Trước cửa cổng chùa hang.
Anh Năm chở tôi ghé thăm cơ sở làm bánh tét 2 Lý.
Với đặc sản bánh tét Trà Cuôn.
Cơ sở này đã từng hành nghề trên 30 năm, nhưng chỉ trong vòng 6 năm nay họ mới bắt tay vào nghề gói bánh đặc sản này mà có trứng muối trong đó. Người chủ lò cũng không biết món này được ai chế biến? ông nghĩ là đã có khoảng trong 10 năm nay thôi.
Sản phẩm này được gói bằng nếp sáp (một loại nếp hạt nhỏ), có tẩm màu xanh bằng nước lá bồ ngót. Nhân bánh gồm có đậu xanh đã hấp chín, mỡ heo, thịt heo và lòng đỏ củ trứng muối. Lúc này tôi chỉ thấy có 4 người đang gói bánh, một người chuyên làm nhân, một người thì vào nếp và gói bánh với lá chuối, giai đoạn tiếp theo là 2 người bó lạt. Sau cùng là bánh được nấu chín trong vòng 8 tiếng, bằng lò củi.
Cứ mỗi nồi họ xếp được 100 đòn.
Vào mùa Tết, kéo dài khoảng một tuần lễ, họ sản xuất bánh ngày đêm. 25 lò cuổi trong nhà được đốt liên tục trong thời gian đó, và ông chủ còn cho tôi biết, họ phải tiêu thụ khoảng 300 thước củi.
Anh Năm, người hướng dẫn viên của tôi ngày hôm nay, cũng là người từng hành nghề thầy thuốc Nam. Anh ta cho tôi hiểu biết thêm một ít về tác dụng của những loại cây lá, mà người dân ở đây sử dụng trong việc nấu nướng. Thí dụ như lá Bồ Ngót được xử dụng như rau sống hay dùng nấu canh cũng được. Lá non có vị ngọt. Lá chứa một hàm lượng A vitamin, giúp cho sáng mắt. Trước kia dân nhậu khi đấu rượu, họ ngậm một miếng rễ bồ ngót trong miệng để giã rượu.
Rất tình cờ khi ghé lại một quán nước trên đường anh ta chở tôi đến Ba Động. Tôi thăm hỏi được cách làm nước mắm rươi, một sản phẩm nổi tiếng ở đây.
Ông chủ quán kể cho tôi biết cứ vào mùa đông, từ tháng 10 âm lịch kéo dài cho tới Tết. Mùa này nước vừa lớn và lạnh. Không hiểu vì lý do gì, con rươi nổi lên trong các ao nước mặn. Người ta mới hớt chúng về chế biến món ăn, như là đánh chung với trứng vịt rồi đem hấp, hay là làm nước mắm…
Tôi ghé thăm một bãi biển xấu nhất trong đời tôi.
Nhiều kẻ háu thắng coi thường sức mạnh của thiên nhiên và đã đầu tư thất bại tai bãi biển Ba Động.