What's new

[Chia sẻ] Lang thang, Sài Gòn - Bali, đường bộ, một mình

Hành trình lang thang một mình bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bali, và hơn thế nữa (!?) của bpk cũng có nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn. Dĩ nhiên là buồn rất ít mà vui thì rất nhiều, chứ nếu buồn nhiều hơn vui thì ở nhà đi mần cũng vậy à (tức là với bpk thì đi mần luôn luôn là buồn nhiều hơn vui, mà thường là chỉ vui vào cuối tháng thôi!). Trong những niềm vui được khám phá, được học hỏi, được mở mang đầu óc, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp,… thì còn có những niềm vui nho nhỏ từ những lời động viên, thăm hỏi từ bạn bè ở quê nhà (qua Yahoo 360 blog, giờ đã qua đời), niềm vui gặp gỡ và biết thêm những người bạn mới trên con đường lãng du.


Giờ, ngồi rị mọ vẽ lại hành trình đã qua, lòng vẫn còn bồi hồi như ngày nào lang thang trên con đường đó. Và không hề nuối tiếc. Nếu được cho làm lại, bpk cũng sẽ đi lại con đường này, đi xa hơn nữa, đi lâu hơn nữa, đi nhiều hơn nữa… nhưng biết đến bao giờ?


Indo-1-1jpeg.jpg


Indo-2-1jpeg.jpg


Indo-3-3.jpg

Cung đường lang thang Sài Gòn – Bali


Trong hành trình này, con đường đi màu xanh đậm, nằm song song với con đường màu vàng là con đường trở về của bpk (cũng bằng đường bộ, mãi đến tận Jakarta). Bạn có thể hơi ngạc nhiên vì sao bpk tốn thời gian để quay lại con đường cũ, không dành thời gian đó cho việc khác. Đó là vì một lời hứa cho riêng mình, là lý do của việc bpk đã quay lại viếng Borobudur đến 2 lần, cũng là lý do ngày trước trong blog có 1 entry mang tên “Borobudur, những lỗi lầm sẽ được thứ tha…”. Và đó cũng là 1 điểm nhấn rất quan trọng trong những bước đường lang bạt của bpk.


Cùng đi nào!
 
Last edited by a moderator:
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 3

(cont.)


P7310031.jpg

Đường vào Kraton


P7310041.jpg

Các bạn Hoa ồn ào


Kraton sao hôm nay nhiều khách người Hoa thế? Ồn ào, đông đúc, lộn xộn, các bạn ấy làm mất hẳn không khí trang nghiêm của cung điện hoàng gia cũ, nhất là cảnh mấy bạn ấy tranh nhau chụp hình với 2 vị thần Thiện Ác đứng canh trước cửa cung điện.


P7310160.jpg

Hai vị thần Thiện Ác trấn giữ hoàng cung


P7310044.jpg



P7310067.jpg

Cung “gamelang cung đình” (tạm gọi dzậy cho nó sang hén!).


Là cung điện của các lãnh chúa từ , Kraton hiện nay vẫn là nơi ở của con cháu dòng dõi hoàng gia, và dĩ nhiên phần đó thì không cho khách tham quan. Hiện nay, Yogya là tỉnh duy nhất trên đất nước Indonesia còn được điều hành bởi 1 vị lãnh chúa cũng là tỉnh trưởng, và vị lãnh chúa hiện tại là vị thứ 10 của dòng dõi hoàng tộc này. Rất nhiều phần khác trong Kraton chỉ cho khách tham quan nhưng lại không cho chụp hình nên cũng có ít hình ảnh chia sẻ đến các bạn.


Trong cung điện này, những người bảo vệ đến giờ vẫn mặc đồ truyền thống Java. Thậm chí tôi còn thấy 1 anh cameraman của 1 đài truyền hình nào đó, cùng một số du khách địa phương, cũng mặc đồ truyền thống khi làm việc hay tham quan cung điện.


