What's new

[Chia sẻ] Lào - Thái - Cam, hai người và một chiến mã

Một chuyến đi đầy "ngẫu hứng", vì quyết một phát là đi. Quyết thêm nhát nữa là chuyển từ chu du Bắc Lào thành chấm 3 nước. Chẳng có nhiều Cụ Hồ hay Obama đâu, chỉ đơn giản nghĩ là mình sẽ cố lê lết về được đến nhà. Và quả thực là đã mua rất nhiều lương khô =)))

Đến bây giờ, khi về đến giữa lòng Hà Nội, mọi cảm xúc của Hoẵng vẫn cứ đang miên man, lâng lâng ở phía bên kia biên giới. Nơi đấy, Hoẵng đã để lại những cảm giác từ hồi hộp, lo lắng, háo hức tới trầm trồ, ngưỡng mộ, thích thú; thậm chí có cả mệt mỏi, bực dọc, khó chịu. Nơi đấy, Hoẵng để lại tình cảm về những con người xa lạ mà nhiệt tình, dễ thương; cũng như những "cay cú" khi bị thịt một cách oan uổng. Nơi đấy, Hoẵng đã có một chuyến đi.

Hoẵng viết lại đây những thứ Hoẵng và Emily đã trải qua trên đất bạn. Có thể với thời gian ít ỏi, cái nhìn này là phiến diện; và với giọng văn luôn chỉ mong được 5đ mỗi kì tốt nghiệp, các bài viết có thể là đau đầu nhức mắt. Nhưng mong có thể để lại chút kinh nghiệm cho anh em đi sau.

-----------
4956518554_3d530c2108.jpg

[Ảnh: em eck ở SG, mỗi cờ dán trên đầu em nó đều được mua tại chính nước sở tại để oánh dấu những nơi bánh xe em ý đã lăn qua]

Tổng quát
- Người và ngựa: Emily, Hoẵng và một em ếch trai tơ (Exciter) đen trắng đẹp giai đến nõn nã mang biển số 30K4 6790.

- Hành trình: hành trình dự kiến và thực tế quả thực là có lệch nhau, một phần do chủ quan chưa biết lượng sức mình, một phần do khách quan thời tiết cũng như sự hấp dẫn thực tế của mỗi điểm đến đối với 2 đứa. Hoẵng post ở đây là hành trình thực tế đã đi qua để anh em sau này có căn cứ chính xác hơn mà tham khảo.

Ngày 1 (20/8): HN - Mộc Châu
Ngày 2 (21/8): Mộc Châu - cửa khẩu Lóng Sập/Pa Hang - Muang Khoun (Xieng Khuang)
Ngày 3 (22/8): Muang Khoun - Phonsavan (Xieng Khuang) - Luang PraBang
Ngày 4 (23/8): Luang PraBang - Vang Vieng
Ngày 5 (24/8): Vang Vieng - Vientiane
Ngày 6 (25/8): Vientiane
Ngày 7 (26/8): Vientiane - cửa khẩu Friendship Bridge/Nong Khai - Bangkok
Ngày 8 (27/8): Bangkok
Ngày 9 (28/8): Bangkok - Pattaya - Bangkok
Ngày 10 (29/8): Bangkok - cửa khẩu Arayapraphet/ PoiPet - Siem Reap
Ngày 11 (30/8): Siem Reap
Ngày 12 (31/8): Siem Reap - Phnom Penh
Ngày 13 (01/9): Phnom Penh - cửa khẩu Bavet/Mộc Bài Sài Gòn
Ngày 14, 15, 16 (02,03, 04/9): Lên tàu SE2 SG - HN

Do màn chụp công tơ mét khá là phập phù, lúc nhớ lúc quên, lúc chụp khi vừa đến nơi, lúc lại chụp sau một ngày lang thang chán chê nên Hoẵng xin phép không để số km cho từng chặng đường ở đây. Anh em có nhu cầu đi có thể search các khoảng cách này trên mạng, hoặc xài bản đồ của Periplus đều có ghi cây số khá chi tiết cho từng đoạn đường.

Tổng chiều dài quãng đường từ lúc xuất phát tại Hồ Tây tới khi dừng chân tại trung tâm Sài Gòn là 7577 - 4029 = 3548km

- Chi phí: Chi phí sử dụng trong chuyến đi 25.000.000 VND/2 người bao gồm việc ăn ở, xăng xe, mua sắm quà cáp và các phụ phí khác như sửa xe, sửa máy ảnh và mua mới điện thoại (do bị hỏng và mất >"<). Ngoài ra còn có các chi phí khác chuẩn bị cho chuyến đi như mua sắm đồ dùng, thức ăn, chỉnh sửa lại em eck, phần chi phí ngoài này do mua bán, chuẩn bị không tập trung nên giờ cũng chả thống kê được là đã sử dụng bao nhiêu, nhưng phần này thì chắc tùy thuộc vào anh chị em, có sẵn đồ rùi thì chỉ phải sắm ít, mà chưa có đồ nào thì phải sắm nhiều, đa phần là sắm sửa những đồ có thể xài đi xài lại được nhiều lần ý mà :D.

