xich lo
Phượt quái
Vào đây uống một ly nước đã, một nhóm đàn ông đang ngồi uống nước tại một quán ven đường gọi réo lên. Tôi thắng cái két và quay lại. Họ rất vui vẻ và hỏi han tôi đủ thứ. Một anh trong nhóm cũng cho tôi biết là tôi gần xắp đến Cổ Cò, nơi đó là đặc sản với món bánh in. Tiếp theo tôi sẽ đi ngang qua Mỹ Xuân, hãy ghé lại và ăn tô bún nước lèo. Anh cũng kể cho tôi biết một ít sinh hoạt về đời sống nông thôn của nghề làm tôm. Anh cho tôi biết là từ ngày làm tôm, có rất nhiều người giã từ làng quê để vào SG sinh sống. Lý do làm ăn thiếu hiểu biết, nên thua lỗ, thiếu nợ rồi bỏ xứ trốn. Điều nay cho tôi biết, trong sự kiện phát triển kinh tế, cũng có mặt trái và mặt phải của nó.
Tôi lên đường đạp tiếp, người đàn ông vui vẻ giành trả tiền ly cà phê cho tôi và mọi người chúc tôi lên đường vui vẻ.
Họ nói là khoảng 1 cây số là tôi đến Cổ Cò, mà sao tôi đạp mãi mà không thấy. Nghi ngờ tôi dừng lại một tiệm tâp hóa ven đường và hỏi thăm. Thì ra tôi đã đạp qua ngã ba đó cả cây số rồi. Mấy người đàn ông lúc nãy không dặn tôi rẽ trái, làm tôi cứ đinh ninh là chợ Cổ Cò nằm ngay bên đường như tôi thường thấy. Cũng hên là cô bán hàng có luôn bánh in Cổ Cò để tôi mua ăn thử, nên tôi không cần quay lại. Tôi mở bịch bánh ra ăn thử, thì theo tôi nghĩ đây không xứng đáng được gọi là đặc sản. Tôi biết loại bánh này có rất nhiều nơi trên đủ mọi miền đất nước đều làm được. Ngoài ra vùng này giờ toàn là nuôi tôm, lấy đâu ra nếp và đậu xanh để làm chiếc bánh này. Thêm vào đó hương vị sầu riêng là từ tinh sầu riêng thôi. Đúng là tỉnh Sóc Trăng này họ tiếp thị giỏi thật.
Đường từ Cổ Cò xuống tới bến phà, tôi đạp ngang qua nhiều khu giáo xứ. Gần đến lễ Giáng Sinh, họ đang trang trí những hang đá trước cửa nhà họ và 2 ven đường, họ giăng nào là cờ xanh, đỏ, tím vàng…
Tôi đạp cũng không lâu thì tôi đã tới Mỹ Xuyên.