P7310058.jpg

Truyền thống


P7310162.jpg

Truyền thống và hiện đại


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 4

(cont.)


P7310075.jpg

Hoàng tử và công chúa? Đẹp trai, xinh gái ghê hén!


P7310066.jpg



P7310051.jpg

Các cung điện trong hoàng cung, bé nhưng xinh xắn


P7310072.jpg

Vật dụng trong hoàng cung, có phải vàng thiệt không, mình xén một miếng là có tiền đi bụi dài dài…


Hoàng cung được xây dựng từ 1755 với kiến trúc ban đầu là Hindu rồi dần dần được bổ sung kiến trúc Châu Ấu… nhưng nét đặc trưng chính nhất là kiến trúc Java. Có rất nhiều cung điện tuy không to lớn hoành tráng như rất tinh xảo. Những cung điện này là phòng tiếp khách, phòng tiều kiến, phòng ăn, phòng nghỉ… của các thành viên trong hoàng tộc ngày xưa.


P7310069.jpg

“Cái gì đây kỳ này?” Không biết nữa, chỉ thấy nó trong hoàng cung, rồi bấm máy thôi.


P7310076.jpg



P7310078.jpg

Hoàng cung râm mát với những mái nhà lợp đá đen, đá xám, giống ở Mường Lay, Sìn Hồ… ghê hén


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 5

(cont.)


Và đặc biệt vào các ngày trong tuần có các chương trình biểu diễn gamelang khác nhau trong một cung điện nhỏ. Hôm tôi đến là có biểu diễn gamelang và có hát nhạc dân tộc Java. Tôi cũng đã bon chen đến sớm để tham dự buổi hòa nhạc miễn phí mà duy nhất chỉ có mình tôi là đầu đen trong đám “tóc vàng hoe”!


P7310114.jpg



P7310139.jpg

Gamelang


P7310130.jpg

Chơi nhạc cụ bằng búa thì chắc bpk chơi cũng được….


P7310119.jpg

Gamelang Thập diện mai phục


Những nhạc cụ thật lạ lùng, tôi cũng chẳng dùng từ nào để mô tả nhưng có nhiều dụng cụ giống như những sing-bowl mà tôi có thấy ở Tibet, cũng hơi ngộ ngộ. Nhưng đặc biệt là có rất nhiều loại nhạc cụ và 1 dàn nhạc có rất nhiều người chơi. Khả năng âm nhạc của tôi chỉ biết mô tả đến đây, bạn nào muốn tìm hiểu thêm về gamelang thì chịu khó vào Google nhé.


P7310102.jpg



P7310148.jpg

Hai ca nương sầu muộn


2 người phụ nữ duy nhất trong dàn nhạc, 2 ca nương (?), có một nét đẹp u uẩn. Nhìn cách họ vấn tóc và ca những bài ca dân tộc Java luyến láy du dương sao tôi cứ tưởng họ là những cung nữ trong triều Huế hay cứ ngỡ họ là những thiếu phụ Huế nền nã ngày xưa. Nhắm mắt lại, tưởng tượng đang dập dềnh trên con sóng nhè nhẹ của dòng Hương, tôi cứ mơ về 1 đêm trên đò Huế xưa….


Lang thang trong Kraton chán chê, tôi bắt đầu lần mò sang chợ chim.


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 6

(cont.)


Chợ chim, có một cái chợ chim ở Yogyakatar!

Ở Sài Gòn, cũng có chợ chim nhưng tôi chưa bao giờ ghé, chỉ hay ghé Tràm Chim quán (!?) để xem “chim”! Vậy mà tôi sang đến tận Yogya để tìm đến chợ chim. Dữ trời thần ghê hén!


P7310167.jpg

Cổng chợ chim Yogyakarta


P7310169.jpg

Đường vào chợ chim, vắng vì trưa nắng


Quảng cáo và tám với các bạn chút thôi, chứ chợ chim ở Yogya cũng thường thường thôi, nhưng được các bạn khoai Tây lăng-xê rất dữ, vì các bạn ấy tìm thấy ở đó một nét văn hoá dân gian còn giữ được của những người dân Yogya. Và đúng ra là nó có thể sẽ lạ đối với các bạn ấy, chứ với dân đầu đen mũi tẹt da vàng thì chắc cũng chẳng lạ lẫm gì.