[to be continued]
 
Last edited:
Ngày 11: Siem Reap (Temples of Angkor) [part 2]

Hoẵng và Emily ăn sáng trên đường vào Angkor; ăn tại một quán vỉa hè (nói thực chứ gọi là quán cũng chả phải, và vỉa hè cũng chả đúng vì chỉ là một cái bàn với mái che và nó nằm ở bãi cỏ đúng hơn là vỉa hè). Cô bán hàng cũng không biết tiếng Anh; cứ cầm tờ tiền ra huơ huơ một lúc thì cũng hiểu được là 1USD/2 tô bún. Cái món bún có lẽ gọi là bún lòng trộn; đủ loại lòng mề và thịt lợn được lấy ra từ một cái khay có phủ mảnh vải mỏng tránh bụi và côn trùng; bún thì không biết có phải là đã xào qua và để nguội hay không mà bên bết như cháy; nước chan thì ngọt lịm như nước đường. Nói túm lại là chưa ở đâu mà đứa ham ăn như Hoẵng lại bỏ mứa nhiều đến vậy. Tại Cam, có lẽ anh chị em không nên liều mình với những món thế này >"<

4996336040_bc40991009.jpg

4996336100_3b843586c1.jpg


Đường trong khu Angkor được làm rất đẹp; mà thích nhất là người ta vẫn giữ được những rừng cây cổ thụ ở 2 bên khiến cho đường đi như được kéo dài hun hút, lại mát vô cùng.

4996336216_f13dbedd28.jpg

4995729823_d7bf2a4583.jpg


Ở Angkor, nếu không muốn vòng vòng thăm thú dưới đất thì có thể lựa chọn việc ngắm nhìn nó từ trên không bằng khinh khí cầu, mà thực ra là bóng bay cỡ lớn thì phải; cái quả bóng vàng vàng phía xa kia có tên là Angkor Balloon ^^!

4995729709_7a7443e413.jpg


Mỗi một đường vào Angkor đều có một bốt thông tin nơi có thể xin bản đồ tổng quát của cả khu quần thể và hướng dẫn tới chỗ mua vé tham quan. Vé tham quan khu quần thể Angkor là 20USD/ngày; 40USD/3 ngày và 60USD/tuần. Mấy em phụ trách ở chỗ bán vé vui tính và hướng dẫn tận tình lắm; hay tại người Cam thích cười nhỉ vì Hoẵng cũng rất hay mua phải hàng của những người cười như Liên Xô khi mà mình nói mãi và người ta chả hiểu gì cả. Vé tham quan tại Angkor không được mua hộ hoặc mua để cho, biếu, bán lại nên khi mua vé sẽ được mời chụp ảnh để in lun lên vé. Em nhân viên biết 2 đứa là người Việt Nam còn rất là khuyến khích bằng giọng lơ lớ "cươi cươi" (ý là cười). Quả chụp ảnh này anh chị em cứ tự do tạo kiểu mặt nào mà trông dễ nhận dạng nhất ý nhé; có nhăn nhó hay pose hình Bảo Thy style cũng được; miễn lúc người ta kiểm tra vé mình làm mặt y như thế là được :))

Rời khỏi trạm mua vé, Hoẵng và Emily giật mình trước quả Hollywood Playboy của những bác tài ở đây ^^!

4995729487_0b494c79ef.jpg


[To be continued]​
 
Ngày 11: Siem Reap (Temples of Angkor) [part 3]

Quần thể Angkor - không dám viết cảm nhận của mình về nơi này vì có viết thế nào cũng cảm giác thiếu và thực ra nó choáng ngợp đến mức chỉ biết nhìn chân trối mà không nói nên lời; không thể hình dung được con người ta đã xây dựng nó như thế nào. Anh chị em nào đi rồi thì có cảm xúc của riêng mình rồi; còn anh chị nào chưa đi thấy ảnh có vật quá thì thu xếp đi luôn và ngay đi; chứ hồi này Angkor đang trùng tu dần rồi, nhiều cái đã trông kì dị lắm rồi; tỷ như cái quả tượng bị mất đầu giờ đây được lắp đầu mới chẳng hạn thành ra đá ở dưới thì đen nhẻm rêu phong, đá ở trên thì trắng hếu trơ lì trông mất hết cả cảm tình. Đi nhanh để còn kịp cảm nhận cái hoang sơ, cổ kính và thậm chí là đổ nát của nơi này.

Angkor Wat

4996443290_f86da3bf81.jpg


4995836935_0324f73528.jpg


4996443396_7bf48b84d1.jpg


4996443354_9cb96a8f78.jpg


4995836857_046fddbde3.jpg


4995837055_b76d947f9b.jpg


4995837097_35a8e769bb.jpg


[To be continued]​
 
Ngày 11: Siem Reap (Temples of Angkor) [part 4]

Vẫn Angkor Wat.

