What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Đài Nghiên

So sánh hai bức ảnh, cũng có thể thấy Đài Nghiên cũng có bị thay đổi.

Chiếc nghiên làm bằng đá, hình nửa quả đào, có ba con cóc đội nghiên. Phía trên thân nghiên có khắc một bài văn do Nguyễn Văn Siêu viết, luận về ý nghĩa của cái nghiên. Bài văn đó cũng được viết trên bức cuốn đắp nổi trước cổng.

Trước kia còn có một giai thoại là cứ đúng sáng mùng 5 Tết, là bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chạm vào trong Nghiên, để kỉ niệm chiến thắng của Quang Trung. Tuy nhiên điều này là tưởng tượng thôi.

36918205.jpg
 
Last edited:
Thê Húc & Đắc Nguyệt

Một bức ảnh từ năm 1883 cho thấy cây cầu nối ra đảo đơn sơ đến thế nào. Cây cầu mang tên Thê Húc (đọng ánh nắng sớm) đẹp đẽ đây ư ?

36901389.jpg

Trong bức ảnh trên, bên kia cầu chỉ là một cái cửa nhỏ bé sơ sài. Đó không thể là cái Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) mà người ta gán cho Nguyễn Văn Siêu được. Chứng tỏ Đắc Nguyệt Lâu phải được dựng sau năm 1883.

Và ảnh chụp khoảng 1900, lúc này cầu Thê Húc đã hoàn chỉnh, nhưng không cong như ngày nay, mà gần như thẳng, và bên kia là lầu Được trăng, ngoài đảo là đình Trấn Ba...

Như vậy có ít nhất 3 cái cầu Thê Húc đã được dựng tại cùng chỗ này. Trong một bức ảnh khác vào năm 1952, còn có 2 cầu cùng một lúc bắc ra đảo nữa kia.

36918217.jpg
 
Last edited:
So với cách đây 100 năm, cầu Thê Húc ngày nay đã cong hơn rất nhiều (cầu cũ bị sập năm 1952), và ngôi đình Trấn Ba có những mái ngói cũng cong hơn rất nhiều, không phải ngói ống như xưa mà là ngói mũi hài rồi.

Cầu bây giờ sơn màu đỏ chói, không rõ xưa kia có sơn màu gì không?

(Ảnh sưu tầm)

36918212.jpg
 
Last edited:
Trước kia còn có một giai thoại là cứ đúng sáng mùng 5 Tết, là bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chạm vào trong Nghiên, để kỉ niệm chiến thắng của Quang Trung.

Chính xác giai thoại này là: 6h sáng ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch, bóng của ngọn bút sẽ rơi vào giữa đài nghiên, và khi xây nghiên mực người ta đã tính toán điều này.

Có lần tớ đã từ ga Hà nội qua đây tầm hơn 6h, tháng 7 dương, mồng mấy âm thì chịu, nắng sớm và bóng của đài nghiên vươn dài vào nghiên mực thật, còn có nhúng vào chính giữa nghiên mực không thì không biết ;)

Cũng không nhớ biết giai thoại này từ bao giờ, nhưng đã nghe khá nhiều người nói.
 
Chính xác giai thoại này là: 6h sáng ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch, bóng của ngọn bút sẽ rơi vào giữa đài nghiên, và khi xây nghiên mực người ta đã tính toán điều này.

Chắc chắn là sai !!! Vì Âm lịch tính theo Mặt Trăng chứ không phải theo Mặt trời. Do đó nếu cùng ngày Dương lịch trong các năm, thì bóng nắng sẽ giống hệt nhau là đúng. Nhưng nếu cùng ngày Âm lịch, thì mỗi năm sẽ thay đổi. Tôi có quan tâm và đọc nhiều tài liệu thiên văn, nên có thể khẳng định điều này.

Do vậy cái giai thoại trên là sai.

Nếu nói là vào đúng Tiết nào đó (Hạ chí, Xuân phân....) thì có thể, vì các Tiết lại tính theo Mặt Trời. Nhưng ngày tháng thì tính theo Mặt Trăng. Giả sử bảo đêm Mùng mấy tháng mấy Âm lịch, bóng trăng chiếu vào đâu đó thì còn có cơ sở !.
 
Last edited:
Đến thời Nguyễn, khi đất nước đã trải dài trên cả ba miền, thì kiến trúc cũng đã có sự khác biệt.

