What's new

[Chia sẻ] Lang thang, Sài Gòn - Bali, đường bộ, một mình

Hành trình lang thang một mình bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bali, và hơn thế nữa (!?) của bpk cũng có nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn. Dĩ nhiên là buồn rất ít mà vui thì rất nhiều, chứ nếu buồn nhiều hơn vui thì ở nhà đi mần cũng vậy à (tức là với bpk thì đi mần luôn luôn là buồn nhiều hơn vui, mà thường là chỉ vui vào cuối tháng thôi!). Trong những niềm vui được khám phá, được học hỏi, được mở mang đầu óc, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp,… thì còn có những niềm vui nho nhỏ từ những lời động viên, thăm hỏi từ bạn bè ở quê nhà (qua Yahoo 360 blog, giờ đã qua đời), niềm vui gặp gỡ và biết thêm những người bạn mới trên con đường lãng du.


Giờ, ngồi rị mọ vẽ lại hành trình đã qua, lòng vẫn còn bồi hồi như ngày nào lang thang trên con đường đó. Và không hề nuối tiếc. Nếu được cho làm lại, bpk cũng sẽ đi lại con đường này, đi xa hơn nữa, đi lâu hơn nữa, đi nhiều hơn nữa… nhưng biết đến bao giờ?


Indo-1-1jpeg.jpg


Indo-2-1jpeg.jpg


Indo-3-3.jpg

Cung đường lang thang Sài Gòn – Bali


Trong hành trình này, con đường đi màu xanh đậm, nằm song song với con đường màu vàng là con đường trở về của bpk (cũng bằng đường bộ, mãi đến tận Jakarta). Bạn có thể hơi ngạc nhiên vì sao bpk tốn thời gian để quay lại con đường cũ, không dành thời gian đó cho việc khác. Đó là vì một lời hứa cho riêng mình, là lý do của việc bpk đã quay lại viếng Borobudur đến 2 lần, cũng là lý do ngày trước trong blog có 1 entry mang tên “Borobudur, những lỗi lầm sẽ được thứ tha…”. Và đó cũng là 1 điểm nhấn rất quan trọng trong những bước đường lang bạt của bpk.


Cùng đi nào!
 
Last edited by a moderator:
Các cung đường trong hành trình lang thang từ Sài Gòn đến Bali bằng đường bộ.

@ Chitto, okie thôi. Bạn giúp chèn vào với nhé. Cảm ơn bạn!



Hành trình lang thang một mình bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bali, và hơn thế nữa (!?) của bpk cũng có nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn. Dĩ nhiên là buồn rất ít mà vui thì rất nhiều, chứ nếu buồn nhiều hơn vui thì ở nhà đi mần cũng vậy à (tức là với bpk thì đi mần luôn luôn là buồn nhiều hơn vui, mà thường là chỉ vui vào cuối tháng thôi!). Trong những niềm vui được khám phá, được học hỏi, được mở mang đầu óc, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp,… thì còn có những niềm vui nho nhỏ từ những lời động viên, thăm hỏi từ bạn bè ở quê nhà (qua Yahoo 360 blog, giờ đã qua đời), niềm vui gặp gỡ và biết thêm những người bạn mới trên con đường lãng du.


Giờ, ngồi rị mọ vẽ lại hành trình đã qua, lòng vẫn còn bồi hồi như ngày nào lang thang trên con đường đó. Và không hề nuối tiếc. Nếu được cho làm lại, bpk cũng sẽ đi lại con đường này, đi xa hơn nữa, đi lâu hơn nữa, đi nhiều hơn nữa… nhưng biết đến bao giờ?