Ở Angkor, mỗi đền đều có những bức tượng phật được thờ cúng tại những gian khác trong khu đền; tại đó có một hoặc hai người giữ hương. Khách tham quan đi qua đều được mời một nén hương để thắp lại. Riêng Angkor Wat với diện tích rộng, có hẳn một khu làm lễ với bàn thờ tương đối lớn; ở đây đồng chí nào muốn xin chỉ tay may mắn theo tín ngưỡng của Phật Giáo nơi này cũng đều có thể xin được. Chỉ ở đây multi-colors hơn ở Lào ^^!

4996443540_f4e6bd2e43.jpg


4996443624_5075d15619.jpg


4996445280_20c2deab42.jpg


4995838895_8a8d91f727.jpg


4995838953_e2132edc9b.jpg


4995839055_5c33aa584e.jpg


4996445582_42656fd2dc.jpg


[To be continued]​
 
Last edited:
Ngày 11: Siem Reap (Temples of Angkor) [part 5]

Một chút nữa ở Angkor Wat.

Tại đây có thể lên thăm ngọn tháp cao nhất của Angkor với dàn cầu thang dựng ngược. Nhà trèo thang quen rồi không sao; nhưng Hoẵng cũng đã chứng kiến một ông khách to lù lù nấn ná mãi, có người đỡ rồi thì người nhà ở dưới động viên hò hét rú rít mới vừa run run bám thành câu thang vừa bước từng bước một để đi xuống. Túm lại, cầu thang này có lẽ không hợp với những bạn nào có bụng đến độ không thể nhìn thấy chân của mình :p. Đi lên tháp sẽ phải lấy thẻ vào tại bàn tiếp tân ở dưới và trả lại thẻ khi đi xuống.

4995839263_06c374a6b4.jpg


4996445766_e56372ba38.jpg


Chuyển sang Angkor Thom; đây là khu quần thể rộng nhất với đền Bayon nổi tiếng với 54 tòa tháp được trang trí bởi hơn 200 tượng mặt người được ghép bằng đá.

4995839481_821f7b855c.jpg


4995839629_378819f68e.jpg


4996446102_44ce44598a.jpg


4996446322_457ff3b4f1.jpg


4996446438_5885c8e33f.jpg


[To be continued]​
 
Ngày 11: Siem Reap (Temples of Angkor) [part 7]

Ta Prohm - Ngôi đền nằm giữa rừng già nổi tiếng vì chính sự đổ nát của nó; một vẻ đẹp hoang sơ đến tận cùng với những đống gạch đá đổ vỡ ngổn ngang và những cây cổ thụ vươn rễ dài trên đám hoang tàn đó. Để đi vào đền sẽ phải đi qua một con đường đất nằm giữa những hàng cây cổ thụ; có một hội mấy ông chú bán đồ lưu niệm bên đường với cái bảng to tướng "Hội người bị tai nạn bom mìn" >"< [Không phải Hoẵng biết tiếng Cam đâu nhé; là tiếng Việt đấy ạ].

4996447144_94410d39fd.jpg


4995841145_e1fbee0a17.jpg


4995841315_1f788a3ffc.jpg


4995841419_79d3e8097a.jpg


4996447876_8885f77bb1.jpg


4996447938_7390228d0a.jpg


4995841487_89d8506529.jpg

(Cái cây cổ thụ được biết đến với tên Tomb Raider Tree - là cái cây nơi Lara Croft hái được bông hoa nhài trước khi rơi xuống một lăng mộ nằm dưới đất và được dựng tại trường quay ở Holywood ^^!)

[To be continued]​
 
Ngày 11: Siem Reap (Temples of Angkor) [part 8]

4995841703_b641d6ca32.jpg


Chuẩn bị rời Ta Prohm thì trời đổ mưa cơn mưa rào. Cái cơn mưa giữa rừng; nó ầm ào đến dữ dội; nhưng lại mát lạnh hơn cả Dr.Thanh có đá ^^!. Ngồi trong Ta Prohm đổ nát ngắm mưa rơi; bỗng dưng có cảm giác đến mưa kia cũng cả nghìn năm mất rùi

Hoẵng và Emily thủ được một quả cây rừng lọ mọ theo đúng cách người ta ăn để chờ qua cơn mưa. Đúng cách là thế nào?. Là phi dép lên cây; quả rụng; nhặt quả; cậy vỏ; moi hạt; dùng đá đập dập hạt và moi nhân; ăn. Kết quả là nhạt thếch; được mỗi cái mùi thơm dìu dịu ^^!.

4996448136_2b9dedff0f.jpg


Trên đường về đến gần Angkor Wat, Hoẵng và Emily bắt gặp cả một đàn khỉ. Cái bọn dạn người; vừa dừng một cái là chúng nó đã xông ra. Giơ miếng lương khô ra là chúng nó xí xớn đòi cướp. Không đưa nhanh thì chúng nó trèo lên người mà lấy. Thế nào mà có con khỉ đầu đàn ra tranh một cái là lũ khỉ kia chỉ dám đứng từ xa tòm tèm mà không dám lại gần. Con khỉ tham lam ăn hết cả.

