Hôm nay tôi sẽ đi thăm quan lãng rượu Phú Lễ ở Ba Tri và trên đường đi tôi sẽ ghé thăm quan làng Bánh Tráng Mỹ Lồng. Tôi đạp theo TL885 và khi tôi vừa vượt qua khỏi cầu Chệt Sậy là khi xuống dốc, 2 bên đường là làng nghề Mỹ Lồng. Vì ảnh hưởng bão và trời âm u, nên không ai làm bánh. Tôi ghé lai một quán ngay đầu dốc và được người chủ quán rất thân thiện trao đổi cho tôi ít bí quyết của làng nghề.
Để làm ra được một sản phẩm bánh này thật gian nan và họ cho biết thu nhập cũng không có khả quan cho lắm, nhưng dẫu sao họ tự làm chủ và không phải vất vả như là đi làm công. Ở làng có khoảng trên 50% hộ dân là gắn bó với nghề này và họ làm bánh suốt năm, chỉ vào dịp Tết là hàng bán chạy nhất. Nhưng công việc của họ còn ảnh hưởng vào thời tiết, nếu trời mưa, họ không thể phơi bánh được.
Họ bắt đầu công việc vào khoảng 11-12 giờ khuya, lúc này họ bắt đầu vo và ngâm gạo trong vòng 2 tiếng. Đến 1 giờ sáng họ bắt đầu xay gạo, ngâm tiếp gạo cho mẻ tới và nhóm lò bằng củi. Khi xay gạo họ dùng nước cốt dừa để xay chung, nước cốt dừa thì họ đã nấu trước chung với đường và muối từ chiều hôm qua. Mỗi lần xay 10 lít gạo là họ phải dùng 12 kg dừa nạo dể vắt lấy cốt. Trong bột họ trộn thêm ít mè và họ bắt đầu tráng bánh. Nếu người nào lẹ tay thì họ có thể tráng 2 lò một lúc, trung bình thì trong 3 tiếng đồng hồ họ có thể tráng khoảng 250 cái bánh. Tráng bánh xong họ xếp bánh lên liếp, cái liếp được đan bằng lá dừa và có thể tận dụng đến 1 năm. Khi liếp đầy bánh họ mang ra phơi. Tùy theo độ dày của bánh và ánh nắng, họ phơi bánh từ 3 đến 5 tiếng. Khoảng 11 giờ trưa là họ ngưng tráng bánh và đợt bánh sau cùng họ phơi xong là khoảng 1-2giờ trưa, vào lúc trưa nắng gắt, phơi bánh lẹ hơn. Nếu bành để lâu không phơi nắng, bánh sẽ đổ nhựa.
Khi bánh khô, họ phải mang vô nhà và chờ đến khoảng 5 giờ chiều khi nắng dịu, họ mang ra phơi tiếp khoảng 15 phút, gọi là phơi sương, nếu trời mưa thì không khí có độ ẩm thì họ khỏi phải thực hiện giai đoạn này. Quá trình phơi sương là giúp bánh cho dẻo lại, khi đó họ mới gỡ được bánh ra khỏi liếp, nếu bánh khô khi gỡ ra khỏi liếp bánh sẽ gãy. Phần cuối là chùi bánh cho sạch bụi, rồi sếp bánh mỗi sấp là 10 cái, xong còn phải cắt viền cho tròn chịa và mới cho vào bịch. Coi như sản phẩm hoàng tất và có thể bảo quản như thế là 3 tháng.
Ngoài sản phẩm bánh tráng dừa truyền thống hay là còn gọi bánh tráng béo, họ còn chế biến thêm những sản phẩm mới như bánh tráng sữa hột gà, bánh tráng gừng…
Họ cho tôi biết là nghề làm bánh có từ lúc nào họ không biết, nhưng bà nội của người tráng bánh mà tôi được trò chuyện, làm bánh này từ hồi bà còn trẻ và năm nay bà mà còn sống thì bà đã hơn 100 tuổi.
Lúc trò chuyện với họ thì ngoài trời bắt đầu đổ mưa và tôi cứ phải ngồi lại đây trò chuyện mãi. Chương trình ghé thăm quan làng rượu Phú lễ tôi đành hủy bỏ, cũng may ông chủ lò cho tôi biết làng rượu tại xã Bình Phú, nằm gần TP. Bến Tre. Theo ông ta nghĩ nới đó vẫn còn lãm rượu theo kiểu truyền thống và ngon hơn. Tôi đợi khi tạnh mưa, tôi sẽ tới đó thăm quan.
Đợi mãi mà mưa vẫn chưa tạnh, tôi đành phải mặc đồ mưa và lên đường tiếp thôi.
Tôi quay trở về lại Bến Tre trong lúc trời vẫn còn mưa lách tách. Tôi đạp ngang qua đường Đoàn Hoàng Minh và dừng lại một quán cơm gần khu bệnh viện. Quán cơm này vừa rẻ mà khách ăn cơm thêm là miễn phí. Tôi kêu một dĩa cơm đặc biệt với giá chỉ 15 ngàn mà thôi, cộng thêm ly nước đá. Trong khi đó họ tiếp khách rất lẹ làng và ân cần.
Sau bữa cơm trưa, tôi đạp tiếp sang xã Bình Phú để thăm quan lò rượu tại đây. Tôi hỏi thăm đường đến lò rượu, thì được người dân hỏi lại là tôi muốn ghé thăm lò rượu nào, họ sẽ chỉ. Tôi giải thích cho họ là tôi chỉ cần muốn ghé thăm một lò rượu truyền thống nho nhỏ, vì tôi biết, không giấy tờ giới thiệu và là kẻ vô danh, thì các lò rượu nổi tiếng sẽ không tiếp tôi đâu.
Tôi được hướng dẫn tới lò rượu của ông Hai Cô, chắc là ông này có 2 bà hay sao đây? Hihi mà có danh hiệu như thế này. Tôi đạp vòng vo theo lộ đan, rồi phải hỏi thăm và đạp tiếp trên một con đường mòn eo hẹp. Tiếp theo tôi phải hỏi thêm 2 lần nữa, tôi mới tìm thấy đến lò rượu Hai Cô.
Ông chủ lò rượu tiếp tôi một cách rất nhiệt tình. Ông ta cho tôi biết là ông hành nghề này trên 30 năm và được học lại từ ông cha truyền lại.
Ông cho tôi biết ông chẳng có bí quyết gì cả, men thì ông mua lại của lò men Tám Điệp, ở Sơn Đông, gần chân cầu Sân Bay. Nếp thì ông mua tấm nếp với giá thành rẻ và ông cũng bán sản phẩm giá bình dân cho người tiêu dùng. Loại rượu bình dân nhất ở tại lò ông bán với giá 14 ngàn một lít, còn loại mắc nhất với nồng độ cao hơn thì ông bán với giá 25 ngàn một lít.
Theo kinh nghiệm của ông, ông chỉ làm rượu dưới 40 độ cồn để người ta uống thôi. Còn rượu với nồng độ cao hơn thì các lò khác người ta làm. Loại rượu đó theo ông biết dùng để ngâm thuốc, dùng để ướp thịt hay dùng làm bánh trung thu….
Ông ta vẫn nấu rượu theo kiểu cổ truyền là nấu nếp cho chín, sau đó với trải ra nia cho nguội, rồi mới vô men. Thời gian ủ rượu là từ 5 đến 6 ngày còn tùy theo thời tiết. Giai đoạn cuối là cất rượu và sản phẩm coi như xong.
Cây Sơ Ri.
Ông Hai Cô cho tôi biết tại xã Bình Phú có khoảng 200 ha. cây Sơ Ri.