What's new

Lào - Chuyến Phượt "công tác" quái dị!

Kính chào các bác, các anh chị em.

Sau khi nghỉ ngơi bớt mệt và hoàn tất báo cáo. Tôi muốn viết về chuyến đi Lào vô cùng mệt mỏi và quái dị của mình để giúp các ace biết có những chuyến phượt "công tác" vất vả đến thế nào nha.

Nhận lời mời của một công ty sang làm ăn bên Lào, tôi chuẩn bị đồ đạc để hành trình sang nước bạn Lào.
Tại sao đi Lào mà cũng phải lo chuẩn bị. Vì trước khi đi Lào đã có mấy việc xảy ra làm tôi vô cùng mệt mỏi. Tình hình là ngày 12 tháng 10, đi nhậu về bị té xe, suýt què cẳng (sau này đi khám mới biết là bị nứt xương và đứt dây chằng chân trái). Thế nhưng chẳng được nghỉ ngơi, ngày 13 phải đi lên Củ Chi thăm nhà máy sản xuất phân bón trên đó. Buổi sáng khi ngủ dậy, chưa thấy đau mấy, nhưng đến trưa thì cái đầu gối bắt đầu sưng to lên và đau nhức không chịu nổi. Đến tối thì coi như xong, không thể nào tự đứng lên được nên bà xã phải làm cho cái gậy (thiết kế bằng 5 đốt của cái máy hút bụi mua từ Mỹ về - cái máy này từ khi mua năm 2004 đến nay chỉ dùng có 1 lần vì nó chạy điện 110v và đây là lần sử dụng có ích nhất của nó - chắc là tôi phải chụp hình nó post lên đây cho các bạn xem mới được). Thế nhưng ngày 14 tôi vẫn phải đi công tác. Tối 14/10 ngủ ngoài Phan Thiết mà đau quá. Tôi cũng đã đăng ký đi với mấy đồng chí trong nhóm Phượt Xuyên Việt của dany đi khám phá Mũi Điện nhưng rồi bỏ cuộc vì cái chân đau này. Lê lết được mấy ngày thì đồng chí Tổng Giám đốc gọi về để làm việc với các chuyên gia Mỹ. Cứ tưởng yên thân, ai ngờ ngủ nhà được đêm 18 thì ngày 19 phải theo các bạn Mỹ ra Phan Thiết rồi Phan Rang đến tối 23 mới về được. Ngủ nhà được tối 23 thì ngày 24 lại lên đường sang Trung Quốc tham dự tuần cuối cùng của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thượng Hải. May mà chuyến bay đi Thượng Hải rất muộn, tối 24 nên cũng nghỉ ngơi vớt vát được mấy giờ ở nhà. Tối khuya ngày 31 tháng 10 thì mới bay từ Trung Quốc về. May mà máy bay không bị muộn chứ nếu muộn thì tôi chỉ có nước là ngủ luôn ở sân bay để sáng đi luôn sang Cambodia. Hơi dài dòng nhưng để các bạn hiểu vì sao lại chuẩn bị đồ đi Lào. Và vì gấp gáp như vậy nên có rất nhiều chuyện cười ra nước mắt tại đất Lào sau này.
 
Last edited:
Thấy các đồng chí bộ đội nói đoạn đường chúng tôi sắp đi rất vất vả vì phải đi qua suối, sợ xe jin 131 cũng không qua nổi vì nuớc chảy xiết và khá sâu, phải cưa cây đổ và sạt lở đất nên chúng tôi cũng rất ngại.
Sau khi thấy đi qua suối rồi, cắt dọn cây to đổ dễ dàng rồi, chúng tôi bắt đầu phấn khởi và tán chuyện như mưa rừng về các vấn đề thú rừng và gỗ quý của rừng Lào, mà không ngờ vẫn còn những khó khăn khác chờ chúng tôi phía trước.
 
Vì rồi chúng tôi lại gặp cây đổ to hơn và nhiều hơn nữa.



Lại tiếp tục cắt dọn cây.



Nhiều đến mức chẳng muốn chụp ảnh thêm nữa.



Rồi lại lội suối tiếp, to hơn và sâu hơn nhưng may mắn là không chảy xiết.



Nhưng vẫn chưa phải là cuối cùng.
 