4996448314_57c0e2069a.jpg

4996448258_6004735c53.jpg

4996448196_cd65a596e8.jpg


Rời khỏi Angkor và quay lại trung tâm thành phố. Hoẵng thích cái món banh bao đẹp ơi là đẹp, lại còn tỉa hoa ở trên đầu với xanh đỏ tím vàng ở chợ thế; dưng bạn Emily mặc cả hông được; kêu đắt nên cuối cùng lại phải tạm biệt em bánh bao. Mua đồ ở Cam, trả bằng KHR cũng được mà USD cũng được; nhưng nếu anh chị em mua nhiều thì nên đi đổi sang KHR vì tỷ giá thực của nó là khoảng hơn 4.200 đến 4.300/USD; trong khi ngoài chợ buôn bán bình thường thì họ quy đổi 1 USD = 4.000 KHR thui. Ngoài ra; đổi chút tiền KHR cũng khiến việc mặc cả những món đồ lẻ lẻ dễ dàng hơn. Mua hàng ở siêu thị thì giá nó để là USD hết; khi tính tiền thì nó sẽ tính bằng USD đồng thời quy đổi luôn sang KHR; muốn trả bằng đồng nào cũng được. Đôi khi trả bằng cả 2 loại tiền cùng một lúc cũng ok.

Chợ dọc đường ở Siem Reap cũng rất nhiều hàng ăn; nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài món; hàng nào cũng giống hàng nào. Bữa tối hum đó, Hoẵng và Emily mua nguyên một con gà nướng 4USD và 2 hộp mì xào 6.000KHR. Gà thì ngon nhưng mì lại ngọt không nuốt nổi dù đã dặn các bạn ý cho các thể loại gia vị thật ít thôi. Lại một lần nữa; con hám ăn là Hoẵng phải bỏ mứa.

4995842037_15c1edb31b.jpg


Cái tủ lạnh phát huy vai trò rất tốt với một đống hoa quả và nước mát rượi. Túm lại trong mấy nơi 2 đứa từng đi qua, có lẽ Cam được chấm điểm nhà nghỉ cao nhất ^^!.

[To be continued]​
 
Ngày 12: Siem Reap - Phnom Penh

Vào cái lúc mặt trời lên cao chói chang, gay gắt; 2 đứa rời Siem Reap sau cuộc nói chuyện với một bạn người Cam về con cào cào nhỏ xinh của bạn ý - một em cào cào vừa tầm vóc với người Việt (mà cụ tỉ là 2 đứa), xinh xắn được mua với giá 3200 USD từ năm 2004. Trước khi đi Cam là 2 đứa đang máu me vụ xe cộ bên này; Emily thậm chí trong lúc hứng khởi luôn cố tìm cách để bán Hoẵng ở cái đất này lấy tiền mua xe phóng về VN nữa mà. Dưng ý đồ của cáo là không thực hiện được nên con Hoẵng vẫn ngồi nhàn nhã ở đây ghi lại âm mưu xấu xa của bạn ý ^^!.

Từ Siem Reap đến Phnom Penh mất khoảng 300km; đường cũng đồng bằng và không mấy hẹp hòi nên hai đứa cũng khá thong dong. Dọc đường có đoạn bán rất nhiều "cơm trong ống". Mua hàng ở những hàng ven đường thế này thấy kì lắm nhé; phát hiện ra là dân Cam hay cười như được mùa điên. Hàng cơm đầu tiên hai đứa dừng lại mua; mặc cả mãi được 1USD/3 ống. Cô bé bán hàng chẳng biết T.A đâu; mua bán, mặc cả đều giơ tiền và rút ống, lắc rồi gật; vừa bán hàng em ý vừa cười và đến khi bán được hàng rùi thì em ý cười phá lên như phù thủy túm được trẻ con ý; đi thêm mấy trăm mét vẫn nghe thấy tiếng cười làm Hoẵng hoang mang "hay là mình bị mua hớ" >"<. Thêm một hàng cơm nữa; mặc cả 1USD/3 ống không được; 2 đứa cũng đi chứ không mua; cũng lại nhận được điệu cười thậm chí còn khủng khiếp hơn, đến độ ngặt nghoẽo của chị bán hàng >"<. Cơm trong ống của Cam ăn một ống cũng thấy đủ no; nhưng vị dừa hơi ít; ko ngọt như cơm Lào và được bonus thêm mấy hạt đỗ đen bên trong; nên chắc nó là món xôi đỗ ^^!

4995842083_054947af26.jpg


Sau bữa trưa, Hoẵng và Emily đi qua một làng với đặc sản Gạo rang. Nhà nào cũng có một sạp hàng với quy trình khép hơi kín từ xát, giã, rang và cho gạo và những cái túi nhỏ nhỏ; hàng nào chu đáo thì bán thêm cả chuối để chấm ăn cùng. Xét ra thì chắc sẽ giống món chuối chấm cốm của mình; khác là món gạo của các bạn ý không được thơm mềm mại như món cốm mà cứng như để luyện răng. Tại đây, sau một hồi hỏi han mua bán, 2 đứa lại một lần nữa nhận được những tràng cười từ to đến dai dẳng rồi đến sằng sặc - 1 điệu cười ám ảnh Hoẵng suốt cả quãng đường đi.