Tuy nhiên, dù sao đã đến thì cũng post lên vài tấm hình chia sẻ. Hơn thế nữa, băng qua chợ chim là con đường (đi bộ) ngắn nhất đến Lâu đài nước, do vậy, dù muốn dù không, bạn cũng phải bắt buộc đi xem chim, trước khi đi tiếp.


Chợ chim, có nhiều loại liên quan đến lông vũ, như cả dế, sâu, bọ, trứng kiến, giòi… vì chúng là thức ăn cho chim.


P7310171.jpg



P7310173.jpg

Từ giòi đến dế​


Chợ chim cũng là nơi bán chó, mèo, thỏ, kỳ nhông kỳ đà, cắc ké… vì bọn này cũng được nuôi làm vật kiểng như chim, hoặc để làm thịt, cũng như chim.


P7310187.jpg

Đến chó con…


P7310186.jpg

Đến kỳ nhông kỳ đà



(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 7

(cont.)

P7310188.jpg

Đến sóc, đến chồn


Chợ chim, dĩ nhiên cũng là nơi bán lồng chim để chim có cái lồng son xinh dẹp mà hót mà lượn trong đó…


P7310174.jpg

Đến lồng chim


Chợ chim, cũng là nơi có nhiều người đến xem chim, cả nam lẫn nữ, vì không xem chim, "không yêu chim, không mến chim thì sao mỗi lần chim hót em vui được hén (!?)".


P7310182.jpg

Đến người có chim


Nói chung tất tần tật mọi thứ liên quan đến chim và không liên quan đến chim đều được bày bán ở cái chợ này. Do đó, nó mới có tên là chợ chim!


P7310179.jpg

Sau cùng mới đến chim


Hết chuyện chợ chim rồi hén! (Hỏi nhỏ, “Dzô-dziên lạ nó có giống “đẹp lạ” không ta?”).



(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 8

(cont.)


Rời chợ chim, tôi men theo con đường vào xóm nhỏ, đến Taman Sari, Lâu đài nước (Water Castle). Con đường đi này mới hay chứ. Thật đáng tiếc nếu bạn nào đến Yogya chọn phương tiện xe gắn máy ngay ngày đầu, vì bạn không thể nào đi đến Lâu đài nước bằng con đường hay như vậy.



Trước tiên, từ sau lưng chợ chim, hỏi đường đến Taman Sari, người dân sẽ chỉ cho bạn 1 con đường nhỏ, len lỏi giữa thôn xóm. Chầm chậm lang thang ở đây buổi trưa, bạn sẽ gặp một cuộc sống dân dã hiền hòa của cư dân Yogya. Điều này tuy bình thường vì gần gũi với dân Việt, nhưng lâu lâu xem lại cũng hay hay. Sau con đường đó là bạn đến một khu phế tích – mà chắc chắn ngày xưa đã từng là pháo đài hay thành cổ của người Hà Lan (hay Bồ Đào Nha, chẳng biết).


P7310190.jpg

Đây, tên khu phế tích mà tôi đã lang thang sau khi rời chợ chim. Ai dịch được có thưởng!



P7310191.jpg

Khu phế tích – bên dưới


P7310194.jpg

Khu phế tích – trên cao


P7310192.jpg

Những mái nhà, mái đền nhỏ lô xô quanh khu phế tích


Thành thật khai báo, lúc mới đặt chân đến thành hoang này, tôi cứ tưởng nó là Lâu đài nước và những gì còn lại. Nhưng lòng vòng một hồi, thấy hơi khang khác với những gì mình đọc, bèn lôi sách ra đọc kỹ. Té ra không phải, và cũng chẳng có thông tin tiếng Anh nào trong khu vực này nên tôi biết đây là 1 phế tích nào đó, chưa xứng danh vào L.P, nhưng với tôi thì thấy nó cũng hay hay.