Đường đi không dốc lắm, vì ngày nay việc làm đường có nhiều thiết bị hỗ trợ. Để khảo sát, tính toán, đo đạc, họ có máy toàn đạc cực kỳ xịn. Tôi thấy các đồng chí công binh dùng mà thèm. Cái máy này nghe đâu mua khoảng 150 mil gì đó, nặng khoảng 5-6kgs. Gần như có mọi thông tin trên đó. Bộ đội mình giờ hiện đại thế. Các đồng chí công binh nói muốn làm đường bằng phẳng hơn thì tỷ lệ tiến tới 1km sẽ khoảng trên 6km đường đi ở vùng này, còn nếu đường đi dưới 6km thì sẽ bắt đầu dốc. Khi đi khảo sát ở đây, các chú bộ đội đã đến độ cao gần 2200m.
Tuy nhiên con đường chúng tôi đi lại rất nguy hiểm vì rất hẹp và một bên là vách núi, một bên là vực khá sâu, khoảng 200-400m. Con đường mới làm nên vách taluy rất dốc, không như những con đường mà các bác đã từng đi qua đâu ạ. Và em cũng vô cùng khoái chí khi thấy mình là một trong những thường dân đầu tiên được đi trên còn đường này (nghe nói đường này vẫn chưa khánh thành vì khánh thành xong thì chắc chắn cũng chẳng có cái xe nào có thể đi qua được trừ mấy cái xe làm đường hay chiếc jin 131 này).
Đúng tám giờ rưỡi, sau khi đi được 2 giờ đồng hồ thì chúng tôi không thể tiến lên được nữa.
Xin mời các bác xem lý do phía dưới đây. Như vậy, chúng tôi mới chỉ đi được khoảng 12-14km là cùng, còn khoảng 16km nữa thì chúng tôi làm gì đây? Bay à??? Tôi thấy cực kỳ chán nản vì tôi chẳng có tác dụng gì cả nếu không đến được địa điểm khảo sát. Các bác ấy mời tôi để đi khảo sát thôi mà. Sao chuyến đi này lạ thế nhỉ. Lạ thật đấy.
Và bây giờ thì đến lượt em là một trong những thường dân đầu tiên bị mắc kẹt trong rừng này đây.

 
Last edited:
Tôi có đọc được một câu châm ngôn của nước ngoài viết là "CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ TỚI NƠI LÀ LÊN ĐƯỜNG". Tôi lên đường mãi rồi mà sao vẫn chưa tới nơi được nhỉ.
Lại nói về đọc, tôi chuyến nào cũng đem theo một cuốn sách để đọc (cho giống các bác phượt thôi mà). Có chuyến, chẳng đọc được chữ nào. Bà xã vẫn hay hỏi tôi "Đem sách đi nhưng có đọc không đây hay lại nhậu chán rồi về ngủ". Tôi chỉ cười, chưa bao giờ trả lời. Lần này cũng không phải là ngoại lệ. Tôi đem theo cuốn "Journey To Forever" của Carol Steward được nhà xuất bản Steaple Hill tái bản tháng 5 năm 2005. Cuốn sách này tôi mua tháng 7 năm 2006 tại Lansing, Michigan khi đi công tác bên đó. Đây là tác phẩm trong series Love Inspired. Thật là một sự trùng hợp đến buồn cười, chẳng lẽ chuyến đi của tôi lại travel to nowhere???
Bác đại tá ra một quyết định rất chóng vánh, Tôi, bác CEO, 4 đồng chí đội Lào phải đi bộ quãng đường còn lại để khảo sát. Cử thêm 4 đồng chí bộ đội do trung tá chỉ huy và một đại úy là phó đi cùng để bảo vệ và dẫn đường. Số còn lại sẽ ở lại xe do bác đại tá chỉ huy chuẩn bị cơm nước. Lịch thay đổi như sau: dự kiến đi bộ khoảng 3 giờ (tức là 11:30h sẽ tới nơi) Khảo sát, lấy mẫu thật nhanh rồi quay lại chỗ dừng xe khoảng 3 giờ chiều. Ăn xong thì quay ra ngay.
Bác đại tá cũng lưu ý tổ bảo vệ và dẫn đường là phải chú ý tới tôi và bác CEO vì hai bác này từ Việt Nam sang, chẳng biết gì, hơn nữa theo đồng chí đại tá thì chúng tôi suốt ngày đút chân vào gầm bàn thì chỉ nói phét chứ làm thật thì kém lắm..., còn các đồng chí Lào thì đi bộ, leo núi là di truyền rồi, khỏi lo.
Chúng tôi mỗi người cầm một chai nước suối to đi để uống dọc đường, do tôi có cái quần hộp túi khủng bố nên mang theo được 3 chai. Mọi người hào hứng lên đường ngay. Tôi chân đau, phần thì ục ịch nên đi chậm nhất đoàn.
Dọc đường đi có nhiều chuyện để kể lắm nhưng mọi người đi nhanh nên tôi phải cố theo, chẳng còn thời gian mà quan sát và sáng tác nữa.
 