Đến Phnom Penh lúc 5h chiều từ cửa ngõ phía Tây Bắc; vào gần đến trung tâm thành phố, dọc con đường bên bờ sông Mekong đã thấy những dãy nhà hàng; nhà nghỉ ven sông với nhung nhúc ô tô. Từ đây là thấy Lexus nhiều như quân Nguyên. Ô tô bên Cam rẻ hơn hẳn mình vì vụ thuế má nên họ cứ Lexus 470, 570 mà tương; bèn bẹt thì cũng Land Cruiser; xe máy như mình quả tình là đáng khinh, nhất là ở cái thủ đô xa hoa thế này.

Trong 3 nước đi qua, có lẽ chênh lệch giàu nghèo ở Cam là lớn và rõ ràng nhất. Thủ đô Phnom Penh khác hẳn với những gì nhìn thấy ở cửa khẩu; khác hẳn với những mái nhà tranh nhìn thấy ở ven đường; thậm chí trong chính lòng thủ đô, những người ngồi trên ô tô kia cũng khác hẳn so với những bác xe ôm ở bến xe. Những bác xe ôm đó rám một màu da lam lũ; mặc những chiếc áo rách chỗ này vá chỗ kia; nhưng miệng lại luôn cười rất tươi. Khi chúng tôi dừng lại ở bến xe ngay cửa ngõ thành phố để xác định đường đi lối lại trên bản đồ; các bác ý cũng xúm lại ngó nghiêng và hỏi xem chúng tôi muốn đi đâu. Tiếng Anh không phải trôi trảy; nhưng hỏi đi đâu các bác ý cũng hiểu; cũng chỉ và luôn thường trực một nụ cười rạng rỡ trên môi trong từng câu nói. Hoẵng là đứa vốn hay xúc động vì những thứ linh tinh; và cái hình ảnh chú xe ôm áo rách ngực cười tươi tạm biệt 2 đứa có lẽ là hình ảnh lưu lại lâu nhất về đất nước này.

Phnom Penh đặt tên phố rất hay - đánh số. Mỗi phố lớn lớn một chút sẽ vẫn có một cái tên; nhưng luôn đi kèm với một con số. Cái bản đồ ở đây cũng chỉ nhỏ bằng tờ giấy A4 thôi là đủ vì thành phố cũng không phải là lớn mà tên phố thì chỉ gần ghi số gọn lọn. Nhìn cái bản đồ đó làm Hoẵng liên tưởng tới cái mạng nhện với những con mồi bị mắc bẫy trên cái mạng đó. Ngoài ra, Phnom Penh cũng có một phố tên Hanoi Street; rất là Rue Hanoi giống ở Lào ^^!. Đường xá ở Phnôm Pênh cũng khá dễ chịu trong khoản đơn giản vì nó cũng chia ô kiểu khu bàn cờ lại không nhiều đường một chiều; nên có trót lạc chút xíu thì cũng tìm lại đường rất nhanh. Tuy nhiên, không hào hứng lằm với việc có quá nhiều ô tô trên đường; và một đoạn đường ngắn tũn nối giữa 2 cái ngã tư có thể đếm được đến 20 em Lexus. Thái Lan nhiều ô tô cũng chả nhiều đồ khủng đến thế.

2 đứa dừng chân ở Citi Star Guest House với 13USD/đêm; guest house nhưng có cả khu massage spa; có phục vụ ăn sáng - trưa - tối (chưa tính trong tiền phòng); có cho thuê xe máy/xe đạp/oto; có internet miễn phí dù mạng hơi chậm; có phòng ốc rộng rãi đủ tiện nghi đến tận cái tủ lạnh; có bạn lễ tân không hiểu làm ca nào mà thấy có mặt từ sáng đến tối đến đêm, không nề hà trả lời câu hỏi dù là lúc đang đầy một mồm thức ăn; có bạn trông xe rất nice từ việc cất xe và cất đồ để trên xe một cách gọn ghẽ cho 2 đứa. Địa chỉ: No 101-103, Street 141, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Phnom Penh / ĐT: (855-23) 986 571 / Email: [email protected]

Buổi tối, khi Phnom Penh lên đèn; bỗng dưng thấy HN của mình chả đẹp bằng nó về khoản điện đóm (tất nhiên lúc này là chưa biết cái phố đèn rợp trời ở Điện Biên Phủ đã làm xong). Các bạn ý không mất công chăng đủ thứ hoa hoét, rồng phượng trên đầu mà mỗi tòa nhà đều có thiết kế điện bên ngoài riêng; đủ để cả thành phố sáng trưng mà không mấy lòe loẹt hay quê mùa.

Chỗ Hoẵng thích nhất trong thành phố là đường ven sông. Một dãy các khách sạn, nhà hàng lớn đều nằm ở đây. Một bên đường sẽ là những nhà hàng dành cho du khách nước ngoài với các món ăn Âu - Á và Khmer Specials.