Indo-1-1jpeg.jpg


Indo-2-1jpeg.jpg


Indo-3-3.jpg

Cung đường lang thang Sài Gòn – Bali


Trong hành trình này, con đường đi màu xanh đậm, nằm song song với con đường màu vàng là con đường trở về của bpk (cũng bằng đường bộ, mãi đến tận Jakarta). Bạn có thể hơi ngạc nhiên vì sao bpk tốn thời gian để quay lại con đường cũ, không dành thời gian đó cho việc khác. Đó là vì một lời hứa cho riêng mình, là lý do của việc bpk đã quay lại viếng Borobudur đến 2 lần, cũng là lý do ngày trước trong blog có 1 entry mang tên “Borobudur, những lỗi lầm sẽ được thứ tha…”. Và đó cũng là 1 điểm nhấn rất quan trọng trong những bước đường lang bạt của bpk.


Cùng đi nào!
 
Hì, đã chuyển xong. Với topic của BPK thì xử lý hơi bị vất vả !

Lúc đầu tớ định chuyển bài viết đầu tiên của topic sang bài thứ hai, rồi chèn bài trên của bạn vào bài đầu. Nhưng mà bài nào của bạn cũng rất dài, rất nhiều ảnh, trong khi mỗi bài chỉ được tối đa 7 ảnh, nên không làm thế được.

Cuối cùng phải copy một bài từ topic khác của bạn có ngày viết trước ngày đầu tiên của topic này sang đây, rồi thay thế nội dung bài đó bằng bản đồ trên. (Nên bài đầu tiên bạn viết vào ngày 10 / 8, nhưng giờ thành ngày 8 / 8)

Hi vọng sẽ được đọc những bài viết hay của BPK nữa. Bài trên tớ để sau Tết sẽ xoá đi nhé, cho nó liền mạch.

Sau này các topic khác bạn cũng cho cái bản đồ thì hay quá.

Hay bạn làm bản đồ cho topic Ấn Độ, Nepal, Philippines luôn đi !
 
Last edited:
Lướt nhẹ Bogor, băng qua Bandung – 5.

@ Chitto, cám ơn bạn nhiều nhiều vì đã cực khổ với mấy cái entry dài loằng ngoằng của bpk nhé!

@ bluesky, bạn ơi, bạn có nghe nói càng hy vọng là càng thất vọng không…!!! Và sau khi thất vọng mình lại thấy càng thêm hy vọng… Haizzzzzz!!!

::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)


Chân tình mà nói, trước đây tôi có nghe loáng thoáng về Bandung, về Hội Nghị Á – Phi vào năm 1955 mà 29 nguyên thủ quốc gia của các nước thuộc 2 châu lục trên vừa được độc lập đến tham dự. Trong đó có cả Hồ Chủ Tịch, Chu Ân Lai, Soekarno, Nehru… Hội nghị đã đưa ra một bản tuyên bố (gồm 10 điều – theo wiki) về hòa bình thế giới, còn được gọi là Bản tuyên bố Bandung. Sau hội nghị, làn sóng nổi dậy đòi độc lập, tự trị của nhiều nước khác đã đi theo các tuyên bố này và bản đồ chính trị thế giới cũng đã thay đổi nhiều hơn từ đó. Phong trào các quốc gia không liên kết, định nghĩa cụm từ Thế giới thứ 3 (tuy đã có từ trước)… cũng ra đời từ đây. Tuy nhiên, sau đó cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc các nước có tuân thủ các tuyên bố của hội nghị này hay không… nhưng vì đây là diễn đàn du lịch nên không đề cập thêm việc này ở đây. Ai cần thì sang diễn đàn… hén!!!


P7300583.jpg



P7300584.jpg

Tòa nhà nơi đã Hội nghị Bandung diễn ra vào năm 1955, giờ là bảo tàng


P7300581.jpg

Và có cả con đường mang tên Á – Phi


Đó là lý do chính tôi tò mò đi Bandung. Lý do phụ là bạn tôi có nói Bandung là thành phố có môi trường tốt ở Indonesia, mát mẻ, nơi thường xuyên có các hội nghị quốc tế hàng năm về nhiều lĩnh vực, người dân nơi đây rất tài hoa,… làm tôi cũng tò mò thêm chút. Thế là tôi đi Bandung!