Last edited:
Trên đường lên dốc xuống đèo bằng cái chân què, chúng tôi phải đi qua một cánh rừng nguyên sinh, có lẽ rất ít người đã tới đây ngoài các chú bộ đội làm đường. Tôi thấy có rất nhiều cây thông rất cao lớn và trông như hàng trăm đến ngàn năm tuổi. Tôi cũng hay đi Trung Quốc. Đến nhiều chỗ, các bác Trung Quốc giới thiệu cây này mấy trăm, cây kia mấy ngàn năm tuổi mà khiếp. Chắc trên diễn đàn này, nhiều ace cũng đã tới Thiếu Lâm tự, nơi có những cây thông mà các nhà sư luyện nhất dương chỉ đã khoan những lỗ sâu hoắm trên thân cây mà họ giới thiệu là cách đây hàng trăm năm. Tôi nghĩ chắc đây là phát hiện hay nhất của tôi trong chuyến đi này. Các bác phải giữ kín nhé, nếu lâm tặc mà biết thì coi như mình đã tiếp tay phá hoại cánh rừng nguyên sinh này.
Tôi chụp ảnh, định bụng để giới thiệu với người có kiến văn hòng kiếm thêm một chuyến đi tương tự như thế này nữa...




Tôi đứng gần cây này nhất







Vừa qua, đọc bài viết của Battramdao Rẽ mây lên Tây Côn Lĩnh thì tôi mới biết đó là cây sa mộc.
Theo bác Homeless man và Battramdao trong Rẽ mây lên Tây Côn Lĩnh thì cây trên là "...cây Sa Mộc, tên khác là Sa mu (tên khoa học: Cunminghamia lanceolata Lamb. Hook, Họ thực vật: Bụt mọc (Taxodiaceae). Ví dụ: Nếu các bác chạy từ Xín Mần về Hoàng Su Phì có con đường Sa Mộc lên cửa khẩu Xín Mần. Đây là một cung đường đẹp các bạn Phượt hay qua. Ở Pù Mát có cây Sa Mộc cao hơn 70m vừa được đưa vào danh sách di sản Việt Nam" - xin trích dẫn của hai bác.
Tôi cũng tìm hiểu thêm, thì thấy đây là loại Giant Cunminghamia lanceolata. Tôi cố gắng xem thêm về cây này trên google nhưng cũng không thấy có chỗ nào có cây lớn như vậy trên thế giới. Không biết đã có ai biết đến chỗ này chưa và những cây tôi thấy ở đây có chính xác là cây Giant Cunminghamia lanceolata không, những thông tin này rất cần được các bác kiểm chứng lại.
Nếu cây Sa Mộc ở Pù Mát mà được coi là di sản thì tôi nghĩ đây có thể xứng đáng là cánh rừng di sản với hàng trăm hay hàng ngàn cây như thế và hơn thế.
 