4996448430_6239d0d6b6.jpg

4995842205_d55d58b260.jpg

(2 cái món này nằm trong thực đơn Khmer Specials: Cari gà và cá hấp)

Bên kia đường sát bờ sông, nơi được xây thành một vỉa hè to, rộng như quảng trường là những xe hàng rong bán đồ ăn vặt. Buổi tối ăn tối tại đây rồi đi dạo dọc bờ sông và ngồi (thậm chí nằm dài) trên những chiếc ghế đá ngắm sông Mekong và đường phố sáng đèn là một thú tiêu khiển không thể cưỡng được.

[To be continued]​
 
Trong khi ngồi hóng tiếp, mình tiếp vài kinh nghiệm khi ở Cam và Thái. ( Lào ..chưa đi, hic)
- Tiếng Thái và Lào na ná nhau. Ví dụ bạn nói cảm ơn là Khọp chày, chài... thì Thái cũng là Khọp. Chào anh: khọp khun kha, chào chị : khọp khun khấp. Số đếm: nừng 1, nỏng 2, xảm 3, xì , hà 5 ....
Người Thái đa số dễ thương, ít lừa gạt khách du lịch.
Police Thái thì dễ chịu cực, phạm luật thì nói vài câu, 100Bath là đi, kể cả đi ..ngược chiều. Rẻ. Và Police Thái được mệnh danh là mặc đồ " gợi cảm nhất" trong các loại đồ Police:)
Thức ăn: tương tự thức ăn Lào, thích nướng, ăn đồ sống, mắm đặc biệt ngon nhưng tùy vào tay nghề của đầu bếp pha. Món cà sống chấm mắm ngon, quả cà gọi là : mắc cửa. Nước mắm gọi là: Nấm plà. Tôm dằm kung: canh chua tôm, đặc thù của thái. Canh chua cá: tôm dằm plà v.v....

Có 1 món này đề xuất ăn thử: kung tên , kung là tôm, tên là nhảy. Có nghĩa là món tôm nhảy. Bỏ tôm ( tép nhỏ xíu) vào cái thố, cho gia vị vào, sau đó úp nắm thố rồi xóc khoảng 5 phút, ăn ngọt, ngon và bảo đảm không đau bụng.

Đặc biệt thức ăn Thái rẻ, rất rẻ so với VN.

- Cambodia: người dân cũng hiền, tuy nhiên hại nhau chủ yếu là Việt hoặc Cam gốc Việt. Dân Cam dễ chịu, tuy nhiên là do đặc thù chiến tranh và lịch sử, có dịp các bạn đi Hoàng cung Cambodia sẽ tìm thấy 1 bản đồ cổ của Cam ( đế chế Angkor hùng mạnh), sẽ thấy VN mình ... thế nào. hic
Còn tiền tiêu thì nên đổi qua tiền Ria nếu xài nhiều, ở lâu do chênh lệch giá khi tính tiền ( 1 USD = 4000 Riel) và ngân hàng ( 1 USD = 4230 Riel).
Số đếm ngộ nghĩnh: 1 Muôi, 2 Pi, 3 Bây, 4 Bun, 5 Bram, 6 ...Bram muôi, 7... Bram pi...
Cảnh sát Cam: bạn có thể chở 3, 4 v.v.. tùy theo bạn dám chở hay xe chịu nổi hay không. Và tuy là bắt buộc đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ phạt nếu người lái không đội mà thôi, mấy người ngồi sau không đội cũng không sao đâu ( mình đã chở 4 qua mặt Police Cam mà chả sao cả, thậm chí chả thèm nhìn mình: ngược chiều và chở ..4 ). Mà có nếu bị bắt thì cứ xùy 1 USD cho bất kể lỗi gì.
Còn khi Police Cam bắt, nếu không muốn mất 1 USD ( chưa được 1 lít xăng 4350 Riel / 1 lít, 1 USD = 4230Riel) thì bạn cứ ấm ớ, coi như chả hiểu chả biết gì ( đi xe biển số Cam nhé). Đừng nói tiếng Việt, Anh gì cả, vì police Cam nghe là biết ngay tiếng Việt đó. Cứ đứng ấm a ấm ớ 1 hồi nó chán sẽ cho đi. Còn nếu mà nói tiếng Anh thì coi bộ bạn mệt, Police sẽ xin ngay 5USD, tuy nhiên có thể trả giá còn 2 USD thui, 1 USD lúc này không nhận nữa vì can tội nói ..tiếng Anh, hehehe.

BIết nhiu đó hà, biết thêm bổ sung bà con biết thêm về 2 nước làng giềng nhà ta.
 
Last edited:
Ngày 13: Phnom Penh - cửa khẩu Bavet/Mộc Bài - Tp.HCM [part 1]

Còn một điều kì thú của Phnom Penh buổi tối mà hum nọ quên ko type là cảnh sát cơ động. Cái màn này công nhận là chưa thấy ở Lào; cũng chưa thấy ở Thái (ở Thái cùng lắm chỉ nhìn thấy mấy chú cảnh sát mặc đồ bo đì cưỡi scooter hồng hoặc tím đi vòng vòng phố thôi; nữ tính và dịu dàng đến chối chết >"<). Mà cơ động ở đây chất vật vã; các anh ý chạy cào cào và không cầm gậy; mà là đeo thẳng cẳng súng luôn. 2 đứa chả dám có tí ho he không đội mũ hay là lạng lách; nhất là vượt mặt các anh ý; không các anh ý cho ăn kẹo đồng thì lại Đại sứ quán mang về đất mẹ thì khốn khổ; chưa kể là em eck chắc chả dám đọ với cào cào mà chạy. Và đi xe máy ở Cam cũng phải đội mũ bảo hiểm.