P7310196.jpg

Tôi làm sao từ đây đi đến Lâu đài nước ? (bạn có thấy cụm hình ảnh màu sáng giữa tấm ảnh, nó đó)


P7310197.jpg

Có vẻ là có một con đường…


Theo chân bọn con nít Yogya đen thui thùi lùi nhưng nhiệt tình dễ mến, tôi mon men leo lên thành hoang, phóng tầm nhìn ra xa để gặp 1 Yogya hiền hoà qua những mái ngói thân thương hay xa xa là Lâu đài nước lô nhô quyến rũ. Nhưng cảm giác “phiêu” nhất là ngồi một mình giữa hoang phế, trên cao gió trưa lồng lộng thổi cả cái mát lẫn những cơn gió nóng… để thả hồn theo mây theo gió, mơ màng đủ thứ đủ điều… cho đến lúc có thằng nhóc Indo nhảy đến “hù” một cái, làm tôi mới tan vỡ giấc Nam Kha.


P7310224.jpg

Đó, con đường trong xóm mà tôi đi, bạn có thấy phế tích phía sau?


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 9

(cont.)


Đã hết đâu, chúng còn dắt tôi đi lang thang xóm làng, rồi dắt tôi đi vào con hầm tối thui dài đăng đẵng, mà nghe nói ngày xưa là con đường ngầm dẫn nước vào Lâu đài nước. Chẳng biết nữa, đang lang thang dưới đó mà ai đó xả nước ngập hầm chắc tôi phải hành động theo phim các phim bom tấn của Mỹ quá. Ít nhất chắc cũng cỡ anh Nicolage mặt dài trong The rock!


P7310203.jpg

Trời ơi, cái hầm này đang đi mà bị mà xả nước ngập chắc hay lắm đó


Lang thang với bọn nhóc, thấy đã đi xa xóm của chúng quá rồi, tôi kêu chúng đi về, và lúc này tôi mới thực sự đến Lâu đài nước, mà thực sự tôi thấy không thích nó bằng cái pháo đài hoang và con đường lang thang từ đó đến đây. Bạn nào đi sau nhớ lang thang vậy nghen, bằng đường khác thì càng tốt.


P7310206.jpg

Đây, cổng vào Lâu đài nước


P7310218.jpg

Bên trong tý nữa


P7310217.jpg



P7310208.jpg

Bên trong, chỉ thấy nắng và nóng và nước


Lâu đài nước, ngày xưa là nơi nghỉ ngơi, xem như là công viên nước của các Sultans ngụ ở cung điện Kraton gần gần đó. Tuy đã bị phá tan bởi chiến tranh và động đất, giờ đây, Lâu đài nước đã được trùng tu, xây mới lại. Chẳng biết tại nó lóa nắng quá (vì gạch lát nền hắt nắng từ dưới lên và nắng trời từ trên xuống) làm tôi choáng nắng nên tôi chẳng thích nó lắm. Đi lang thang lòng vòng, chụp vài tấm hình cho đủ 7.000Rp vào cửa (!?), tám với mấy chú gác cổng một ít rồi tôi lại lên đường.


P7310220.jpg

Giờ từ Lâu đài nước lại đứng nhìn triếc nuối về khu phế tích xa xa


Coi như là tôi đã càn quét (!?) hết các điểm must-see của Yogya trong nội thành rồi. Tạm yên tâm yên lòng rồi. Bây giờ phải về nghỉ ngơi tý, để chiều còn lang thang viếng đến Prambanan, cụm đền thờ Hindu từ TK VIII, trong đó đặc biệt có đền thờ thần Brahma, một trong những đền thờ hiếm hoi thờ vị thần này (mấy cái kia ở Pushkar, India; đền Besakih, Bali…).


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 10

(cont.)