Yếu tố dễ nhận thấy nhất trong kiến trúc các tòa nhà của ba miền chính là bộ mái nhà. Miền Bắc vẫn giữ bộ mái truyền thống lợp ngói mũi hài, cong vút lên ở các góc, và trên gờ nóc thường chỉ có hai đầu rồng (hoặc đầu trào phong, si vẫn) ở hai đầu.

Một số công trình tại Hà Nội, do chịu ảnh hưởng của kiến trúc triều Nguyễn, đã dùng kiểu mái thẳng hình thang, với ngói ống. Trên đỉnh hóc đắp hai con rồng chầu vào Mặt Trăng (hoặc Mặt Trời), như Khuê Văn Các, Trấn Ba Đình (nguyên bản). Phong cách đắp hai con rồng cũng dần lan rộng khi các công trình được trùng tu dưới triều Nguyễn. Những công trình nguyên bản không dùng hai con rồng trên nóc như thế.

Bộ mái tiêu biểu của kiến trúc miền Bắc: Chùa Tây Phương và cổng chùa Kim Liên. Các đầu đao như bay lên trời không thể thấy ở kiến trúc cổ tại Huế hay miền Nam (sau này miền Nam xây "chùa đúc" thì có dùng).

Ảnh: Bộ mái tiêu biểu của chùa Tây Phương

36901405.jpg

Và bộ mái cổng chùa Kim Liên.

38750018.jpg
 
Last edited:
So sánh với bộ mái của các công trình trong hoàng cung Huế, thấy khá rõ sự khác biệt.

Các bộ mái Huế là các mặt phẳng, không có độ cong. Do đó các đường mép mái cũng là đường thẳng, các gờ nóc thẳng tắp. Mặc dù tại các góc mái, người thợ có đắp các con rồng cong lên, nhưng độ cong đó cũng chỉ giúp mái mềm hơn một chút mà thôi. Bên cạnh đó ngói ống thẳng cũng làm tính chất thẳng của mái thêm rõ ràng.

Hai công trình với các bộ mái tiêu biểu của Huế (ảnh sưu tầm)

Ngọ Môn, với lầu Ngũ phượng, các lá mái là các hình thang chằn chặn

36901414.jpg

Hiển Lâm Các, với các mái phẳng phiu

36901576.jpg
 
Last edited:
Vào đến miền Nam, bộ mái lại còn cứng và "thẳng" hơn nữa. Đỉnh mái thu lại chỉ còn một đoạn ngắn, đến mức mái gần như tam giác. Sau này các ngôi chùa dùng công nghệ mới (xi măng) tại miền Nam đã quay lại với kiểu mái Huế và miền Bắc.

Ảnh: chùa Giác Lâm và Giác Viên, hai tòa nhà thuộc loại cổ nhất tại Sài Gòn (ảnh sưu tầm)

36901581.jpg


36901587.jpg
 
Last edited:
Tuy nhiên, kiểu mái trên là dành cho các công trình như đền chùa, đình đài,... chứ không phải cho nhà dân.

Còn nhà dân trong khu phố phường, thì các ngôi nhà hầu như có dạng nhà ống, nhà này liền tường với nhà kia, làm gì có không gian cho các lá mái cong và xòe ra tứ phía? Nhưng phố cổ Hà Nội lại có kiểu mái riêng, các lá mái dốc tầng lớp đã trở thành đặc trưng nổi tiếng, đi vào các bức tranh của Bùi Xuân Phái và bao bức ảnh.

Tranh vẽ khu phố Hà Nội, với những mái ngói dốc, các bức tường ngăn giữa các nhà. Những nhà nghèo hơn, không lợp ngói toàn bộ, mà mái trước lợp tranh.

37021330.jpg
 
Last edited:
Trong khu phố phường, mà giờ ta quen gọi là khu phố cổ, cũng không phải chỗ nào cũng có nhà ngói.

Những khu giàu có hơn, thì các nhà xây gạch, lợp ngói, phía mặt phố là cửa hàng. Nhà nào giàu hơn thì làm thêm một tầng gác, mái ngói vươn lên cao hơn nhà xung quanh. Các khu Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bạc... hầu hết là nhà ngói tương đối khang trang.

37021332.jpg

Nhưng ở phía Tây, đặc biệt là trên khu đất vốn là Hoàng thành đời Lê, khi nhà Nguyễn phá đi, thành bãi đất trống, dân cư mới tụ tập lại, thì khác nhiều.
Vì dân cư các làng nghề ở các vùng tụ tập về đây, phần lớn là buôn bán những mặt hàng ít giá trị, lại mới lập, nên hầu hết vẫn là các nhà tranh tre mái lá...

37021335.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,062
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top