P7300559.jpg

Chuyến xe bus tôi đi, đã chật cứng như vậy mà còn bị các nghệ sĩ đường phố tra tấn



Nhưng Bandung lại đón tôi bằng 1 cái nóng oi bức, một bến xe lộn xộn, những con đường ồn ã nhiều bụi… những cô chú hát rong ồn ã trên chuyến xe chật chội nóng bức. Làm tôi vừa xuống bến xe đã đi thẳng ra nhà ga.


Tôi cũng hơi quá lời một tý, nhưng do vẫn còn bị hội chứng “say Sumatra” nên khi xe chạy băng qua nội ô Bandung để đến bến xe nằm ở ngoại vi, tôi đã thấy buồn buồn vì xe chạy qua những con đường chật chội, người xe đông đúc, lại bị cái nóng xế chiều “ôm ấp” … làm bao nhiêu hy vọng về Bandung của tôi sụp đổ cái rầm.


P7300600.jpg

Đường phố nguy hiểm quá, trời tối lạng quạng rơi xuống mấy cái cống này chắc tiêu luôn.



P7300570.jpg

Rồi lem nhem những tranh ảnh vận động bầu cử


Bền xe thành phố nằm xa trung tâm. Hỏi thăm lòng vòng, tôi leo lên chiếc xe bus đời của nó chắc cũng có chắt chit gì đó, chạy cà rịch cà tang vào phố. Rồi xe dừng ngoài đường, tôi đi bộ một quãng vào ga. Tính là chỉ để hỏi thăm thông tin, nhưng nhìn phố phường, nhìn lại lịch, đếm số ngày còn lại ở Indo trong passport, tôi vào quầy thông tin hỏi mua vé luôn. Được cái anh chàng phụ trách rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ nên tôi cũng bớt buồn chút, thêm nữa, ở ga có quầy gửi hành lý. Thế là tôi quăng đại cái balô vào quầy và xốc quần áo lại hiên ngang ra đường.


P7300563.jpg

Ga Bandung trong chiều muộn​



(tbc.)
 
Lướt nhẹ Bogor, băng qua Bandung – 6.

(cont.)



Khi chiều xuống, bớt nóng nực, quăng được cái balo, người nhẹ nhõm, tôi mới bắt đầu thấy Bandung sạch đẹp hơn. Tuy thành phố nhìn có vẻ xuống cấp, chắc có lẽ sau cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỷ trước, Bandung vẫn chưa vực dậy nổi vì nhìn thấy rõ sự xuống cấp chỉ gần đây thôi.


Đường phố không rộng nhưng do thường quy hoạch 1 chiều nên cũng thông thoáng. Có những đoạn đường xe hơi chen với Honda cũng như Saigon nhưng cũng có những con đường thênh thang cọ vẫy trong gió. Tôi đi lang thang hướng về phố và hướng về toà nhà ngày xưa tổ chức hội nghị Bandung bây giờ là nhà bảo tàng, đã quá giờ vào xem.


P7300579.jpg



P7300573.jpg

Đường nghệ thuật


Tôi bắt đầu thích Bandung khi đi lạc vào những con phố mà hè phố là những gallery tranh ảnh làm tôi ngợp. Saigon đoạn Nam Kỳ Khởi Nghĩa gần cầu Công Lý cũng có nhiều tiệm chép tranh nhưng cũng thưa nhặt, cũng chỉ 1 bên đường chứ không phải ở cả 2 bên như ở đây.



P7300599.jpg



P7300580.jpg

Những ngôi nhà mang dấu xưa


Đi thêm một đoạn nữa thì gặp những con phố hoàn toàn đối nghịch. Những con đường to lớn hoành tráng xe hơi chạy đầy đường, đâm ngang là những con đường nhỏ với những hàng dài xe “xích lô” nhiều màu sắc êm đềm ngủ, rồi đến những con phố gần thánh đường Hồi giáo đông đen người chờ đến giờ cầu nguyện. Té ra Bandung cũng có vẻ đẹp rất lạ của nó, nhưng thôi, đã mua vé tàu đêm rồi, còn tiếc làm gì.


