cái ngày của năm trước khi tôi gieo phải quẻ bói quái gở kia. Và đến lúc này, tôi chợt ngộ ra, có thể quẻ bói ấy là thử thách đầu tiên trong số những thử thách mà đức Quán Thế Âm và mẹ Tara xanh đặt ra cho chúng tôi trước kế hoạch hành hương. Nếu như ngay từ lúc ấy tôi ngã lòng mà từ bỏ ước nguyện, thì có lẽ mãi mãi tôi sẽ không có cơ duyên được hành hương đến miền đất thiêng này, được cúi đầu trước ngọn Thần sơn và đắm mình trong những giây phút lắng đọng trên đỉnh cao rực rỡ này.

Mỗi thời khắc ở đây - nơi đỉnh cao bầu trời xanh thăm thẳm và ngập tràn phước lành bay tỏa trong gió, đối với tôi đều đáng trân quý. Tôi trân trọng và sẽ mãi mãi nhớ từng khoảnh khắc của đời tôi được trải qua ở chốn linh thiêng này. Ba năm nay tôi đã mơ đến ngày được ngắm lungta ngũ sắc trên nền tuyết trắng ở ngọn đèo của mẹ Tara xanh. Và giờ đây, tôi đã tìm thấy tôi, trên đỉnh đèo rực nắng này, sau những phút giây xúc động khôn tả là niềm an nhiên tuyệt đối.

21151917259_b97b0450f5_b.jpg
 
Mới có vài năm mà Darchen đã khác trước nhiều quá, khác vì đã có quá nhiều những cột điện và đường bê tông kiên cố cùng các cửa hàng với biển hiệu tiếng Hán san sát mọc lên. Tôi vẫn còn nhớ Namsay từng nói với tôi mày yên tâm người TQ không chịu nổi độ cao này đâu, họ chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Lhasa thôi. Ấy vậy mà điều Namsay nói giờ không đúng nữa rồi.. Nhưng chặng đường kora thì tôi tin có lẽ vạn ngày sau cũng sẽ vẫn thế thôi. Thật là kỳ lạ là sau rất nhiều năm đã qua và tôi đã đi qua rất rất nhiều những nơi chốn khác nhưng không có một nơi nào trên thế giới này có thể khiến tôi nhớ tới từng cành cây ngọn cỏ như cái xứ sở trên cao ấy… Và tôi vẫn mong về 1 ngày nào đó lại có thể bắt đầu hành trình phía Bắc của khu tự trị.

Các bạn thật có nhiều duyên may vì thời tiết đã ủng hộ hành trình này quá đỗi. Các bạn đã được chiêm bái núi thiêng Kailash ở mọi hướng của chặng kora trong bầu trời xanh nắng mùa thu đẹp tới nao lòng. Bạn Samdup thì hiền và ít nói, chẳng bù cho Namsay hay Tenzin và Lhakpa trong những lần rong ruổi cùng chúng tôi, nhưng chưa thấy bạn nhắc tới bác tài nhỉ? Tài xế của các bạn lần này là ai vậy ?
 
Đèo Dolma-la

Dolma-la ngập chìm trong rừng lungta rực rỡ buổi trưa ngày Trung thu.

16793031816_01563c9dc9_b.jpg


Đỉnh đèo được phủ kín lungta đến nỗi tôi không thể nhận ra đâu là tảng đá Dolma (Dolma's Rock) nổi tiếng, nơi có 21 con sói đã hóa thân vào. Truyền thuyết kể rằng, Đại sư Gotsangpa khi khai phá con đường kora quanh Kailash đã bị đi lạc vào thung lũng Polung nơi có con đèo Khandro Sanglam-la cao ngất. Ở đó, ông đã được 21 con sói (vốn là 21 dạng hóa thân của mẹ Tara xanh - vị nữ thần bảo hộ của đèo Dolma-la) dẫn dắt trở lại con đèo này. 21 con sói đó, khi dẫn Gotsangpa trở lại Dolma-la, đã nhập làm một và biến mất vào trong tảng đá Dolma này.

Tôi đoán Dolma's Rock chính là tảng đá lớn này, vì có một khách hành hương người Hoa (nói được tiếng Anh) đã giải thích với tôi rằng người Tạng thường dán tiền và ảnh những người thân đã quá cố lên tảng đá để mong cho người đã chết được xá hết mọi tội lỗi trần gian và siêu thoát.

21429633932_e4f383745a_b.jpg


16631350468_a659b79123_b.jpg


Còn đây là ảnh tảng đá Dolma tìm thấy trên mạng.

17013351989_1619a09003_b.jpg

(ảnh sưu tầm)

Đi sau tôi chừng một giờ đồng hồ, chị NL và em La lại được chứng kiến Dolma-la khi mây trời bắt đầu chuyển vần vũ. Ở trên độ cao ấy, thời tiết thay đổi rất nhanh, chúng tôi vẫn được cảnh báo là qua buổi trưa trời sẽ đổi gió và có thể có mưa hoặc bão tuyết dù trước đó vẫn nắng rực rỡ.