Dù chỉ nắm cách Yogya chỉ 18km, không xa lắm nhưng tôi đã đến Prambanan lúc không còn sớm lắm. Vì 2 lý do, cà kê dê ngỗng bia bọt trong mấy quán bar ở khu balô, thứ nữa là do lạc đường. Vì chủ quan, tôi leo lên xe máy lơn tơn chạy, hướng thẳng đến Prambanan theo các con đường rõ ràng trên bản đồ. Nhưng hỡi ôi, mấy con đường mà tôi hướng đến đó là đường 1 chiều, lại bị ngược chiều. Thế là tôi phải tách sang đường khác, định hướng thế nào lại đâm vào 1 con đường 1 chiều khác, đi lòng vòng mãi mới tìm được ra quốc lộ rồi mới bon bon đến Prambanan.


Tip cho bạn: ở Prambanan, nếu bạn muốn là một trong những người cuối cùng trong đền ngắm hoàng hôn thì không nên gửi xe ở bãi giữ xe của đền mà phải gửi ở nhà dân bên ngoài. Vì nếu bạn gửi trong bãi xe “nhà nước” đó, họ đóng cửa sớm và mời bạn hôm sau lên lấy xe!!! Và dĩ nhiên là tôi đã gửi xe bên ngoài.


P7310267.jpg

Các đền đài ở Prambanan


Prambanan là phức hợp các đền đài Hindu, được xây dựng từ TK VIII đến TK X (1 số tài liệu cho là TK IX). Cụm phức hợp này thờ 3 vị thần quan trọng nhất của Hindu giáo, thần Brahma, thần Vishnu và thần Shiva. Dĩ nhiên ngoài ra còn có các đền thờ thờ các vị thần Hindu giáo khác nữa. Theo truyền thuyết, vì một lời nguyền của nữ thần Savitri, vợ thần Brahma, rằng ông sẽ không được thờ phượng trên trái đất, nên các đền thờ của ông không có hoặc đã bị phá hủy gần hết. Ngay trên đất nước Ấn Độ, cái nôi của Hindu giáo, cũng chỉ có vài đền thờ thần Brahma (như ở Pushkar, bang Rajasthan). Ở Indonesia, ngoài Prambanan, còn có 1 cụm đền thờ khác có thờ thần Brahma là ở Besakih, Bali.


P7310297.jpg



P7310243.jpg



P7310309.jpg



P7310242.jpg



P7310245.jpg

Các điêu khắc, chạm trổ ở Prambanan


Là di tích Unesco, cụm đền Prambanan là cụm đền Hindu lớn nhất Indonesia, cũng như là một trong vài cụm đền Hindu lớn nhất Đông Nam Á. Cụm đền này quan trọng do không chỉ lớn về kích thước mà về độ tinh tế trong các chạm khắc tinh xảo, cũng như các kiến trúc Hindu đặc sắc của chúng. Được xây dựng dưới thời Hindu giáo cực thịnh ở Bắc Java và Phật giáo lại cực thịnh ở Nam Java, dưới 2 vương triều khác nhau, Mataram (Hindu) và Sailendras (Buddhist). Cho đến nửa cuối TK IX, đã có sự hợp duyên giữa hoàng tử và công chúa của 2 quốc gia này. Điều này lý giải cho sự hòa hợp giữa kiến trúc Hindu giáo và Phật giáo trong các kiến trúc cổ của vùng Java này, cũng như ở vài nơi khác trong khu vực Đông Nam Á. Được xây dựng vào giữa TK IX, khoảng 50 năm sau cụm di tích Phật giáo Borobudur, nhưng lịch sử chính thức cụm đền Prambanan ít rõ ràng hơn, người ta cho rằng chúng được cho xây dựng bởi Rakai Pikatan để vinh danh sự trở lại, sự hùng cứ của vương triều Hindu giáo tại Java. Cũng có tài liệu cho rằng, đây là một sự “đáp trả” lại việc cụm đền chùa Borobudur được xây dựng cách đó không xa.