P7300568.jpg

Đường vui nhộn nhịp


P7300586.jpg

Con đường đẹp dáng cọ trong nắng chiều


P7300592.jpg

Đường im lìm ngủ mê mải


(tbc.)
 
Lướt nhẹ Bogor, băng qua Bandung – 7.

(cont.)


P7300565.jpg

Thiếu nữ Hồi giáo cũng ra trận….


P7300604.jpg



P7300578.jpg

Các góc phố Bandung


P7300594.jpg



P7300597.jpg

Thánh đường Hồi Giáo trong chiều


Hòa mình vào dòng người vui vẻ ồn ào nơi công viên, góc chợ, lặng lẽ đi một mình trong những con đường vắng thênh thang hoa giấy cháy đỏ trời chiều, lang thang dưới bóng tháp canh thánh đường trong chiều đỏ rực… tôi đi miên man trong hoàng hôn Bandung.


P7300598.jpg

Quảng trường trong chiều nắng


P7300596.jpg

Hoàng hôn trên tháp cao thánh đường


Đêm về, tôi phải quay lại nhà ga lấy balô vì quầy giữ đồ đóng cửa lúc 7pm, mà còn lâu lắm mới đến chuyến tàu của tôi. Tôi lang thang trước ga nhỏ, nhớ những ngày lang thang trên sân ga chờ những chuyến tàu đêm ở quê nhà, tụ tập cùng chiến hữu vui vẻ đủ trò xôm tụ. Giờ có một mình nơi xứ lạ quê người, tôi cũng nao nao giữa cảnh tàu đi tàu đến, người buồn chia tay kẻ vui gặp mặt… thế là tôi vào quán nhỏ sân ga, làm bữa tiệc nhỏ, để tự mình chia tay Bandung đêm buồn ga nhỏ. Mong một ngày trở lại, Bandung!
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 1

Hay bạn làm bản đồ cho topic Ấn Độ, Nepal, Philippines luôn đi !

@ Chitto, bây giờ mới thấy mấy câu này của bạn. Cũng okie luôn, nhưng thư thư cho bpk vài hôm!

::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::



Tôi đến Jogyakarta sau 1 đêm đẫy giấc, vì say, trên băng ghế gỗ cứng đơ, trên con tàu Bandung – Jogya lọc cà lọc cọc, lúc chưa đến 5 giờ sáng, vì ga đến chính của con tàu này là Surabaya chứ không phải Jogya. Sân ga vắng tanh, ánh đèn vàng hiu hắt hoang hoải rọi lên tấm thân bơ phờ của kẻ lang bạt vừa lê xác xuống thân ga, làm nó thêm tàn tạ héo hắt. Ga vắng vẻ lạnh lẽo, chỉ có vài khách chờ tàu sớm và vài khách vì tàu đến sớm không về nhà được ngồi nằm rải rác như những chiếc bóng im lìm trên sân ga, rồi thỉnh thoảng có những chiếc bóng nhẹ nhàng lướt qua, cùng với làn gió đêm còn loáng thoáng đem lại cái rùng mình sởn ốc.


P7310002.jpg



P7310003.jpg

Sân ga Jogyakarta lúc đêm về sáng, rồi lúc sáng. Cái balô cô đơn là của bpk đó! Giống chủ nó ghê luôn hén!