Last edited:
Trên đường đi, chúng tôi còn phải vượt qua rất nhiều những chỗ núi lở còn trầm trọng hơn chỗ chúng tôi dừng xe nữa. Nếu chúng tôi đi vào trong mà lúc quay ra bị lở núi nữa thì coi như bị nhốt giữa cánh rừng già này. Cũng còn may chán, dù sao thì cái xe vẫn không bị nhốt ở đâu cả.
Cây đổ, núi lở và đường đốc là những trở ngại rất lớn trên đường nhưng với tôi suối mới là vấn đề. Trên cao này, suối không sâu lắm các bác ạ, chỉ khoảng 50-70cm thôi, suối nào sâu lắm cũng chỉ hơn mét, cởi quần ra là lội qua được, mà ở trong cái rừng nguyên thủy này thì các bác có cởi hết quần áo đi từ đầu đến cuối cũng chẳng gặp ai đâu, phỉ nó cũng chẳng vào đây ở đâu.
Với tôi, cởi quần không phải là vấn đề nhưng vấn đề là suối rất lạnh, trên cao vốn đã lạnh (trên đây độ cao từ 1800 mét đến hơn 2000mét) nhưng nước chảy ra từ trên cao hơn nữa xuống nên rất lạnh.
Hồi nhỏ, tôi có nghe ngoài miền Bắc có suối cầu Sòng (nơi có đền Sòng chín giếng ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) vào mùa đông nước chảy từ trong hang đá vôi ra nên nước rất lạnh. Người ta còn ví von là "nước đền Sòng lạnh rụng lông chân" tôi nghe thấy lạ, chắc bà con mình ngày xưa đói kém (đói thì đi liền với rét mà) mới thấy vậy chứ lạnh thế thật thì dân đền Sòng không có lông chân à? Sang đây, tôi một lần được trải nghiệm, lạnh quá các bác ạ. Tôi chưa gặp ở đâu lạnh vậy. Tôi đã dừng chân ở nhưng nơi lạnh đến âm độ nhiều rồi nhưng làm gì mà lạnh thế này đâu. Suối thứ nhất đi qua được. Đến suối thứ hai, tôi vừa lội vừa nghĩ có khi ngón chân mình rụng hết rồi cũng nên. Tầng nước cuối cùng là lạnh nhất hay sao ấy.
Tôi bị què nên kiếm một khúc cây làm gậy. Lội qua suối thấy ngón chân vẫn còn nguyên nên cũng phấn khởi. Các bác xem cái chân bên trái tôi sau khi đi bộ mười mấy cây số thì nó bắt đầu sưng vù lên và hành hạ tôi quá trời.

 
Sau khi đi rất mệt mỏi thì chúng tôi đến được đầu khu vực khảo sát. Lúc này, tôi không phải là người chậm nhất nữa mà là bác CEO và đồng chí GPS. Bác CEO thì chân bắt đầu chảy máu và có biểu hiện không muốn đi nữa. Khu vực khảo sát nằm khoảng 10 ngàn ha kéo dài hơn 6km. Bác CEO nói với tôi là chú đi khảo sát rồi lấy mẫu, phân tích báo cáo với tôi chứ tôi đi đến đây, thấy chỗ này là được rồi. Tôi trả lời dự án là của các bác, còn tôi thì chỉ làm chuyên gia.
 
Dự án liệu có làm hỏng rừng nguyên sinh và cái loại cây quý kia ko?
À mà độ lớn cây đó so với cây sequoia (thông khổng lồ) ở Bắc Mỹ thì thế nào bác?
 
Dự án liệu có làm hỏng rừng nguyên sinh và cái loại cây quý kia ko?
À mà độ lớn cây đó so với cây sequoia (thông khổng lồ) ở Bắc Mỹ thì thế nào bác?

Mình nói Nheva này cái gì cũng biết đúng là có thật. Mình đã xem qua các cây thông khổng lồ bên Mỹ và được các nhà nghiên cứu Mỹ và thế giới đánh dấu từng cây, nghiên cứu rất kỹ nhưng bọn nó là tuyết tùng hay thông gì đó với tên là cypress thì tên là bách mới đúng chứ nhỉ? Cái này Nheva am hiểu hơn thì chú thích cho anh em biết với. Còn mình nghĩ những cây mình thấy và chụp ảnh ở đây giống cây Sa Mộc hơn. Tất nhiên không to như bọn cypress kia nhưng là to nhất mình thấy được đấy.
 
"Thổ Phỉ ối ối bà con ơi" có đoạn này không vậy anh Dututri

Anh đã nói ở trên là "...đến phỉ nó cũng không vào ở trong khu này đâu". Chắc nó phải ở chỗ nào còn kiếm ăn được chứ, tranh ăn với người hay với khỉ thì còn được chứ vô đây rồi tranh ăn với cọp à? Mà anh cũng không dám hỏi mấy chú bảo vệ về chuyện phỉ nữa, hãi lắm. bên này thấy người ta kêu là phỉ chứ không kêu là thổ phỉ, chắc bên mình phỉ ở dưới đất nên kêu là thổ phỉ (phỉ đất) còn bên này hình như nó ở trên cây hay ít nhất là trên núi nên có khi kêu bằng "sơn phỉ" không chừng. Hehehe.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top