- Loanh quanh

Buổi sáng ở Phnom Penh; mặt trời đã lên chói chang. Đi 3 nước mới thấy với cái kiểu thời tiết thế này; bảo sao ra ngoài đường chả thấy nhiều đùi bằng VN; mà có đùi thì đùi cũng ứ nõn nà như đùi ở quê nhà ^^!

Lòng vòng một chút với đường xá ở PP. Vẫn thích phố xá ở đây vì cũng chưa đến độ đông quá tải; lại dễ đi dễ tìm; thành phố cũng chả béo như cái thủ đô của mình nên đi tí xíu là hết được cái bản đồ; thấy rất sướng. Theo cái bản đồ trung tâm PP thì chỉ cần dạo một lúc là đi qua được hết tất cả các thể loại cần ngó nghiêng thăm thú; chủ yếu là có chịu mất phí để vào hay không thôi vì người nước ngoài bị phân biệt là phải mua vé tham quan ^^!

4996448522_7d09cb2e82.jpg

4996448566_5e0a477622.jpg

4995842375_c79c4a56ca.jpg

4996448732_7de70b257c.jpg

4995842531_b5004e19be.jpg

4996448852_a39dcb199e.jpg


Đi thăm Bảo tàng nhà tù Toul Sleng S21 trước khi về ăn sáng; giá rổ là 2$/người. Cái nhà tù giờ cũng chỉ còn lại một dãy dây thép gai; 14 cái mộ; một lố ảnh tù nhân và mỗi cái phòng nhỏ đều có một cái giường tra tấn..; có những căn phòng chứa trong đó những mảng ố đen loang lổ giống như máu khô vậy (mà có khi là vậy) nhìn đến muốn rùng mình.

4996448910_0262954a6f.jpg


Cái dãy phố có nhà tù Toul Sleng là một khám phá nho nhỏ của Hoẵng và Emily. Đi dọc phố để ra đường chính; 2 đứa thấy có rất nhiều hàng ăn...có bán PHỞ; và chữ Phở được viết một cách đúng chính tả; thỉnh thoảng lại đệm 1,2 câu tiếng Việt trên biển hiệu. Bỗng dưng nhìn thấy một xe bán chè; Hoẵng nổi hứng thèm của ngọt; liền rỉ tai Emily "Ăn chè không". Emily chưa kịp phản ứng thì từ cái xe chè đấy; chú bán hàng đã gọi với sang "Chè đi". Chè luôn ^^! Chủ xe hàng hóa ra là một người Việt; chú cho biết đã sang đây làm ăn từ lâu lắm rồi. Cạnh ngay xe chè là một gánh nem cuốn; Hoẵng nhờ chú bán chè hỏi hộ xem giá rổ thế nào vì nghĩ chắc cô hàng rong thế này thì không nói tiếng Anh đâu; mà mình thì cũng chẳng biết tiếng Cam mà xì xồ. Chú bán chè vui vẻ quay ra "Này; nem cuốn bao tiền một cái" >"<. Con Hoẵng phải há hốc mồm "Ơ, cô biết TV ạ?." thì nhận được câu trả lời "Thì tôi là người Việt mà cô" ^^!.

Hóa ra đây là khu người Việt ở PP; rất nhiều người Việt đến PP làm ăn sinh sống ở tại khu này. Cô hàng nem cuốn còn chỉ tay xuống ngã tư nhỏ phía dưới và bảo "Cả khu này là của người Việt đó cô". Anh chị em đến Phnom Penh mà mót nghe tiếng Việt thì chạy qua Bảo tàng Nhà tù S21 rùi đi dọc cái phố đấy nhé. Mất bản đồ rùi nên cũng chả nhớ cái phố đó là số bao nhiu nữa >"<

- Đi chợ

Phnom Penh hình như có cái chợ to nhất là cái Central Market. Cái chợ đấy phải đến 8 cái mặt tiền; các ngách vào chợ bủa ra tứ phía; đi từ xa cũng đã thấy cổng chợ (như kiểu mặt nào cũng có cổng ý). Trông thì cao cao dưng hóa ra nó làm mái vòm cao chứ chợ thấy đâu có một tầng >"<; dưng mà rộng. Hàng bán cũng lổn ngổn; chả khác gì cái chợ Đồng Xuân hay chợ Hôm của mình; xuất xứ hàng chủ yếu thấy lại Made in Mao Trạch Đông; thành ra cụt cả hứng mua bán. Thích mỗi cái là mua được một lố khăn Cam đủ màu sắc. Dùng đi chơi thì có mà đủ cho cả đời con ^^!.