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 11

(cont.)


P7310246.jpg

Nhiều ngôi đền đang trong tình trạng sửa chữa


Sau thời kỳ hưng thịnh, khoảng 2 thế kỷ, Prambanan bắt đầu rơi vào hoang phế khi vua (theo đạo Hindu) dời kinh thành về Đông Java. Lý do dời đô chưa rõ, nhưng giả thuyết chính là do hoạt động của núi lửa Merapi ở gần đó. Vào thế kỷ XVI, một trận động đất lớn đã tàn phá nơi đây, tiếp sau đó là cơn sóng dữ của những tay đào mộ cổ, săn tìm báu vật,… Dù các nhà khảo cổ và trùng tu đã bắt đầu công việc phục dựng lại nơi đây vào năm 1865, mãi cho đến năm 1930 việc trùng tu xây dựng mới được thực sự tiến hành. Ngôi đền đầu tiên được phục chế là vào 1953.


P7310241.jpg

Dấu xưa


P7310240.jpg

Kiêu hãnh vươn thẳng vào trời xanh


Cho đến 1990, những đền đài chính mới được trùng tu tương đối hoàn toàn và từ đó Prambanan lại trở thành trung tâm hành hương của người theo đạo Hindu cũng như khách du lịch trên khắp thế giới. Gần đây nhất, trận động đất vào 27.05.2006 đã lại một lần nữa tàn phá thêm cụm đền thiêng này. Do vậy, hiện nay khách viếng thăm chỉ có thể chiêm ngưỡng từ xa và 1 phần của Prambanan. Nhưng cũng rất đáng để bạn đến viếng nơi đây, nhất là khi bạn có chủ đích muốn đắm trong hoàng hôn Prambanang và chỉ rời nơi đây khi mặt trời đã tắt hẳn (dù giờ đóng cửa chính thức là 6pm).


P7310254.jpg

Các ngôi đền Hindu trong trời chiều


(tbc.)
 
Đắm say với Jogyakarta nhiều cung bậc, đa sắc màu – 12

(cont.)


P7310258.jpg



P7310264.jpg

Đền Shiva và các đền kế bên



Trong 3 ngôi đền lớn nhất ở đây, đền Shiva, không chỉ là đền lớn nhất mà còn là ngôi đền tinh xảo nhất, có điều hôm tôi đến nó đã bị quây lại vì BQL sợ rằng những ảnh hưởng của động đất có thể sẽ gây nguy hiểm cho khách vào tham quan bên trong. Do vậy, tôi chỉ được đứng nhìn từ xa xa và đi lòng vòng xung quanh. Không phải nói, việc được chạm tay vào các kiến trúc từ ngàn xưa có ý nghĩa rất khác với việc chỉ đi lòng vòng và chĩa ống kính (cùi bắp) vào để chụp hình. Cao 47m, trên vách của ngôi đền chạm khắc đầy những hình ảnh bằng đá tinh xảo kể về những câu chuyện theo truyền thuyết về Hindu giáo.


P7310250.jpg




P7310255.jpg

Đền Vishnu



P7310251.jpg

Đền Brahma



Mỗi bên đền Shiva là đền Brahma và Vishnu, nhỏ hơn và cũng được chạm khắc những câu chuyện kể khác nhau về Hindu giáo. Brahma cũng bị quay kín, điều an ủi duy nhất là chỉ có đền Vishnu được mở, cho khách viếng đến sát đền, leo cả lên đền để ngắm nhìn sờ mó… Vì chỉ là gã khù khờ đi lang bạt giang hồ, tôi không mô tả chi tiết các ngôi đền (mà còn thể sai lầm khi minh họa nữa là đằng khác), tôi chỉ chia sẻ về cảm giác, về những hình ảnh nơi Prambanan, khi những giọt nắng chiều đỏ rực, rồi vàng hực, rồi hoang hoải… đổ xuống những đền đài đá xám đã hơn nghìn năm tuổi….



(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,134
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top