16647508300_6852892a4f_b.jpg

(ảnh NL)

21353688926_9d0c150415_b.jpg

(ảnh NL)

21379876425_d3a366645f_b.jpg

(ảnh NL)

Người Tạng làm lễ đốt sang-sol (lá thơm và các hương liệu) trên đèo. Tôi được biết người Tạng thường thực hiện nghi thức này ở ngoài trời, những nơi quang đãng hoặc trên các đỉnh cao vì đó là nơi cư ngụ của các vị hộ thần, và khi kết thúc buổi lễ họ thường tung bột tsampa lên trời.

21379847005_27b3af6530_b.jpg

(ảnh NL)

Và đây, một thực tế đau lòng không thể phủ nhận của những điểm hành hương nổi tiếng - rác thải bừa bãi trên đỉnh đèo.

17293344966_81bbee49e3_b.jpg

(ảnh La)
 
Mới có vài năm mà Darchen đã khác trước nhiều quá, khác vì đã có quá nhiều những cột điện và đường bê tông kiên cố cùng các cửa hàng với biển hiệu tiếng Hán san sát mọc lên. Tôi vẫn còn nhớ Namsay từng nói với tôi mày yên tâm người TQ không chịu nổi độ cao này đâu, họ chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Lhasa thôi. Ấy vậy mà điều Namsay nói giờ không đúng nữa rồi.. Nhưng chặng đường kora thì tôi tin có lẽ vạn ngày sau cũng sẽ vẫn thế thôi. Thật là kỳ lạ là sau rất nhiều năm đã qua và tôi đã đi qua rất rất nhiều những nơi chốn khác nhưng không có một nơi nào trên thế giới này có thể khiến tôi nhớ tới từng cành cây ngọn cỏ như cái xứ sở trên cao ấy… Và tôi vẫn mong về 1 ngày nào đó lại có thể bắt đầu hành trình phía Bắc của khu tự trị.

Các bạn thật có nhiều duyên may vì thời tiết đã ủng hộ hành trình này quá đỗi. Các bạn đã được chiêm bái núi thiêng Kailash ở mọi hướng của chặng kora trong bầu trời xanh nắng mùa thu đẹp tới nao lòng. Bạn Samdup thì hiền và ít nói, chẳng bù cho Namsay hay Tenzin và Lhakpa trong những lần rong ruổi cùng chúng tôi, nhưng chưa thấy bạn nhắc tới bác tài nhỉ? Tài xế của các bạn lần này là ai vậy ?

Đúng đấy June ạ, Darchen giờ đã thay đổi, người Hán lên đây lập nghiệp cũng khá nhiều. Trong chuyến đi năm ngoái, bọn mình gặp nhiều đoàn khách TQ lên phía Tây Tây Tạng, từ Darchen cho đến Tirthapuri và Zanda, đâu đâu cũng thấy khách TQ. Mà người Tàu thì ai cũng biết rồi đấy, đi đến đâu cũng ồn ào, nói to, cười to, hay khạc nhổ, chen vai thích cánh chụp ảnh (kể cả trong Bảo tàng Tây Tạng cũng thế). Hihi, tính mình hay để ý quần áo, cứ thấy nhóm nào mặc đồ outdoor màu mè nhãn hiệu Toread hoặc Kailas (không phải Kailash), chưa cần nghe họ nói cũng biết là khách từ đại lục lên rồi. Tuy nhiên, thấy bạn guide Samdrup bảo 2014 là năm Kailash nên khách hành hương người Hán cũng nhiều hơn mọi năm. Còn một điều cực kỳ vô lý và bất công nữa, mà Samdrup đã cập nhật ngay sau khi bọn mình về nước, là trong năm Kailash này, sau ngày Quốc khánh 1/10, Chính quyền đã cấm khách hành hương người nước ngoài và người Tạng vào Kailash nhưng vẫn cho phép khách TQ vào khu vực này.

Nhóm mình đi Kailash đúng vào năm con ngựa gỗ của người Tạng, từ quá trình chuẩn bị cho đến chặng đường những ngày đầu có quá nhiều khó khăn vất vả nhưng cuối cùng kết quả lại rất ngọt ngào. Thời tiết quá chiều lòng người suốt chặng đường 3 ngày kora. Chuyến hành hương đã thành tựu viên mãn và cho đến bây giờ mình vẫn nghĩ đó là cơ duyên màu nhiệm với cả 5 đứa bọn mình.

Lần này bọn mình đi xe van 24 chỗ, em xe mà cô Sói nhóm mình bảo là "trông trẻ trung, tươi mát giống như La - em gái trẻ nhất đoàn, nhưng kỳ thực đã già lão, rệu rã lắm rồi, giảm xóc long như răng bà cụ":)). Cả hai lần Tibet đều đi van 24 chỗ, có lẽ lần 3 sẽ phải yêu cầu xe Land ngồi cho thoải mái.

20833352783_720ceb721a_b.jpg

(ảnh Sói em)

Còn đây là bác tài của nhóm mình (đứng ngoài cùng bên phải), cũng như bạn Samdrup: rất hiền lành ít nói, tuy không tinh tế và lịch lãm như bác tài Pasang trong chuyến Tibet 2011 :)).

21452619935_e92a65a6da_b.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top