Chợ ở PP mà thấy anh chị em hay nhắc tới là chợ Nga; chợ này trông cũng cũ kĩ nhiều rồi; cảm giác giống giống cái chợ Dân Sinh trong Sài Gòn sao đó ^^. Khu phố Tây Balô hình như cũng nằm luôn ở đây thì phải; vì lại bắt đầu thấy đủ thể loại dịch vụ với biển hiệu bằng tiếng Anh. Lượn quanh khu này là sẽ tìm được kha khá hàng bán và sửa xe máy với cơ số các thể loại xe phân khối lớn second hand với giá "phải chăng trong khi còn chưa mặc cả". Xương người mà bán được giá chắc mình cũng đem đợ bạn Emily lấy một em cào cào. Mà bạn Emily chắc cũng nghĩ thế về mình; khác mỗi là nhăm nhe bán mỡ người thui ^^!

- Cảnh sát giao thông

Gần 1h trưa; Emily và Hoẵng loay hoay quay về nhà nghỉ để lấy đồ lên đường trở về quê mẹ. Chưa định hình xong đường xá thì một anh cảnh sát xồ ra chặn lại; lỗi của 2 đứa theo anh ý nói là lỗi "No stop". Uh; lỗi không dừng đèn đỏ; cái đèn đỏ ở Cam vui tính; không được rẽ phải nhưng được đi thẳng >"<. Xổ ra 1 tràng tiếng Cam và 2 đứa đáp lại 1 tràng T.A. Lần này đến anh ý bị đần mặt; có lẽ, anh ý đang ko thể hiểu được tại sao 2 đứa đen đen, tay chân đầu cuốn đủ loại khăn rằn mà lại ko nói tiếng Cam; nói T.A làm cái lếu gì (thật vớ vẩn; 2 đứa bị nhầm là người Thái nhiều hơn cơ mà ^^!). Anh ý cuối cung cũng chật vật hỏi được cái bằng lái xe; 2 đứa cũng chỉ biết chân thành nói lại với anh ý là giấy tờ để hết ở nhà nghỉ rùi và giơ cái bản đồ cùng card của nhà nghỉ ra ý; rằng "giấy tờ của chúng em ở đây cả". Dưng mà anh ý cứ lắc đầu quầy quậy; cứ chỉ "No stop" rùi "License"; rùi thậm chí demo cho 2 đứa "cái license là cái như thế này này; chứ không phải cái card như của chúng mày" bằng chính cái license của anh ý. Bất quá; 2 đứa đã phải đề cập đến chuyện cần đi gấp và sẵn sàng cúng tiền phạt cho anh ý luôn; chả bít có nghe thấy chữ money không mà anh ý vẫn quầy quậy và vẫn "No stop" rùi "License". Đến lúc hết kiên nhẫn; anh ý đã còn phải nói một câu T.A hoàn chỉnh duy nhất mà vẫn sai về từ "Can you speak Cam". Chả nhẽ lúc đấy lại đấm vào mặt anh ý rùi gào lên "Chúng tao là người Việt"???

Sau một hồi gây mệt mỏi và căng thẳng cho cả 2 bên; anh ý đẩy 2 đứa sang cho một chú công an khác già hơn. Chú này thậm chí còn chỉ dùng đến body language. Dưng cũng đủ để hiểu đại ý của chú ý là: "Chúng mày đi sai rùi. Giờ chúng mày đi đâu. Đến chỗ này thì đi đường này. Giờ thì đi đi". Như không tin vào mắt mình về những gì chú ý chỉ trỏ; con Hoẵng đã phải hỏi đi hỏi lại mấy lần; tay phủi lên phủi xuống kiểu "Chúng cháu được đi ý ạ. Chúng cháu đi nhé". Ấy thế mà dắt xe ra lại bị anh quầy quậy chặn lại và "No stop" rồi "License". Đến lúc này thì cái đứa niềm nở với đời là mình đây đã phải hét toáng lên tung một tràng chửi bới rùi đang định um xùm thì chú cảnh sát già chạy lại ra hiệu "Chúng mày đi đi chứ còn làm gì nữa". Con bé điên tiết chỉ thẳng mặt bạn quầy quậy "Thằng đó nó không cho cháu đi". Chú già chỉ hiền hiền cười cười điệu "Không sao đâu; đi đi". Bạn quầy quậy tránh ra để 2 đứa đi với một cái nhìn tóe lửa. Lúc đó thiếu chừng nhảy xuống ôm hôn thắm thiết chú cảnh sát già lắm ý.

Cảnh sát giao thông ở Cam cũng có một cảnh tượng khá quen thuộc với người Việt mình: một anh ngồi ngay cửa ngõ thành phố. Xe tải xe khách đi qua đi chầm chậm rùi tấp lại; anh từ từ đứng dậy rùi đi tới. Trên xe thò ra một số thứ; và anh cảnh sát giơ tay đón lấy. Xe đi tiếp; anh lại ngồi tiếp tục... Đố biết; người ta trao nhau những gì ^^! >"<

[To be continued]
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top