Vật vưởng trong sân ga Jogya đến hơn 6g giờ sáng, tôi bắt đầu vác balô đi lơn tơn ra phố. May mắn là ga Yogya rất gần khu Malioboro, Sosrowijayan, khu balô, chỉ vài phút đi bộ. Nhưng giờ này, làm gì có nhà trọ nào mở cửa đón khách, mà có khách nào trả phòng giờ này để có phòng trống. Các điểm giới thiệu trong LP đều ghi bảng “full” treo trước cổng. Thế là tôi lê la tiếp trên vỉa hè, nhìn Sosrowijayan ngái ngủ đang từ từ thức giấc. Những người hàng rong bán cho người lao động đi làm sớm vẫn miệt mài trên phố. Nhìn bà cụ bán cơm, gói cơm vào lá chuối cho khách hàng tôi bỗng thấy bồi hồi nhớ cảnh xưa, và nhớ rằng đã lâu lắm trên các đô thị xứ Việt tôi đã không còn thấy những gói xôi trong lá chuối, lá sen nữa…



P7310007.jpg

Bữa sáng thân quen như ngày xưa ở quê nghèo.



Jogya không phải là thành phố nhỏ. Đây được xem là thành phố có nhiều di tích nhất, được gọi là “thủ đô du lịch” của Indonesia, và đã từng là thủ đô của Indonesia. Không những nổi tiếng với đền đài cung điện, nơi đây còn có sự phối hợp đa sắc của những kiến trúc Hindu, di tích Phật giáo, núi lửa không xa và biển rất gần… thêm vào đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ của những người dân Jogya tài hoa… đã đem lại nét đặc sắc vô cùng duyên dáng cho thành phố này.



P7310229.jpg

Jogyakarta rực rỡ xin chào bạn!


P7310201.jpg

Và một xóm nhỏ yên bình Jogyakarta cũng xin chào bạn nhé!


Và trong một sáng yên bình tươi mới, tôi xốc tấm thân nhàu dậy, ngồi trên hè phố Jogya ngắm ngày lên trên phố, mơ về những hoàng hôn êm đềm bên đền xưa, bình minh rực rỡ trên cung điện cũ… Hello Jogya!!!


(tbc.)
 
Năm 95 tớ có tý việc nên có qua Bandung hai ngày mà chả xem được gì nhiều, cũng như chả chụp được tấm hình nào nên giờ hơi tiếc, thôi ngồi đọc bài của backpackervn để nhớ lại :)
 
Jakarta - Bandung - Yogya có thể ngắt ra làm thành 1 tour nho nhỏ khoảng 4-5 ngày được không bác bpk?! May mắn là hãng AirAsia lâu lâu lại có vé rẻ đi lòng vòng Đông Nam Á, nên đỡ tốn thời gian rất nhiều... Tuy nhiên, em vẫn khoái thong thả đi đường bộ như bác bpk, cơ mà ko biết tới khi nào mới có nhiều thời gian lang thang...
 
Ôi trời ơi, đang muốn đi Bali mà đọc bài của bpk thiệt là hữu ích ghê. Lại có thêm hình ảnh nữa :) Thật cảm ơn bpk nhiều lắm.
 
Đắm say với Yogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 2

@ bluesky, nếu bạn chỉ có vài ngày, bpk đề nghị bạn bỏ hẳn Bogor, Bandung ra khỏi hành trình, chỉ tập trung ở Yogya. Nếu bạn có thêm tý thời gian thì dành cho Gunnung Bromo, rất đáng để đi. Trên diễn đàn cũng có nhiều bài về Gunnung Bromo rồi, bạn tìm xem nhé (hoặc chờ bpk gõ tiếp hén (!?)).
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)



Jakarta là trung tâm hành chính, thương mại của cụm đảo Java thì Yogya là linh hồn (theo LP). Yogyakarta (hay Jogjakarta hay Yogya) là nơi tỏa sáng lấp lánh tài hoa của các nghệ nhân Java, trong nhiều lãnh vực, đem lại cho thành phố một không khí thấm đẫm nghệ thuật. Dĩ nhiên là cuộc sống hiện đại, làn sóng du khách phương Tây đổ về đã thị thành hóa Yogya rất nhiều, nhưng đó đây trong phố, khi bạn tránh xa những con phố đông, bạn sẽ lạc vào một Yogya êm đềm khác, chưa nói đến cảm giác ngất ngây khi bạn đến viếng những công trình kiến trúc từ ngàn xưa của thành phố này.


Đã rất nhiều người ở diễn đàn này viếng thăm Yogya, cũng như nhiều bài báo giấy và báo mạng cũng đề cập đến thành phố kết nghĩa với Huế này rồi nên tôi sẽ ít đề cập đến các thông số, các tư liệu… chủ yếu đề cập đến chuyện ăn chơi và chia sẻ chút kinh nghiệm đi lại.


P7310023.jpg

Tượng đài trên đường Malioboro


P7310025.jpg

Nhà theo kiến trúc châu Âu ở Yogya


Khu phố sầm uất nhất của Yogya là Malioboro, cách ga chính 5 phút đi bộ. Thế nhưng những con hẻm trên đường Sosrowijayan, khu balô lại gần hơn. Sau khi ra khỏi ga, rẽ trái bạn đi về Malioboro, trên con đường đó, nếu bạn thấy những tấm bảng đề Gang 1, Gang 2… bạn rẽ phải vào hẻm, là bạn đã đi vào trái tim của khu balô rồi. Và đặc biệt, vào hẻm là tắt máy dắt xe chứ không được chạy xe, do vậy, bạn nào lười thì tìm các nhà trọ ngay gần gần đầu hẻm.


P7310026.jpg

Những cái đèn đường cũng “art” quá hén?


Ngạc nhiên là khi tôi chui vào cái nhà trọ bé xíu thì gặp lại ku khoai Tây đã rủ rê tôi leo núi lửa Gunnung Merapi ở Bukittinggi, cũng vừa đến đây 2 hôm. Vì ku đi từ Bukittinggi đến Jakarta bằng máy bay, tôi đi xe đò nên đến trước là đương nhiên. Cũng hẹn hò nếu tối gặp làm vài ve, rồi đường ai nấy đi.


Phải nói là anh cảnh sát trực ở phòng Tourist Information, trên đường Malioboro cực kỳ nhiệt tình, cung cấp bản đồ miễn phí rồi anh còn hướng dẫn cho tôi cách đi các cụm di tích (bằng xe gắn máy) như thế nào cho tiện, rồi cách thức đi xe bus như thế nào, ngày nào, giờ nào đi xem Gamelang miễn phí… bạn nào đến Yogya nhớ đến phòng này tìm thông tin nhé. Cũng gần đường Sosrowijayan thôi.


Lơn tơn cầm bản đồ trên tay tôi đi bộ đến viếng Kraton, cung điện hoàng gia của các Sultans (có nơi dùng từ “tiểu vương” nhưng tôi tạm dịch hạch là “lãnh chúa”, sai thì sửa sau). Thật ra, nên xem đây là 1 hoàng thành, bên trong đó mới có cung điện hoàng gia. Nhưng trước khi vào Kraton, trên đừơng tôi đã kịp tạt ngang viếng thăm Benteng Vredeburg và Bảo tàng Kareta Kraton.


P7310022.jpg

Khuôn viên của Benteng Vredeburg


P7310011.jpg

Mô hình trong bảo tàng Benteng Vredeburg


Benteng Vredeburg ngày xưa là pháo đài của người Hà Lan, giờ được sửa sang thành bảo tàng. Bảo tàng này chủ yếu dùng các mô hình để kể về cuộc chiến tranh giành độc lập của người Indo. Không có nhiều thời gian để đọc hết, tôi chỉ chụp hình lại các câu chuyện đó để khi nào rảnh rỗi thì xem, mà đến bây giờ cũng chưa rảnh (!?).


P7310032.jpg

Bảo tàng Kareta Kraton



P7310037.jpg

Xe ngựa hoàng gia trong bảo tàng – thấy cũng bình thường thôi há!


Bảo tàng Kareta Kraton là bảo tàng nhỏ, trưng bày các cỗ xe ngựa, các chú ngựa, các vật dụng… của các lãnh chúa ngày xưa. Tôi cũng chỉ lượn vào, làm vài tấm, rồi lướt.


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,134
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top